Tài liệu Quan điểm về tình yêu và tình dục trước hôn nhân của người dân ở một xã đồng bằng sông Hồng: Xó hội học, số 4(112), 2010
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
69
QUAN ĐIểM Về TìNH YÊU Và TìNH DụC TRƯớC HÔN NHÂN CủA
NGƯờI DÂN ở MộT Xã ĐồNG BằNG SÔNG HồNG
Nguyễn Đức Chiện∗
1. Giới thiệu
Trong truyền thống người Việt ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chuyện tình yêu
hôn nhân của con cái là do cha mẹ đôi bên sắp đặt, hành vi quan hệ tình dục trước hôn
nhân được coi là điều cấm kỵ. Song, những biến đổi kinh tế - xã hội trong những thập
kỷ vừa qua đã và đang ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ về tình yêu, tình dục trước hôn
nhân của người Việt ở ĐBSH. Thế hệ trẻ hiện nay đang hướng đến những giá trị mới
về tình yêu và tình dục trước hôn nhân. Họ đưa ra nhiều quan điểm như “yêu mười
chọn một”, “yêu không nhất thiết phải cưới”, “yêu nếu hợp nhau thì lấy” Trong tình
yêu, chuyện nam nữ quan hệ tình dục và có thai trước hôn nhân không còn là điều
hiếm thấy. Nhiều số liệu thống kê công bố gần đây cho thấy tỷ lệ nạo phá thai gia
tăng đột biến trong giới trẻ ...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm về tình yêu và tình dục trước hôn nhân của người dân ở một xã đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 4(112), 2010
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
69
QUAN ĐIểM Về TìNH YÊU Và TìNH DụC TRƯớC HÔN NHÂN CủA
NGƯờI DÂN ở MộT Xã ĐồNG BằNG SÔNG HồNG
Nguyễn Đức Chiện∗
1. Giới thiệu
Trong truyền thống người Việt ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chuyện tình yêu
hôn nhân của con cái là do cha mẹ đôi bên sắp đặt, hành vi quan hệ tình dục trước hôn
nhân được coi là điều cấm kỵ. Song, những biến đổi kinh tế - xã hội trong những thập
kỷ vừa qua đã và đang ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ về tình yêu, tình dục trước hôn
nhân của người Việt ở ĐBSH. Thế hệ trẻ hiện nay đang hướng đến những giá trị mới
về tình yêu và tình dục trước hôn nhân. Họ đưa ra nhiều quan điểm như “yêu mười
chọn một”, “yêu không nhất thiết phải cưới”, “yêu nếu hợp nhau thì lấy” Trong tình
yêu, chuyện nam nữ quan hệ tình dục và có thai trước hôn nhân không còn là điều
hiếm thấy. Nhiều số liệu thống kê công bố gần đây cho thấy tỷ lệ nạo phá thai gia
tăng đột biến trong giới trẻ và “với tỷ lệ nạo hút thai ở phụ nữ là 2,5%, Việt Nam có tỷ
lệ nạo phá thai cao nhất thế giới” (Henshaw, Singh và Hass, 1999, dẫn theo
Gammeltofl, 2006:2). Lý giải hiện tượng này, một số học giả nghiên cứu cho rằng gia
đình Việt Nam dường như đang trải qua một cuộc "cách mạng tình dục thầm lặng"
(Rindfuss và Morgan, 1983; Rindfuss và Hirschman, 1984; dẫn theo Trần Thị Minh
Thi, 2008: 300).
Dựa vào nguồn số liệu của cuộc khảo sát định lượng với 302 mẫu tiến hành
tháng 9 năm 2008 tại xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam thuộc Dự án “Gia
đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS-RDE-05) do SIDA tài trợ, bài viết này
tìm hiểu khác biệt theo thế hệ và giới trong quan điểm về tình yêu và tình dục trước
hôn nhân ở Trịnh Xá.
2. Các quan điểm nghiên cứu
Nghiên cứu về tình yêu và tình dục trước hôn nhân được quan tâm nhiều ở các
xã hội phương Tây từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi các quốc gia này tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội. Điểm chung của các nghiên cứu này là chỉ ra
quá trình hiện đại hóa xã hội sẽ dẫn đến thay đổi trong quan điểm và hành vi về tình
yêu, tình dục trước hôn nhân (Therborn, 2004; Goode, 1963). Các nghiên cứu về tình
yêu, tình dục trước hôn nhân được quan tâm nhiều ở Châu á trong khoảng ba thập kỷ
gần đây, đặc biệt là tại các quốc gia đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghiên cứu ở
Trung Quốc do Wang Feng và các đồng nghiệp (1996) tiếp tục khẳng định quá trình
hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc đã tác động đến sự thay đổi trong
quan niệm và hành vi tình dục. Dựa trên những bằng chứng thực nghiệm, các tác giả
này cho rằng sự chuyển đổi từ hôn nhân sắp đặt sang hôn nhân tự do, việc tăng các cơ
hội giáo dục và việc làm, và các chương trình kế hoạch hóa gia đình đã góp phần tạo
∗ Th.S. Viện Xã hội học.
Quan điểm về tỡnh yờu và tỡnh dục trước hụn nhõn.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
70
nên những thay đổi trong tình dục ở Trung Quốc (dẫn theo Trần Thị Minh Thi, 2008:
300).
Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, nghiên cứu về tình yêu
và tình dục trước hôn nhân không được quan tâm trong quá khứ. Xã hội bấy giờ không
khuyến khích bàn luận về những điều thầm kín của con người. Chủ đề tình yêu, tình
dục chỉ bắt đầu được giới nghiên cứu bàn luận trong khoảng hai thập niên gần đây
trong bối cảnh Việt Nam tiến hành Đổi mới và hội nhập sâu rộng với thế giới bên
ngoài.
Trong một nghiên cứu chọn mẫu quy mô nhỏ do Vũ Tuấn Huy và cộng sự thực
hiện năm 2002, các tác giả đã nhận thấy “quan niệm về vấn đề tình dục đã có nhiều
thay đổi theo thời gian. Nếu như trước năm 1975, chỉ có hơn 6% đồng ý với quan điểm
phụ nữ có thể có quan hệ tình dục với người mà họ có ý định kết hôn, thì đến năm
1996 - 2001, tỷ lệ này đã tăng lên là 36,5%. Tỷ lệ cho rằng nam giới có thể quan hệ
tình dục với người họ có ý định kết hôn cũng tăng từ 8% lên 38% với cùng mốc thời
gian so sánh” (Vũ Tuấn Huy và cộng sự, 2002).
Một nghiên cứu khác do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 2005,
với mẫu định lượng 4176 phụ nữ và nam giới, đã cho rằng “thái độ đối với quan hệ
tình dục ngoài hôn nhân, vấn đề này thường được giới trẻ chấp nhận nhiều hơn. Và
hiện tượng này nam giới dễ được chấp nhận hơn ở nữ giới. Phụ nữ và nam giới ở thành
thị và những người thuộc nhóm có trình độ học vấn cao hơn nhìn chung có thái độ
đồng tình cao hơn, họ cũng có xu hướng bộc lộ quan điểm một cách thoải mái hơn so
với nhóm cư dân nông thôn và nhóm có học vấn thấp hơn” (Trần Thị Vân Anh, Nguyễn
Hữu Minh, 2008: 280-288).
Cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) do Bộ
Y tế, Tổng cục Thống kê, UNICEP, WHO tiến hành năm 2003 cũng đưa ra kết quả
thú vị về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Với đối tượng thanh, thiếu niên (từ
14 đến 25 tuổi) điều tra này cho biết 92% thanh niên đã lập gia đình có quan hệ tình
dục trước hôn nhân và họ chỉ quan hệ tình dục với người sau này là chồng/vợ của
mình. 37% nam thanh niên và 17% nữ thanh niên đồng ý với quan điểm có thể quan
hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người có ý định kết hôn (SAVY, 2003).
Tóm lại, điểm luận các nghiên cứu cho thấy chuyển biến về quan điểm tình dục
trước hôn nhân đang diễn ra ở Việt Nam. Các nghiên cứu cũng chỉ ra các biến số như
thế hệ, giới tính, học vấn và khu vực sống có liên quan đến quan điểm về tình dục
trước hôn nhân. Chẳng hạn, so với thế hệ lớn tuổi thì những người trẻ tuổi có quan
điểm cởi mở hơn về vấn đề tình dục trước hôn nhân, nam giới tỏ ra cởi mở hơn so với
phụ nữ về tình dục trước hôn nhân, những người có học vấn cao sống ở đô thị có quan
điểm thoải mái thoáng hơn những người học vấn thấp sống ở nông thôn. Tuy nhiên,
các nghiên cứu này chưa quan tâm đến suy nghĩ và sự thể hiện quan điểm của các
nhóm về vấn đề tình yêu, vốn liên quan chặt chẽ với quan điểm và hành vi tình dục
trước hôn nhân. Bài viết này mong muốn góp thêm vào những hiểu biết về quan điểm
Nguyễn Đức Chiện 71
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
tình yêu và tình dục trước hôn nhân từ khía cạnh thế hệ và giới ở một cộng đồng thuộc
ĐBSH trong bối cảnh của một xã hội đang chuyển đổi.
3. Kết quả phân tích
3.1. Khác biệt theo thế hệ và giới trong quan điểm về tình yêu trước hôn nhân
Trước hết, với câu hỏi “Nghĩ vào thời điểm khi ông bà kết hôn, xin ông bà cho biết
mức độ đồng ý hoặc không đồng ý về vấn đề người phụ nữ/đàn ông có thể có quan hệ
yêu đương với một người mà anh hay chị ta không có ý định kết hôn”, các kết quả được
trình bày trong Bảng 1 cho thấy đa số người trả lời có quan điểm không đồng ý với việc
một người, bất kể là nam hay nữ, có quan hệ yêu đương với người mà người đó không
có ý định kết hôn. Cụ thể, có trên 90% số người được hỏi có quan điểm rất không đồng
ý hoặc không đồng ý một phần đối với hành vi này.
Cũng nhận thấy có khác biệt giới rõ rệt trong quan điểm về việc người phụ nữ
hay đàn ông có quan hệ yêu đương với người mà người đó không có ý định kết hôn.
71,0% người được phỏng vấn rất không đồng ý việc phụ nữ có quan hệ yêu đương với
người mà chị ta không có ý định kết hôn; trong khi đó, chỉ có 59,0% số người được hỏi
rất không đồng ý với việc nam giới có thể có quan hệ yêu đương với người phụ nữ mà
anh ta không có ý định kết hôn. Ngược lại, có đến 13,0% người trả lời rất đồng ý với ý
kiến cho rằng nam giới có thể có quan hệ yêu đương với người mà anh ta không có ý
định kết hôn, nhưng lại chỉ có 8,0% số người được hỏi rất đồng ý với việc phụ nữ có thể
có quan hệ yêu đương với một người mà chị ta không có ý định kết hôn.
Bảng 1. Quan điểm về người phụ nữ, đàn ông có thể có quan hệ yêu đương
với người mà anh/chị ta không có ý định kết hôn
Phụ nữ có thể có quan hệ yêu
đương với người mà chị ta
không có ý định kết hôn
Đàn ông có thể có quan hệ
yêu đương với người mà anh
ta không có ý định kết hôn
Rất không đồng ý 71,0% 59,0%
Không đồng ý một phần 21,0% 28,0%
Đồng ý (A) 8,0% 13,0%
Tổng 100% 100%
N 300 (B) 301(C)
Ghi chú:
A. Bao gồm cả người trả lời rất đồng ý và đồng ý một phần
B và C. Không tính người trả lời không biết
Các kết quả này cho thấy người dân xã Trịnh Xá có quan điểm khắt khe hơn với
người phụ nữ và thoáng hơn với nam giới trong quan hệ yêu đương. Có vẻ như định
kiến xã hội vẫn còn nặng nề với phụ nữ ở Trịnh Xá về vấn đề quan hệ yêu đương.
Bảng 2, phân tích và so sánh quan điểm về vấn đề người phụ nữ hay đàn ông có
Quan điểm về tỡnh yờu và tỡnh dục trước hụn nhõn.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
72
thể có quan hệ yêu đương với một người mà người đó không có ý định kết hôn, giữa hai
nhóm tuổi cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm này.
Bảng 2: Tương quan nhóm tuổi với quan điểm về người phụ nữ, đàn ông có thể
có quan hệ yêu đương với người mà anh/chị ta không có ý định kết hôn
Phụ nữ có thể có quan hệ yêu
đương với người mà chị ta
không có ý định kết hôn (B)
Nam giới có thể có quan hệ yêu
đương với người mà anh ta
không có ý định kết hôn (C)
Nhóm tuổi 20 - 40 tuổi 41 - 60 tuổi 20 - 40 tuổi 41 - 60 tuổi
Rất không đồng ý 73,8% 69,1% 56,9% 60,1%
Không đồng ý một phần 20,5% 21,3% 31,7% 25,9%
Đồng ý (A) 5,4% 9,6% 11,4% 14,0%
Tổng 100% 100% 100% 100%
N 122 178 123 178
Ghi chú:
A. Bao gồm cả người trả lời rất đồng ý và đồng ý một phần
B. Pearson Chi-Square = 0.796; C. Pearson Chi-Square = 0.653
Các kết quả được trình bày trong Bảng 2 cho thấy, nhìn chung, người dân ở cả
hai nhóm tuổi (20 - 40) và (41 - 60) có quan điểm không đồng ý với việc một người, bất
kể là nam hay nữ, có quan hệ yêu đương với người mà người đó không có ý định kết
hôn. Cụ thể, có tới trên dưới 90% số người được hỏi ở các nhóm tuổi có quan điểm rất
không đồng ý hoặc không đồng ý một phần đối với hành vi này.
Một điều ngạc nhiên là tỷ lệ người trả lời không đồng ý ở nhóm tuổi (41 - 60)
thấp hơn đáng kể so với nhóm tuổi (20 - 40). Và số người theo quan điểm đồng ý ở
nhóm (41 - 60) cao hơn nhóm (20 - 40). Cụ thể, chỉ có 5,4% người đồng ý thuộc nhóm
tuổi 20 - 40, trong khi tỷ lệ này là 9,6% thuộc nhóm tuổi 41 - 60.
Đối với quan điểm người đàn ông có thể có quan hệ yêu đương với người mà anh
ta không có ý định kết hôn thì ở quan điểm rất không đồng ý, nhóm tuổi 41 - 60 cao
hơn đáng kể so với nhóm 20 - 40 tuổi. Còn nhóm 41 - 60 tiếp tục có quan điểm đồng ý
cao hơn nhóm tuổi 20 - 40.
Các kết quả này cho thấy người dân Trịnh Xá, dù là nhóm tuổi nào vẫn có quan
điểm không đồng ý cao hơn tỷ lệ người có quan điểm đồng ý với hành vi yêu đương với
người mà người đó không có ý định kết hôn. Điều ngạc nhiên là, nhóm nhiều tuổi (41 -
60) lại có tỷ lệ rất đồng ý cao hơn đáng kể so với nhóm trẻ tuổi (20 - 40). Kết quả này
cho thấy quan điểm nhóm nhiều tuổi trong mẫu khảo sát có vẻ thoáng hơn nhóm trẻ
tuổi về vấn đề tình yêu trước hôn nhân. Hình như con số này có vẻ trái với suy nghĩ
thông thường rằng thế hệ trẻ có quan điểm cởi mở, thoáng hơn về vấn đề tình yêu. Kết
quả này cần kiểm chứng trong các nghiên cứu tiếp theo.
Nguyễn Đức Chiện 73
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Các kết quả phân tích giới tiếp tục cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong quan
điểm về việc một người, bất kể là nam hay nữ, có quan hệ yêu đương với người mà
người đó không có ý định kết hôn.
Bảng 3. Tương quan giới tính với quan điểm về người phụ nữ, đàn ông có thể có quan hệ
yêu đương với người mà anh/chị ta không có ý định kết hôn
Phụ nữ có thể có quan hệ yêu
đương với người mà chị ta
không có ý định kết hôn (B)
Đàn ông có thể có quan hệ yêu
đương với người mà anh ta
không có ý định kết hôn (C)
Giới tính Nam Nữ Nam Nữ
Rất không đồng ý 65,2% 75,9% 51,1% 65,4%
Không đồng ý một phần 23,9% 18,6% 32,4% 24,7%
Đồng ý (A) 10,9% 5,5% 14,5% 9,9%
Tổng 100% 100% 100% 100%
N 138 162 139 162
Ghi chú:
A. Bao gồm cả người trả lời rất đồng ý và đồng ý một phần
B. Pearson Chi-Square = 0.193; C. Pearson Chi-Square = 0.061
Nhìn chung, các kết quả trình bày trong Bảng 3 cho thấy nữ giới có quan điểm
rất không đồng ý, bất kể người đó là nam hay nữ, có quan hệ yêu đương với người mà
người đó không có ý định kết hôn cao hơn nam giới; quan điểm này cũng được thể hiện
ngay cả đối với bản thân họ. Cụ thể, có đến 75,9% và 65,4% nữ giới trả lời rất không
đồng ý, trong khi tỷ lệ này ở nhóm nam giới là 65,2% và 51,1%. Ngược lại, tỷ lệ nam
giới có quan điểm đồng ý cao hơn hẳn so với nữ giới. Cụ thể, có đến 10,9% và 14,5%
nam giới trả lời đồng ý, trong khi chỉ có 5,5% và 9,9% nữ giới đồng ý với việc một người
nam giới hay phụ nữ có quan hệ yêu đương với người mà không có ý định kết hôn.
Điều này cho thấy quan điểm của nữ giới có vẻ chặt chẽ về tình yêu trong khi nam
giới thoáng hơn trong quan điểm về yêu đương. Thực tế này đã cho thấy rõ hơn định kiến
xã hội vẫn nặng nề trong quan điểm về tình yêu đối với phụ nữ hơn là nam giới.
Như vậy, các phân tích trên cho thấy đa số người trả lời theo chỉ báo nhóm tuổi,
giới tính có quan điểm không đồng ý với việc một người bất kể là nam giới hay nữ giới
có quan hệ yêu đương với người mà người đó không có ý định kết hôn. Số người trả lời
đồng ý (rất đồng ý, đồng ý một phần) chiếm một tỷ lệ rất thấp, ngay cả đối với những
người thuộc nhóm trẻ tuổi. Sự kiện này phản ánh quan điểm của những người trong
mẫu khảo sát ở Trịnh Xá khá nghiêm túc, đã yêu là phải đi đến hôn nhân. Sự khác
biệt giới về quan điểm tình yêu cũng thể hiện nhưng không cao. Tỷ lệ rất không đồng
ý, không đồng ý một phần đối với người phụ nữ cao hơn tỷ lệ này ở nhóm nam giới.
Ngược lại, tỷ lệ rất đồng ý đối với người nam giới cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm phụ
nữ. Điều này cho thấy quan điểm đối với phụ nữ khắt khe hơn nam giới. Nếu kết quả
Quan điểm về tỡnh yờu và tỡnh dục trước hụn nhõn.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
74
này là xác thực thì nó cho thấy có sự tồn tại định kiến xã hội đối với nam và nữ trong
quan hệ tình yêu ở Trịnh Xá.
3.2. Khác biệt theo thế hệ và giới trong quan điểm về tình dục trước hôn nhân
Khi trả lời tiếp câu hỏi “Trước khi kết hôn, người phụ nữ, đàn ông có quan hệ
tình dục với người đàn ông, phụ nữ mà anh hay chị ta có ý định kết hôn là bình
thường”, các kết quả cho ở Bảng 4 cho thấy đa số người trả lời trong mẫu khảo sát tiếp
tục có quan điểm không đồng ý với việc một người, bất kể là nam hay nữ, có quan hệ
tình dục với người mà người đó có ý định kết hôn. Cụ thể, xấp xỉ 80% số người được hỏi
có quan điểm rất không đồng ý hoặc không đồng ý một phần đối với hành vi này.
Kết quả phân tích cũng cho thấy có khác biệt giới rõ rệt trong quan điểm về việc
có quan hệ tình dục với người mà người đó có ý định kết hôn. Có đến 62,3% người
trong mẫu phỏng vấn rất không đồng ý với việc người phụ nữ có quan hệ tình dục với
người mà chị ta có ý định kết hôn; trong khi đó, chỉ có 52,5% số người được hỏi rất
không đồng ý với việc người đàn ông có quan hệ tình dục với người mà anh ta có ý định
kết hôn. Ngược lại, trong khi có đến 25,5% người trả lời đồng ý việc trước khi kết hôn,
người đàn ông có quan hệ tình dục với người mà anh ta có ý định kết hôn, thì tỷ lệ này
dành cho người phụ nữ là 21,0%.
Bảng 4: Quan điểm về trước khi kết hôn, người phụ nữ, đàn ông có quan hệ tình dục
với người mà anh hay/chị ta có ý định kết hôn là bình thường
Trước khi kết hôn, người phụ
nữ có quan hệ tình dục với
người mà chị ta có ý định kết
hôn là bình thường
Trước khi kết hôn, người đàn
ông có quan hệ tình dục với
người mà anh ta có ý định kết
hôn là bình thường
Rất không đồng ý 62,3% 52,5%
Không đồng ý một phần 16,7% 22,0%
Đồng ý (A) 21,0% 25,5%
Tổng 100% 100%
N 299 (B) 299(C)
Ghi chú:
A. Bao gồm cả người trả lời đồng ý một phần và rất đồng ý
B và C. Không tính người trả lời không biết
Các kết quả này tiếp tục cho thấy người dân Trịnh Xá có quan điểm khắt khe
hơn với người phụ nữ và thoáng hơn với người nam giới trong quan điểm về quan hệ
tình dục trước hôn nhân. Có thể định kiến xã hội “trai năm thê bẩy thiếp, gái chính
chuyên một chồng” có vẻ vẫn còn ảnh hưởng trong suy nghĩ và quan điểm của người
dân ở đây.
Phân tích và so sánh quan điểm về hành vi tình dục trước hôn nhân giữa hai
Nguyễn Đức Chiện 75
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
nhóm tuổi cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về quan điểm giữa các nhóm này.
Bảng 5: Tương quan nhóm tuổi với trước khi kết hôn, người phụ nữ, đàn ông
có quan hệ tình dục với người mà anh/chị ta có ý định kết hôn là bình thường
Trước khi kết hôn, người phụ
nữ có quan hệ tình dục với
người mà chị ta có ý định kết
hôn là bình thường (B)
Trước khi kết hôn, người đàn
ông có quan hệ tình dục với
người mà anh ta có ý định kết
hôn là bình thường (C)
Nhóm tuổi 20- 40 tuổi 41- 60 tuổi 20- 40 tuổi 41- 60 tuổi
Rất không đồng ý 57,9% 65,2% 47,9% 55,6%
Không đồng ý một phần 19,0% 15,2% 25,6% 19,7%
Đồng ý (A) 23,1% 19,6% 26,5% 24,7%
Tổng 100% 100% 100% 100%
N 121 178 121 178
Ghi chú:
A. Bao gồm cả người trả lời đồng ý một phần và rất đồng ý
B. Pearson Chi-Square = 0.602; C. Pearson Chi-Square = 0.491
Các kết quả được cho ở Bảng 5 tiếp tục cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các
nhóm về quan điểm tình dục trước hôn nhân. Cụ thể, trong khi có tới 80,4% người trả
lời thuộc nhóm tuổi 41 - 60 không đồng ý trước khi kết hôn, người phụ nữ có quan hệ
tình dục với người mà chị ta có ý định kết hôn, thì tỷ lệ này ở nhóm tuổi 20 - 40 là
76,9%. Ngược lại, có tới 23,1% nhóm tuổi 20 - 40 đồng ý với việc trước khi kết hôn,
người phụ nữ có quan hệ tình dục với người mà chị ta có ý định kết hôn là bình
thường, trong khi tỷ lệ này ở nhóm 41 - 60 là 19,6%. Điều này phản ánh những người
trẻ tuổi ở Trịnh Xá có quan điểm thoáng hơn nhóm người nhiều tuổi về tình dục trước
hôn nhân. Các kết quả phân tích và so sánh quan điểm này đối với người nam giới
cũng thể hiện kết quả tương tự.
Phân tích và so sánh giới tính với quan điểm về hành vi tình dục trước khi kết
hôn tiếp tục cho thấy sự chênh lệnh rõ rệt giữa hai giới.
Quan điểm về tỡnh yờu và tỡnh dục trước hụn nhõn.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
76
Bảng 6. Tương quan giới tính với trước khi kết hôn, người phụ nữ, nam giới
có quan hệ tình dục với người mà anh/chị ta có ý định kết hôn là bình thường
Trước khi kết hôn, người phụ
nữ có quan hệ tình dục với
người mà chị ta có ý định kết
hôn là bình thường (B)
Trước khi kết hôn, người đàn
ông có quan hệ tình dục với
người mà anh ta có ý định
kết hôn là bình thường (C)
Giới tính Nam Nữ Nam Nữ
Rất không đồng ý 55,0% 68,3% 46,4% 57,8%
Không đồng ý một phần 19,6% 14,3% 24,6% 19,9%
Đồng ý* 25,4% 17,4% 29,0% 22,3%
Tổng 100% 100% 100% 100%
Tổng N 138 161 138 161
Ghi chú:
A. Bao gồm cả người trả lời đồng ý một phần và rất đồng ý
B. Pearson Chi-Square = 0.199; (C) Pearson Chi-Square = 0.522
Các kết quả ở bảng trên tiếp tục phản ánh sự khác biệt rõ rệt quan điểm của hai
giới. Cụ thể, có tới 82,6% và 77,7% nữ giới không đồng ý (bao gồm rất không đồng ý và
không đồng ý một phần) với việc trước khi kết hôn có quan hệ tình dục với người mà có
ý định kết hôn là bình thường; trong khi đó, tỷ lệ này đối với nam giới là 74,6% và
71,0%. Tuy nhiên, đối với quan điểm đồng ý thì kết quả ngược lại, trong khi có tới
25,4% và 29,0% nam giới trả lời đồng ý, thì tỷ lệ này ở nhóm nữ là 17,4% và 22,3%.
Kết quả này gần tương đồng với kết quả điều tra mẫu lớn của SAVY 2003 cho rằng
37% nam thanh niên và 17% nữ thanh niên đồng ý với quan điểm có thể quan hệ tình
dục trước hôn nhân nếu hai người có ý định kết hôn.
4. Kết luận
Các kết quả phân tích trên đã cho thấy rõ suy nghĩ và quan điểm của người dân
Trịnh Xá đối với vấn đề quan hệ tình yêu và tình dục trước hôn nhân. Nhìn chung,
những người được phỏng vấn có quan điểm không đồng ý với việc một người đàn ông
hay phụ nữ có quan hệ yêu đương mà không có ý định kết hôn; hơn thế, họ cũng không
chấp nhận một người bất kể là nam hay nữ có hành vi tình dục trước hôn nhân, cho dù
đó là người mà họ có ý định kết hôn. Điều này phản ánh rằng quan điểm của những
người trong mẫu khảo sát rất nghiêm túc, đã yêu là phải đi đến kết hôn và quan hệ
tình dục không thể xảy ra nếu chưa là vợ chồng. Những khác biệt rõ rệt trong quan
điểm về tình yêu và tình dục trước hôn nhân của thanh niên ở Trịnh Xá, được thể hiện
rõ ở hai khía cạnh giới tính và nhóm thế hệ.
Khác biệt thế hệ giữa những người trẻ và già
Đối với quan điểm về tình yêu trước hôn nhân: phần lớn người được hỏi thuộc cả hai
thế hệ ở Trịnh Xá đều có quan điểm không đồng ý việc một người nam hay nữ có quan hệ
yêu đương với người mà không có ý định kết hôn. Tuy nhiên, số liệu cho thấy nhóm nhiều
Nguyễn Đức Chiện 77
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
tuổi có tỷ lệ đồng ý cao hơn đáng kể so với nhóm trẻ tuổi về việc một người nam hay nữ có
quan hệ yêu đương với người mà không có ý định kết hôn. Kết quả này cho thấy quan điểm
nhóm nhiều tuổi trong mẫu khảo sát có vẻ thoáng hơn nhóm trẻ tuổi về vấn đề tình yêu
trước hôn nhân. Kết quả này cần kiểm chứng trong các nghiên cứu tiếp theo.
Đối với quan điểm về tình dục trước hôn nhân, thế hệ trẻ có quan điểm thoáng
hơn thế hệ già về hành vi tình dục trước hôn nhân. Thể hiện là những người trẻ tuổi
có xu hướng đồng ý việc một người bất kể là nam hay nữ có quan hệ tình dục với người
khác giới mà người đó có ý định kết hôn cao hơn so với những người già tuổi.
Khác biệt giới
Nhóm nữ giới có quan điểm khắt khe hơn nhóm nam giới về vấn đề tình yêu và
tình dục trước hôn nhân. Họ có xu hướng không đồng ý việc một người nam hay nữ có
quan hệ yêu đương hay có hành vi tình dục trước hôn nhân với người mà không có ý
định kết hôn, cao hơn nam giới. Kết quả này cho thấy định kiến xã hội trong quan
điểm về tình yêu và tình dục trước hôn nhân còn khá nặng nề trong giới trẻ Trịnh Xá
hiện nay. Kết quả nghiên cứu này cũng có phần tương đồng với kết quả khảo sát mẫu
lớn quốc gia của SAVY năm 2003 và một số nghiên cứu mẫu nhỏ được thực hiện tại
khu vực ĐBSH trong thời gian gần đây.
Tài liệu trích dẫn
1. Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (chủ biên). 2008. Bình đẳng giới ở Việt
Nam. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
2. Goode, W. 1963. World Revolution and Family Partterns. New york: The Free Press.
3. Khuất Thu Hồng. 1996. “Các mô hình hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng từ truyền
thống đến hiện đại”, Luận án Phó Tiến sĩ. Hà Nội: Thư viện Viện Xã hội học
4. Vũ Tuấn Huy và các cộng sự. 2002. “Sự chuyển đổi ý nghĩa của hôn nhân và gia
đình ở Việt Nam”, Đề tài tiềm năng cấp Viện. Hà Nội: Thư viện Viện Xã hội học
5. Phan Dieu Ly. 2008. “Gender and Opinions about sexuality” (Tien Giang province),
In: Rural Families in Trasitional Vietnam (Edited by Trinh Duy Luan, Helle
Rydstrom, Wil Burghoorn). Hanoi: Social Sciences Publishing House.
6. Gammeltoft Tine. 2006. Là một người đặc biệt đối với một ai đó (vấn đề tình dục tại
đô thị trong xã hội Việt Nam đương đại). Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
7. Tran Thi Minh Thi. 2008. “Sexual behaviours among rural people” (The provinces
of Yen Bai, Thua Thien Hue and Tien Giang), In: Rural Families in Trasitional
Vietnam (Edited by Trinh Duy Luan, Helle Rydstrom, Wil Burghoorn). Hanoi:
Social Sciences Publishing House.
8. Therborn, G. 2004. Between Sex and Power. London: Routledge.
9. WHO, Bộ Y tế. 2003. Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_4_2010_nguyenducchien_4828.pdf