Tài liệu Quản lí hoạt động dạy học ở các trường Trung học Phổ thông huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 95-99; 127
95
Email: tonol.bl@gmail.com
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU
Danh Tô Nol - Trường Trung học phổ thông Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
Ngày nhận bài: 20/6/2019; ngày chỉnh sửa: 28/6/2109; ngày duyệt đăng: 13/7/2019.
Abstract: Teaching is a central activity at the school, good management of teaching activities will
improve the quality of education and the development of the school. The article mentions the
current situation of managing teaching activities at high schools in Hong Dan district, Bac Lieu
province, and some measures to manage teaching activities will be proposed in order to improve
teaching effectiveness in Hong Dan district, Bac Lieu province in the future.
Keywords: Teaching, manage, manage teaching activity, measures.
1. Mở đầu
Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường; quản
lí hoạt động dạy học là nhiệm vụ ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động dạy học ở các trường Trung học Phổ thông huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 95-99; 127
95
Email: tonol.bl@gmail.com
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU
Danh Tô Nol - Trường Trung học phổ thông Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
Ngày nhận bài: 20/6/2019; ngày chỉnh sửa: 28/6/2109; ngày duyệt đăng: 13/7/2019.
Abstract: Teaching is a central activity at the school, good management of teaching activities will
improve the quality of education and the development of the school. The article mentions the
current situation of managing teaching activities at high schools in Hong Dan district, Bac Lieu
province, and some measures to manage teaching activities will be proposed in order to improve
teaching effectiveness in Hong Dan district, Bac Lieu province in the future.
Keywords: Teaching, manage, manage teaching activity, measures.
1. Mở đầu
Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường; quản
lí hoạt động dạy học là nhiệm vụ chính của người hiệu
trưởng; đội ngũ giáo viên (GV) là lực lượng quyết định
chất lượng dạy học, giúp học sinh (HS) hình thành những
phẩm chất, năng lực, tình cảm, đạo đức tốt đẹp. Theo tác
giả Võ Quang Phúc: “Dạy học là hệ thống những tác
động qua lại lẫn nhau giữa nhiều yếu tố nhằm mục đích
trang bị kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng
và rèn luyện đạo đức cho người công dân. Chính những
nhân tố hợp thành hoạt động này cùng với hệ thống tác
động qua lại lẩn nhau giữa chúng đã làm cho dạy học
thực sự tồn tại như một thực thể toàn vẹn - một hệ thống”
[1]. Quản lí hoạt động dạy học thực chất là quản lí các
thành tố của quá trình dạy học bao gồm: mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và
kiểm tra, đánh giá (KT, ĐG) kết quả dạy học. Để quản lí
hoạt động dạy học, hiệu trưởng phải thực hiện đầy đủ các
chức năng quản lí như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,
chỉ đạo thực hiện, KT, ĐG.
Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là hình
thành phẩm chất và năng lực người học, buộc các nhà
trường phải đổi mới hoạt động dạy học, đồng nghĩa phải
đổi mới hoạt động quản lí. Để nâng cao chất lượng dạy
học, hiệu trưởng phải có những biện pháp hiệu quả, tiến
bộ trong quá trình quản trị nhà trường phổ thông.
Hồng Dân là một huyện nghèo theo Chương trình
135 của Thủ tướng Chính phủ, KT-XH, GD-ĐT còn
nhiều khó khăn. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ, chính quyền địa phương, GD-ĐT đạt
được một số thành quả đáng trân trọng. Tuy nhiên,
chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông
(THPT) trên địa bàn huyện còn thấp, công tác quản lí
của hiệu trưởng còn bộc lộ nhiều yếu kém, chất lượng
giáo dục chưa đáp ứng được sự kì vọng của xã hội; đòi
hỏi phải tìm ra các biện pháp quản lí thích hợp để nâng
cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở các trường
trung học phổ thông huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
2.1.1. Khách thể, thời gian, phương pháp khảo sát
- Khách thể khảo sát: Quản lí hoạt động dạy học ở
trường trung học phổ thông.
- Thời gian khảo sát: từ tháng 2-9/2018.
- Phương pháp khảo sát: điều tra bằng bảng hỏi;
phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm, toán thống kê,
- Số lượng (SL) điều tra: 118 người (07 cán bộ quản
lí, 111 GV) của 3 trường THPT (Ngan Dừa, Ninh Quới,
Ninh Thạnh Lợi) thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
2.1.2. Kết quả khảo sát
2.1.2.1. Thực trạng quản lí lập kế hoạch dạy học (bảng
1, trang bên)
Bảng 1 cho thấy, việc lập kế hoạch dạy học của hiệu
trưởng, tổ chuyên môn và GV được đánh giá thực hiện ở
mức độ tốt (thứ bậc 1); việc KT, ĐG kế hoạch dạy học
của hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn, GV và sử dụng
kết quả này để đánh giá, xếp loại GV cuối năm học được
đánh giá ở mức thấp hơn (thứ bậc 4). Điều này chứng tỏ
việc lập kế hoạch dạy học đã được hiệu trưởng quan tâm
chỉ đạo, chất lượng kế hoạch từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn những hạn
chế nhất định, đó là nguyên nhân làm cho công tác quản
lí lập kế hoạch dạy học chưa thực sự hiệu quả.
2.1.2.2. Thực trạng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp
dạy học (bảng 2, trang bên)
Bảng 2 cho thấy, cán bộ quản lí, GV đã nhận thức tốt
về nhiệm vụ đổi mới PPDH; hiểu được tầm quan trọng
của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về đổi mới PPDH
cho GV (thứ bậc 1). Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy hàng
năm, hiệu trưởng các trường đã cử 100% cán bộ quản lí,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 95-99; 127
96
GV tham dự các lớp bồi dưỡng về đổi mới PPDH do Sở
GD-ĐT tổ chức. Tuy nhiên, theo nhận định của một số
cán bộ quản lí, việc đổi mới PPDH của GV chưa mang
lại hiệu quả như mong đợi. Phần lớn GV vẫn còn lúng
túng trong việc lựa chọn PPDH, nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của HS trong tiết dạy, đặc biệt là
việc sử dụng các PPDH tích cực.
2.1.2.3. Thực trạng quản lí bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên (trang bên)
Bảng 3 cho thấy, hiệu trưởng các trường làm tốt việc
cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, tham gia các
lớp bồi dưỡng theo chủ; quan tâm đến việc bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho GV. Hàng năm, nhà trường
đã làm quy hoạch đào tạo cho đội ngũ GV học tập nâng
cao trình độ, trình Sở GD-ĐT phê duyệt, khi có điều kiện
sẽ cử đi đào tạo. Công tác bồi dưỡng thường xuyên cũng
được hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo thực hiện, có KT,
ĐG, báo cáo về Sở GD-ĐT hàng năm.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, công tác bồi dưỡng
thường xuyên của GV chưa đạt yêu cầu, phần lớn GV
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chưa phù hợp với vị trí
công tác, chưa xác định được các nội dung bồi dưỡng, cá
biệt có trường hợp sao chép kế hoạch bồi dưỡng của
nhau.
2.1.2.4. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học
Bảng 4 cho thấy, hiệu trưởng các nhà trường đã đầu cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy
học, hàng năm đều xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung
Bảng 1. Mức độ quản lí lập kế hoạch dạy học của hiệu trưởng
TT Nội dung
Mức độ
Điểm
trung
bình
Thứ bậc
Rất tốt Tốt
Bình
thường
Chưa tốt
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
1
Lập kế hoạch dạy học của tổ chuyên
môn và GV
45 38,1 51 43,2 15 12,7 7 5,9 3,14 1
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học của
tổ chuyên môn và GV
41 34,7 46 39,0 18 15,3 13 11,0 2,97 3
3
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học của
tổ chuyên môn và GV
39 33,1 55 46,6 13 11,0 11 9,3 3,03 2
4
KT, ĐG kế hoạch dạy học và sử dụng
kết quả này để đánh giá, xếp loại tổ
chuyên môn, GV cuối năm học
37 31,4 48 40,7 21 17,8 12 10,2 2,93 4
Bảng 2. Mức độ chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
TT Nội dung
Mức độ
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất tốt Tốt
Bình
thường
Chưa tốt
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
1
Nhận thức của cán bộ quản lí, GV về nhiệm
vụ đổi mới PPDH
42 35,6 57 48,3 11 9,3 8 6,8 3,13 1
2
Lập kế hoạch đổi mới PPDH của GV, tổ
chuyên môn, toàn trường
40 33,9 55 46,6 14 11,9 9 7,6 3,07 2
3
Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV về kĩ
năng đổi mới PPDH
39 33,1 49 41,5 20 16,9 10 8,5 2,99 3
4
Trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy
học phục vụ cho việc đổi mới PPDH
34 28,8 52 44,1 21 17,8 11 9,3 2,92 4
5
Tổ chức KT, ĐG việc đổi mới PPDH của
GV
32 27,1 54 45,8 19 16,1 13 11,0 2,89 5
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 95-99; 127
97
các trang thiết bị dạy học, đặc biệt là chú trọng ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lí, khai thác sử dụng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, việc theo dõi, đánh
giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của
hiệu trưởng chưa chặt chẽ, kịp thời, nên trong thực tế chưa
kịp thời động viên, khích lệ những cá nhân tích cực hoặc
nhắc nhở; uốn nắn, xử lí các cá nhân cố tình không thực
hiện, nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường.
2.1.2.5. Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh (bảng 5)
Bảng 5 cho thấy, công tác KT, ĐG kết quả học tập
của HS ở các trường có quy trình chặt chẽ, tạo được tính
khách quan, công bằng, phản ánh đúng năng lực học tập
của HS; quy trình, hình thức, phương thức tổ chức KT,
ĐG kết quả học tập của HS phù hợp với định hướng đổi
mới GD-ĐT. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp, hình
thức KT, ĐG theo tiếp cận phẩm chất và năng lực chưa
đạt hiệu quả cao, hiệu trưởng cần nghiên cứu các văn bản
hướng dẫn, để quản lí tốt công tác KT, ĐG kết quả học
tập của HS trong xu thế đổi mới GD-ĐT.
Bảng 3. Mức độ quản lí bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV
TT Nội dung
Mức độ
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất tốt Tốt
Bình
thường
Chưa tốt
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
1
Cử đi đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ
35 29,7 59 50,0 15 12,7 9 7,6 3,02 3
2
Cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng
theo chủ đề
40 33,9 60 50,8 11 9,3 7 5,9 3,13 2
3
Cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng
chính trị
45 38,1 51 43,2 17 14,4 5 4,2 3,15 1
4
Tạo điều kiện cho GV tự bồi dưỡng
thường xuyên
34 28,8 55 46,6 21 17,8 8 6,8 2,97 4
5 Dự giờ đồng nghiệp 31 26,3 54 45,8 22 18,6 11 9,3 2,89 5
Bảng 4. Mức độ quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
TT Nội dung
Mức độ
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất tốt Tốt
Bình
thường
Chưa tốt
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
1
Xây dựng kế hoạch mua sắm, khai
thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học
42 35,6 46 39,0 21 17,8 9 7,6 3,03 1
2
Tổ chức cho tổ chuyên môn, GV đăng
kí sử dụng trang thiết bị dạy học
37 31,4 48 40,7 23 19,5 10 8,5 2,95 4
3
Cử GV tham gia hội thi sáng tạo trang
thiết bị, đồ dùng dạy học do Sở GD-
ĐT tổ chức
41 34,7 42 35,6 24 20,3 11 9,3 2,96 3
4
Theo dõi, đánh giá việc sử dụng cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học từng
tháng, từng học kì, cả năm học của
hiệu trưởng
36 30,5 47 39,8 26 22,0 9 7,6 2,93 5
5
Sử dụng kết quả khai thác, sử dụng cơ
sở vật chất, trang thiết bị vào đánh giá,
xếp loại GV cuối năm học
39 33,1 50 42,4 18 15,3 11 9,3 2,99 2
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 95-99; 127
98
2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động
dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Hồng
Dân, tỉnh Bạc Liêu
2.1.3.1. Ưu điểm
Cán bộ quản lí đã xác định hoạt động dạy học là hoạt
động trung tâm của nhà trường, là cơ sở nâng cao chất
lượng dạy học. Hiệu trưởng các trường đã xây dựng được
một hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động dạy học
khá chi tiết, cụ thể, bước đầu đã tạo được sự ổn định cho
hoạt động của nhà trường.
2.1.3.2. Hạn chế
Một số hiệu trưởng chưa thực sự quan tâm đến công
tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho GV
mà chủ yếu trông đợi vào các đợt tập huấn của cấp trên.
Việc sử PPDH tích cực, phương pháp KT, ĐG kết quả
HS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực chưa được
các hiệu trưởng quan tâm đúng mức.
2.2. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở
các trường trung học phổ thông huyện Hồng Dân, tỉnh
Bạc Liêu
2.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên
về tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động dạy học
trong nhà trường
Cán bộ quản lí, GV cần phải nắm vững các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành về đổi
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; nắm vững mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức, KT, ĐG kết quả
học tập của HS và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy
học, để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, quản lí nhà
trường, nhằm điều hành tốt hoạt động dạy học đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Để
thực hiện tốt biện pháp trên, hiệu trưởng cần phải thực
hiện tốt các hoạt động sau:
- Tham gia học tập đầy đủ các lớp tập huấn về đổi
mới giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tổ
chức để nắm được chủ trương, chính sách, mục tiêu, yêu
cầu cơ bản đối với nhiệm vụ đổi mới hoạt động dạy học
hiện nay.
- Tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
với cán bộ quản lí của các trường trung học phổ thông
trong và ngoài tỉnh để nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lí nhà trường.
Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ,
năng lực nghiệp vụ quản lí của bản thân.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng tuyên truyền
cho GV thấm nhuần tinh thần đổi mới giáo dục phổ
thông. Cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực
hiện việc đổi mới giáo dục phổ thông cho GV để họ
nghiên cứu.
2.2.2. Cải tiến việc thực hiện kế hoạch dạy học
Hiệu trưởng cần đầu tư xây dựng kế hoạch dạy học của
nhà trường chi tiết, cụ thể, bám sát vào các văn bản chỉ đạo
của các cấp quản lí giáo dục và tình hình thực tiễn của nhà
trường, đảm bảo tính khoa học và tính khả thi; triển khai
kế hoạch đã xây dựng đến từng tổ chức, cá nhân trong nhà
trường để tổ chức thực hiện. Chỉ đạo tổ trưởng chuyên
môn hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân,
trình hiệu trưởng phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
Kế hoạch dạy học của GV phải cụ thể hóa được kế hoạch
hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường; kế hoạch
dạy học phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp,
Bảng 5. Mức độ quản lí KT, ĐG kết quả học tập của HS
TT Nội dung
Mức độ
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
1
Lập kế hoạch, xây dựng quy chế KT,
ĐG kết quả học tập của HS
44 37,3 51 43,2 16 13,6 7 5,9 3.12 1
2
Đổi mới phương pháp, hình thức KT,
ĐG theo tiếp cận phẩm chất và năng
lực của HS
36 30,5 47 39,8 22 18,6 13 11,0 2.90 4
3
Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, quy
trình KT, ĐG kết quả học tập của HS
39 33,1 45 38,1 25 21,2 9 7,6 2.97 3
4 Tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của HS 40 33,9 48 40,7 19 16,1 11 9,3 2.99 2
5
Phân tích, đánh giá kết quả học tập của
HS
34 28,8 44 37,3 25 21,2 15 12,7 2.82 5
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 95-99; 127
99
hình thức tổ chức, phương tiện hỗ trợ và KT, ĐG kết quả
học tập của HS, đồng thời phải gắn với một số chỉ tiêu
phấn đấu của bản thân GV. Kế hoạch dạy học mang tính
định hướng hoạt động của từng cá nhân và tổ chức, cho
nên kế hoạch dạy học phải mang tính khoa học, toàn diện,
sáng tạo, thiết thực mang tính khả thi cao.
2.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của
giáo viên
Đổi mới PPDH là nhiệm vụ thường xuyên của cán
bộ quản lí, GV; đặc biệt trong xu thế đổi mới giáo dục
hiện nay, đổi mới PPDH là nhiệm vụ then chốt, mang
tính đột phá của mỗi nhà trường. Hiệu trưởng cần
khuyến khích GV sử dụng PPDH tích cực, hiện đại, cải
tiến các PPDH truyền thống; phối hợp các PPDH một
cách linh động, khoa học để giúp HS lĩnh hội tri thức
tốt nhất, kích thích được tính chủ động, sáng tạo của
HS, hình thành được các phẩm chất, năng lực cho HS,
thông qua các hoạt động dạy học để hình thành nhân
cách cho HS. Muốn làm được điều đó, hiệu trưởng cần
thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Tổ chức trao đổi, thảo luận, để lựa chọn các PPDH
phù hợp cho từng bài, từng môn học, đáp ứng yêu cầu
đổi mới chương trình giáo dục hiện nay;
- Tạo điều kiện cho GV được giao lưu, học tập kinh
nghiệm với các đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới PPDH;
thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ,
thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, thực hiện nhiệm vụ
đổi mới PPDH.
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, nhất là các
thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ cho việc
đổi mới PPDH và sử dụng các PPDH tích cực.
2.2.4. Chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên
Hiệu trưởng phải xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho nhà trường ở từng giai đoạn, phù
hợp tình hình đội ngũ của nhà trường, để chủ động trong
việc đào tạo, bồi dưỡng, tạo động lực cho đội ngũ GV
phấn đấu. Trong công tác quy hoạch phải đảm bảo được
tính công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch. Để làm
tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ GV, hiệu trưởng cần làm tốt những việc sau:
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn lựa chọn lựa chọn
những GV có phẩm chất, năng lực để cử đi đào tạo, bồi
dưỡng khi có điều kiện; tạo điều kiện thuận lợi về cơ
chế, chính sách, chi phí đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sắp
xếp các nhiệm vụ phù hợp để GV an tâm tham gia các
lớp đào tạo, bồi dưỡng.
- Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của
việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, để họ xác định
được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân
khi được nhà trường cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
do Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT tổ chức.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên
đề cấp trường, mời một số chuyên gia về nói chuyện,
trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm; trong các buổi sinh
hoạt tổ chuyên môn cần đi sâu vào các hoạt động
chuyên môn, các vấn đề khó, phức tạp, chưa thống
nhất trong quá trình dạy học cần được đưa ra trong tổ
để trao đổi, chia sẻ; góp phần nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho GV
- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên
theo các thông tư hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, văn bản
chỉ đạo của Sở GD-ĐT; khai thác hiệu quả các trang
mạng như “trường học kết nối”, website của Bộ GD-
ĐT, Sở GD-ĐT để bồi dưỡng GV.
2.2.5. Tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đổi mới PPDH, gắn liền với đổi mới về phương
pháp KT, ĐG; KT, ĐG kết quả học tập của HS là khâu
quan trọng của hoạt động dạy học. Xu thế đổi mới giáo
dục hiện nay đòi hỏi khi đánh giá HS cần phải xem xét
cả quá trình học tập, nên khi tổ chức kiểm tra cần có
tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng; trên cơ sở đó, chúng
ta lựa chọn các phương pháp KT, ĐG phù hợp, nhằm
đánh giá đúng năng lực của HS. Để thực hiện tốt nội
dung này, hiệu trưởng cần phải quan tâm những vấn
đề sau:
- Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH, gắn liền với
đổi mới phương pháp KT, ĐG cụ thể rõ ràng, đảm bảo
tính khoa học, thời sự và khả thi cao
- Xây dựng quy trình KT, ĐG chặt chẽ, minh bạch,
khoa học phù hợp với các văn bản hướng dẫn của các
cấp quản lí giáo dục.
- Lựa chọn các phương pháp KT, ĐG kết quả học
tập của HS, đảm bảo tính khách quan, công bằng,
chính xác.
- Tổ chức kiểm tra đúng quy trình, đảm bảo tính
công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đánh
giá đúng năng lực học tập của HS.
- Trong KT, ĐG cần bám sát vào chuẩn kiến thức
kĩ năng, yêu cầu về phẩm chất, năng lực; kết hợp hài
hòa các hình thức, công cụ đánh giá và mức độ cần đạt
của HS.
- Sử dụng kết quả đổi mới phương pháp KT, ĐG kết quả
học tập của HS để xem xét, đánh giá, xếp loại GV, đề xuất
hình thức thi đua, khen thưởng cho cán bộ quản lí và GV
cuối năm học. Đồng thời, cần kịp thời động viên, nhắc nhở,
uốn nắn, xử lí các tổ chức, cá nhân thiếu tích cực, hoặc
không thực hiện đổi mới theo kế hoạch chung.
(Xem tiếp trang 127)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127
127
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất
cả các bậc học, ngành học. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ về KT-XH của đất nước, đứng trước yêu cầu mới
về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc
lực cho xã hội, các trường đại học phải chú trọng, quan
tâm đến công tác QL SV nhằm tăng cường giáo dục
chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành
pháp luật cho SV trong thời kì mới. Đó cũng là nhiệm
vụ chiến lược lâu dài để cải tiến công tác QL ở các
trường đại học. Xuất phát từ các yêu cầu, nhiệm vụ của
công tác QL SV trong tình hình mới, tác giả đề xuất một
số giải pháp đổi mới công tác QL SV Trường Đại học
Lao động - Xã hội.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 50/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 29/8/2007 ban hành Quy định về
công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học
viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp.
[3] Bộ GD-ĐT (2008). Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT
ngày 23/12/2008 về tăng cường phối hợp gia đình,
Nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ
em, học sinh, sinh viên.
[4] Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 10/2016/TT-
BGDĐT, ngày 05/4/2016 về việc ban hành Quy chế
công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại
học hệ chính quy.
[5] Trường Đại học Lao động - Xã hội. Báo cáo tổng
kết công tác sinh viên các năm học: 2015-2016;
2016-2017; 2017-2018.
[6] Trường Đại học Lao động - Xã hội (2011). Kỉ yếu
50 năm thành lập 1961-2011.
[7] Trường Đại học Lao động - Xã hội (2014). Quyết
định số 122/QĐ-ĐHLĐXH ngày 17/01/2014 của
Hiệu trưởng quy định Công tác sinh viên theo hệ
thống tín chỉ.
[8] Trường Đại học Lao động - Xã hội. Báo cáo tổng
kết năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018.
[9] Đỗ Hoàng Toàn (2000). Giáo trình khoa học quản
lí. NXB Khoa học và Kĩ thuật.
[10] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (2001). Giáo dục học
- Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
(Tiếp theo trang 99)
3. Kết luận
Qua nghiên cứu lí luận về quản lí giáo dục, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy
học ở các trường trung học phổ thông huyện Hồng Dân,
tỉnh Bạc Liêu, phân tích, đánh giá thực trạng dạy học, tìm
ra được các ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lí của
hiệu trưởng; trên cơ sở đó, đề xuất 5 biện pháp quản lí
hoạt động dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở
các trường THPT huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu trong
thời gian tới. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tác động qua lại tạo nên chỉnh thể thống
nhất trong quá trình quản lí hoạt động dạy học ở các
trường THPT; thực hiện đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo
các biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động dạy học ở các trường THPT huyện Hồng Dân, tỉnh
Bạc Liêu trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
[1] Võ Quang Phúc (1996). Mấy vấn đề cấp bách của lí
luận dạy học. Trường Cán bộ quản lí Giáo dục và
Đào tạo II, TP. Hồ Chí Minh.
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[3] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp
dạy học trong nhà trường. NXB Đại học Sư phạm.
[4] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Thành
Vinh - Hà Thế Truyền - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
(2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ
thông. NXB Giáo dục Việt Nam.
[5] Lê Hoàng Hà (2011). Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng
yêu cầu dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa
ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số
271, tr 35-38.
[6] Đinh Quang Thanh Bình 2018). Thực trạng quản lí
hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung
học phổ thông huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 82-89.
[7] Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học
ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học
Giáo dục, Trường Đại học Vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18danh_to_nol_8236_2181744.pdf