Tài liệu Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay là sự tiếp nối tư tưởng từ đại hội đại biểu lần thứ II của đảng (2/1951): TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 97 - 105
97
QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO HIỆN NAY LÀ SỰ TIẾP NỐI
TƢ TƢỞNG TỪ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2/1951)
Đào Văn Trƣởng12
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Tháng 2/1951, Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành
lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Cộng sản riêng trên cơ sở tôn trọng «Quyền dân tộc tự
quyết». Với quyết định lịch sử trọng đại này, một trang sử mới trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam được viết lên bởi tình nghĩa thủy chung, son sắt và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trở thành biểu tượng
cao đẹp và mẫu mực về tình đoàn kết quốc tế trong thế kỷ XX. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu về một Đại hội lịch sử
với một quyết định lịch sử để hiểu hơn về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hiện nay là cần
thiết và có ý nghĩa to lớn.
Từ khóa: Đại hội, quan hệ đặc biệt, Việt Nam, Lào.
1. Đặt vấn đề
Đảng Cộng sản...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay là sự tiếp nối tư tưởng từ đại hội đại biểu lần thứ II của đảng (2/1951), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 97 - 105
97
QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO HIỆN NAY LÀ SỰ TIẾP NỐI
TƢ TƢỞNG TỪ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2/1951)
Đào Văn Trƣởng12
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Tháng 2/1951, Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành
lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Cộng sản riêng trên cơ sở tôn trọng «Quyền dân tộc tự
quyết». Với quyết định lịch sử trọng đại này, một trang sử mới trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam được viết lên bởi tình nghĩa thủy chung, son sắt và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trở thành biểu tượng
cao đẹp và mẫu mực về tình đoàn kết quốc tế trong thế kỷ XX. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu về một Đại hội lịch sử
với một quyết định lịch sử để hiểu hơn về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hiện nay là cần
thiết và có ý nghĩa to lớn.
Từ khóa: Đại hội, quan hệ đặc biệt, Việt Nam, Lào.
1. Đặt vấn đề
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào ngày nay là minh chứng hùng hồn, biểu tƣợng cao đẹp và sức sống
trƣờng tồn cho tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và trƣởng thành, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã hoàn
thành sứ mạng lịch sử vẻ vang mà nhân dân giao phó là lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách
mạng non trẻ mang tên Đông Dƣơng. Nhằm tạo bƣớc ngoặt mới mang tính đột phá cho tiến
trình phát triển cách mạng, tại Đại hội Đại biểu lần thứ II (2-1951), Đảng đã đi đến một quyết
định mang tính lịch sử là thành lập ở mỗi nƣớc một Đảng cách mạng riêng. Từ đó đến nay,
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam không ngừng đƣợc duy trì, bảo vệ và phát
triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đoàn kết, hợp
tác cùng phát triển. Bài viết này, tập trung nghiên cứu làm rõ sự tiếp nối những tƣ tƣởng từ
Đại hội II trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Khái quát chung về Đảng Cộng sản Đông Dương
Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử quy định nên Việt Nam và Lào có nhiều điểm
chung và những nét tƣơng đồng sâu sắc về tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hóa. Hai
nƣớc cùng nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, có chung đƣờng biên giới quốc gia, cùng dựa lƣng
vào dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ, cùng uống chung dòng nƣớc sông Mêkông ngọt mát; Việt Nam
và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc có truyền thống lịch sử lâu dài và một nền văn hóa
đặc sắc trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nƣớc Từ bao đời nay, ngƣời dân hai
nƣớc luôn sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, thiên tại, địch họa cũng nhƣ xây dựng cuộc sống của đồng bào vùng
biên giới hai nƣớc.
12Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017
Liên lạc: Đào Văn Trƣởng, e - mail: daovantruong.tp@gmail.com
98
Nhƣng dƣờng nhƣ có một sự sắp đặt của lịch sử, khi Việt Nam và Lào đều nằm trong
tầm ngắm của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây. Lúc này, chủ nghĩa tƣ bản đang trong thời kỳ
hoàng kim, chúng ra sức vƣơn những chiếc vòi bạch tuộc đến tận những hang cùng, ngõ hẻm
của thế giới để tìm kiếm thị trƣờng và thuộc địa. Để rồi, định mệnh đã đặt hai quốc gia Việt
Nam và Lào cùng trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.Từ đây, nhân dân hai nƣớc Việt Nam
và Lào có chung một kẻ thù và chung một mục tiêu là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lƣợc
giành lại độc lập, tự do.
Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3-2-
1930). Đến tháng 10 năm 1930, thực hành án Nghị quyết và Thơ chỉ thị của Quốc tế cộng sản,
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc triệu tập tại Hƣơng
Cảng (Trung Quốc) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng với chủ trƣơng: “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các
Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chính và lâu dài chung cho cả giai cấp vô sản ở
Đông Dương và lãnh đạo giai cấp vô sản Đông Dương ra tranh đấu để đạt mục đích cuối
cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản” [1]. Sự kiện lịch sử trọng đại này, đánh dấu bƣớc
ngoặt quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân hai nƣớc Việt
Nam, Lào, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc và giai cấp lãnh đạo, mở ra
thời kỳ mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tại Việt Nam và Lào.
Nhằm phát huy tối đa tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo và sức mạnh của quần chúng
nhân dân, cũng nhƣ phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn của mỗi nƣớc trong cuộc đấu
tranh chống kẻ thù chung dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng; tại Hội nghị lần
thứ tám của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì (5/1941)
đã chủ trƣơng giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nƣớc Đông Dƣơng, thành lập ở
mỗi nƣớc một mặt trận riêng nhằm đoàn kết và tập hợp lực lƣợng đẩy mạnh cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc (ở Việt Nam là Việt Nam độc lập Đồng minh viết tắt là Việt Minh, ở Lào
là Ai Lao độc lập Đồng minh, ở Campuchia là Cao Miên độc lập Đồng minh). Nhờ có chủ
trƣơng đúng đắn sáng tạo đó đã góp phần đƣa cách mạng tại Việt Nam và Lào phát triển mạnh
mẽ và đạt đƣợc nhiều bƣớc tiến quan trọng, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam và khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Lào đã mở ra kỷ nguyên
mới cho hai dân tộc đứng lên làm chủ vận mệnh của mình nhƣ Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản
từng khẳng định: “Thắng lợi đó đã mở đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mà nhân dân
ta được huy động và tự giác tham gia vào cuộc chiến sống còn với kẻ thù để cứu nhà
cứu nước” [5].
2.2. Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (1951) mở ra trang sử mới trong mối quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào
Trong 5 năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần (1946-1950), dƣới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Đông Dƣơng, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy
truyền thống đoàn kết, anh dũng, sáng tạo của chủ nghĩa anh hùng cách mạng vƣợt qua muôn
vàn khó khăn, thử thách của thời kỳ bị bao vây, cô lập, vƣơn lên giành những thắng lợi quan
trọng có tính chất bƣớc ngoặt. Tại Việt Nam, nhờ nỗ lực về mặt ngoại giao, chúng ta đã phá
99
đƣợc thế bao vây, cô lập của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời mở thông đƣợc con đƣờng liên lạc
với hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa trên thế giới thông qua việc thiết lập và đặt quan hệ
ngoại giao với một loạt các nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ Liên Xô, Trung QuốcThắng lợi
ngoại giao đã mở đƣờng cho thắng lợi về quân sự với chiến thắng Biên giới thu đông (1950)
đã tạo bƣớc ngoặt quan trọng cho cuộc chiến khi quân đội ta đã giành quyền chủ động chiến
lƣợc trên chiến trƣờng chính Bắc Bộ. Tại Lào, phong trào cách mạng cũng ngày một trƣởng
thành và gặt hái đƣợc nhiều thắng lợi quan trọng. Ngày 20-1-1949, tại đơn vị Látxavông ở xã
Lào Hùng, huyện Xiềng Kho, tỉnh Sầm Nƣa, Quân đội Lào Itxala đã đƣợc thành lập (Đây
chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Lào ngày nay). Tháng 8-1950, Đại hội đại biểu
quốc dân Lào đã quyết định những vấn đề có tính chất bƣớc ngoặt đối với Cách mạng Lào:
“Thống nhất các tổ chức quần chúng, thành lập Mặt trận Neo Lào Itxala và bầu Ban Chấp
hành Trung ương Mặt trận Neo Lào Itxala. Thành lập Chính phủ Kháng chiến Lào Itxala. Ra
bản cương lĩnh 12 điều, xác định mục tiêu cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Lào.
Xác định tên nước Lào là Pathệt Lào, quy định quốc kỳ, quốc ca” [5]. Đây thực sự là những
dấu son đáng nhớ trong lịch sử cách mạng vẻ vang của nhân dân Lào anh hùng.
Trƣớc những biến động sâu sắc của tình hình quốc tế và trong nƣớc, yêu cầu đặt ra đối
với Đảng Cộng sản Đông Dƣơng là phải có sự điều chỉnh về đƣờng lối chiến lƣợc cách mạng
cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, đồng thời
tranh thủ và tận dụng triệt để thời cơ thuận lợi nhằm đƣa phong trào cách mạng ở Việt Nam
và Lào tiếp tục phát triển đi đến thắng lợi hoàn toàn “Thực tiễn phong phú của cuộc kháng
chiến ở từng nước cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự phối hợp tác chiến giữa các chiến trường
Việt Nam, Lào, Campuchia đòi hỏi Đảng phải có đường lối, chính sách và tổ chức Đảng phù
hợp với đặc điểm mỗi nước, đồng thời tạo điều kiện mở rộng hơn nữa sự phối hợp hành
động trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược và bọn can
thiệp Mỹ” [3].
Xuất phát từ yêu cầu đó, Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng
diễn ra nhƣ một quy luật tất yếu khách quan của lịch sử. Đại hội diễn ra từ ngày 11 đến
19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang). Tham dự Đại hội có
121 đại biểu với 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 76 vạn
đảng viên trong các Đảng bộ Việt Nam, Lào và Campuchia. Đoàn đại biểu Lào do đồng chí
Kayxỏn Phômvihản làm trƣởng đoàn thay mặt những ngƣời cộng sản Lào tham gia vào Đoàn
Chủ tịch [3].
Trong những ngày diễn ra Đại hội, các đại biểu đã tiến hành nghiên cứu, thảo luận Báo
cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (hay Luận cƣơng cách mạng Việt Nam),
Báo cáo tổ chức, điều lệ ĐảngTrong đó, chủ trƣơng tách Đảng Cộng sản Đông Dƣơng
thành lập ở mỗi nƣớc một Đảng Cộng sản riêng đƣợc các đại biểu tham dự Đại hội hết sức
quan tâm. Trên cơ sở thảo luận các văn kiện trên, Đại hội đi đến nhận định: “Từ năm 1930 trở
đi, Đảng Cộng sản Đông Dương là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng ba nước Đông
Dương, nhưng đến nay, cách mạng và kháng chiến của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
có những bước phát triển riêng biệt, đòi hỏi phải có đường lối, chính sách và tổ chức Đảng
100
phù hợp với mỗi nước và trên cơ sở phối hợp hành động chung giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó,
đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải được tổ chức lại. Đại hội đã đi đến quyết định
thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin có cương lĩnh riêng
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở từng nước”[3].
Trên cở nhận định đó, Đại hội đi đến quyết định mang tính lịch sử là: “Ở Việt Nam sẽ
xây dựng Đảng Lao động Việt Nam, có Chính cương, Điều lệ thích hợp với hoàn cảnh Việt
Nam. Ở Lào, và Campuchia thành lập ở mỗi nước một chính Đảng riêng lấy tên là Đảng
Nhân dân Lào và Đảng Nhân dân Khơme, mỗi Đảng chịu trách nhiệm trước sự nghiệp giải
phóng của dân tộc mình.”[3]. Trên tinh thần nhất trí cao với chủ trƣơng trên của Đảng Cộng
sản Đông Dƣơng, thay mặt cho những ngƣời cộng sản Lào, Mặt trận Ítxala, Hoàng thân
Xuphanuvông nói: “Sau khi được nghe chính sách của Đảng, Chúng tôi nhận thấy chính sách
ấy biểu thị ý chí yêu nước cương quyết và tinh thần quốc tế rộng rãi thì chúng tôi rất tán
thành và hoan nghênh” [3]. Mặt khác, Hoàng thân Xuphanuvông cũng hết sức tin tƣởng vào
chính Đảng mới của cách mạng Việt Nam cũng nhƣ tƣơng lai của tình hữu nghị, đặc biệt Việt
Nam - Lào “Chúng tôi tin chắc rằng, Đảng Lao động Việt Nam sẽ là chính Đảng lãnh đạo
cuộc kháng chiến và kiến quốc của Việt Nam. Đồng thời sẽ cùng với mặt trận Liên Việt giúp
đỡ và dìu dắt nhân dân Lào trong việc đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược”[3].
Nhƣ vậy, với quyết định lịch sử mang tính chất bƣớc ngoặt của thời đại đã mở ra một
trang sử mới cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Một là, với quyết định lịch sử này, Việt Nam và Lào hoàn toàn độc lập, tự chủ về đƣờng
lối cứu nƣớc và lực lƣợng lãnh đạo cách mạng. Từ đây, tổ chức Đảng và những ngƣời cộng
sản ở mỗi nƣớc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trƣớc quốc gia, dân tộc và nhân dân mình về
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
cũng nhƣ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, phát huy đƣợc tinh thần chủ động,
sáng tạo, tự lực, tự cƣờng của nhân dân mỗi nƣớc, tránh tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại và làm thất
bại âm mƣu chia rẽ của kẻ thù về khối đại đoàn kết liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, khi
chúng tung ra các luận điệu phản động, xuyên tạc cho rằng Việt Nam tham vọng ảnh hƣởng
và bành trƣớng lãnh thổ, âm mƣu thành lập cái gọi là “Liên bang Đông Dƣơng Cộng sản”, hy
sinh quyền lợi của nhân dân Lào cho độc lập, tự do của Việt Nam. Những luận điểm phản
khoa học và phi thực tế này đã đƣợc Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh luận giải hết sức khoa học,
chính xác. Tổng Bí thƣ cho rằng: “Cách mạng Việt Nam quan hệ mật thiết với cách mạng
Miên và Cách mạng Lào” vì cả ba dân tộc đều có chung kẻ thù trực tiếp là “thực dân Pháp
xâm lược và bọn can thiệp Mỹ”. Do đó, theo Tổng Bí thƣ đây là một cuộc chiến đấu hết sức
lâu dài và gian khổ “Đấu tranh trường kỳ, ba dân tộc phải hợp tác trường kỳ. Hợp tác ngày
nay để giành độc lập và thống nhất thật sự, hợp tác lâu dài sau kháng chiến để cùng tiến trên
con đường dân chủ nhân dân”. Để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ lịch sử đó, Tổng Bí thƣ kêu gọi
phát huy cao độ tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, xóa bỏ tƣ tƣởng bản vị, trông chờ, ỷ
lại: “Muốn làm trọn những nhiệm vụ trên, phải sửa chữa và ngăn ngừa những tư tưởng sai
lầm làm hại đến sự đoàn kết của ba dân tộc anh em. Đánh đổ tư tưởng bản vị của một số cán
bộ Việt Nam định dùng cách mạng Miên và Lào để phụng sự cách mạng Việt Nam hoặc chỉ lo
101
cho cách mạng Việt Nam mà không chú trọng giúp đỡ cách mạng Miên và Lào. Làm cho một
số người Miên và người Lào ỷ lại vào sự giúp đỡ của Việt Nam hoặc ngờ vực sự thành thật
giúp đỡ của dân tộc Việt Nam. Chống lại thành kiến dân tộc hẹp hòi, chống lại mưu mô chia
rẽ dân tộc của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, vượt lên trên mọi khó khăn trở ngại, ba
dân tộc Việt - Miên - Lào nhất định sẽ toàn thắng trong cuộc kháng chiến này” [2].
Hai là, từ đây một xu hƣớng hợp tác và tác chiến mới trong liên minh chiến đấu đặc biệt
Việt Nam - Lào đƣợc thiết lập. Đó là sự hình thành liên minh nhân dân chiến đấu giữa Việt
Nam và Lào trên tinh thần đoàn kết, hợp tác hữu nghị, tự nguyện và thân thiện phấn đấu vì
mục tiêu cuối cùng là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lƣợc và bọn can thiệp Mỹ giành lại độc
lập, tự do cho nhân dân Đông Dƣơng. Ngày 11-3-1951, Hội nghị liên minh nhân dân ba nƣớc
Đông Dƣơng họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) chủ trƣơng thành
lập khối liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,
tƣơng trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Từ nay chẳng những là toàn dân Việt Nam đoàn kết, mà toàn dân hai nước anh
em là Cao Miên và Ai Lao cùng đi đến đại đoàn kết”[3]. Mặt khác, Hoàng thân
Xuphanuvông, Trƣởng đoàn đại biểu Mặt trận Lào Ítxala đã nêu bật ý nghĩa quan trọng của sự
kiện này: “Mặt trận Liên minh Việt - Miên - Lào mà chúng ta thành lập ngày hôm nay có ý
nghĩa rất trọng đại, trong lịch sử từ trước tới nay chưa từng có. Chúng tôi nhận thấy đó là
những quả tạ ngàn cân để đập tan mọi mưu mô chia rẽ của thực dân Pháp và bọn can thiệp
Mỹ, nó đã biến lực lượng mạnh mẽ của chúng ta thành lực lượng vô biên để tiêu diệt tất cả kẻ
xâm lăng nào muốn xâm lược lãnh thổ chúng ta”[3].
Thành công của Hội nghị, đánh dấu bƣớc phát triển mới về chất trong mối quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào; khi lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của hai quốc gia đã
xây dựng đƣợc một liên minh chiến đấu chung quy tụ đƣợc sức mạnh tổng hợp của nhân dân
hai nƣớc Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm
lƣợc và can thiệp của Mỹ, giành lại độc lập, tự do và thống nhất cho nhân dân mình. Kết quả
của liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đã đƣợc trả lời bằng thắng lợi vang dội trong Chiến
dịch Thƣợng Lào (1953). Trong Chiến dịch này, liên quân Việt Nam - Lào đã phối hợp tác
chiến tiêu diệt, bắt sống và làm tan rã gần 2.800 lính sĩ quan của địch (bằng 1/5 tổng số lực
lƣợng của Pháp tại Lào), giải phóng một vùng đất rộng 4.000 km2 gồm toàn tỉnh Sầm Nƣa,
một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì (chiếm 1/5 diện tích Bắc Lào) và hàng chục
vạn dân [6]. Đây chính là minh chứng cho sức mạnh tổng hợp và sức sáng tạo của liên minh
chiến đấu Việt Nam - Lào.
Ba là, với quyết định lịch sử này, một trang sử mới trong lịch sử phát triển của nƣớc
Lào hiện đại đã đƣợc thiết lập. Đánh dấu bằng sự kiện, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đƣợc
thành lập tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất họp ở tỉnh Hủa Phăn từ 22-3 đến 6-4-1955 do
đồng chí Kayxỏn Phômvihản làm Tổng Bí thƣ đã tạo ra bƣớc ngoặt lịch sử đối với tiến trình
phát triển của Cách mạng Lào. Từ đây, nhân dân Lào anh hùng đã có một ngọn cờ hƣớng đạo
riêng là Đảng Nhân dân Lào lãnh lấy sứ mệnh lịch sử lãnh đạo, chèo lái con thuyền Cách
mạng Lào đi đến bến bờ vinh quang là thực hiện thành công độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
102
hội tại Lào. Đến tháng 2-1972, Đảng Nhân dân Lào đổi tên thành Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào. Từ đó đến nay, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Lào anh hùng đã đoàn kết một lòng
vƣợt qua muôn vàn khó khăn, thử thách vƣơn lên giành những thắng lợi quan trọng trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng nhƣ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nƣớc Lào
ngày một văn minh, giàu mạnh, thân thiện, yêu chuộng hòa bình, có những đóng góp tích cực
cho sự phát triển của khu vực và thế giới.
Bốn là, với việc thành lập ở mỗi nƣớc một Đảng Cộng sản riêng đánh dấu bƣớc trƣởng
thành trong nhận thức của Đảng và những ngƣời cộng sản Đông Dƣơng về nguyên tắc tôn
trọng “Quyền dân tộc tự quyết”. Nguyên tắc này đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến
trong Hội nghị thành lập Đảng (2-1930). Khi đó, bằng tài năng, kinh nghiệm và sự mẫn cảm
chính trị sâu sắc của một chính khách tầm cỡ quốc tế, Ngƣời nhận thấy rằng vấn đề “Quyền
dân tộc tự quyết” có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa nói chung và Đông Dƣơng nói riêng. Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Cái từ
Đông Dương rất rộng, vấn đề dân tộc là vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt
buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền:
Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với
nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc”[8]. Và lịch sử đã chứng minh, quan điểm
của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về tôn trọng “Quyền dân tộc tự quyết” là hoàn toàn đúng
đắn. Đặc biệt, là sau sự sụp đổ của Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết - Thành trì của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế vào những năm đầu thập niên 90, kéo theo sự sụp đổ của
một loạt các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu càng cho thấy sức sống và giá trị thời đại
trong tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy quyết định lịch sử trên của Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng tại Đại hội II là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với quy luật
khách quan của lịch sử, xu thế phát triển của khu vực và thời đại. Từ đó đến nay, nguyên tắc
này đã trở thành chuẩn mực trong việc định hình và thiết lập mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -
Lào, Lào - Việt Nam dựa trên tinh thần bình đẳng, hợp tác hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau. Nguyên tắc này, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch
sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và nó sẽ tiếp tục đƣợc nối dài bởi các thế
hệ ngƣời Việt Nam và ngƣời Lào hôm nay và mãi mãi mai sau.
Năm là, quyết định lịch sử này đã tạo tiền đề quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt
Nam, Lào tiếp tục phát triển và gặt hái đƣợc những thắng lợi vang dội góp phần quan trọng
vào việc viết lại lịch sử khu vực và thế giới thế kỷ XX. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ
“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)
về kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và Lào, mở đƣờng cho sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân kiểu cũ (kiểu cổ điển) trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi của bản anh
hùng ca chống Mỹ cứu nƣớc giành lại độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
và Lào; đồng thời mở đƣờng cho sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên
phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi trong công cuộc bảo vệ, giữ gìn và không ngừng phát
triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào sau khi kết thúc sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nƣớc mà Hiệp ƣớc Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (ký ngày 18-
103
7-1977) tại Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) giữa Thủ tƣớng nƣớc
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng và Thủ tƣớng nƣớc Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào Kayxỏn Phômvihản là thành quả tiêu biểu. Đây là Hiệp ƣớc toàn diện đầu tiên
trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tạo cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng, là
biểu tƣợng cao đẹp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ mới - thời kỳ hai
nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.3. Sự tiếp nối tư tưởng từ Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (1951) trong quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào hiện nay
Hiện nay, trên cơ sở kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Đại hội II về mối quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đó là tƣ tƣởng về tôn trọng “Quyền dân tộc tự quyết”,
nguyên tắc đồng thuận, trung thực, hợp tác bình đẳng cùng có lợi và tin cậy lẫn nhau; hai
Đảng, hai Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó,
tƣơng trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; không ngừng giữ gìn, bảo vệ và phát triển mối quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên một tầm cao mới dựa trên cơ sở những
nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, tôn
trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây chính
là sự tiếp nối, phát triển và mở rộng nội hàm nguyên tắc tôn trọng “Quyền dân tộc tự quyết”
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại hội II (1951) đã sử dụng hiệu quả triệt để. Đây là nguyên
tắc quan trọng hàng đầu trong việc định hình mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam. Hiện nay, quan hệ truyền thống, đoàn kết, hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo, an
ninh quốc phòng...đều dựa trên nguyên tắc có tính chất sƣơng sống và rƣờng cột này.
Thứ hai, nguyên tắc đoàn kết, trung thực, thành thật trong quan hệ hợp tác trên tinh thần
chủ nghĩa quốc tế vô sản, giúp bạn là tự giúp mình “Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” đƣợc
Đại hội II hết sức đề cao. Với việc vận dụng thành công nguyên tắc này, Cách mạng Việt
Nam và Cách mạng Lào đã đạt đƣợc những thắng lợi vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng nhƣ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đƣa quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam trở thành biểu tƣợng mẫu mực và hiếm có trên thế giới. Hiện nay,
nguyên tắc này tiếp tục đƣợc hai nƣớc vận dụng hiệu quả trong quan hệ hợp tác.
Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi trong quan hệ hợp tác. Với chủ trƣơng thành
lập ở mỗi nƣớc một Đảng Cộng sản riêng, ngay từ Đại hội II, những ngƣời cộng sản Việt Nam
và Lào đã hết sức coi trọng và đề cao vấn đề này. Điểm mấu chốt của nguyên tắc này là trong
quá trình hợp tác, hai bên đều có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, điều kiện và cơ hội phát triển
nhƣ nhau, không có sự phân biệt, đối xử nƣớc lớn, nƣớc nhỏ, nƣớc có trình độ phát triển cao và
nƣớc có trình độ phát triển thấp...Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng góp phần vào
việc duy trì, bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Hiện
nay, hai Đảng, hai Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc đang tích cực vận dụng, triển khai và thực
hiện có hiệu quả nguyên tắc này trong quá trình giao lƣu, hợp tác giữa hai bên.
104
Thứ tư, nguyên tắc tin cậy trong quan hệ hợp tác. Niềm tin trong quan hệ giữa Cách
mạng Việt Nam và Cách mạng Lào đã đƣợc thử thách và tôi luyện trong những năm tháng,
khó khăn, ác liệt nhất của chiến tranh. Trong giai đoạn hai nƣớc cùng tiến hành xây dựng và
đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, nguyên tắc tin cậy lẫn nhau là hết sức cần thiết và không thể
thiếu trong quan hệ, hợp tác giữa Việt Nam và Lào. Đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế và khu
vực đang có những diễn biến hết sức phức tạp, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách xuyên
tạc, phá hoại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam. Do đó, vấn đề niềm tin và giữ vững niềm tin có vị trí và vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo thành công mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào -
Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, nguyên tắc đồng thuận trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tin tƣởng, hợp tác bình
đẳng cùng có lợi trong quan hệ hợp tác tiếp tục đƣợc hai Đảng, hai Nhà nƣớc và nhân dân hai
nƣớc giữ gìn và vận dụng hiệu quả. Nhờ đó, Việt Nam và Lào đã đạt đƣợc nhiều thành tựu
quan trọng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng nhƣ
giải quyết những vấn đề toàn cầu mang tính khu vực và quốc tế đòi hỏi sự đồng thuận và nhất
trí cao giữa hai nƣớc.
Nhƣ vậy, trên cơ sở kế thừa và phát triển những tƣ tƣởng quan trọng của Đại hội II,
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, dƣới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nƣớc và nỗ lực quyết
tâm cố gắng của nhân dân hai nƣớc, quan hệ hợp tác toàn diện đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào -
Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt chính trị; kinh tế, văn
hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, đối ngoại Những thành tựu
đó, là cơ sở, tiền đề quan trọng và động lực thúc đẩy quan hệ truyền thống tốt đẹp, hợp tác
hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam tiếp tục đơm hoa, kết trái và gặt hái đƣợc
nhiều thành công hơn nữa trong tƣơng lai. Ngày nay, những nguyên tắc này không chỉ có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam, Lào mà còn có ý nghĩa sống còn, trở thành nền
tảng trong việc định hình những nguyên tắc và phƣơng hƣớng hoạt động của với nhiều nƣớc
và tổ chức trong khu vực và quốc tế mà ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) với
Hiến chƣơng ASEAN là một minh chứng cụ thể.
3. Kết luận
Có thể nói, Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (2-1951) với
quyết định lịch sử tách Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thành lập ở Việt Nam, Lào mỗi nƣớc
một Đảng Cộng sản riêng là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo; đáp ứng yêu cầu khách quan của
lịch sử, bắt kịp xu thế của thời đại, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân
dân mỗi nƣớc. Bởi lẽ, nếu không có sự kiện trọng đại này thì sẽ không có Đảng Nhân dân Lào
(nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) - Chủ thể trực tiếp lãnh đạo nhân dân Lào anh hùng
đấu tranh giải phóng dân tộc thành công và xây dựng một nƣớc Lào hiện đại nhƣ ngày nay.
Từ đây, bản thiên anh hùng ca về mối quan hệ đặc biệt mang tên Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam đã đƣợc viết lên bởi truyền thống đoàn kết, tình nghĩa thủy chung, trong sáng và chủ
105
nghĩa anh hùng cách mạng, trở thành biểu tƣợng mẫu mực và cao đẹp trong lịch sử thế giới
hiện đại về tinh thần quốc tế vô sản nhƣ sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Việt - Lào
hai nƣớc chúng ta. Tình sâu hơn nƣớc Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản
từng khẳng định “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gƣơng sáng chói về tinh
thần quốc tế vô sản, nhƣng chƣa ở đâu và chƣa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu
đặc biệt lâu dài và toàn diện nhƣ vậy”. Vì vậy, sự kiện lịch sử trọng đại này có ý nghĩa vô
cùng quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam và Lào mà còn có ý
nghĩa đặc biệt đối với mối quan hệ đặc biệt mang tên Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002). Văn kiện đảng Toàn tập (Tập 2). Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002). Văn kiện đảng Toàn tập (Tập 12). Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011). Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 – 2007. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
[4] George C. Hering (1998). Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nƣớc Mỹ. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5] Lƣơng Ninh (1991). Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á (Tập 2). Nhà xuất bản Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội .
[6] Trƣơng Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2009). Đại cƣơng Lịch sử Việt
Nam toàn tập. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[7] Nguyễn Anh Thái (2009). Lịch sử Thế giới hiện đại. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[8] Tài liệu lƣu tại Viện Lịch sử Đảng. Vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản, tr. 25.
THE SPECIAL RELATIONSHIP BETWEEN VIETNAM AND LAOS -
A CONTINUATION OF THE CONCEPTION FROM THE 2ND CONGRESS,
COMMUNIST PARTY (2/1951)
Dao Van Truong
Tay Bac University
Abstract: In February 1951, the second Congress of the Indochinese Communist Party decided to
establish separate Communist Parties in Vietnam, Laos and Cambodia on the basis of respect for the «National
Self-Determination». With this great historic decision, a new history of the special relations between Vietnam
and Laos and Laos and Vietnam was written by loyalists, religious figures and heroic revolutionaries, and has
become a beautiful symbol, an exemplary of international solidarity in the twentieth century. Therefore, studying
and learning about a historic Congress with a historic decision to better understand the special relationship
between Vietnam and Laos , Laos and Vietnam is now necessary and great significance.
Keywords: Congress, special relationship, Viet Nam, Laos.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_7603_2135953.pdf