Quan hệ giữa chất lượng đất với hình thái và chất lượng quả lòn bon tại Quảng Nam

Tài liệu Quan hệ giữa chất lượng đất với hình thái và chất lượng quả lòn bon tại Quảng Nam: 92 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG ĐẤT VỚI HÌNH THÁI VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ LÒN BON TẠI QUẢNG NAM Vũ Mạnh Quyết1, Hoàng Trọng Quý1 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa một số tính chất đất với hình thái và chất lượng quả lòn bon tại các vùng trồng lòn bon tỉnh Quảng Nam. Để phục vụ xử lý thống kê và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, 180 mẫu quả lòn bon và 180 mẫu đất tương ứng tại vị trí lấy mẫu lòn bon đã được thu thập. 8 chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả và 17 tính chất đất đã được đo đếm, phân tích. Phần lớn các chỉ tiêu lý hóa học trong đất tại vùng trồng lòn bon nằm ở mức trung bình đến khá, các chỉ tiêu vi lượng hầu hết là thấp. Lòn bon tại vùng nghiên cứu có kích cỡ trung bình, tròn đều và chất lượng khá tốt. Các chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều bởi một số tính chất đất như các đạm tổng số, khả năng trao đổi cation, độ no bazơ và hàm lượng molipde...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ giữa chất lượng đất với hình thái và chất lượng quả lòn bon tại Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG ĐẤT VỚI HÌNH THÁI VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ LÒN BON TẠI QUẢNG NAM Vũ Mạnh Quyết1, Hoàng Trọng Quý1 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa một số tính chất đất với hình thái và chất lượng quả lòn bon tại các vùng trồng lòn bon tỉnh Quảng Nam. Để phục vụ xử lý thống kê và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, 180 mẫu quả lòn bon và 180 mẫu đất tương ứng tại vị trí lấy mẫu lòn bon đã được thu thập. 8 chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả và 17 tính chất đất đã được đo đếm, phân tích. Phần lớn các chỉ tiêu lý hóa học trong đất tại vùng trồng lòn bon nằm ở mức trung bình đến khá, các chỉ tiêu vi lượng hầu hết là thấp. Lòn bon tại vùng nghiên cứu có kích cỡ trung bình, tròn đều và chất lượng khá tốt. Các chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều bởi một số tính chất đất như các đạm tổng số, khả năng trao đổi cation, độ no bazơ và hàm lượng molipden, bo và kẽm trong đất. Từ khóa: Lòn bon, tính chất đất, Quảng Nam, hồi quy tuyến tính, năng suất, chất lượng 1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lòn bon có danh pháp khoa học là Lansium domesticum thuộc họ thực vật Meliaceae, hiện được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Tại Quảng Nam, lòn bon được trồng từ rất lâu, là loại cây ăn quả chiếm vị thế quan trọng và quả lòn bon được coi là loại quả đặc sản. Hiện tại, cây lòn bon được trồng nhiều nhất tại huyện Tiên Phước và rải rác tại các huyện Đông Giang, Nam Giang và Đại Lộc. Tại Tiên Phước, lòn bon đã trở thành một loại cây ăn quả chính trong các khu vườn trên địa bàn xã Tiên Châu và một số xã khác như xã Tiên Kỳ, Tiên Cảnh, Tiên Mỹ. Những năm gần đây, trái lòn bon là một trong những loại nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây. Các tính chất đất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số tính chất đất có ảnh hưởng đến năng suất, hình thái và chất lượng nông sản, trong khi các yếu tố khác ít hoặc không ảnh hưởng (Lê Minh Châu và Nguyễn Bích Thu, 2016). Ví dụ với vải thiều Lục Ngạn và nhãn lồng Hưng Yên, hình thái quả và chất lượng quả bị ảnh hưởng bởi cacbon hữu cơ, kali tổng số và dễ tiêu, molipden và kẽm (Bùi Hữu Đông và ctv., 2009; Vũ Thị Hồng Hạnh và ctv., 2017). Do đó mục tiêu của nghiên cứu này tập trung vào xác định và phân tích mối quan hệ giữa một số tính chất đất với hình thái và chất lượng quả lòn bon tại các vùng trồng lòn bon trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu quả lòn bon thu thập tại các huyện Tiên Phước, Đông Giang, Nam Giang và Đại Lộc. - Mẫu đất trồng lòn bon trên phạm vi thu thập mẫu quả. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mẫu đất vùng đang trồng lòn bon đã được thu thập theo phương pháp đường chéo: tại 4 góc hình vuông và điểm giao của đường chéo hình vuông dưới mép tán cây đã lấy mẫu quả, tiến hành lấy 5 mẫu đất, sau đó trộn đều thành 1 mẫu và lấy vào túi nilon (khoảng 1 kg đất/mẫu/tầng). Tại mỗi điểm lấy 2 tầng đất (0 - 30 cm và 30 - 50 cm). Mẫu quả lòn bon được lấy ở 5 điểm khác nhau tại nhiều tầng tán (tầng tán thấp, tầng tán trung bình, tầng tán cao) sau đó trộn đều mẫu thành một mẫu. Mẫu được thu thập vào buổi sáng và được bảo quản, đóng gói, chuyển tới phòng phân tích ngay để tránh dập nát và giảm chất lượng. Mẫu quả lòn bon được đo đếm và phân tích các chỉ tiêu về hình thái và chất lượng. Các chỉ tiêu hình thái gồm: đường kính quả, trọng lượng quả, tỷ lệ phần ăn được sử dụng phương pháp đo lường và cân trọng lượng. Các chỉ tiêu về chất lượng gồm chất khô (TCVN 5366 - 1991), chất rắn hòa tan (TCVN 7771:2007), axit hữu cơ tổng số (TCVN 5483: 2007), hàm lượng protein (TCVN 4328-1:2007), hàm lượng đường khử (TCVN 4594 -1988). Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu thành phần cơ giới (cát, thịt, sét) (TCVN 8567:2010); pHKCl (TCVN 5979:2007)  ; cacbon hữu cơ tổng số (OC) (TCVN 8941:2011); đạm tổng số (N) (TCVN 6498 – 1999); lân tổng số (P2O5.ts) (TCVN 8940:2011); lân dễ tiêu (P2O5.dt) (TCVN 8492:2011); Kali tổng số (K2O.ts) (TCVN 8660:2011); Kali dễ tiêu (K2O.dt) (TCVN 8662:2011); khả năng trao đổi cation (CEC) (TCVN 8568  :2010); bazơ trao đổi (BS) (TCVN 8569:2010); và các nguyên tố vi lượng gồm Bo (B), 93 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 Molipden (Mo), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Coban (Co) (TCVN 8246-2009). Ảnh hưởng của một số tính chất đất đến hình thái và chất lượng quả lòn bon được xác định dựa vào phương trình hồi quy đa biến giữa các yếu tố hình thái, chất lượng quả với yếu tố tính chất đất. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến toán học tổng quát có dạng: Yi= α + β1X1 + β2X2+ β3X3 + βiXi + ui Trong đó: Yi: biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu năng suất, hình thái và chất lượng quả); α: Hằng số mô hình; β1, β2, β3,, βi: hệ số hồi quy của từng biến độc lập; X1, X2, X3,, Xi: biến độc lập (là các tính chất đất); ui: sai số ngẫu nhiên. Trong tổng số 17 chỉ tiêu đất đã phân tích, một số tính chất có tương quan chặt với nhau và có thể loại bỏ bớt trong phân tích hồi quy đa biến. Sau khi xử lý thống kê, ba tính chất bị loại bỏ gồm cấp hạt cát, cấp hạt thịt và hàm lượng hữu cơ tổng số. Với 14 biến độc lập là các tính chất đất còn lại và số mẫu là 180, sẽ có nhiều mô hình tuyến tính với nhiều tổ hợp biến độc lập có khả năng tiên đoán biến phụ thuộc. Để lựa chọn được một mô hình tuyến tính đa biến tối ưu nhất có thể tiên đoán biến số phụ thuộc một cách đầy đủ, đơn giản và hợp lý, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm mã nguồn mở R nhằm chọn ra một mô hình có tiêu chuẩn thông tin Akaike (còn gọi là AIC hay Akaike Information Criterion) thấp nhất (Akaike, 1973). 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Mẫu đất và mẫu quả lòn bon được thu thập vào thời điểm quả chín rộ (tháng 10 - 11/2017). Tổng số mẫu quả lòn bon thu thập là 180 mẫu, tương ứng với đó có 180 mẫu đất đã được thu thập. Địa điểm thu thập là vùng trồng lòn bon tại các xã thuộc huyện Tiên Phước, Đông Giang và Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc thù hình thái, chất lượng quả lòn bon Đánh giá về mặt cảm quan, lòn bon Quảng Nam cũng có những đặc trưng nổi bật như vỏ nhẵn màu vàng, có mùi thơm, mỗi quả có 5 múi, cùi màu trắng trong, giòn, vị ngọt đậm, không chua và rất thơm. Về đặc thù hình thái, quả lòn bon có hình tròn với đường kính quả không chênh lệch nhiều và có giá trị nằm trong khoảng từ 22,6 - 27,6 mm, trọng lượng quả dao động trong phạm vi 8,6 - 12,5 g/quả, tương ứng với đó tỷ lệ phần ăn được trong khoảng 64 - 69% (Bảng 1). Hàm lượng chất khô và chất rắn hòa tan dao động trong khoảng 15-19%, trong khi hàm lượng đường khử có giá trị trong khoảng 146 - 279 mg/ml. Bảng 1. Giá trị thống kê về hình thái và chất lượng của lòn bon Quảng Nam Chỉ tiêu phân tích Ký hiệu Đơn vị Giá trị thống kê Ngưỡng dưới Ngưỡng trên Trung bình Độ lệch chuẩn Đường kính quả ĐK mm 22.6 27.6 25.1 2.5 Trọng lượng quả TL g/quả 8.6 12.5 10.6 2.0 Tỷ lệ phần ăn được PAD % 64.4 69.0 66.7 2.3 Chất khô CK % 15.4 18.8 17.1 1.7 Chất rắn hòa tan (độ Brix) CR % 15.1 18.6 16.9 1.8 Axit hữu cơ tổng số AX g/l 2.8 13.8 8.3 5.5 Đường khử DK mg/ml 145.5 279.4 212.4 66.9 Hàm lượng protein PR mg/ml 1.1 4.5 2.8 1.7 3.2. Đặc thù một số tính chất đất trồng lòn bon Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, lòn bon trồng trên những loại đất thuộc vùng đồi, có pha lẫn sỏi cơm cho chất lượng quả lòn bon ngọt, ngon và thơm đặc biệt. Đây là một đặc thù rất riêng của đất trồng lòn bon vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết đất có thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt pha sét. Đất chua nhiều đến ít chua, giá trị pHKCl dao động trong khoảng 3,8 đến 4,9. Đất tại vùng trồng lòn bon có hàm lượng OC, N tổng số trong đất ở mức khá, tương ứng trong khoảng 1,4 - 2,3% OC và 0,14 - 0,21% N. Lân tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình khá (trung bình đạt 0,16% P2O5 và 19,8 mg P2O5/100g đất). Kali tổng số và dễ tiêu cũng ở mức trung bình đến khá. Các chỉ tiêu vi lượng trong đất đều thấp, ngoại trừ đồng và kẽm có giá trị khá cao (Bảng 2). 94 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 Bảng 2. Giá trị thống kê một số chỉ tiêu của đất vùng trồng lòn bon Quảng Nam Chỉ tiêu phân tích Ký hiệu Đơn vị Giá trị thống kê Ngưỡng dưới Ngưỡng trên Trung bình Độ lệch chuẩn Cát Cat % 61,16 78,48 69,82 8,66 Thịt Thit % 7.36 17.62 12.49 5.13 Sét Set % 12.41 22.96 17.69 5.27 pHKCl pH 3.81 4.94 4.38 0.57 Cacbon hữu cơ tổng số OC % 1.39 2.32 1.85 0.46 Đạm tổng số N % 0.14 0.21 0.17 0.04 Lân tổng số P2O5.ts % 0.06 0.26 0.16 0.10 Kali tổng số K2O.ts % 0.13 0.79 0.46 0.33 Lân dễ tiêu P2O5.dt mg/100g 7.49 32.08 19.78 12.29 Kali dễ tiêu K2O.dt mg/100g 12.98 31.47 22.22 9.25 Khả năng trao đổi cation CEC lđl/100g đất 5.89 14.69 10.29 4.40 Độ no bazơ BS % 7.60 16.31 11.96 4.35 Bo B ppm 4.88 28.35 16.62 11.73 Đồng Cu ppm 57.91 65.99 61.95 4.04 Kẽm Zn ppm 34.28 81.68 57.98 23.70 Molipden Mo ppm 0.09 0.48 0.29 0.20 Coban Co ppm -0.08 10.18 5.05 5.13 3.3. Mối quan hệ giữa năng suất, hình thái, chất lượng quả lòn bon với tính chất đât 3.3.1. Mối quan hệ giữa hình thái quả lòn bon với tính chất đất Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến giữa các chỉ tiêu hình thái quả (trọng lượng quả, đường kính quả, và tỷ lệ phần ăn được) với 14 chỉ tiêu tính chất đất thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa các chỉ tiêu hình thái quả với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất Tính chất đất Hình thái quả Tính chất đất Hình thái quả Đường kính quả (ĐK) Trọng lượng quả (TL) Tỷ lệ phần ăn được (PAD) Đường kính quả (ĐK) Trọng lượng quả (TL) Tỷ lệ phần ăn được (PAD) α 28,60 14,45 63,49 βCEC 0,18. βSet – 0,04* – 0,04. βBS 0,21*** βpHKCl βB 0,03* βN – 8,08** – 9,64** – 21,33. βCu – 0,05. 0,05. βP2O5.ts βZn – 0,04*** βK2O.ts βMo 4,35** βP2O5.dt βCo βK2O.dt – 0,07. R2 0,18 0,21 0,36 Ghi chú: (***): trị số giá xác suất P có giá trị từ 0 - 0,001; (**): trị số giá xác suất P có giá trị từ 0,001 - 0,01; (*): trị số giá xác suất P có giá trị từ 0,01 - 0,05; (.): trị số giá xác suất P có giá trị 0.05 - 0,1; R2: hệ số tương quan bội (Giá trị R2 càng cao cho thấy mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập càng chặt chẽ); α: Hằng số mô hình ước lượng được; β: hệ số hồi quy ước lượng được. Bảng trên chỉ thể hiện giá trị của các biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa P<0.1. 95 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 Kết quả ở bảng 3 cho thấy Mo trong đất cùng với CEC và BS ảnh hưởng tới tỷ lệ phần ăn được của quả, trong khi B ảnh hưởng đến trọng lượng quả theo tỷ lệ thuận. Theo Suman và cộng tác viên (2017), B và Mo có ảnh hưởng đến sự thụ phấn và hạt mầm trong quả, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của quả. Hàm lượng đạm tổng số có quan hệ khá chặt tới đường kính quả và trọng lượng quả, tuy nhiên đây là quan hệ nghịch, tức nếu đạm tăng lên thì đường kính quả và trọng lượng quả sẽ giảm xuống. Mặc dù đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng với cây trồng, Leghari và cộng tác viên (2016) đã chỉ ra rằng vai trò của đạm đối với cây ăn quả lớn chưa được làm rõ. Với một số cây, việc thừa đạm có làm cho cây sinh trưởng thái quá, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch. Tương tự như đạm, tỷ lệ cấp hạt sét cũng có quan hệ tỷ lệ nghịch với đường kính quả và trọng lượng quả nhưng có mức ý nghĩa thấp. Đất có thành phần cơ giới nặng, nhiều sét có thể sẽ làm cho cây khó lấy được chất dinh dưỡng (Mackie-Dawson et al., 1990), ảnh hưởng đến hình thái quả. Nhìn chung kết quả Bảng 3 cho thấy các chỉ tiêu hình thái quả có mối liên hệ kém chặt chẽ với tính chất đất. Hầu hết trong các phân tích đều có kết quả hệ số tương quan bội không cao (từ 0,18 đến 0,36). 3.3.2. Mối quan hệ giữa chất lượng quả với tính chất đất Bảng 4 thể hiện số liệu của các yếu tố trong phương trình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chất lượng lòn bon Quảng Nam với một số tính chất đất. Hàm lượng chất khô tăng lên khi đất có hàm lượng lân tổng số tăng lên. Lân dễ tiêu có quan hệ nghịch với chất khô, tuy nhiên hệ số hồi quy khá nhỏ nên hầu như không có tác động tới chất khô. Ảnh hưởng lớn nhất tới hàm lượng chẩt rắn hòa tan là N.ts và CEC. N.ts và Zn là hai yếu tố đất liên quan nhiều nhất đến chỉ tiêu hàm lượng đường khử, sau đó là các yếu tố B, Cu và CEC. Kali tổng số cũng ảnh hưởng tới hàm lượng đường khử dù không nhiều. Xét về mặt ý nghĩa thống kê, CEC, Zn và Cu là các yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hàm lượng axit hữu cơ tổng số của quả. Chi phối nhiều nhất tới hàm lượng protein trong quả là CEC, Zn và Co. N tổng số, BS và Cu cũng liên quan khá nhiều tới protein, trong khi B có liên quan ít hơn. Nhìn chung lân và kali có ảnh hưởng tới chất lượng quả dù chưa thực sự rõ nét. Kali được biết là yếu tố dinh dưỡng làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng quả (Bhargava et al., 1993). Đạm có ảnh hưởng nhiều hơn tới chất lượng quả, nhưng theo hướng tỷ lệ nghịch, tức là nếu lượng đạm nhiều thì chất lượng quả không cao, ngoại trừ đường khử tăng mạnh khi trong đất có hàm lượng đạm lớn. Do vai trò của đạm đối với cây ăn quả lớn vẫn chưa được làm rõ (Leghari et al., 2016), nên mối quan hệ nghịch tìm được ở nghiên cứu này vẫn chưa thể được giải thích một cách thỏa đáng. Các chất vi lượng trong đất tác động khá nhiều tới chất lượng quả lòn bon. Kết quả bảng 4 cho thấy hàm lượng đường khử tăng khi lượng B tăng, nguyên nhân có thể do đối với quả, B là chất hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường (Suman et al. 2017). Zn ảnh hưởng mạnh mẽ tới axit hữu cơ tổng số, hàm lượng đường khử và hàm lượng protein. Đây là chất vi lượng quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein (Alloway, 2008). Đất chứa nhiều Zn có xu hướng cho quả có chất lượng tốt hơn. Trong các mô hình tuyến tính ở bảng 4, hệ số tương quan bội dao động từ 0,22 đến 0,52, cho thấy mối quan hệ tương đối tốt của các chỉ tiêu chất lượng quả lòn bon với các tính chất đất trong từng mô hình. Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa các chỉ tiêu chất lượng quả với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất Tính chất đất Chất lượng quả Chất khô (CK) Chất rắn hòa tan (CR) Axit hữu cơ tổng số (AX) Đường khử (DK) Hàm lượng protein (PR) α 17,09 14,10 34,63 7,27 9,08 βSet 0,05* βpHKCl 0,54. – 13,481. βN – 9,95** – 20,68. 30,93*** – 19,09** βP2O5.ts 2,55* βK2O.ts 35,162. βP2O5.dt – 0,05* 0,03. βK2O.dt βCEC 0,12** – 0,74*** 2,22* – 0,22*** βBS – 0,11* 0,09* βB – 0,08. 1,43** – 0,03. βCu – 0,32** 2,04** – 0,08* βZn 0,08*** 0,45*** 0,02*** βMo – 4,76* βCo 0,11* - 1,05. 0,09*** R2 0,22 0,26 0.52 0,24 0,52 96 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Trong nghiên cứu này, tương quan giữa năng suất và một số chỉ tiêu hình thái, chất lượng quả lòn bon thu thập tại địa bàn nghiên đã được phân tích nhằm xác định một số tính chất đất có ảnh hưởng tới tới năng suất, hình thái và chất lượng lòn bon Quảng Nam. Hình thái quả lòn bon chịu sự chi phối của các tính chất đất như N.ts, Mo, CEC, BS và B. Một số tính chất đất có ảnh hưởng tới chất lượng quả lòn bon bao gồm N.ts, CEC, Zn, Cu. Trong các tính chất đất có ảnh hưởng đến hình thái và chất lượng quả lòn bon, một số tính chất có mối quan hệ tỷ lệ thuận, trong khi một số khác lại tỷ lệ nghịch. 4.2. Đề nghị Để xác định rõ hơn mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng trong đất đến năng suất, hình thái và chất lượng của quả lòn bon trên thực tế, cần có những nghiên cứu thực nghiệm tại vùng trồng lòn bon. Thông qua kết quả thực nghiệm có thể đưa ra những đề xuất và có các biện pháp khắc phục các yếu tố hạn chế về dinh dưỡng trong đất giúp duy trì và cải thiện năng suất, hình thái cũng như chất lượng lòn bon Quảng Nam. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được thực hiện từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh Quảng Nam. Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Phước và các cơ quan, đơn vị và nông dân trồng lòn bon tại địa phương đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Minh Châu, Nguyễn Bích Thu, 2016. Phân tích đặc tính hoá học đất ảnh hưởng đến tính đặc thù chất lượng chôm chôm “Long Khánh” tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 1 (62), 2016. Bùi Hữu Đông, Vũ Mạnh Quyết, Lương Đức Toàn, Trương Xuân Cường, 2009. Xác định đặc thù về điều kiện tự nhiên và chất lượng quả vải phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn cho sản phẩm vải thiều. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 4 (13). Vũ Thị Hồng Hạnh, Trần Minh Tiến, Vũ Mạnh Quyết, 2017. Mối quan hệ giữa tính chất đất và hình thái, chất lượng quả nhãn lồng Hưng Yên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 5 (78), 98-102. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Akaike, H., 1973. Information theory as an extension of the maximum likelihood principle. B.N. Petrov, F. Csaki (Eds.). Second International Symposium on Information Theory, Akademiai Kiado, Budapest, pp. 267-281. Alloway, B.J., 2008. Zinc in Soils and Crop Nutrition (second ed.), IZA and IFA, Brussels Belgium, Paris, France. Bhargava, B. S., Singh, H.P. and Chadha, K.L., 1993. Role of potassium in development of fruit quality. In: Advances in Horticulture, Vol. 2 Fruit Crops: Part 2. (Chadha, KL. and Pareek, O.P. eds.). Malhotra Publishing House, New Delhi, pp. 947-960. Leghari, S.J., Wahocho, N.A., Laghari G.M., Laghari, A. H., Bhabhan, G.M., Talpur, K. H., Bhutto, T.A., Wahocho, S.A., Lashari, A.A., 2016. Role of nitrogen for plant growth and development: a review. Advances in Environmental Biology, vol. 10, no. 9, p. 209-218. Mackie-Dawson, L., Millard, P., Robinson, D., 1990. Nutrient uptake by potato crops grown on two soils with contrasting physical properties. Plant and Soil, 125(2), 159-168. Suman M., Sangma, P.D. and Singh, D., 2017. Role of Micronutrients (Fe, Zn, B, Cu, Mg, Mn and Mo) in Fruit Crops. Int. J. Curr .Microbiol. App. Sci. 6(6): 3240-3250. Relationship between soil properties and morphology and quality of Lansium parasiticum fruit in Quang Nam province Vu Manh Quyet, Hoang Trong Quy Abstract This study aims to examnine the relationship between some soil properties and morphology and quality of Lansium parasiticum fruit in Quang Nam province. 180 fruit samples and 180 coresponding soil samples were collected for statistical calculation and multivariate linear regression analyses. 8 parameters of fruit morphology and quality were measured and 17 properties of soil were analyzed. Soil properties in the reseach area were medium to relatively good, and the content of almost micronutrients was low. The size of fruit was medium, in round shape and the quality of fruit was fairly good. The parameters of fruit morphology and quality were mainly affected by nitrogen, cation exchange capacity, base saturation, molybdenum, boron, and zinc contents. Keywords: Lansium parasiticum, soil properties, linear regression, quality, Quang Nam Ngày nhận bài: 23/9/2018 Ngày phản biện: 17/10/2018 Người phản biện: TS. Lương Đức Toàn Ngày duyệt đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_5571_2209496.pdf
Tài liệu liên quan