Tài liệu Quản lí hoạt động dạy học nghiệp vụ ở trường Đại học phòng cháy chữa cháy theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 124-128; 95
124
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
Nguyễn Văn Hiệp - Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
Ngày nhận bài: 09/03/2019; ngày sửa chữa: 20/03/2019; ngày duyệt đăng: 28/03/2019.
Abstract: On the basis of studying the current status of management of physical conditions,
equipment and facilities for professional teaching activities in the direction of developing
professional competency at University of Fire Fighting and Prevention. In this article, we propose
a number of measures to ensure material conditions and equipment and facilities to improve the
efficiency of managing professional teaching activities in the direction of developing professional
competency at University of Fire Fighting and Prevention.
Keywords: Facilities, equipment and facilities; professional teaching; managing professional
teaching activit...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động dạy học nghiệp vụ ở trường Đại học phòng cháy chữa cháy theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 124-128; 95
124
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
Nguyễn Văn Hiệp - Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
Ngày nhận bài: 09/03/2019; ngày sửa chữa: 20/03/2019; ngày duyệt đăng: 28/03/2019.
Abstract: On the basis of studying the current status of management of physical conditions,
equipment and facilities for professional teaching activities in the direction of developing
professional competency at University of Fire Fighting and Prevention. In this article, we propose
a number of measures to ensure material conditions and equipment and facilities to improve the
efficiency of managing professional teaching activities in the direction of developing professional
competency at University of Fire Fighting and Prevention.
Keywords: Facilities, equipment and facilities; professional teaching; managing professional
teaching activities; fire fighting and prevention; rescue; developing professional competency.
1. Mở đầu
Là thành phần quan trọng của lực lượng Công an nhân
dân, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là nòng cốt
trong triển khai các biện pháp phòng ngừa, kịp thời chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) các vụ cháy, nổ, sự cố,
tai nạn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, góp phần bảo
đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự
nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, tình
hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, thường
xuyên xảy ra nhiều vụ cháy, tai nạn, sự cố làm nhiều người
chết và bị thương, gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng
đến an ninh, trật tự, môi trường đầu tư và an sinh xã hội.
Điều này đặt ra cho công tác PCCC và CNCH nhiệm
vụ rất nặng nề. Ðể nâng cao hiệu quả PCCC và CNCH,
Ban Bí thư trung ương Đảng yêu cầu cần tập trung thực
hiện tốt đồng thời nhiều nhiệm vụ, trong đó có: “Xây
dựng lực lượng Cảnh sát PCCC chính quy, chuyên
nghiệp, từng bước hiện đại, nắm vững pháp luật, tinh
thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chữa cháy
và CNCH; bố trí phù hợp ở các địa bàn trọng điểm. Chú
trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng Cảnh sát
PCCC” [1; tr 4].
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy thực hiện
chức năng và nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ PCCC và
CNCH duy nhất của nước ta. Trong những năm qua,
Trường đã tích cực đổi mới hoạt động dạy học, đã tiếp
cận và triển khai dạy học theo định hướng phát triển năng
lực nghề nghiệp (PTNLNN). Tuy nhiên, quá trình triển
khai gặp nhiều khó khăn, kết quả chưa đạt được mục tiêu
mong muốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do trường chưa đổi mới cách
thức quản lí (QL) hoạt động dạy học, vẫn lấy QL hành
chính áp đặt vào hoạt động dạy học nên dẫn đến sự vận
hành rời rạc, thiếu đồng bộ; QL hoạt động dạy học nói
chung và QL hoạt động dạy học nghiệp vụ nói riêng triển
khai theo kiểu truyền thống; QL hoạt động dạy học
nghiệp vụ chưa theo định hướng PTNLNN.
Bài viết đề xuất một số biện pháp bảo đảm điều kiện
vật chất, trang bị phương tiện thiết bị nhằm nâng cao hiệu
quả QL hoạt động dạy học nghiệp vụ ở Trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy theo định hướng phát triển năng
lực nghề nghiệp.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Về điều kiện vật chất, trang bị phương tiện thiết bị
phục vụ hoạt động dạy học nghiệp vụ theo định hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp ở Trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy
Học viên của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
sau khi ra trường phải có sức khỏe tốt nhằm đáp ứng được
yêu cầu phục vụ ngành lâu dài, linh hoạt thích ứng với môi
trường công tác chiến đấu của ngành Công an và được
phân công về công tác tại các đơn vị Cảnh sát PCCC và
CNCH. Học viên khi ra trường phải có năng lực nghề
PCCC và CNCH để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH được giao, bao gồm:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức
nghiệp vụ, xây dựng phong trào quần chúng PCCC và
CNCH; - Kiểm tra, hướng dẫn và đề xuất các giải pháp an
toàn PCCC và các tai nạn, sự cố nguy hiểm liên quan đến
cháy, nổ khi thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối
với nhà và công trình, trong quá trình hoạt động sản xuất
và trong sinh hoạt; - Tiến hành phối hợp điều tra vụ cháy
và tiến hành xử lí các vi phạm quy định về PCCC theo
pháp luật; - Tổ chức, QL hoạt động của một đội nghiệp vụ;
- Có kĩ năng chuyên sâu về phòng cháy trong xây dựng,
trong cơ sở văn hóa - xã hội, cơ sở sản xuất; - Tham mưu,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 124-128; 95
125
đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện được các văn bản
quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH, triển khai ứng
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực PCCCvà
CNCH; - Xây dựng và tổ chức thực tập các phương án
chữa cháy và CNCH; - Có kĩ năng chuyên sâu về đánh giá
nhận định diễn biến đám cháy và tổ chức chỉ huy các hoạt
động chữa cháy; - Có kĩ năng chuyên sâu về nhận định,
đánh giá tình hình diễn biến sự cố và tổ chức các hoạt động
CNCH; - Có năng lực thích ứng, tự học tập, nghiên cứu để
nâng cao trình độ; - Có khả năng làm việc độc lập và tổ
chức phối hợp, làm việc theo nhóm; thực hiện thành thạo
các quy trình sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn trong
các tình huống sự cố, tai nạn, cháy, nổ; - Sử dụng được các
công cụ hỗ trợ, phương tiện kĩ thuật PCCC và CNCH
chuyên dụng được trang bị.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nghiệp
vụ. Theo Từ điển tiếng Việt, nghiệp vụ là công việc
thuộc chuyên môn riêng của từng nghề [2; tr 160]. Theo
tác giả Nguyễn Như Ý và các cộng sự đã có định nghĩa:
nghiệp vụ là công việc chuyên môn riêng của từng nghề
[3; tr 350].
Trường Đại học PCCC là nơi đào tạo duy nhất của cả
nước về lĩnh vực PCCC và CNCH. Nghiệp vụ ở Trường
Đại học PCCC là nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động
phòng cháy, chữa cháy và CNCH cho sự phát triển kinh
tế, xã hội và an toàn cho người dân. Từ đó, trên quan
điểm nghiên cứu này, khái niệm nghiệp vụ ở Trường Đại
học PCCC là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh
nghiệm thực tế về PCCC và CNCH mà một cán bộ, chiến
sĩ phải có để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn cháy,
nổ cho cơ sở cho người dân, đồng thời tích cực, chủ động
chữa cháy, cứu người hạn chế thiệt hại về người và tài
sản khi xảy ra sự cố - tai nạn, cháy, nổ.
Theo đó, nghiệp vụ PCCC và CNCH có đặc điểm
sau: - Đáp ứng được đặc thù khi xảy ra cháy và tai nạn,
sự cố; PCCC và CNCH là một công việc hết sức nặng
nhọc, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi chiến sĩ phải
dũng cảm, mưu trí mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Để hoạt động PCCC và CNCH mang lại hiệu quả cao
đòi hỏi cán bộ chiến sĩ phối hợp nhịp nhàng, thống nhất
theo mệnh lệnh của chỉ huy hiện trường; - Gắn với sử
dụng thành thạo đa dạng trang thiết bị phương tiện kĩ
thuật chuyên dụng hiện đại trong thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động dạy học nghiệp vụ ở Trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy được tổ chức một cách chặt chẽ, có kế
hoạch, có nội dung và thời gian xác định; thực hiện một cách
cơ bản, hệ thống, toàn diện các nội dung nghiệp vụ về
PCCC và CNCH. Thông qua hoạt động dạy học nghiệp vụ
ở trường, học viên phải nắm vững được các kiến thức cơ
bản về PCCC và CNCH, những động tác và đội hình cơ
bản. Học viên cần phải luyện tập hàng ngày, tập đi tập lại,
tập toàn diện, nghiêm chỉnh làm theo trình tự và yêu cầu
thao tác, đảm bảo kĩ thuật và nâng cao tốc độ. Giữ vững kỉ
luật đội ngũ, kỉ luật thao trường, kết hợp luyện tập chuyên
môn với rèn luyện thể lực, đảm bảo an toàn cho học viên
trong quá trình dạy học. Để không chỉ củng cố kiến thức,
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học viên, nhà trường còn
hướng vào việc phát triển tư duy, hình thành các kĩ năng
thực hành sáng tạo, chuẩn bị cho học viên có thể thực hiện
được nhiệm vụ thực tiễn và đáp ứng với mục tiêu đào tạo.
Qua đó, có thể khái quát hoạt động dạy học nghiệp vụ
PCCC và CNCH: là sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên
và học viên trong truyền thụ kiến thức, kĩ năng, rèn luyện
năng lực thực hành về nhiệm vụ PCCC và CNCH gắn với
sử dụng phương tiện kĩ thuật trong hiện trường tai nạn, sự
cố nhằm giúp học viên có được năng lực thực hiện nhiệm
vụ PCCC và CNCH theo mục tiêu đào tạo đề ra.
Hoạt động dạy học nghiệp vụ ở Trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy theo định hướng PTNLNN có đặc trưng
sau: - Theo định hướng PTNLNN, mục tiêu dạy học ở
Trường phải xác định rõ sau khi học xong một tiết học, bài
học, môn học học viên được phát triển như thế nào về các
năng lực chung và các năng lực chuyên biệt; - Nội dung
dạy học nghiệp vụ phải phục vụ cho việc thực hiện mục
tiêu dạy học theo định hướng PTNLNN, được lựa chọn
đưa vào trong tiết học/bài học phải bao gồm những kiến
thức, kĩ năng, thái độ góp phần hình thành và PTNLNN
cho học viên; - Phương pháp và phương tiện dạy học
nghiệp vụ là những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với dạy
học theo định hướng PTNLNN, cần theo hướng chuyển từ
truyền thụ kiến thức sang chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt
động học tập của học viên, sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp dạy học với trọng tâm là dạy học thực hành,
đồng thời để học viên sử dụng thành thạo các phương tiện,
thiết bị PCCC và CNCH chuyên dụng, tập luyện trong mô
hình học tập giống với thực tế. Hình thức tổ chức dạy học
có ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học theo định hướng
PTNLNN, định hướng đổi mới hình thức tổ chức dạy học
là phải chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý đến hoạt động tự học, tự
nghiên cứu của học viên, chú trọng tổ chức dạy học nhóm;
- Môi trường dạy học nghiệp vụ ở Trường cũng phải trở
thành nơi nâng đỡ, tạo điều kiện cho sự hình thành và
PTNLNN, gồm có các yếu tố bên ngoài (môi trường, giáo
viên, học viên, nhà trường, gia đình, xã hội,...), các yếu tố
bên trong tiềm năng trí tuệ, những xúc cảm, các giá trị, vốn
sống, phong cách học và dạy, tính cách,...); - Kiểm tra,
đánh giá kết quả dạy học nghiệp vụ ở Trường theo định
hướng PTNLNN không chỉ nhằm đánh giá về kiến thức
mà phải đánh giá đúng năng lực học viên, đánh giá phải
giúp hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy, cách học ngay trong
quá trình dạy học, đánh giá bằng nhiều hình thức, kết hợp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 124-128; 95
126
đánh giá quá trình với đánh giá định kì; sử dụng kết quả
đánh giá một cách hợp lí; - Trong hoạt động dạy học
nghiệp vụ ở Trường theo định hướng PTNLNN, giáo viên
là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, học viên một mặt là
đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác lại là chủ thể của
hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu.
QL hoạt động dạy học là QL cơ bản, quan trọng nhất
trong công tác QL ở một nhà trường. Việc QL hoạt động
dạy học có thể tiếp cận theo những định hướng khác nhau,
tùy thuộc mục đích, yêu cầu của các chủ thể QL. Theo đó,
có thể khái quát “QL hoạt động dạy học nghiệp vụ ở
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo định hướng
PTNLNN là những tác động trong tổ chức điều hành và
kiểm tra đánh giá của đội ngũ cán bộ QL các cấp và đội
ngũ giáo viên giảng dạy các môn học đến quy trình dạy
học nhằm làm cho hoạt động dạy nghiệp vụ và hoạt động
học nghiệp vụ được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy
đủ, hoàn thành nội dung chương trình đã xác định có chất
lượng cao, đạt được mục tiêu PTNLNN”.
QL hoạt động dạy học nghiệp vụ ở Trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy theo định hướng PTNLNN bao
gồm: - Mục đích QL nhằm phát huy tính tích cực chủ động
sáng tạo của các chủ thể QL tổ chức, điều khiển, hướng dẫn
hoạt động dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN
đúng quy trình, đảm bảo bám theo đúng mục tiêu, theo
những nội dung, tiêu chí đã xác định; - Có nhiều chủ thể với
vai trò và trách nhiệm khác nhau, chủ thể QL ở đây là Ban
Giám hiệu, chủ thể tổ chức thực hiện là các đơn vị (phòng
chức năng, các khoa chuyên ngành, bộ môn cơ sở, cán bộ
QL, giáo viên và học viên); - Đối tượng QL là từ việc QL
kế hoạch, mục tiêu và nội dung dạy học nghiệp vụ, phương
pháp và phương tiện dạy học nghiệp vụ, điều kiện cơ sở vật
chất, kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học nghiệp vụ và QL,
giải quyết các mối quan hệ giữa các chủ thể khác nhau trong
hoạt động dạy học nghiệp vụ tại Trường, xác định và tổ chức
thực hiện quy trình, các khâu các bước trong hoạt động dạy
học nghiệp vụ của các chủ thể, các lực lượng tham gia; -
Phương pháp QL hết sức đa dạng và phong phú (phương
pháp hành chính - pháp luật, phương pháp giáo dục - tâm lí,
phương pháp kích thích nhằm thông qua lợi ích vật chất và
lợi ích tinh thần); - Phương tiện QL thông qua phương tiện
QL của chủ thể QL nhằm hướng dẫn, khích lệ, phối hợp,
đánh giá kết quả hoạt động của đối tượng QL hướng vào
thực hiện mục tiêu đề ra (các phương tiện có tính pháp lí,
phương tiện theo lĩnh vực QL, phương tiện QL theo kinh tế,
kĩ thuật, phương tiện QL theo nội dung và quá trình QL).
Các điều kiện vật chất, trang bị phương tiện thiết bị
phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ và luyện tập
có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và là yếu tố không
thể thiếu được trong hoạt động dạy học nghiệp vụ theo
định hướng PTNLNN bao gồm: Cơ sở vật chất - kĩ thuật
gián tiếp như ăn ở, phương tiện đi lại, nghỉ ngơi, giải trí
và nhà cửa (phòng học giảng đường, phòng tin học,
phòng đọc thư viện), các thiết bị dạy học nghiệp vụ (thiết
bị nghe nhìn, thiết bị xử lí thông tin), các mô hình, sân
bãi dạy học nghiệp vụ, các phương tiện, thiết bị PCCC
và CNCH, tài liệu tham khảo,...
Mục đích của QL phương tiện kĩ thuật dạy học nghiệp
vụ và luyện tập là nhằm: Nâng cao chất lượng thực hành,
thực tập, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học viên; nâng cao
tính khách quan của giảng dạy trong mối quan hệ biện
chứng với yêu cầu trừu tượng hóa, mô hình hóa; giảm nhẹ
lao động của thầy và trò; mở rộng khả năng cho nhiều
người đồng thời tạo điều kiện để cá biệt hóa việc giáo dục,
phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học.
Do đặc thù công tác thực tế của lực lượng PCCC, nên
hoạt động dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN
ở trường thường được tổ chức dạy học thực hành và dạy
học nhóm. Vì vậy, không gian cho hoạt động dạy học
nhóm đủ rộng để thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp chỗ cho
các nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập, không ảnh
hưởng đến các nhóm khác; vừa đảm bảo cho giáo viên vận
động một cách thuận lợi để quan sát, theo dõi, giúp đỡ, can
thiệp việc thực hiện nhiệm vụ học tập của các nhóm.
Hiện tại, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy có 3 cơ
sở đào tạo, cả 3 cơ sở đã được xây dựng kiên cố, đồng bộ.
Tại cơ sở 1 (Thanh Xuân, Hà Nội), hệ thống giảng đường,
phòng thí nghiệm, thư viện được xây dựng với tổng diện
tích 17.423m2; nhà hiệu bộ, hành chính; nhà võ đường rộng
1.000m2; các nhà ở học viên rộng 9.570m2; nhà ăn học viên,
tháp tập chữa cháy và CNCH 5 tầng; trên 12.000m2 sân
đường bê tông áp phan, đảm bảo điều kiện cho hơn 600 cán
bộ, giảng viên và 1.200 học viên làm việc, sinh hoạt. Cơ sở
2 (Lương Sơn, Hòa Bình) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
nhiều hạng mục công trình như: sân tập sát hạch lái xe ô tô;
sân thực hành chữa cháy và CNCH; các khu nhà ở của học
viên với tổng diện tích 6.604m2; nhà hành chính, nhà học 5
tầng có diện tích 2.241m2, nhà ăn của học viên, các mô hình
và phòng thí nghiệm, tháp tập bê tông 10 tầng, tháp tập sắt
5 tầng, trường bắn, gara xe và 10.000m2 sân luyện tập bằng
bê tông, bể bơi, sân bóng đá cỏ nhân tạo, điện nước đồng bộ
đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho 1.000 cán bộ, giảng
viên và học viên học tập và sinh hoạt. Tại cơ sở 3 (Long
Thành, Đồng Nai) được xây dựng với tổng diện tích là
8.000m2 đáp ứng nhu cầu đào tạo cho 500 học viên và 100
cán bộ, giảng viên [4; tr 5].
Đến nay, nhà trường đã đầu tư trang thiết bị mới,
đồng bộ, hiện đại cho các phòng học, phòng thí nghiệm
theo từng chuyên ngành như: 01 phòng thí nghiệm báo
cháy tự động; 01 phòng thí nghiệm chữa cháy tự động;
01 phòng thí nghiệm truyền nhiệt; 01 phòng thí nghiệm
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 124-128; 95
127
hoá đại cương; 01 phòng thí nghiệm vật lí đại cương; 01
phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng; 01 phòng kiểm tra
thể lực của chiến sỹ chữa cháy và CNCH; 01 phòng thí
nghiệm phòng cháy trong xây dựng; 02 phòng học ngoại
ngữ, 01 phòng học thông minh; 07 phòng thực hành tin
học; 01 phòng bắn điện tử; 01 phòng thí nghiệm phục vụ
đào tạo, nghiên cứu khoa học và kiểm định chất lượng
vật liệu chống cháy, phương tiện thiết bị trong lĩnh vực
PCCC và CNCH [4; tr5-6].
Nhằm thu thập số liệu, qua đó đánh giá đúng thực trạng
QL các điều kiện vật chất, trang bị phương tiện thiết bị
phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ theo định hướng
PTNLNN ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
Trường tiến hành tổ chức khảo sát: 86 đồng chí là cán bộ
QL; 146 đồng chí là giảng viên giảng dạy cơ sở ngành và
chuyên ngành; 362 đồng chí là học viên đào tạo đại học
năm thứ 3 và 4. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp khảo sát chủ yếu bằng phiếu hỏi,
phương pháp toán thống kê, quan sát thực tế QL hoạt động
dạy học nghiệp vụ ở Trường theo định hướng PTNLNN
và quan sát tìm hiểu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ công tác
và cơ sở vật chất - điều kiện phương tiện thiết bị tại các
đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH. Các phiếu điều tra trong
quá trình khảo sát được đánh giá theo tiêu chí thực hiện
với 03 mức độ: tốt, bình thường, chưa tốt. Lựa chọn kết
quả nghiên cứu được tiến hành theo cách tính điểm trung
bình, thang đánh giá theo điểm trung bình được lượng hóa
bằng điểm theo nguyên tắc: mức tốt là 3 điểm; mức bình
thường là 2 điểm; mức chưa tốt là 1 điểm.
Về thực trạng sử dụng phương tiện dạy học nghiệp vụ
theo định hướng PTNLNN hiện nay, các nội dung được
đánh giá kết quả như sau: Tài liệu, giáo trình đầy đủ, sát với
nội dung dạy học nghiệp vụ (xếp thứ 1, X = 2,56); Cơ sở vật
chất dạy học đáp ứng được yêu cầu phương pháp dạy học
nghiệp vụ (xếp thứ 2, X = 2,52); Trang thiết bị phương tiện
dạy học đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học
nghiệp vụ (xếp thứ 3, X = 2,35); Trang thiết bị phương tiện
dạy học nghiệp vụ phù hợp và đầy đủ như các đơn vị ở địa
phương (xếp thứ 4, X = 2,31); Mô hình, bãi tập dạy học đáp
ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học nghiệp vụ (xếp
thứ 5, X = 1,94); Mô hình, bãi tập dạy học nghiệp vụ gắn
với thực tiễn chiến đấu của lực lượng (xếp thứ 6, X = 1,88).
Qua đó thấy, trang thiết bị phương tiện dạy học và mô hình,
bãi tập dạy học nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của
phương pháp dạy học nghiệp vụ và chưa phù hợp với thực
tiễn chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện và QL
hoạt động dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN
của cán bộ QL, giáo viên và học viên [5, tr 140].
Đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung QL các điều
kiện vật chất, trang bị phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt
động dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN chung
là mức độ trung bình (điểm trung bình chung X = 2,06). Các
nội dung được đánh giá như sau: Xác định rõ tầm quan trọng
của mô hình, bãi tập, trang thiết bị phương tiện phục vụ dạy
học nghiệp vụ (xếp thứ 1, X = 2,65); Cán bộ QL và giáo
viên thấy rõ được tầm quan trọng và tác dụng của cơ sở vật
chất (phòng học, máy tính, máy chiếu,...) đối với hoạt động
dạy học nghiệp vụ (thứ 2, X = 2,36); Công tác phối hợp với
tổ bộ môn, với khoa trong lập kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng
thiết bị dạy học nghiệp vụ một cách hiệu quả (xếp thứ 3, X
= 2,21); Vật tư dạy học nghiệp vụ được cấp trên cơ sở ước
lượng và phân phối đầu năm học (xếp thứ 4, X = 2,00); Vật
tư dạy học nghiệp vụ được cấp trên cơ sở định mức quy định
(theo số lượng học viên) (xếp thứ 5, X = 1,94); Tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện được thực hiện
thường xuyên hàng năm trên cơ sở khi có nguồn vốn nhà
nước (xếp thứ 6, X = 1,91); Tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị phương tiện được thực hiện thường xuyên hàng năm
trên cơ sở lưu lượng học viên (xếp thứ 7, X = 1,87); Tăng
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện được thực
hiện thường xuyên hàng năm trên cơ sở thay đổi nội dung
dạy học nghiệp vụ (xếp thứ 8, X = 1,83); Khả năng tự chủ
và trách nhiệm về tài chính, để nâng cao chất lượng hoạt
động dạy học nghiệp vụ (xếp thứ 9, X = 1,79) [5; tr 140-
141]. Kết quả khảo sát phản ánh hiện thực khách quan, khâu
QL cơ sở vật chất, trang bị phương tiện thiết bị đến hoạt
động dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN có
những tồn tại, do chủ thể QL chưa nêu cao tinh thần trách
nhiệm, chưa có biện pháp đề xuất khắc phục kịp thời những
hỏng hóc, xuống cấp, chưa kiểm tra thường xuyên cũng như
chưa theo dõi QL chất lượng cơ sở vật chất và trang bị
phương tiện thiết bị đến hoạt động dạy học nghiệp vụ theo
định hướng PTNLNN và bàn giao cho giáo viên trong hoạt
động dạy học nghiệp vụ chưa chặt chẽ, việc theo dõi chưa tỉ
mỉ nên khi có sự cố các thiết bị chưa khắc phục kịp thời,
trách nhiệm chưa rõ ràng. Thêm vào đó, nhà trường là đơn
vị hành chính sự nghiệp, kinh phí nhà nước (thông qua Bộ
Công an) cấp còn hạn hẹp, nên việc sử dụng kinh phí chi
cho các hoạt động của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.
Cục nghiệp vụ (Cục Cảnh sát PCCC và CNCH) là đơn vị
chịu trách nhiệm mua sắm và phân bổ phương tiện, trang
thiết bị chuyên dụng về PCCC và CNCH cho các địa
phương, hiện vẫn tập trung phương tiện cho các đơn vị
chiến đấu, chưa coi trọng đơn vị đào tạo, nên số lượng
phương tiện trang cấp cho trường ít và không đa dạng chủng
loại như ở địa phương. Trong thời gian tới, cán bộ QL của
trường cần có kế hoạch nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các
cấp, các ngành trong đầu tư kinh phí, trang cấp phương tiện,
mô hình dạy học nghiệp vụ cho Trường.
2.2. Đề xuất các biện pháp bảo đảm điều kiện vật chất, trang
bị phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động dạy học nghiệp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 124-128; 95
128
vụ nhằm nâng cao được hiệu quả quản lí hoạt động dạy
học nghiệp vụ ở trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
Hiện nay, Trường Đại học PCCC đã được trên quan
tâm và đầu tư rất nhiều, song cũng chưa đáp ứng thỏa
đáng tất cả những yêu cầu mà mục tiêu dạy học nghiệp
vụ theo định hướng PTNLNN đòi hỏi. Để điều kiện cơ
sở vật chất, trang bị phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt
động dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN đạt
hiệu quả cao, nhà trường phải có sự nỗ lực, phấn đấu lâu
dài và có những bước đi thích hợp, những biện pháp tích
cực, sáng tạo. Phải có quy hoạch cụ thể và từng bước tổ
chức thực hiện quy hoạch đó. Quá trình thực hiện, cần có
sự kế thừa, phát triển, nhanh chóng tiếp cận cái mới, tiến
thẳng lên cái hiện đại, kiên quyết đầu tư cho cơ sở trọng
điểm nhưng cũng tránh nôn nóng hoặc bảo thủ, trì trệ.
- Cần thực hiện phân cấp hợp lí quyền hạn và trách
nhiệm của từng bộ phận trong công tác đầu tư, sử dụng,
bảo quản cơ sở vật chất, trang bị phương tiện thiết bị phục
vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng cách sử dụng, bảo quản, bảo
dưỡng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện thiết bị phục
vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ cho cán bộ QL, giáo
viên, học viên để nâng cao chất lượng dạy học nghiệp vụ
theo định hướng PTNLNN.
- Giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm cho mỗi cán
bộ QL, giáo viên và học viên trong việc khai thác và sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang bị phương tiện thiết
bị phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ. Kiên quyết
xử phạt các tập thể, cá nhân vi phạm đồng thời khen
thưởng, động viên các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các
quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất, trang bị phương
tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc bảo quản và sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang bị phương tiện thiết
bị phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ thông qua
thực tế giảng dạy, qua hệ thống sổ sách QL. Có kế hoạch
mua sắm, thay thế bổ sung kịp thời các trang bị phương
tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ còn
thiếu và bị hỏng. Xây dựng được danh mục trang bị
phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp
vụ cần sử dụng hiện tại và kế hoạch bảo trì bảo dưỡng.
Hoàn thành, kiểm soát tốt kế hoạch thanh lí và điều chuyển
trang bị phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy
học nghiệp vụ hàng năm. Lập được các kế hoạch đầu tư
hiện tại và dài hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng và mua
sắm hợp lí cơ sở vật chất, trang bị phương tiện thiết bị phục
vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ hiện đại đảm bảo cho
quá trình dạy học hiện đại và tương lai.
- Hướng mọi nỗ lực cố gắng của toàn trường vào
nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại
hóa trang bị phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động
dạy học nghiệp vụ. Cần tổ chức, động viên phong trào
phát huy sáng kiến của cán bộ QL, giáo viên, học viên
trong thiết kế, cải tiến, chế tạo các mô hình, học cụ và
những đồ dùng dạy học nghiệp vụ.
- Cần tranh thủ hợp tác, giúp đỡ của cấp trên, với các
nhà trường trong và ngoài lực lượng để bổ sung cơ sở vật
chất, trang bị phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động
dạy học nghiệp vụ ở Trường Đại học Phòng cháy chữa
cháy theo định hướng PTNLNN: theo nguồn kinh phí mua
sắm, sửa chữa do nhà nước cấp (theo con đường chính
thức và văn bản nhà nước); nguồn thứ hai cần được đẩy
mạnh ở Trường là xã hội hóa, việc huy động các nguồn
lực vật chất này có sự tham gia từ các lực lượng xã hội,
thông qua hoạt động biếu, tặng từ các đơn vị địa phương,
từ các tổ chức trong và ngoài nước, nhất là cần tranh thủ
từ mô hình, thiết bị luyện tập từ các hợp đồng đào tạo huấn
luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các công ty, doanh
nghiệp có nhu cầu để điều chỉnh và sử dụng vào hoạt động
dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN.
- Cần đề xuất với lãnh đạo cấp trên, với Cục Cảnh sát
PCCC và CNCH trang cấp phương tiện cho nhà trường
cũng giống như của đơn vị địa phương, đáp ứng được trang
thiết bị phương tiện cho hoạt động dạy học nghiệp vụ theo
định hướng PTNLNN và phù hợp với thực tế ở địa phương.
- Giáo viên cần phải chủ động trong học tập, hoàn
thiện kĩ năng, kĩ xảo trong sử dụng, bảo quản và bảo
dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện nghiệp
vụ, nhằm phát huy hết được hiệu quả sử dụng trong hoạt
động dạy học nghiệp vụ theo định hướng PTNLNN,
đồng thời đảm bảo an toàn cho học viên, cho chính cơ sở
vật chất, trang thiết bị phương tiện trong quá trình dạy
học nghiệp. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu dạy học
nghiệp vụ, nội dung dạy học nghiệp vụ theo định hướng
PTNLNN đề xuất trang cấp bổ sung cơ sở vật chất, trang
thiết bị phương tiện nghiệp vụ, đề xuất định mức nhiên
liệu được sử dụng trong hoạt động dạy học nghiệp vụ.
Chủ động trong sửa chữa, đề xuất bảo quản bảo dưỡng
cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện nghiệp vụ.
3. Kết luận
Trên đây, chúng tôi đề xuất các biện pháp bảo đảm điều
kiện vật chất, trang bị phương tiện thiết bị phục vụ hoạt
động dạy học nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt
động dạy học nghiệp vụ ở Trường Đại học Phòng cháy
chữa cháy theo định hướng PTNLNN. Để làm tốt việc
này, Trường cần tổ chức tốt công tác quán triệt và nâng
cao trách nhiệm của cán bộ QL, giảng viên và học viên
trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất và trang bị phương
tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ. Để
làm được này, nhà trường cần thực hiện các biểu mẫu
(Xem tiếp trang 95)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 92-95
95
dựng chính sách khen thưởng và vinh danh các SV có
thành tích xuất sắc trong hoạt động NCHK. Xây dựng
chính sách đãi ngộ, ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa
học bên ngoài về hợp tác nghiên cứu và tạo điều kiện cho
SV tham gia NCKH với các cơ sở đào tạo ngoài trường.
3. Kết luận
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, với vai trò quan trọng của tri thức khoa
học, đẩy mạnh NCKH trong các trường đại học có ý
nghĩa rất thiết thực. Hoạt động NCKH của SV đại học là
một hoạt động có ý nghĩa to lớn, biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là cơ sở cần thiết để
trường đại học đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp
giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng
nhu cầu bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để vừa
quản lí tốt, vừa tạo động lực thu hút SV tham gia NCKH
là nhiệm vụ cấp thiết đối với các trường đại học. Sức
mạnh và hiệu quả của công tác quản lí hoạt động NCKH
của SV chỉ có được khi có sự kết hợp đồng bộ các giải
pháp trên. Mọi biểu hiện xem nhẹ, vận dụng tách rời hoặc
tuyệt đối hoá từng biện pháp riêng lẻ đều làm giảm hiệu
quả quản lí NCKH của SV các trường đại học hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục đại học. NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[2] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên, 1996). Tâm lí học đại
cương. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[3] Bộ GD-ĐT (2000). Quy chế về nghiên cứu khoa học
của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2000/QĐ-
BGDĐT ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[4] Bộ GD-ĐT (2014). Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành
kèm theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày
15/5/2014).
[5] Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (2004). Lí luận dạy học
đại học. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Trần Thị Bảo Khanh (2014). Phát triển giáo dục đại
học ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (83), tr 24-28.
[7] Nguyễn Thị Lan (2016). Đổi mới giáo dục đại học
Việt Nam - Từ quan điểm đến giải pháp. Tạp chí Lí
luận Chính trị, số 7, tr 8-11.
[8] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012, về Chiến lược phát
triển giáo dục từ năm 2011 đến năm 2020.
[9] Trần Mai Ước (2011). Giáo dục Việt Nam trong xu
thế hội nhập. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng,
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, số 67,
tr 15-19.
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ...
(Tiếp theo trang 128)
thống kê, QL và cập nhật tình trạng sử dụng, các kế hoạch
thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa, thanh lí
và điều chuyển cơ sở vật chất và trang bị phương tiện thiết
bị phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ và lập kế
hoạch đầu tư sở vật chất và trang bị phương tiện thiết bị
phục vụ cho hoạt động dạy học nghiệp vụ theo điều kiện
kinh phí hiện có hàng năm. Cán bộ QL được phân công có
hiểu biết, đánh giá đúng về vai trò rất quan trọng đối với
yêu cầu PTNLNN cho học viên và biết huy động tối đa
các nguồn lực nhằm tăng cường sở vật chất và trang bị
phương tiện thiết bị dạy học nghiệp vụ. Thông qua đó sẽ
giúp cho hoạt động dạy học nghiệp vụ ở trường theo định
hướng PTNLNN được vận hành đồng bộ và hiệu quả,
nâng cao chất lượng dạy học nghiệp vụ.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2015). Chỉ thị số 47-
CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng
cháy, chữa cháy.
[2] Viện Ngôn ngữ (2005). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
[3] Nguyễn Như Ý (chủ biên,1999). Đại từ điển tiếng
Việt. NXB Văn hóa - Thông tin.
[4] Lê Quang Bốn (2018). Những vấn đề đặt ra đối với
công tác đào tạo cán bộ Phòng cháy chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Kỉ yếu hội thảo khoa học “Công tác đào tạo cán bộ
Phòng cháy, chữa cháy và và cứu nạn, cứu hộ đáp
ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay”, Trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy.
[5] Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (2018). Kỉ
yếu hội nghị “Lấy ý kiến phản hồi từ người học về
hoạt động giảng dạy”.
[6] Trịnh Văn Biều - Trần Thị Ngọc Hà (2016). Đổi mới
giáo dục và tổ chức các hoạt động dạy học để phát
triển năng lực, phẩm chất người học. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số
10(88), tr 117-124.
[7] Hoàng Hòa Bình (2015). Năng lực và cấu trúc của
năng lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117, tr 21-31.
[8] Vũ Xuân Hùng (2016). Bàn về phát triển kĩ năng nghề
nghiệp. Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 35, 10-15.
[9] Trần Kiểm (2016). Những vấn đề cơ bản của Khoa
học quản lí giáo dục. NXB Đại học Sư phạm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27nguyen_van_hiep_5562_2148367.pdf