Tài liệu Quan hệ hưu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp với xây dựng văn hóa quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 3 (103), 2008 25
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Quan hệ hưu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp
với xây dựng văn hóa quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp
Bùi Tiến Quý
1. Những thuận lợi trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.1. Chủ trương của Đảng
Chủ trương của Đảng, thể hiện trong Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ
5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong đó chỉ rõ: “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội và hoạt
động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng” Do vậy, xây
dựng văn hóa doanh nghiệp là sự tiếp tục triển khai nghị quyết Trung ương 5, khóa
VIII và làm cho văn hóa phát triển theo chiều sâu, biểu hiện trong hoạt động kinh
doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
1.2. Luật pháp và chính sách của Nhà nước
Luật pháp và chính sách của Nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho
d...
7 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ hưu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp với xây dựng văn hóa quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 3 (103), 2008 25
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Quan hệ hưu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp
với xây dựng văn hóa quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp
Bùi Tiến Quý
1. Những thuận lợi trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.1. Chủ trương của Đảng
Chủ trương của Đảng, thể hiện trong Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ
5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong đó chỉ rõ: “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội và hoạt
động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng” Do vậy, xây
dựng văn hóa doanh nghiệp là sự tiếp tục triển khai nghị quyết Trung ương 5, khóa
VIII và làm cho văn hóa phát triển theo chiều sâu, biểu hiện trong hoạt động kinh
doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
1.2. Luật pháp và chính sách của Nhà nước
Luật pháp và chính sách của Nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, mọi doanh nghiệp đều thực hiện theo
Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa XI kỳ hop thứ 8 thông qua ngày 29 tháng
11 năm 2005. Nhà nước tôn vinh những doanh nghiệp và những doanh nhân vượt
khó, kinh doanh giỏi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội . Thông qua việc tôn vinh,
trao giải thưởng và các danh hiệu như: Sao vàng đất Việt, Doanh nhân Việt Nam
tiêu biểu, Bông hồng vàng, Sao đỏ, Rồng vàng, Chất lượng Việt Namđã và đang
khích lệ các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước đã lấy ngày 13 tháng
10 hàng năm là ngày doanh nhân Việt Nam. Doanh nhân Việt Nam đang được tôn
vinh.
1.3. Truyền thống văn hóa Việt Nam
Nền văn hóa Việt Nam có độ dày lịch sử và sức sống mãnh liệt là cơ sở quan
Bùi Tiến Quý
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
25
trọng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự
tôn dân tộc, lối sống trọng nghĩa tình, tính năng động, khả năng thích nghi, ý thức
giữ thể diện cộng đồng, tinh thần ham học hỏilà những phẩm chất vốn có ở phần
đông đội ngũ doanh nhân và tập thể người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế. Sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc cùng với sự tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc văn
hóa Việt Nam có ý nghĩa xã hội rất lớn và đang được nhiều doanh nhân dành nhều
tâm sức thực hiện.
1.4. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới
Trong hội nhập có cơ hội và thách thức đối với các doanh nhân và doanh
nghiệp. Trong cơ hội có sự tiếp cận thông tin phong phú, kịp thời thông qua iternet,
các phương tiện thông tin đại chúng khác và các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nhân
Việt Nam với các doanh nhân nước ngoài tại trong nước và ở nước ngoài. Riêng thông
tin về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có thể học tập có chọn lọc từ xây dựng văn
hóa doanh nghiệp của Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số nước văn minh khác.Từ giữa thế
kỷ 20 một số doanh nghiệp của Nhật Bản đã khởi sự xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, mở đầu là tập đoàn Honda Motor. Vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20, các
công ty Hoa Kỳ đã ngỡ ngàng trước sự phát triển của một số doanh nghiệp Nhật Bản
và đã tập trung tìm hiểu về sự thành công đó để học tập. Hiện nay văn hóa doanh
nghiệp Honda đã trở thành bài học kinh điển cho các doanh nhân trên toàn thế giới.
Chúng ta đi sau có lợi thế của người đi sau. Đó là học tập kinh nghiệm từ những
nước đi trước để vận dụng vào điều kiện cụ thể Việt Nam, để xây dựng văn hóa
doanh nghiệp với bản sắc văn hóa Việt Nam. Có thể nói đây là một khía cạnh của cơ
hội tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và làm giầu thêm văn hóa Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới và nền kinh tế thế giới ngày càng tác động sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam, nếu
các doanh nghiệp Việt Nam không xây dựng được văn hóa doanh nghiệp cho mình,
không xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình thì không những không
mở rộng được thị trường ra nước ngoài mà còn mất thị trường trong nước. Cho nên
việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp vừa là một đòi hỏi khách quan của quá trình hội
nhập, vừa là nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam.
2. Những khó khăn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Đồng thời với các yếu tố thuân lợi nêu trên vẫn còn không ít những trở ngại
trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, người viết chỉ nêu vắn tắt các vấn
đề như:
1. Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN ) đối với doanh nghiệp còn nhiều bất
cập.
Quan hệ hưu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp với xây dựng văn hóa quản lý...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
26
2. Năng lực quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự của nhiều lãnh đạo doanh
nghiệp còn hạn chế. Trong đó, một số doanh nghiệp có tình trạng tuyển nhân sự ồ ạt,
đồng thời cho thôi việc ồ ạt. Họ coi người lao động thuần túy là công cụ để đạt lợi
nhuận trước mắt, chưa có tầm nhìn dài hạn trong chiến lược kinh doanh.
3. Tâm lý một bộ phận lao động mang đậm nét làm thuê, làm tạm thời, chưa
gắn bó với doanh nghiệp, chưa có trách nhiệm cao với sản phẩm, với doanh nghiệp.
Sự hiện hữu của tâm lý này một phần có nguyên nhân từ phía người sử dụng lao
động.
4. Một số lãnh đạo doanh nghiệp (chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội
đồng thành viên , tổng giám đốc (giám đôc), sáng lập viên) ít nhiều còn có lâm lý e
ngại về sự làm giầu, kể cả làm giầu chính đáng bởi tâm lý “hôm nay được tôn vinh,
này mai có thể ra tòa”
Có thể còn nhiều khó khăn khác nữa. Trong những khó khăn này, người viết
chỉ đi sâu vào những trở ngại từ hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp trong xây
dựng văn hóa doanh nghiệp.
3. Những tác động tiêu cực của QLNN đối với doanh nghiệp trong xây dựng
văn hóa doanh nghiệp
QLNN đối với doanh nghiệp là hoạt động tất yếu của mọi nhà nước, nhưng
hoạt động này có sự khác nhau giữa các quốc gia. Sự khác nhau này thường được thể
hiện thông qua hệ thống pháp luật, chính sách; thông qua mức độ can thiệp của nhà
nước, thông qua mức độ ổn định của luật pháp, thông qua nội dung quản lý, thông
qua đội ngũ công chức thi hành công vụ.
Theo cách tiếp cận của khoa học quản lý: Cơ quan QLNN đối với doanh
nghiệp là chủ thể quản lý -- là cấp trên, còn doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý- là
cấp dưới. Doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý- là cấp dưới đang xây dựng văn hóa
cho mình có quyền đòi hỏi cơ quan QLNN - chủ thể quản lý - là cấp trên, cũng phải
xây dựng hệ thống các giá trị văn hóa cho mình và phải có các ứng xử văn hóa làm
gương cho doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa
QLNN đối với doanh nghiệp thực chất là xây dựng văn hóa tổ chức. “ Văn hóa tổ chức
là toàn bộ giá trị tinh thần và vật chất có được trong quá trình xây dựng và phát
triển tổ chức, đã trở thành chuẩn mực ứng xử, chất keo dính và nền tảng của nhân
hòa trong việc tập hợp và thúc đẩy các cá nhân, các bộ phận tạo ra sức mạnh hướng
vào việc đạt được mục tiêu chung.”P0F1P
Nhiều học giả ngày nay đánh giá rất cao vai trò của văn hóa tổ chức đối với sự
phát triển của doanh nghiệp nói riêng và các tổ chức khác trong cơ cấu xã hội nói
1 Bùi Tiến Quý (chủ biên): Giao tiếp ứng xử trong hoạt động kinh doanh; Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội, 2001, tr. 25.
Bùi Tiến Quý
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
27
chung. Nếu mọi tổ chức trong cơ cấu xã hội đều tiến hành đồng bộ xây dựng văn hóa
tổ chức cho mình thì xã hội đó phát triển, xây dựng một xã hội văn minh. Nhưng rất
tiếc một số cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp cùng công chức của họ chưa thực sự
xây dựng văn hóa tổ chức cho mình nên trong hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp
còn có các tác động chưa tích cực đối với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Trong cuộc điều tra gần đây về thực trạng văn hóa QLNN đối với doanh
nghiệpP1F2P đã cho một số thông tin rất đáng quan tâm:
* Mức độ đánh giá chung về văn hóa trong QLNN đối với doanh nghiệp
Đối tượng điều tra là 225 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn Hà Nội và Hải Phòng. Trong số 225 phiếu điều tra có 216 phiếu
trả lời đầy đủ nhóm câu hỏi, kết quả như sau:
Thông qua những câu hỏi mang tính khái quát về văn hóa QLNN đối với
doanh nghiệp, kết quả điều tra cho thấy có 11,6% số người được hỏi cho rằng chưa có
thành tố văn hóa trong QLNN đối với doanh nghiệp, chỉ có 4,2% cho rằng đã có
thành tố văn hóa trong QLNN đối với doanh nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ cho rằng đã
có nhưng chưa đầy đủ thành tố văn hóa trong QLNN đối với doanh nghiệp chiếm tỷ
lệ rất cao, 68,0%. Tuy nhiên, trong số đối tượng được hỏi vẫn còn 14,8% không xác
định được hiện nay đã có hay chưa có thành tố văn hóa trong thực trạng QLNN đối
với doanh nghiệp.
* Những hạn chế trong văn bản QLNN đối với doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho biết: 67,3% số người được hỏi cho rằng các văn bản pháp
quy chưa thống nhất, còn chồng chéo, rườm rà; 66,8% số người được hỏi cho rằng các
văn bản pháp quy không có giá trị dài hạn,thường xuyên bổ sung, sửa đổi gây khó
khăn trong việc thực hiện; 70,5% số người được hỏi cho rằng các văn bản pháp quy
thường ban hành quá chậm so với đòi hỏi của thực tế cuộc sống.
* Những tiêu cực, hạn chế của công chức và sự chưa nghiêm của pháp luật
trong QLNN đối với doanh nghiệp
Về vấn đề này, vẫn đối tượng điều tra nêu trên, với 225 phiếu phát ra, có 217
phiếu đã trả lời hết câu hỏi. Kết quả như sau:
Mức độ đánh giá về những hạn chế của công chức và sự chưa nghiêm của
pháp luật trong QLNN đối với doanh nghiệp có tỷ lệ rất cao. Trong đó, chỉ báo thấp
nhất là 38,2%, còn lại 11 câu hỏi có chỉ báo từ 40,3% đến 64,1% số người được hỏi cho
rằng công chức còn có nhiều hạn chế, tiêu cực và sự chưa nghiêm của pháp luật trong
QLNN đối với doanh nghiệp.
2 Đào Văn Bình: Xây dựng và phát triển văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ
quản lý hành chính công. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.
Quan hệ hưu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp với xây dựng văn hóa quản lý...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
28
Câu hỏi Số lượt người trả lời Tỷ lệ %
1. Công chức thực thi công vụ có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu doanh
nghiêp?
129 59,4
2. Công chức thực thi công vụ còn yếu kém về chuyên môn ? 139 64,1
3. Công chức thực thi công vụ còn hách dịch, cửa quyền? 113 52,1
4. Công chức thực thi công vụ còn yếu kém về giao tiếp, ứng xử ? 120 55,3
5. Công chức thực thi công vụ còn chưa chú ý đến trang phục 83 38,2
6. Thủ trưởng cơ quan QLNN khi có quyết định sai thường đổ lỗi cho cán
bộ giúp việc
136 62,7
7. Thủ trưởng cơ quan QLNN khi có quyết định sai thường đổ lỗi cho
doanh nghiệp đã có đề xuất đó ?
87 40,3
8. Chế độ kiểm toán chưa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
về kiểm toán?
102 47,0
9. Cơ quan thanh tra chưa thực hiện việc thanh tra theo đúng chức
năng, thẩm quyền?
105 48,4
10. Việc xử lý doanh nghiệp làm sai chưa nghiêm ? 132 60,8
11. Việc xử lý các công chức làm sai pháp luật chưa nghiêm ? 136 62,7
12. Việc xử lý thủ trưởng các cơ quan QLNN khi làm sai pháp luật chưa
nghiêm ?
128 59,0
* Sự phân biệt theo thành phần kinh tế trong QLNN đối với doanh nghiệp
Đối tượng điều tra là 112 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội và Hải Phòng, kết quả như sau:
Thực tế cho thấy, trước năm 2005, trong hoạt động QLNN, sự phân biệt
doanh nghiệp theo thành phần kinh tế là rất ró rệt. Nay doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế đều thực hiện chung một luật là Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Song sự thực hiện Luật ở mức độ nào đó lại phụ thuộc vào trình độ và thái độ ứng xử
của công chức. Cuộc điều tra đã nêu cho thấy còn có tới 67,8% ý kiến doanh nghiệp
cho rằng trong hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp có sự phân biệt theo thành
phần kinh tế. Điều đó đặt ra nhu cầu cấp thiết phải xây dựng văn hoá QLNN đối với
doanh nghiệp như 98,56% số ý kiến của cuộc khảo sát đã nêu trên xác nhận.
4. Xây dựng văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để
xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Từ kết quả tổng hợp và phân tích số liệu từ cuộc điều tra xã hội học nêu
trên, rõ ràng vấn đề xây dựng văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp là rất cần
thiết và có mối quan hệ hữu cơ, quan hệ chế ước, chi phối đối với việc xây dựng
văn hóa doanh nghiệp.
Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp và một số vấn đề liên quan đã có nhiều tác
Bùi Tiến Quý
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
29
giả đề cập.Trong bài viết này, chúng tôi trình bày mang tính gợi mở hai khái niệm:
khái niệm văn hóa QLNN và khái niệm văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp:
a, Văn hóa QLNN là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà
nước, luôn luôn thấm sâu thành tố văn hóa trong quá trình quản lý của toàn bộ bộ
máy Nhà nước, gồm các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp; các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các bộ, ủy ban nhân dân các
cấp; Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Tòa án nhân dân các cấpP2F3
b, Văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp là sự tác động có tổ chức và bằng
pháp quyền của Nhà nước. Trong đó, thành tố văn hóa luôn luôn thấm sâu trong quá
trình Nhà nước quyết định sự hình thành, phát triển, đổi mới, hỗ trợ và tuyên bố phá
sản doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp khác nhau về thành phần kinh tế thực sự
bình đẳng , thống nhất và nhân văn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về văn hóa ứng
xử hành chính để mọi doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh
doanh.
Hai từ “thấm sâu” trong cụm từ luôn luôn thấm sâu thành tố văn hóa trong 2
khái niệm trên, chúng tôi sử dụng lại hai từ “thấm sâu” trong Nghị quyết Hội nghị
trung ương 5 khóa VIII của Đảng : “Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống
và hoạt động xã hội, vào từng người”P3F4P
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa chính trị, nhưng nói văn hóa
QLNN còn là điều mới mẻ. Trong QLNN đối với doanh nghiệp mà không dựa trên
nền tảng văn hóa thì có thể dẫn đến QLNN xiết chặt, xa lạ và trói buộc lẫn nhau.
Nếu hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp như thế sẽ dẫn đến sản xuất và lưu
thông ngưng trệ, làm nản lòng các doanh nhân. Khi con người sống trong một môi
trường phi văn hóa, luôn luôn gây khó, vòi vĩnh, đưa hối lộ và nhận hối lộ nhân
cách sẽ trở nên méo mó. Chúng tôi nhấn mạnh như vậy, để thấy rằng văn hóa QLNN
đối với doanh nghiệp không phải vấn đề trừu tượng mà nó được biểu hiện cụ thể
trong thực tiễn đời sống, tác động tiêu cực hoặc tích cực mạnh mẽ đến xây dựng văn
hóa doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa cho các tổ chức, trong đó có tổ chức là chủ thể QLNN sẽ góp
phần quan trọng cho sự phát triển bền vững nền kinh tế- xã hội. Xây dựng văn hóa
QLNN đối với doanh nghiệp chính là một bước phát triển của văn hóa trong sự khích
lệ, tương tác, hỗ trợ với xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Môi trường hành chinh nhà
nước trong sạch, lành mạnh là điều kiện và động lực khuyến khích, động viên mỗi cá
nhân, mỗi doanh nghiệp không ngừng phấn đấu, làm giầu theo pháp luật. Xây dựng
3 Bùi Tiến Quý: Về xây dựng và phát triển văn hóa QLNN. Tạp chí QLNN, số 125, tháng 6 -2006, tr.27-28.
4 ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.54.
Quan hệ hưu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp với xây dựng văn hóa quản lý...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
30
văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp sẽ thúc đẩy trình độ trưởng thành về nhân
cách, về đạo đức công chức và uy tín của cơ quan QLNN, đồng thời sẽ cổ vũ các doanh
nhân vượt khó trong kinh doanh. Khi tri thức văn hóa ăn sâu vào con người sẽ tạo
nên khuôn mẫu hành vi văn hóa của mỗi công chức, mỗi cơ quan QLNN, điều chỉnh
quan hệ của họ với đối tượng bị quản lý là doanh nghiệp phù hợp với sự mong muốn
của xã hội.
Xây dựng văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp giúp công chức nâng cao
đạo đức công vụ, đề cao nhân cách công chức, nâng cao khả năng tự kiểm soát
mình, tự biết hổ thẹn khi cửa quyền, hách dịch hay khi nhận hối lộ của doanh
nghiệp.Văn hóa QLNN đối với doanh nghiệp sẽ được những người lãnh đạo doanh
nghiệp nhận thức sâu sắc để giám sát và đòi hỏi cơ quan QLNN cùng công chức
của họ phải thể hiện được đậm đà thành tố văn hóa trong quản lý, trong ứng xử
với doanh nghiệp. Các doanh nhân đang có nhiệt tình xây dựng văn hóa doanh
nghiệp đang trông đợi các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp cùng đồng hành
xây dựng văn hóa cho tổ chức của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_2008_buitienquy_9552.pdf