Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa

Tài liệu Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa: H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 212 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa Mỹ Chu1,Len Tesoriero2, Hiền Phan1, HàĐặng1, Linh Hoàng1 Cơ quan 1Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam 2 Cục Các ngành cơ bản bang NSW, Australia Tác giả đại diện phanthuyhien@yahoo.com Từ khóa Cải bắp, bệnh sưng rễ, Plasmodiophora brassicae, vôi, hoạt chất fluazinam Đặt vấn đề Cải bắp là một trong những loại rau trồng quan trọng ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Tại đây, cải bắp thường phải chống trọi với bệnh sưng rễ do nấm Plasmodiophora brassicae, một loại bệnh hại nghiêm trọng nhất của cây rau họ cải trên thế giới (Donald và cs., 2006). Triệu chứng điển hình của bệnh là những nốt sưng to như khối u lớn trên rễ, ngăn ngừa sự hấp thunước và chất dinh dưỡng của cây. Cây bị bệnh còi cọc, không sinh trưởng được, héo và chết khi thời tiết nóng lên. Nguồn bệnh có thể tồn tại trong đất dưới dạng bào t...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 212 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa Mỹ Chu1,Len Tesoriero2, Hiền Phan1, HàĐặng1, Linh Hoàng1 Cơ quan 1Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam 2 Cục Các ngành cơ bản bang NSW, Australia Tác giả đại diện phanthuyhien@yahoo.com Từ khóa Cải bắp, bệnh sưng rễ, Plasmodiophora brassicae, vôi, hoạt chất fluazinam Đặt vấn đề Cải bắp là một trong những loại rau trồng quan trọng ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Tại đây, cải bắp thường phải chống trọi với bệnh sưng rễ do nấm Plasmodiophora brassicae, một loại bệnh hại nghiêm trọng nhất của cây rau họ cải trên thế giới (Donald và cs., 2006). Triệu chứng điển hình của bệnh là những nốt sưng to như khối u lớn trên rễ, ngăn ngừa sự hấp thunước và chất dinh dưỡng của cây. Cây bị bệnh còi cọc, không sinh trưởng được, héo và chết khi thời tiết nóng lên. Nguồn bệnh có thể tồn tại trong đất dưới dạng bào tử tĩnh trong hơn 15 năm, vì vậy việc luân canh cây trồng không phải là một phương án quản lý hữu hiệu (Wallenhammar, 1996). Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tìm ra được cách phòng trừ bệnh sưng rễ trước khi khuyến cáo cho người dân tự thử nghiệm và đánh giá hiệu quả cùng với nhóm hệ thống canh tác. Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm được tiến hành trên một trang trại rau bị nhiễm bệnh sưng rễ trong hai vụ trồng liên tiếp ở Sa Pa vào năm 2015. Thí nghiệm được bố trí theo ô vuông Latin, 5 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm gồm 12 cây cải bắp theo các công thức như sau: Công thức 1: Đối chứng, không xử lý; Công thức 2: Xử lý đất bằng vôi bột (mục tiêu tăng độ pH lên 7); Công thức 3: Xử lý bằng thuốc có hoạt chất fluazinam, tưới cho cây con sau khi trồng; Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 213 Công thức 4: Sử dụng hành lácắt nhỏ với lượng 5 kg/ha (thí nghiệm 1) hoặc xử lý đất bằng flusulfamide, trộn vào đấttrước khi trồng (thí nghiệm 2); Công thức 5: Xử lý đất bằng vôi bột (mục tiêu tăngpH lên 7) +hoạt chất fluazinam. Cấp bệnh được đánh giá theomức độ sưng của rễ (theo thang từ 0 đến 5, từ “không bị bệnh”đến “cây chết”). Chỉ số bệnh (DI) được tính toán cho mỗi công thức theo phương pháp của Donald và cộng sự (2006). Khối lượng tươi của từng bắp được ghi lại khi thu hoạch để đánh giá khối lượng bắp cải thương phẩm của từng công thức thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế của từng công thứ thí nghiệm cũng được đánh giá dựa trên chi phí đầu vào và thu nhập trên mỗi sào (360m2). Kết quả Thí nghiệm 1: Công thức phòng trừ bệnh hiệu quả nhất là sử dụng hoạt chất fluazinam và vôi kết hợp với fluazinam, làm giảm chỉ số bệnh từ 15% đến 20% so với công thức đối chứng. Không có sự khác biệt đáng kể về khối lượng bắp cải trung bình ở công thức xử lý vôi và công thức đối chứng. Tuy nhiên, khối lượng bắp cải cao hơn rõ rệt ở công thức xử lý fluazinam và fluazinam + vôi (Hình 1a, b). Hình 1a.Chỉ số bệnh sưng rễ cải bắp ở các công thức phòng trừ bệnh trong thí nghiệm 1 Hình1b.Khối lượng bắp cải trung bình ở các công thức phòng trừbệnh trong thí nghiệm 1 H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 214 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Thí nghiệm 2: Công thức phòng trừbệnh hiệu quả nhất là vôi kết hợp với hoạt chất fluazinam, giảm chỉ số bệnh 44% so với công thức đối chứng. Có sự cải thiện đáng kể về trọng lượng bắp cải khi xử lý vôi, fluazinam và flusulfamide so với đối chứng không xử lý tuy nhiên kết hợp sử dụng vôi + fluazinam cho kết quả tốt nhất (Hình 2a, b). Đánh giá hiệu quả kinh tế ở các công thức phòng trừ trongthí nghiệm 2 cho thấy người trồng cải bắp đạt được thu nhập cao nhất từ việc xử lý đất bằng hoạt chất fluazinam + vôi, tiếp theo là fluazinam rồi đến flusul- famide lần lượt với khoảng 18,3 triệu đồng, 11,6 triệu đồng và 10,8 triệu đồng cho 1 sào (360m2) sau khi trừ chi phí đầu vào cho vôi bột và thuốc trừ nấm. Thảo luận và Kết luận Sử dụng fluazinam xử lý đất khi trồng cây đã kiểm soát thành công bệnh sưng rễcải bắp bằng cách giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và cải thiện khối lượng bắp cải thương phẩm. Thuốc trừ nấm kết hợp với vôi bột đã được áp dụng phòng trừ bệnh sưng rễ cải bắp trong các thử nghiệm của người dân ở quy mô lớn hơn tại Sa Pa,giúphọ có được vụ thu hoạch bắp cải thành công vào năm 2016. Sử dụng vôi bột với mục tiêu tăng độ pH lên 7 đã góp phần giảm bớt bệnh hại vì mầm bệnh hoạt động mạnh hơn trong môi trường đất chua. Việc sử dụng hành lá không có hiệu quả trong nghiên cứu này nhưng có thểnguyên nhân là do thời điểm xử lý. Những kết quả khả quan hơn đã Hình2a.Chỉ số bệnh sưng rễ cải bắp ở các công thức phòng trừ bệnh trong thí nghiệm 2 Hình2b.Khối lượng bắp cải trung bình ở các công thức phòng trừ bệnh trong thí nghiệm 2 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 215 được ghi nhận trong một trường hợp khác khi hành lá được bón vào đất vài tuần trước khi trồng cây. Tuy nhiên trong nghiên cứu này hành lá được bón vào đất ngay tại thời điểm trồng cây. Tài liệu tham khảo 1. Donald, E.C., Porter, I.J., Faggian, R. and Lancaster, R.A. (2006) An integrated approach to the control of clubroot in vegetable brassica crops. Acta Horticul- turae. 706: IV International Symposium on Brassicas and XIV Crucifer Genetics Workshop. 2. Wallenhammar, A.C. (1996) Prevalence of Plasmodiophora brassicae in a spring oilseed rape growing areas in central Sweden and factors influencing soil infestation levels. Plant Pathology. 45: 710-719.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs40_7745_2207200.pdf
Tài liệu liên quan