Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp - Nguyễn Hoàng Đông

Tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp - Nguyễn Hoàng Đông: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 89-94 89 Email: nhdong.dongthap@moet.edu.vn QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP Nguyễn Hoàng Đông - Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh ĐồngTháp Ngày nhận bài: 29/5/2019; ngày chỉnh sửa: 12/6/2019; ngày duyệt đăng: 20/6/2019. Abstract: Through the results of a survey on the status of managing ethical education activities for students at the Center of Continuing Education and Vocational Technology in Dong Thap province, it shows that this activity still has some shortcomings; in which, a part of students had acts of ethical violations; To overcome this situation, we propose a number of management measures to contribute to improving the quality of education of the Center. Keywords: Moral education, student, manage. 1. Mở đầu Việc bảo tồn và phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc luôn được qua...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp - Nguyễn Hoàng Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 89-94 89 Email: nhdong.dongthap@moet.edu.vn QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP Nguyễn Hoàng Đông - Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh ĐồngTháp Ngày nhận bài: 29/5/2019; ngày chỉnh sửa: 12/6/2019; ngày duyệt đăng: 20/6/2019. Abstract: Through the results of a survey on the status of managing ethical education activities for students at the Center of Continuing Education and Vocational Technology in Dong Thap province, it shows that this activity still has some shortcomings; in which, a part of students had acts of ethical violations; To overcome this situation, we propose a number of management measures to contribute to improving the quality of education of the Center. Keywords: Moral education, student, manage. 1. Mở đầu Việc bảo tồn và phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc luôn được quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn một bộ phận vừa tiếp thu những giá trị mới tích cực, vừa chịu ảnh hưởng lối sống thực dụng, làm xói mòn đạo đức, đặc biệt đáng quan ngại là lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó có đội ngũ học sinh (HS) phổ thông - lực lượng là chủ nhân đất nước tương lai. Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp (GDTX-KTHN) tỉnh Đồng Tháp không phải là ngoại lệ. Tập thể sư phạm nhận thức khá đầy đủ sự tác động của hiện tượng trên đến HS theo học tại trung tâm, lãnh đạo và giáo viên (GV) đã đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng các kĩ năng mềm cơ bản thông qua nhiều hình thức, trong đó hoạt động trải nghiệm được chú trọng. Tuy nhiên, tình hình đạo đức HS bộc lộ nhiều yếu kém, biểu hiện: vi phạm đạo đức học đường, pháp luật của Nhà nước (Luật Giao thông), không ít học sinh sống thực dụng, thiếu trung thực... Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày thực trạng hoạt động và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng GDDĐ cho HS tại đơn vị. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm GDTX- KTHN tỉnh Đồng Tháp từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018. Đối tượng khảo sát gồm 5 cán bộ quản lí (CBQL), 45 GV, 50 cha mẹ HS và 200 HS. 2.1. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp 2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ HS về tầm quan trọng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm cho thấy, đa số những người được hỏi đều cho rằng hoạt động GDĐĐ cho HS là cần thiết, đạt tỉ lệ 87,7% (trong đó 51% cho rằng rất cần thiết), còn lại 9,3% cho rằng ít cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cha mẹ HS và HS cho rằng không cần thiết chiếm tỉ lệ không đáng kể là 3%. Điều này chứng Bảng 1. Nhận thức của CBQL, GV, cha mẹ HS và HS về sự cần thiết GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN TT Khách thể khảo sát Mức độ nhận thức Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 CBQL, GV (N=50) 29 58 19 38 2 4 0 0 2 Cha mẹ HS (N=50) 27 54 16 32 5 10 2 4 3 HS (N=200) 97 48,5 75 37,5 21 10,5 7 3,5 Tổng cộng (N=300) 153 51 110 36.67 28 9,33 9 3 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 89-94 90 tỏ, đa số các CBQL, GV, kể cả cha mẹ HS, HS đều nhận thức được tầm quan trọng của sự cần thiết không thể thiếu của “dạy người” cho HS và có sự quan tâm tới hoạt động GDĐĐ cho HS này. Đây cũng là một điều rất phấn khởi cho những người làm công tác “trồng người”. 2.1.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Kết quả khảo sát CBQL và GV cho thấy, việc thực hiện các bước lập kế hoạch GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp được đánh giá khá tốt, thể hiện ĐTB chung của tất cả các bước thực hiện là 3,14 (dao động từ 2,76 đến 3,6). Bước Xác định mục tiêu của tổ chức cần đạt được trong tương lai là tốt nhất (ĐTB = 3,6, xếp hạng 1); tiếp theo là các bước Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể; Phân tích, đánh giá thực trạng của trung tâm; Căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ được đánh giá khá lần lượt xếp vị trí thứ 2, 3 và 4. Tuy nhiên, việc thực hiện bước Điều chỉnh kế hoạch xếp vị trí thấp nhất (ĐTB=2,76). Bảng 2. Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN (N= 50) TT Các bước lập kế hoạch GDĐĐ cho HS Kết quả thực hiện Điểm trung bình (ĐTB) Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Phân tích, đánh giá thực trạng của trung tâm 25 50 9 18 15 30 1 2 3,16 3 2 Xác định mục tiêu của tổ chức cần đạt được trong tương lai 32 64 16 32 2 4 0 0 3,60 1 3 Căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ 19 38 14 28 13 26 4 8 2,96 4 4 Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể 27 54 10 20 11 22 2 4 3,24 2 5 Điều chỉnh kế hoạch 17 34 10 20 17 34 6 12 2,76 5 ĐTB chung 3,14 Bảng 3. Tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN (N=50) TT Nội dung tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS 16 32 12 24 15 30 7 14 2,74 5 2 Tổ chức bộ máy; phân công nhiệm cụ thể cho cá nhân, tập thể tham gia 20 40 21 42 9 18 0 0 3,22 2 3 Tổ chức triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS 29 58 19 38 2 4 0 0 3,54 1 4 Xác định quy chế phối hợp trong quá trình thực hiện GDĐĐ cho HS 23 46 15 30 8 16 4 8 3,14 3 5 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đề bạt, đãi ngộ, khen thưởng đối với các nhân, tổ chức có thành tích cao 19 38 9 18 17 34 5 10 2,84 4 ĐTB chung 3,10 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 89-94 91 Tìm hiểu về vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn thầy CB1 - CBQL tại trung tâm cho biết: “Do khâu kiểm tra thực hiện chưa thường xuyên chỉ theo định kì do đó những vấn đề chưa hợp lí phát sinh trong quá trình thực hiện chưa được kịp thời điều chỉnh, điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động GDDĐ cho HS tại đơn vị chưa cao”. Có thể khẳng định, việc lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp được quan tâm và thực hiện chu đáo góp phần đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung thực hiện chưa tốt. 2.1.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Kết quả khảo sát CBQL, GV về việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp tương đối khá tốt (ĐTB chung là 3,10). Hầu hết, các hoạt động nêu trên đều được các CBQL thường xuyên tổ chức trong công tác quản lí của mình. Nội dung Tổ chức triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS đến những người thực hiện được đánh giá ở mức cao (ĐTB = 3,54, xếp thứ 1); nội dung Tổ chức bộ máy, phân công nhiệm cụ thể cho cá nhân, tập thể tham gia cũng được đánh giá ở mức độ cao (ĐTB = 3,22, xếp thứ 2); còn nội dung được đánh giá thấp nhất là Tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS (ĐTB=2,74, xếp thứ 5). Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một số CBQL và GV về mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS và nhận được kết quả như sau: “Kế hoạch GDĐĐ cho HS được tổ chức thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên, việc vận động các nguồn tài trợ cho hoạt động còn ít, việc đánh giá và khen thưởng chỉ thực hiện theo định kì, chưa thường xuyên nên đôi khi chưa kịp thời khen thưởng đột xuất những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, do đó việc GDĐĐ cho HS đạt kết quả chưa cao”. 2.1.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Kết quả khảo sát CBQL, GV cho thấy, 5 nội dung công tác chỉ đạo, ĐTB chung mức độ thực hiện cơ bản cao (có 3 nội dung điểm trên 3), trong đó, nội dung Yêu cầu cao sự gương mẫu của cán bộ, GV, nhân viên được đánh giá nhận xét ở mức cao (ĐTB = 3,46 xếp thứ 1) và nội dung Phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường xếp vị trí thứ 2 (ĐTB = 3,42) được chủ thể quản lí quan tâm thường xuyên thực hiện tốt; đối với việc Giám sát các hoạt động của mọi người tham gia vào công tác GDĐĐ cho HS được nhận xét đánh giá thấp nhất trong các nội dung chỉ đạo thực hiện (ĐTB = 2,76 xếp thứ 5). Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn một số CBQL và GV về việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS thì nhận được kết quả như sau: “Việc nắm bắt thông tin và giám sát các hoạt động GDĐĐ được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường thực hiện đôi lúc chưa kịp thời, do đó, việc điều chỉnh, động viên, kích thích và uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra có thực hiện nhưng còn chậm”. Bảng 4. Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN (N=50) TT Nội dung chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Động viên, kích thích, uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra 17 34 26 52 7 14 0 0 3,2 3 2 Hướng dẫn chi tiết cho cá nhân và tổ chức liên quan 11 22 21 42 13 26 5 10 2,76 5 3 Yêu cầu cao sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên, nhân viên 23 46 27 54 0 0 0 0 3,46 1 4 Phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường 21 42 29 58 0 0 0 0 3,42 2 5 Giám sát các hoạt động của mọi người tham gia vào công tác GDĐĐ cho HS 11 22 28 56 7 14 4 8 2,92 4 ĐTB chung 3,15 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 89-94 92 Nhìn chung, mức độ chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp được CBQL thực hiện là khá tốt (ĐTB chung là 3,15), tuy nhiên cũng còn hạn chế cho nên khi đề xuất biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS cần phát huy nội dung số 1, 3, 4; đồng thời quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nội dung 2 và 5. 2.1.5. Thực trạng kiểm tra, đánh hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Kết quả khảo sát cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp được thực hiện khá tốt. Các nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS đạt số ĐTB chung là 3,17 (điểm dao động từ 2,62- 3,54), song hai nội dung được đánh giá thấp cần có biện pháp khắc phụ là: Phê bình, nhắc nhở những biểu hiện vi phạm nội quy, luật pháp và vi phạm giá trị đạo đức. (ĐTB=2,98 xếp thứ 4) và Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân tích cực, đạt kết quả cao cũng chưa được kịp thời, do đó nội dung kiểm tra này được đánh giá còn hạn chế (ĐTB=2,62; xếp thứ 5). Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV về việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp thì đa số cho rằng: “Việc đánh giá, động viên khen thưởng thực hiện chưa tốt nên chưa kịp thời động viên, khuyến khích những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, cũng như chưa kịp thời phê bình, nhắc nhở các cá nhân, tập thể vi phạm để họ điều chỉnh”. Cho nên, khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp cần phát huy cần phát huy nội dung số 1, 2, 3 và đồng thời quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nội dung thứ 4, 5. 2.1.6. Thực trạng quản lí các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Bảng 5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN (N= 50) TT Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì 21 42 25 50 3 6 1 2 3,32 3 2 Kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng 27 54 23 46 0 0 0 0 3,54 1 3 Kiểm tra, đánh giá thông qua tự kiểm tra và có sự thu thập thông tin từ các lực lượng giáo dục 24 48 21 42 5 10 0 0 3,38 2 4 Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân tích cực, đạt kết quả cao 12 24 14 28 17 34 7 14 2,62 5 5 Phê bình, nhắc nhở những biểu hiện vi phạm nội quy, luật pháp và vi phạm giá trị đạo đức 16 32 21 42 9 18 4 8 2,98 4 ĐTB chung 3,17 Bảng 6. Nguồn lực phục vụ hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN (N=50) TT Nguồn lực phục vụ hoạt động GDĐĐ cho HS Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Nhân lực 27 54 12 24 11 22 0 0 3,32 2 2 Tài lực 24 48 6 12 17 34 3 6 3,02 3 3 Vật lực 21 42 9 18 15 30 5 10 2,92 4 4 Tin lực 29 58 13 26 7 14 1 2 3,40 1 ĐTB chung 3,17 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 89-94 93 Qua kết quả khảo sát CBQL, GV cho thấy, việc quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp được đánh giá thực hiện khá tốt và rất đồng bộ với ĐTB chung là 3,17 (dao động từ 2,92 đến 3,4). Trong đó, nguồn lực “Nhân lực” luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thì nguồn lực “Tin lực” cho ĐTB cao nhất là 3,40, thứ 2 là yếu tố “Nhân lực”, với ĐTB là 3,32. Điều này sẽ giúp tác giả khi đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trung tâm GDTX-KTHN tỉnh Đồng Tháp cần lưu ý quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao hơn. 2.2. Đánh giá chung 2.2.1. Kết quả đạt được Quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trung tâm GDTX-KTHN cho thấy, tập thể trung tâm và cha mẹ HS đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lí và GDĐĐ cho HS, có nhận thức đúng đắn, có lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, có tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm. Kết quả của sự cố gắng đó đã có nhiều HS phấn đấu vươn lên trong học tập đạt kết quả tốt, có các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể, có tinh thần đoàn kết, sống có ước mơ, hoài bão. 2.2.2. Một số hạn chế Một số CBQL và GV chưa thật sự quan tâm đến công tác này, còn nghiêng về dạy chữ hơn dạy người, thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá của CBQL đôi lúc chưa sâu sát. Ngoài ra, môi trường giáo dục của gia đình chưa tốt, các tổ chức xã hội chưa chủ động phối hợp với trung tâm... 2.2.3. Nguyên nhân Một số CBQL và GV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch cũng như chưa mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức và chưa thực sự quan tâm đến hoạt động GDĐĐ cho HS. Một nguyên nhân khác là do sự biến đổi tâm sinh lí lứa tuổi của HS, các em đễ bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử xấu. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn đơn điệu, mang nặng tính hình thức. 2.3. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng liên quan về sự cần thiết quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Làm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức HS; tầm quan trọng của GDĐĐ trong công tác giáo dục và phát triển toàn diện cho HS trong giai đoạn hiện nay. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết của công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ; nhìn nhận đúng thế mạnh, cũng như những hạn chế của giới trẻ Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế. Phát huy tối đa sức mạnh của tập thể vào hoạt động GDĐĐ cho HS, làm cho mọi cá nhân, tổ chức đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với tương lai thế hệ trẻ, coi nhiệm vụ GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của mình. 2.3.2. Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS phải xác định được các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng năm học, từng học kì, từng tháng, hay theo từng chủ điểm trong năm học của toàn trường cũng như từng khối lớp theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đảm bảo vừa có tính hợp lí, vừa có tính khả thi nhằm định hướng các hoạt động GDĐĐ cho HS và phải được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan, huy động được sự tham gia của GV, HS và các lực lượng xã hội vào hoạt động GDĐĐ cho HS. Thực hiện tốt, có hiệu quả kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS, kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, liên tục và phải lồng ghép các hoạt động GDĐĐ cho HS vào các kế hoạch chung của trung tâm nhằm đảm bảo tính hài hòa trong mọi chương trình hoạt động của trung tâm. 2.3.3. Tăng cường chức năng chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trung tâm, tạo động lực thúc đẩy hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao. Từ đó, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và cách thức hoạt động để thực hiện mục tiêu GDĐĐ. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 89-94 94 Các thành viên trong trung tâm phải nắm được và hiểu rõ các phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS. HS chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và tự mình rèn luyện đạo đức. Đưa hoạt động GDĐĐ cho HS trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục mọi nơi, mọi lúc, không chỉ có ở trong trung tâm mà cả ở ngoài xã hội và trở thành công việc chung của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức. 2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ khắc phục những hạn chế của các hình thức kiểm tra đánh giá cũ, góp phần giúp cho Giám đốc trung tâm biết được các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ như thế nào; thấy được các quyết định quản lí của mình có kịp thời, phù hợp không. Trên cơ sở đó, điều chỉnh, uốn nắn các sai phạm, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt; giúp đỡ, thúc đẩy các tập thể, cá nhân thực hiện các mục tiêu GDĐĐ cho HS và có căn cứ để xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS năm học tiếp theo khoa học, phù hợp hơn. 2.3.5. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Vận động mọi lực lượng, nguồn lực trong xã hội; huy động toàn xã hội, tập thể và cá nhân tham gia vào sự nghiệp GD-ĐT bằng nhiều hình thức như góp tiền, góp kinh phí, góp đất, góp công sức, trí tuệ và thời gian với mục tiêu là hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Xã hội hóa giáo dục là để tăng cơ hội giáo dục cho mọi người, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và tiến tới một xã hội học tập. Xã hội hóa giáo dục là xu hướng phát triển ở tất cả các nước trên thế giới và đây cũng là một quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Trong quá trình phát triển, nền giáo dục nước ta luôn chứng tỏ là sự nghiệp của toàn dân, toàn dân tham gia vào giáo dục, toàn xã hội quan tâm đến giáo dục, trong đó có GDĐĐ cho HS. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, để thực hiện hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS thì bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các nội dung GDĐĐ cho HS, cần kiến tạo bầu không khí tâm lí tích cực tại trung tâm, cụ thể như: Tạo dựng quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của cán bộ quản lí, GV và nhân viên sẽ là tấm gương sáng, ảnh hưởng tích cực giáo dục HS. Hoạt động GDĐĐ cho HS trước bối cảnh thời đại đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi nước ta tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc tế. Cho nên quản lí tốt hoạt động GDĐĐ cho HS Trung tâm vừa là mục đích vừa là động lực hiện thức hóa yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, còn là điều kiện chuẩn bị tốt nguồn lực lao động cho địa phương đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. Tài liệu tham khảo [1] Đặng Quốc Bảo (2014). Kiến tạo mô hình nhà trường thực hiện giáo dục đạo đức - pháp luật - lối sống/nề nếp cho thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay. Kỉ yếu xây dựng mô hình quản lí trường học trong bối cảnh đổi mới giáo dục. [2] Bùi Đức Tú - Nguyễn Thị Hồng Giang (2018). Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 8, tr 63-67. [3] Nguyễn Văn Đệ (chủ biên, 2013). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Trần Thu Thảo (2010). Cẩm nang giáo dục đạo đức, lối sống và Phòng chống bạo lực trong nhà trường. NXB Văn hóa - Thông tin. [5] Phạm Thị Kim Thủy (2019). Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, tr 41-45. [6] Lê Huy Thiên (2019). Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 313-317. [7] Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17nguyen_hoang_dong_3149_2181743.pdf
Tài liệu liên quan