Tài liệu Quan điểm của Ph.Ăng ghen về sự hình thành, phát triển các hình thức gia đình trong lịch sử thông qua tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nuớc” (1884) - Nguyễn Thanh Thủy: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 66 - 72
66
QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CÁC HÌNH THỨC GIA ĐÌNH TRONG LỊCH SỬ
THÔNG QUA TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH,
CỦA CHẾ ĐỘ TƢ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƢỚC” (1884)
Nguyễn Thanh Thủy
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Sự hình thành, phát triển của các hình thức gia đình là một trong những vấn đề cơ bản được đề
cập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế dộ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen. Dựa trên
những tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học trước Mác, Ph. Ăngghen đã có những lí giải khoa học theo
quan điểm duy vật lịch sử. Theo đó loài người đã trải qua 4 hình thức gia đình trong lịch sử, đó là: Gia đình
huyết tộc, gia đình pu - na - lu - an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng.
Từ khóa: Gia đình, hình thức gia đình, Ph. Ăngghen.
1. Đặt vấn đề
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau
của lịch sử loài ngườ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của Ph.Ăng ghen về sự hình thành, phát triển các hình thức gia đình trong lịch sử thông qua tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nuớc” (1884) - Nguyễn Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 66 - 72
66
QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CÁC HÌNH THỨC GIA ĐÌNH TRONG LỊCH SỬ
THÔNG QUA TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH,
CỦA CHẾ ĐỘ TƢ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƢỚC” (1884)
Nguyễn Thanh Thủy
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Sự hình thành, phát triển của các hình thức gia đình là một trong những vấn đề cơ bản được đề
cập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế dộ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen. Dựa trên
những tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học trước Mác, Ph. Ăngghen đã có những lí giải khoa học theo
quan điểm duy vật lịch sử. Theo đó loài người đã trải qua 4 hình thức gia đình trong lịch sử, đó là: Gia đình
huyết tộc, gia đình pu - na - lu - an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng.
Từ khóa: Gia đình, hình thức gia đình, Ph. Ăngghen.
1. Đặt vấn đề
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau
của lịch sử loài người, gia đình cũng có những hình thức biến đổi của nó. Nghiên cứu các
hình thức gia đình trong lịch sử cho chúng ta cái nhìn toàn diện về gia đình, từ đó lí giải
nguồn gốc, lí do những kiểu gia đình còn tại hiện nay.
Trên cơ sở những tư liệu của Bachophen, Maclennan, và đặc biệt là những quan điểm
duy vật của L.H. Moocgan về gia đình, đồng thời bổ sung chúng bằng những tư liệu mới, sử
dụng những nhận xét phê phán và những ý kiến của C. Mác trong bản ghi chép và những tài
liệu của riêng mình về lịch sử nhân loại, Ph. Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng duy vật biện
chứng về gia đình khi xem xét lịch sử hình thành và phát triển, cũng như vị trí và vai trò của
gia đình trong đời sống xã hội. Đây cũng chính là tác phẩm được V.I. Lênin đánh giá “là một
trong những tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện đại, trong đó ta có thể tin vào từng
câu, ta có thể chắc chắn rằng mỗi câu đó không phải đã viết một cách thiếu suy nghĩ, mà nó
căn cứ vào những tài liệu lịch sử và chính trị hết sức dồi dào” [2].
2. Nội dung
Trong tác phẩm, Ph. Ăng - ghen xem xét sự phát triển của các hình thức gia đình trong
tương quan với những biến đổi của phương thức sản xuất ra của cải vật chất để từ đó đưa ra
những quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình từ chế độ mẫu quyền
nguyên thủy đến gia đình hiện đại ngày nay. Qua khảo cứu lịch sử, Ph. Ăngghen nhận thấy,
trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế
độ quần hôn, sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời
kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện.
Ngày nhận bài: 12/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017
Liên lạc: Nguyễn Thanh Thuỷ, e - mail: nguyenthanhthuy09112009@gmail.com
67
Khi nghiên cứu về gia đình, Ph. Ăngghen đã xuất phát từ sự phát triển của sản xuất vật
chất. Ông cho rằng, “ nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản
xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt, là sản xuất
ra tư liệu sinh hoạt: Thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra
những thứ đó; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những
trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước
nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển của
lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [1]. Quan điểm trên của Ph.
Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phát
triển của gia đình, trong đó, quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất, đồng
thời, các quan hệ gia đình lại có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác. Dựa theo quan điểm
của Mooc - gan, Ph. Ăngghen cho rằng từ trạng thái quan hệ tính gia hỗn tạp như thời kì
nguyên thủy đã phát triển sớm thành các hình thức gia đình như sau:
Gia đình huyết tộc
Gia đình huyết tộc là giai đoạn đầu tiên của gia đình, hình thức thấp của chế độ quần
hôn và được hình thành trên cơ sở chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy.
Vào khoảng thời đại đồ đá cũ và đồ đá giữa con người không chỉ biết lấy những đồ vật
sẵn có làm công cụ mà bắt đầu biết chế tác, dù rất thô sơ, những công cụ mới này có nhiều
công dụng hơn, giúp ích hơn trong săn bắt, đánh đá, đào củ, chặt rễ...Sự phát triển của kinh tế
hái lượm gắn liền với vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Do sự phân công lao động, đàn
ông săn bắt, đàn bà hái lượm nên nguồn sinh sống chính của gia đình do người phụ nữ đem lại
bởi kết quả của săn bắn là hết sức bấp bênh.
Chính phương thức sinh sống đã tác động vào các mối quan hệ trong gia đình một cách
sâu sắc. Theo tài liệu nghiên cứu của Moocgan, gia đình huyết tộc có những đặc điểm: các tập
đoàn hôn nhân đã tách ra theo các thế hệ: Tất cả ông bà, trong phạm vi gia đình, đều là vợ
chồng của nhau; con của họ, tức là tất cả bố mẹ, cũng thế; con của đời thứ hai, tức là các
cháu, lập thành nhóm vợ chồng chung thứ ba; rồi con của họ, tức là đời thứ tư, lập thành
nhóm thứ tư. Vì thế, trong kiểu hôn nhân này, chỉ có tổ tiên và con cháu, cha mẹ và con cái, là
không có “quyền hay nghĩa vụ vợ chồng” đối với nhau. Còn anh chị em ruột, anh chị em họ ở
bậc nào đi nữa thì đều là anh chị em, chính vì thế đều là vợ chồng, của nhau [1].
C. Mác cũng nhất trí với quan điểm này và cho rằng: “Trong các thời kì nguyên thủy,
chị em gái là vợ, và lúc đó như thế là hợp với đạo đức” [1].
Ph. Ăngghen nhận thấy rằng, mặc dù chưa có tài liệu nào cung cấp những ví dụ xác
thực vào thời kì đó, nhưng hình thức gia đình đó chắc chắn đã tồn tại: “Nhưng hình thức gia
đình đó nhất định đã tồn tại: hệ thống họ hàng ở Ha - oai, cho đến nay vẫn đang tồn tại khắp
đảo Pô - li - nê - di - a, bắt buộc chúng ta phải công nhận điều đó, vì hệ thống ấy biểu hiện
những mức độ quan hệ huyết tộc chỉ có thể phát sinh dưới hình thức gia đình đó thôi”[1].
Tuy nhiên, cùng với chọn lọc tự nhiên, các thị tộc, bộ lạc nhận thấy hình thức này
không còn phù hợp. Vì thế, nó cần được thay thế bởi một hình thức gia đình tiến bộ hơn nhằm
duy trì và cải thiện nòi giống.
68
Gia đình pu - na - lu - an
Gia đình huyết tộc tồn tại đến giai đoạn giữa của thời đại dã man, thời kì này con người
đã biết thuần dưỡng gia súc để cung cấp sữa và thịt, từ đó hình thành những đàn gia súc lớn.
Vai trò của người đàn ông dần tăng lên. Sự phát triển của phương thức kiếm sống làm thay
đổi các quan hệ trong gia đình, đồng thời do chon lọc tự nhiên mà một hình thức gia đình mới
ra đời: Gia đình pu - na - lu - an.
Nếu bước tiến đầu tiên trong tổ chức gia đình là hủy bỏ quan hệ tính giao giữa các thế
hệ ông bà - con - cháu với nhau thì bước tiến thứ hai là hủy bỏ quan hệ tính giao giữa các anh
chị em trai và các chị em gái với nhau. Vì những người này gần bằng tuổi nhau nên bước tiến
thứ hai, cũng khó khăn hơn bước thứ nhất. Vậy nên, nó được thực hiện dần dần, “Ban đầu là
giữa các anh chị em cùng mẹ sinh ra từ những trường hợp cá biệt, sau đó mới trở thành phổ
biến và cuối cùng là cấm những cuộc hôn nhân giữa ngay cả những anh em trai và chị em gái
trong bàng hệ, tức là, theo cách chúng ta thường gọi, các con, các cháu và các chắt của anh
em, chị em ruột” [1]. Theo Moocgan bước tiến đó là “một sự minh họa rất tốt về tác động của
nguyên tắc đào thải tự nhiên” [1].
Ph. Ăngghen cho rằng: “Chậm nhất sau một vài thế hệ, mỗi gia đình nguyên thủy phải
tự phân nhỏ ra. Kinh tế của gia đình cộng sản nguyên thủy đã chi phối, không trừ một ngoại lệ
nào, đến thời kỳ cực thịnh của giai đoạn giữa của thời đại dã man, đòi hỏi cộng đồng gia đình
phải có một quy mô tối đa”.
Như vậy, theo Ph. Ăngghen ở hình thức này, một nhóm các anh chị em thuộc mẹ này
lấy một nhóm các anh chị em thuộc mẹ khác sinh ra. Họ có chung những người chồng và
người vợ trừ anh em và chị em cùng mẹ của mình, họ gọi nhau là “pu - na - lu - an” tức “bạn
thân”, mà không phải anh em trai hay chị em gái nữa. Người phụ nữ gọi tất cả những đứa con
của em mình và chị mình đều là con, người đàn ông gọi tất cả những đứa con của anh mình,
của em mình đều là con.
Có thể thấy, việc cấm kết hôn trong cùng huyết thống ở đây được xác định huyết thống
theo dòng mẹ. Bởi một người phụ nữ có nhiều người chồng và ngược lại, cho nên không thể
xác định bố cho những đứa con mà chỉ có thể xác định mẹ của chúng. Và “Rõ ràng là chừng
nào chế độ quần hôn còn tồn tại thì dòng dõi chỉ có thể xác định được về bên mẹ mà thôi, và
vì vậy, chỉ có nữ hệ là được thừa nhận” [1].
Nhờ bước tiến thứ hai này, một thiết chế được nảy sinh vượt qua mục đích ban đầu của
gia đình, đó là thị tộc - cơ sở trật tự xã hội của đa số, thị tộc được nảy sinh từ những người
cùng huyết tộc về phía nữ và không có quyền lấy nhau. Chính thị tộc đã đưa con người bước
từ thời đại dã man sang thời đại văn minh.
Gia đình cặp đôi
Gia đình đối ngẫu xuất hiện trong giai đoạn cao của thời kì mông muội và tiếp nối sang
thời kì dã man. Đây cũng là hình thức gia đình đặc trưng cho thời kì dã man. Theo sự phân
công lao động trong gia đình thời đó thay vì cần đến sự khéo léo của người phụ nữ như thời kì
trước đó, lúc này cần đến sức mạnh của người đàn ông để chăm sóc gia súc gia cầm, tìm kiếm
69
thức ăn và sử dụng các công cụ lao động cần cho việc đó, đều là phần của đàn ông. Người đàn
ông trở thành lực lượng đem lại nguồn sinh sống chính cho thị tộc bộ lạc. Vì thế anh ta cũng
sở hữu các công cụ ấy; và khi li hôn thì người chồng mang chúng theo mình, cũng như người
vợ giữ lại các dụng cụ gia đình. Vậy theo phong tục xã hội bấy giờ, đàn ông cũng sở hữu một
nguồn sinh sống mới: Gia súc, và sau đó là một công cụ lao động mới: Nô lệ.
Tuy nhiên, với sự tồn tại của gia đình pu - na - lu - an trước đó, một mặt người đàn ông
có quá nhiều con kể cả con về mặt sinh học và con không phải về mặt sinh học của mình. Họ
làm ra nhiều của cải, nhưng khi chết đi, họ chỉ muốn để lại “tài sản thừa kế” cho đứa con
mang huyết thống của mình mà thôi. Mặt khác, nhờ sự phát triển của các điều kiện kinh tế mà
chế độ cộng sản cổ xưa bị tan rã cộng thêm sự tăng mật độ dân số, nên các quan hệ tính giao
cổ truyền ngày càng mất đi tính tự nhiên nguyên thủy của nó; phụ nữ hẳn là cảm thấy nó
ngày càng nặng nề và nhục nhã; họ ngày càng mong muốn được thủ tiết, tức là chỉ kết hôn -
nhất thời hay lâu dài - với một người đàn ông thôi, giống như một sự giải phóng. Ph. Ăngghen
khẳng định: ”Bước tiến này không thể nào do đàn ông thực hiện, vì tới tận ngày nay, họ vẫn
không muốn từ bỏ cái thú vị của chế độ quần hôn thực sự. Chỉ khi phụ nữ tạo ra bước chuyển
trên, thì đàn ông mới có thể thực hành chế độ hôn nhân cá thể chặt chẽ - dù thật ra chỉ là chặt
chẽ với phụ nữ thôi.”[1].
Gia đình đối ngẫu hình thức kết hôn theo từng cặp nhất định, trong thời gian ngắn hoặc
dài, đã tồn tại trong chế độ quần hôn hoặc còn sớm hơn nữa; khi đó, trong số rất nhiều vợ của
mình, người đàn ông có một vợ chính (nhưng chưa thể nói đó là vợ yêu nhất); và đối với
người vợ chính đó, thì anh ta là người chồng chính trong số nhiều người chồng. Trong tình
trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp, chế độ quần hôn đã không còn phù hợp nữa và được
thay thế bởi gia đình đối ngẫu.
Ph. Ăngghen chỉ ra rằng: “Ở giai đoạn này, một người đàn ông sống với một người đàn
bà, nhưng việc có nhiều vợ, nhưng việc không chung thủy khi có dịp vẫn là quyền của đàn
ông; nhưng người đàn bà lại phải triệt để chung thủy trong thời gian sống với chồng và tội
ngoại tình của họ sẽ bị trừng trị một cách tàn ác” [1]. Tuy thế, mối liên hệ hôn nhân có thể dễ
dàng bị một trong hai bên cắt đứt; sau khi “li dị”, con cái chỉ thuộc về mẹ, cũng như xưa kia.
Vì thế, từ khi có chế độ hôn nhân đối ngẫu, việc cướp và mua đàn bà cũng xuất hiện.
Với hình thức kết hôn nêu trên, Ph. Ăngghen thấy được những dấu hiệu tàn dư điển hình
trong gia đình các bộ lạc Bắc Mĩ. Ph. Ăngghen viết: ”Ở ít nhất bốn mươi bộ lạc Bắc Mĩ, người
đàn ông - sau khi lấy người chị cả - có quyền lấy tất cả những cô em của người chị đó, khi họ đủ
tuổi; đó là tàn tích của thời kì mà tất cả các chị em gái cùng lấy một chồng. Còn Bancroft thì kể
về người Indian ở bán đảo California (ở giai đoạn cao của thời mông muội) là trong những ngày
hội nhất định, nhiều “bộ lạc” tập hợp lại để tiến hành quan hệ tính giao bừa bãi.” [1].
Sự ra đời của gia đình đối ngẫu đã đánh dấu bước chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ
phụ hệ. Tuy nhiên, theo sự nhận xét của Ph. Ăngghen: “Việc chế độ mẫu quyền bị lật đổ
là thất bại có tính lịch sử toàn thế giới của nữ giới. Khi đó, người đàn ông nắm quyền thống trị
ngay cả ở trong nhà; còn đàn bà bị hạ xuống hàng nô lệ, phục vụ cho dục vọng của đàn ông,
và là công cụ sinh đẻ đơn thuần.” [1].
70
Sự thiết lập quyền thống trị tuyệt đối của đàn ông đã thể hiện trước hết ở gia đình gia
trưởng - một hình thức trung gian, xuất hiện vào thời đó.
Đặc trưng chủ yếu của hình thức đó không phải là chế độ nhiều vợ mà là “sự tổ
chức một số người, tự do và bị lệ thuộc, thành gia đình, dưới quyền lực gia trưởng của ông
chủ gia đình, để chăm sóc các đàn gia súc, gia cầm...
(Trong gia đình kiểu Semite), người chủ gia đình ít ra cũng sống theo chế độ nhiều vợ...
Còn những nô lệ và người hầu thì đều có một vợ”. Những nét chính của hình thức gia đình đó
là: Thu nhận nô lệ và quyền lực gia trưởng, thế nên điển hình hoàn thiện nhất của nó chính là
gia đình La Mã.
Hình thức gia đình đó (gia đình gia trưởng) đã đánh dấu bước chuyển từ gia đình đối
ngẫu sang gia đình cá thể. Để đảm bảo sự trung thành của người vợ, đặc biệt để đảm bảo con
cái do chính xác người cha sinh ra, người vợ phải tuyệt đối phục tùng người chồng, dù có giết
người vợ thì cũng là quyền của người chồng mà thôi.
Nhờ những tài liệu của Mắc - xim Cô - va - lép - xki về “Sự phát sinh và phát triển của
gia đình và chế độ sở hữu” năm 1890, Ăngghen đã có được những bằng chứng về cộng đồng
gia đình gia trưởng ở người Xéc - bi và Bun - ga - ri thời kì đó [1].
Gia đình một vợ một chồng
Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình đối ngẫu vào lúc giao thời của giai
đoạn giữa và giai đoạn cao thời đại dã man, thắng lợi quyết định của nó là một trong những
dấu hiệu cho biết thời văn minh đã bắt đầu. Theo đó, gia đình một vợ một chồng được thể
hiện ở 3 kiểu tương ứng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của lịch sử.
Gia đình một vợ một chồng chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến
Gia đình này dựa trên sự thống trị của đàn ông, với chủ đích rõ ràng là con cái phải có
cha đẻ xác thực; người ta đòi hỏi điều đó, vì những đứa con ấy sau này sẽ được nhận tài sản
của cha, với tư cách người thừa kế đương nhiên. Nó khác gia đình đối ngẫu ở chỗ quan hệ vợ
chồng đã chặt chẽ hơn rất nhiều, hai bên không thể tùy ý bỏ nhau nữa. Theo lệ thường, chỉ
chồng mới có thể chấm dứt hôn nhân và bỏ vợ. Vả lại, anh ta vẫn có quyền ngoại tình, dù chỉ
là nhờ tập quán (Code Napoléon rõ ràng đã cho phép đàn ông làm việc đó, miễn là đừng mang
tình nhân về nhà. Còn nếu người vợ ngoại tình thì cô ta sẽ bị trừng phạt tàn khốc hơn bất kì
thời nào trước kia).
Gia đình một vợ một chồng chế độ tư bản chủ nghĩa
Ở các nước theo đạo Thiên Chúa, vẫn như trước, cha mẹ tìm cho cậu con tư sản của
mình một cô vợ xứng đáng; và dĩ nhiên, kết quả là các mâu thuẫn cố hữu của chế độ hôn nhân
cá thể đã phát triển đầy đủ nhất: chồng tạp hôn bừa bãi, vợ ngoại tình lu bù. Mặt khác, ở các
nước theo đạo Tin Lành, thường thì cậu con tư sản được ít nhiều tự do để chọn vợ từ những
người cùng giai cấp; nên có thể có một mức độ yêu đương nào đó trong việc hôn nhân, và
thực ra nó luôn được giả định - một cách phù hợp với tinh thần đạo đức giả của đạo Tin Lành
- để giữ thể diện. Ở đây, việc tạp hôn của chồng thì lặng lẽ hơn, và sự ngoại tình của vợ cũng
ít phổ biến hơn.
71
Từ việc xem xét kiểu gia đình trong chế độ tư bản chủ nghĩa, Ph. Ăngghen kết luận về
cuộc hôn nhân tư sản đó rằng: ”trong cả hai trường hợp, hôn nhân đều bị qui định bởi địa vị
giai cấp của mỗi bên; thế nên nó vẫn luôn là vì lợi ích. Cũng ở cả hai trường hợp, cái hôn
nhân vụ lợi đó thường biến thành tệ mại dâm thô bỉ nhất, có thể là của cả hai bên, nhưng chủ
yếu là của người đàn bà; người ấy chỉ khác với gái điếm ở chỗ là không bán mình từng lần
một, như người nữ công nhân bán sức lao động, mà bán mình mãi mãi, như một nô lệ. Và với
mọi cuộc hôn nhân vụ lợi.” [1].
Gia đình một vợ một chồng ở chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa
Coi hôn nhân cá thể là hình thức tế bào của xã hội văn minh, hình thức mà chúng ta có
thể dựa vào đó để nghiên cứu bản chất của hình thái gia đình trong xã hội văn minh, Ph. Ăng -
ghen đã đưa ra những dự báo về sự biến đổi hình thái gia đình ấy, khi mà nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa bị xóa bỏ, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa được thiết lập. Từ quan điểm duy vật về
lịch sử, Ph. Ăng - ghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình,
trong đó ông coi tình yêu và hôn nhân như những nhu cầu bức thiết của con người tự do và là
cơ sở, nền tảng để xây dựng gia đình một vợ một chồng hạnh phúc, bền vững.
Để xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình trong xã hội mới, Ph. Ăngghen chỉ ra những
điều kiện kinh tế xã hội cần thiết tất yếu làm cơ sở cho chế độ một vợ một chồng được thực
hiện trọn vẹn. Ông viết: ”Hiện nay, chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong
đó các cơ sở kinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ một chồng cũng như cơ sở của điều bổ
sung cho nó là nạn mại dâm, đều nhất định sẽ bị tiêu diệtcác tư liệu sản xuất mà được
chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và
đồng thời cũng sẽ không còn một tình trạng một số phụ nữ cần thiết phải bán mình vì đồng
tiền nữa... chế độ một vợ một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở
thành một hiện thực - ngay cả đối với đàn ông nữa” [1]. Việc xóa bỏ chế độ tư hữu, thực hiện
công hữu hóa các tư liệu sản xuất và sự phát triển của nền đại công nghiệp sẽ tạo điều kiện
giải phóng người phụ nữ, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hòa thuận. Và trong xã hội
tương lai ấy, tình yêu và hôn nhân sẽ là sự tự nguyện của cả người đàn ông và người đàn bà.
Đó chính là điều kiện cho sự bình đẳng nam nữ trong xã hội.
3. Kết luận
Thông qua tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph.
Ăng - ghen vạch rõ nguồn gốc phát triển của các hình thức gia đình trong lịch sử là do sự tác
động của quy luật đào thải tự nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội,
sự phát triển của tâm lý đạo đức, tình cảm của con người. Do đó, gia đình đã chuyển từ gia
đình huyết tộc sang gia đình pu - na - lu - an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng.
Tuy nhiên, chỉ trong giai cấp vô sản, chế độ hôn nhân một vợ một chồng mới được thực hiện
theo đúng nghĩa của nó, trên cơ sở là tình yêu chân chính giữa nam và nữ. Từ đó, trên quan
điểm duy vật về lịch sử, Ph. Ăng - ghen đã luận giải một cách khoa học mối quan hệ biện
chứng giữa tình yêu - hôn nhân - và gia đình. Đó chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận
về vấn đề gia đình để chúng ta vận dụng trong việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, Tập 21. Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội
[2] V.I. Lênin (1979). Toàn tập, Tập 39. Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva.
FRIEDRICH ENGELS’ NOTION ON THE ORIGIN
AND THE DEVELOPMENT OF FAMILY FORMS
IN HUMAN HISTORY THROUGH THE WORK:
“THE ORIGIN OF THE FAMILY, PRIVATE, AND THE STATE” (1884)
Nguyen Thanh Thuy
Tay Bac University
Abstract: The formation and development of the family forms is one of the basic issues specified in the
work “Origins of the Family, Private Property, and the State” by Friedrich Engels. Basing on the materials of
sociologists before Marx and Engels, there had been scientific explanations conforming to the historical
materialism perspective. Conforming to Friedrich Engels humankind has undergone four family forms in history,
they are: the family of blood - relation, the Punaluanfamily, the pairing family and the monogamous family (one
husband having one wife).
Keywords: Family, family forms, Ph. Angghen.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_8438_2135971.pdf