Tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy cho học sinh ở các trường Trung học Cơ sở vùng đồng bằng, trung du và miền núi - Trương Diệu Mỹ: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 17/5/2017; Ngày phản biện: 25/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/6/2017
(1) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; e-mail: my77bg@gmail.com
(2) Học viện Dân tộc, UBDT; e-mail: ngoquangson@cema.gov.vn
Số 18 - Tháng 6 năm 2017
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐÁP ỨNG
NHU CẦU PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO HỌC SINH Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG,
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI
Trương Diệu Mỹ(1) - Ngô Quang Sơn(2)
Trong những năm gần đây, việc giáo dục cho học sinh trong các trường Trung học cơ sở về phòng chống ma túy đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm.
Việc quản lý giáo dục kĩ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy cho học sinh ở
các trường Trung học cơ sở sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho
người học, giúp học sinh biết cách sống an toàn, biết phòng chống ma túy, đồng thời nâng
cao khả năng quan sát, phân tích, đánh giá tổng hợp,... tạo những tác động tốt đối với các
m...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy cho học sinh ở các trường Trung học Cơ sở vùng đồng bằng, trung du và miền núi - Trương Diệu Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 17/5/2017; Ngày phản biện: 25/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/6/2017
(1) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; e-mail: my77bg@gmail.com
(2) Học viện Dân tộc, UBDT; e-mail: ngoquangson@cema.gov.vn
Số 18 - Tháng 6 năm 2017
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐÁP ỨNG
NHU CẦU PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO HỌC SINH Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG,
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI
Trương Diệu Mỹ(1) - Ngô Quang Sơn(2)
Trong những năm gần đây, việc giáo dục cho học sinh trong các trường Trung học cơ sở về phòng chống ma túy đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm.
Việc quản lý giáo dục kĩ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy cho học sinh ở
các trường Trung học cơ sở sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho
người học, giúp học sinh biết cách sống an toàn, biết phòng chống ma túy, đồng thời nâng
cao khả năng quan sát, phân tích, đánh giá tổng hợp,... tạo những tác động tốt đối với các
mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh, giúp tạo nên sự hứng thú học tập.
Từ khóa: Kỹ năng sống; quản lý giáo dục kỹ năng sống; phòng chống ma túy; trường
trung học cơ sở; vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
1. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng
sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy ở
các trường Trung học cơ sở vùng đồng bằng,
trung du và miền núi
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống
kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, con người đang
trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực
của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin,
với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đã tác động
mạnh đến đời sống của thế hệ trẻ đặc biệt là học
sinh (HS). Những tác động này đã làm cho thế hệ
trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc, sống xa
rời các giá trị đạo đức truyền thống và thiếu các
kĩ năng sống (KNS) cần thiết.
Con người không chỉ là một thực thể sinh
lý mà còn là một thực thể mang bản chất tâm lý
xã hội bao gồm những phẩm chất, những thuộc
tính tâm lý có ý nghĩa xã hội được hình thành do
kết quả tác động qua lại giữa họ với nhau, giữa
họ với các sự vật, hiện tượng xung quanh trong
từng hoạt động. Con người càng hoạt động thì
càng có cơ hội khám phá, hiểu biết và phát triển.
Vì thế, họ cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái
độ để có thể giúp họ tự kiểm soát được hành vi
của bản thân và kiểm soát được môi trường xung
quanh một cách thành công. Nói cách khác, để
sống tốt và hoạt động hiệu quả, con người cần
phải có những KNS. KNS có thể được hình thành
một cách tự nhiên qua trải nghiệm hoặc có thể
thông qua giáo dục, học tập và rèn luyện,Việc
giáo dục cho HS trong các trường Trung học cơ
sở (THCS) về phòng chống ma túy đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm.
Việc quản lý giáo dục KNS đáp ứng nhu
cầu phòng chống ma túy cho HS ở các trường
THCS sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính
xã hội tích cực cho người học. HS được rèn luyện
KNS, biết cách sống an toàn, biết phòng chống
ma túy, đồng thời nâng cao khả năng quan sát,
phân tích, đánh giá tổng hợp,... tạo những tác
động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và
trò, giữa các HS, bạn bè với nhau, giúp tạo nên sự
hứng thú học tập,...
Việc giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng
chống ma túy cho HS trong các nhà trường được
tổ chức liên hệ, lồng ghép, tích hợp, chưa thực sự
đi vào bản chất, chưa chú trọng đến cách phòng
mà chỉ có chống, việc tổ chức giáo dục KNS đáp
ứng nhu cầu phòng chống ma túy chưa được
thường xuyên. HS thiếu hiểu biết về thực tế cuộc
sống, thiếu năng lực thích ứng và kỹ năng phòng
chống ma túy trong các nhà trường.
Qua điều tra khảo sát ở 10 trường THCS
(3 trường ở thành phố, 2 trường ở đồng bằng, 2
trường ở vùng trung du và 3 trường ở miền núi)
cho thấy, khi các trường xây dựng chương trình
dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên
(GV) đều phải xây dựng 3 mục tiêu: Cung cấp
kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
33Số 18 - Tháng 6 năm 2017
độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong
dạy học và GV đều nhận thức sâu sắc yêu cầu
này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chuyển
tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, GV
có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức
mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho HS, nhất là
kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập
với cuộc sống. Trong thời gian gần đây, giáo dục
KNS cho HS đã được quan tâm nhiều hơn. Giáo
dục KNS cho HS phổ thông hiện nay không bố trí
thành một môn học riêng trong hệ thống các môn
học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được
giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ
hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện
thông qua từng môn học và trong các hoạt động
giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS
rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số
phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các
môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm.
Qua khảo sát cán bộ quản lý (CBQL), GV
(50 phiếu), HS, cha mẹ HS (150 phiếu) thuộc 10
trường, có thể đưa ra nhận định sau:
TT Mức độ Số lượng n=200
1
Thường xuyên thực hiện giáo
dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng
chống ma túy cho học sinh trong
các hoạt động giáo dục.
20
2
Đã thực hiện giáo dục KNS đáp
ứng nhu cầu phòng chống ma túy
cho học sinh trong phần lớn các
hoạt động giáo dục.
80
3
Chưa thực hiện giáo dục KNS
đáp ứng nhu cầu phòng chống
ma túy cho học sinh trong các
hoạt động giáo dục
100
Bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, nhìn
chung GV của các trường THCS có thực hiện
giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng chống ma
túy cho HS thông qua các hoạt động giáo dục vẫn
còn ở mức độ thấp. Số lượng GV chưa thực hiện
chiếm tới 50%, có thực hiện chiếm 40%, thực
hiện thường xuyên chiếm tỉ lệ ít nhất là 10%. GV
cũng nhận thấy rằng rất nhiều KNS đã được hình
thành và phát triển cho HS ngay trong bài giảng,
tuy nhiên những kĩ năng phòng chống ma túy
chưa được đề cập một cách rõ ràng với tư cách là
KNS mà chỉ ở dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết
của cá nhân, chẳng hạn kĩ năng phát hiện và giải
quyết vấn đề, các kĩ năng phòng chống ma túy,...
Nội dung hoạt động giáo dục của cấp THCS cũng
đã có nhiều nội dung liên quan tới giáo dục KNS
đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy, chẳng hạn
như các môn: Giáo dục công dân, Âm nhạc, Ngữ
văn, Sinh học, đã chứa đựng các kĩ năng: Kĩ
năng trải nghiệm, kĩ năng chia sẻ kinh nghiệm
học tập và rèn luyện, kĩ năng cùng tham gia các
hoạt động tập thể, kĩ năng ứng phó,. Thực tế
cho thấy các kĩ năng này đã được GV chuyển
tải cho học sinh và các em dần chiếm lĩnh được
chúng, song GV lại không nghĩ rằng mình đang
thực hiện công việc giáo dục KNS đáp ứng nhu
cầu phòng chống ma túy.
Về cơ bản đội ngũ CBQL, GV đã nhận
thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hoạt
động giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng
chống ma túy, Ban giám hiệu các trường đã có kế
hoạch tổ chức một số hoạt động giáo dục tập thể
tại trường, lớp.
Hoạt động giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu
phòng chống ma túy ở các trường THCS đã giúp
học sinh làm quen với tình huống thực tế khi có
tệ nạn ma túy xảy ra, thực hành những kiến thức
và kỹ năng đã được trang bị, từ đó chủ động hơn
trong việc ứng phó với lạm dụng ma túy. Qua
đây đã có tác dụng hình thành phát triển nhân
cách, kĩ năng cần thiết của HS góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của các trường THCS.
Việc tổ chức các hoạt động phòng chống ma túy
không bắt buộc ở các trường là giống nhau, các
trường chủ động thực hiện theo mục đích giáo
dục, theo kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm
từng trường. Các hoạt động giáo dục KNS đáp
ứng nhu cầu phòng chống ma túy mới chỉ dừng
lại ở mức có tổ chức, điều kiện thực hiện các
hoạt động còn hạn chế, hoạt động với quy mô lớn
không được tổ chức thường xuyên do hạn hẹp về
kinh phí. Lực lượng tổ chức các hoạt động với
quy mô rộng vẫn chủ yếu là GV, HS tham gia tổ
chức hoạt động rất ít. Một số trường chưa chú ý
thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp hoạt
động, đa số tổ chức theo hình thức mít tinh nên
ít phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS.
Nhiều HS chưa tích cực tham gia hoạt động, thờ
ơ hoặc tham gia đối phó.
Hoạt động giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu
phòng chống ma túy ở các trường THCS thực sự
vẫn chưa được chú trọng đồng đều, các hoạt động
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
34 Số 18 - Tháng 6 năm 2017
chưa đi vào nền nếp. Các lực lượng giáo dục chưa
xác định hoạt động giáo dục KNS đáp ứng nhu
cầu phòng chống ma túy là trọng tâm của nhà
trường do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trong các nhà trường.
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS
đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy cho HS ở
các trường THCS trong các năm qua luôn được
các nhà quản lý đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện về
mọi mặt, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn
còn nhiều tồn tại như chất lượng đội ngũ chưa đồng
đều, tình trạng nhận thức của cán bộ GV, công tác
phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà
trường, chính quyền địa phương chưa được chú
trọng, hoạt động quản lý chỉ ở mức độ hình thức,
tự phát, các nhà trường chưa có kế hoạch quản lý
chỉ đạo liên hệ, lồng ghép, tích hợp vào các môn
học trong nhà trường cụ thể.
Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng
chống ma túy một cách hợp lý và khoa học để
khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên.
2. Các giải pháp quản lý giáo dục kỹ
năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma
túy cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở
vùng đồng bằng, trung du và miền núi trong
giai đoạn hiện nay
2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ
học sinh và các tổ chức xã hội nhằm giáo dục
kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma
túy cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm
của CBQL, GV, cha mẹ học sinh và các tổ chức
xã hội là yếu tố thành công của mỗi hoạt động, bởi
vậy việc bồi dưỡng đội ngũ là một trong những
biện pháp đặc biệt quan trọng. Với đặc trưng riêng
khác với hoạt động dạy trên lớp, người thực hiện
nhiệm vụ giáo dục KNS cần có một số phẩm chất
sẵn có thuộc về năng khiếu bẩm sinh. Chính vì
vậy, cần lựa chọn người có đủ phẩm chất tối thiểu
để phụ trách mảng hoạt động này của trường.
Người thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNS và
tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống
ma túy cho HS ở cấp trường hay ở lớp, người
đó có thể là CBQL, GV chủ nhiệm hoặc HS đều
cần có một số tiêu chuẩn sau: Năng lực tổ chức,
hình thức khá, khả năng diễn đạt tốt, yêu thích
hoạt động, tâm huyết, yêu quí trẻ, khoan dung,
dễ gần, thói quen làm việc có trách nhiệm, có
sức khỏe, tính linh hoạt, thích ứng với tình huống
mới, sáng tạo và đổi mới và đặc biệt có khả năng
huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Đặc
biệt có khả năng huy động các lực lượng tham
gia hoạt động. Chọn người tiêu chuẩn như vậy
trong thực tế rất khó, khó hơn nhiều chọn GV dạy
giỏi hay HS giỏi nên đôi khi phải “châm chước”
một số hạn chế và kiên trì. Một trong những
cách thức đào tạo nguồn nhân lực là tổ chức tập
huấn. Trong thực tế việc đào tạo ở trường Đại
học, Cao đẳng, sinh viên chưa được tham gia các
hoạt động của trường phổ thông nhiều, đặc biệt là
trường THCS, nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt
động còn hạn chế.
2.2. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên bộ môn về nội dung, phương pháp giáo dục
kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống ma
túy cho học sinh tại địa phương
Tăng cường bồi dưỡng GV bộ môn nhằm
trang bị kiến thức về nội dung, phương pháp giáo
dục KNS, cung cấp kĩ năng, phương pháp về giáo
dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy
và đồng thời tạo ra cơ hội thực hành các hoạt
động giáo dục kĩ năng phòng chống ma túy trong
công tác giáo dục. Mục tiêu hướng tới là người
tham gia nắm được các kiến thức cơ bản về kĩ
năng phòng chống ma túy, các kĩ năng, phương
pháp giáo dục có sự tham gia và từ đó có thể liên
hệ, lồng ghép, tích hợp chủ đề phòng chống ma
túy trong các hoạt động giáo dục chính khóa và
ngoại khoá.
Tăng cường bồi dưỡng cho GV là đưa ra
một số giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ, góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong nhà
trường để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ nâng
cao chất lượng dạy học ở đơn vị, hoàn thành tốt
nhiệm vụ giáo dục. Tạo sự chuyển biến tích cực
về nhận thức vai trò trách nhiệm trong đội ngũ
GV. Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về chuyên
môn, nghiệp vụ của tất cả cán bộ GV, nâng cao
chất lượng dạy và học trong nhà trường. Giúp
GV có kỹ năng đánh giá đồng nghiệp và tự đánh
giá bản thân tốt hơn.Trước khi tổ chức triển khai
các chuyên đề bồi dưỡng cần phải lên kế hoạch
cụ thể. Tổ chức các chuyên đề mà nội dung bồi
dưỡng ở đây nhằm củng cố lại các kiến thức cho
cán bộ GV thực hiện tốt hơn tại cơ sở. Giúp cán
bộ GV có ý thức trong việc tự bồi dưỡng. Trong
các buổi tổ chức chuyên đề cần kiểm tra việc lập
kế hoạch của mỗi cán bộ GV theo từng chuyên
đề, thảo luận, góp ý, giúp đỡ, hỗ trợ nhau lập kế
hoạch phù hợp, xác định đúng mục tiêu.
Xây dựng tiết dạy mẫu cho cán bộ GV dự
giờ: Giúp cán bộ GV có cơ hội trực tiếp quan
sát, học tập về xây dựng môi trường, hình thức tổ
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
35Số 18 - Tháng 6 năm 2017
chức, phương pháp giảng dạy theo chương trình
mới, lập kế hoạch, đánh giá HS.
2.3. Nâng cao năng lực cho giáo viên chủ
nhiệm lớp trong xây dựng kế hoạch, tổ chức
thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục
kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng chống
ma túy
Trong nhà trường thì đội ngũ GV chủ
nhiệm là người trực tiếp quản lý lớp học thay
Hiệu trưởng, có vai trò to lớn trong việc đoàn kết,
thống nhất và chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động
của lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về
công tác quản lý lớp học, trong đó có việc rèn
luyện ý thức đạo đức, nền nếp, nội quy kỷ luật
và thực hiện nghiêm túc các hoạt động của nhà
trường. Sản phẩm giáo dục như thế nào phụ thuộc
rất nhiều vào năng lực quản lý của GV chủ nhiệm.
Ngoài năng lực chuyên môn, GV chủ nhiệm còn
phải có những kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt
động tập thể. GV chủ nhiệm phải tổ chức, xây
dựng lớp thành một tập thể HS biết tự quản, tự
điều khiển các hoạt động. Họ không làm thay HS
mà chủ yếu là huấn luyện các em, từng bước hình
thành cho các em năng lực tự quản các hoạt động
tập thể. GV chủ nhiệm chỉ giữ vai trò cố vấn vừa
định hướng, vừa giữ trách nhiệm tư vấn kịp thời
cho các em.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục
KNS đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy cho
HS, Hiệu trưởng nhà trường cần phải lựa chọn
những GV có trình độ chuyên môn giỏi, khả năng
quản lý tốt, nhiệt tình với công tác chủ nhiệm.
GV chủ nhiệm cần có ý kiến tham mưu với Hiệu
trưởng ngay từ khi nhận lớp về tình hình thực tế
của lớp mình để có phương pháp tác động sau này.
Hiệu trưởng quán triệt sự kết hợp chặt
chẽ với Ban giám hiệu trong việc xây dựng kế
hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục KNS. Khi
xây dựng kế hoạch tổ chức, GV phải lĩnh hội
được toàn bộ ý tưởng chỉ đạo từ Ban giám hiệu.
Ý tưởng chỉ đạo đó được xuất phát từ nhiệm vụ
năm học, trong đó có nhiệm vụ thực hiện chương
trình hoạt động giáo dục KNS đã được Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
2.4. Tăng cường chỉ đạo giáo viên bộ
môn liên hệ, lồng ghép, tích hợp các nội dung
giáo dục kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng
chống ma túy trong các tiết học, hoạt động dạy
học, hoạt động ngoài giờ lên lớp
Việc liên hệ, lồng ghép, tích hợp các chủ
đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt
động để đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy về
bản chất là liên hệ, lồng ghép, tích hợp nội dung
giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng chống ma
túy vào nội dung của hoạt động giáo dục cho HS
THCS. Do vậy, biện pháp cho phép tạo ra nội
dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhât
giữa nội dung giáo dục KNS và nội dung của hoạt
động giáo dục phòng chống ma túy.
Giải pháp này không chỉ có ý nghĩa với
việc thực hiện tốt các nội dung giáo dục KNS mà
còn có tác dụng trong việc tạo sức hấp dẫn cho
HS trong các hoạt động giáo dục phòng chống
ma túy.
Nội dung khái quát của giải pháp là luôn
làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của
hoạt động giáo dục, đa dạng hóa các loại hình
hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục để thu hút HS tích cực tham gia hoạt động
giáo dục KNS. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức
hấp dẫn đối với HS THCS, khiến các em say mê
khám phá. Nếu các hoạt động nội dung đơn điệu,
hình thức không phong phú HS dễ chán nản hoặc
thờ ơ.
Các hoạt động được thiết kế phải bao gồm
các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi HS như:
Hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động
văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí.
Việc lồng ghép kiến thức về phòng chống
ma túy vào các chương trình học nên được thực
hiện tại tất cả các trường học, để giúp các em
nâng cao kiến thức tự bảo vệ mình. Đây là hoạt
động dễ triển khai, có thể tận dụng nguồn lực sẵn
có (nhân lực - giáo viên, thời gian - tiết học/bài
giảng) và được tổ chức một cách chính thống.
Các nội dung giáo dục KNS đáp ứng nhu
cầu phòng chống ma túy có thể được tích hợp vào
môn học ở các mức độ khác nhau. Trong trường
hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với
nhau vào cùng một bài học, trước hết ta cần làm
rõ mối quan hệ giữa các nội dung này và nên lựa
chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa
học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung
bài học. Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải,
đưa quá nhiều nội dung vào bài học làm quá tải
quá trình học tập của HS.
2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút
kinh nghiệm về quản lý giáo dục kỹ năng sống
đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy cho học
sinh đối với cộng đồng địa phương
Kiểm tra đánh giá là kỹ năng cần thiết của
Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin
phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
36 Số 18 - Tháng 6 năm 2017
biến công việc trong tổ chức, từ đó có những tác
động quản lý thích hợp. Kiểm tra là quá trình sử
dụng các phương pháp nhằm thu thập thông tin,
nó gắn liền với khâu quản lý, tổ chức thực hiện.
Quản lý không có kiểm tra thì coi như không có
quản lý. Đánh giá là quá trình so sánh hiệu quả
thực tế đạt được so với mục tiêu đề ra để phát
hiện những ưu điểm, hạn chế ở các khâu, các quá
trình của mọi hoạt động giáo dục.
Trong các nhà trường việc kiểm tra đánh giá
hoạt động giáo dục KNS được thực hiện chưa tốt.
Kiểm tra chủ yếu nhằm vào kết quả hoạt động để
đánh giá thành tích, xếp hạng thi đua. Để quản lý
tốt các hoạt động giáo dục KNS Hiệu trưởng cần
kiểm tra cả quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt
động diễn ra, xem xét thái độ tinh thần khi tham
gia hoạt động của cả thầy và trò.
Có nhiều hình thức để kiểm tra đánh giá,
có thể là định kỳ hoặc đột xuất. Vì đặc điểm của
hoạt động giáo dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng
chống ma túy mang tính đa dạng, phong phú nên
khi kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS
cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để
đảm bảo mục tiêu giáo dục.
Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân, vì vậy các cấp ủy và tổ chức
Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức chính trị xã hội, các gia đình và
cá nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ kết hợp với
nhà trường để giáo dục KNS cho HS.
Từ những kết quả kiểm chứng trên, chúng
tôi có thể kết luận: Các biện pháp quản lý giáo
dục KNS đáp ứng nhu cầu phòng chống ma túy
mà chúng tôi đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng
được trong điều kiện hiện nay và phù hợp với thực
tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia vào
hoạt động tổ chức phối hợp trong giáo dục KNS.
Các biện pháp trên được đa số các đối tượng khảo
nghiệm tán thành với sự cần thiết và mức độ khả
thi cao. Các biện pháp trên được đề xuất nhằm tăng
cường công tác quản lý giáo dục KNS, đáp ứng
nhu cầu phòng chống ma túy của các trường Trung
học cơ sở. Người Hiệu trưởng khôn khéo, quản lý
một cách khoa học, tập trung được sức mạnh của
Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được mặt
mạnh của các lực lượng giáo dục, sử dụng biện
pháp phù hợp thì các hoạt động giáo dục KNS đáp
ứng nhu cầu phòng chống ma túy sẽ thực sự đáp
ứng được các mục đích giáo dục đã đề ra. Tùy từng
đơn vị cụ thể và điều kiện hoàn cảnh của từng địa
phương khác nhau, các nhà trường, các tổ chức
xã hội và gia đình học sinh phải có sự phối hợp ở
các mức độ khác nhau, trong các lĩnh vực giáo dục
khác nhau để phát huy tốt nhất tác dụng của các
biện pháp và đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất
cho HS.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim
Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những
Nghiên cứu và thực hiện Chương trình giáo dục
kỹ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục, Hà Nội;
[2] Chu Shiu-Kee (2003), Understanding
Life skills, Báo cáo tại Hội thảo “Chất lượng giáo
dục và kỹ năng sống”, Hà Nội 23-25/10/2003;
[3] Nguyễn Thị Oanh (2006), Mười cách
thức rèn kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên,
NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
MANAGEMENT OF LIFE SKILLS EDUCATION TO MEET THE NEEDS OF DRUG
PREVENTION FOR STUDENTS IN JUNIOR HIGH SCHOOLS
IN THE DELTA, MIDLAND AND MOUNTAINOUS AREAS
Abstract: In recent years, education for students in secondary schools for drug prevention
has been paid special attention by the Ministry of Education and Training. Managing life
skills education to meet the needs of drug prevention for secondary school students will help
promote positive social behaviors for learners, helping students learn how to live safely. All
of them know about drug prevention while enhancing their ability to observe, analyze and
evaluate them, and create positive effects on the relationship between teachers and pupils,
pupils and students, support to create fascination in learning.
Keywords: Life skills; management of life skills education; Drug Prevention; secondary
schools; Plain, midland and mountainous areas.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 212_903_1_pb_5006_2152003.pdf