Quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ XXI

Tài liệu Quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ XXI: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018 147 Quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ XXI India’s Viewpoints on the American Pivot to the Asia – Pacific in the Early 21st Century Hà Thị Nga, Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM Ha Thi Nga, Ho Chi Minh City Education Publishing House Limited Company Tóm tắt Trong quá trình triển khai những chiến lược lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ và Hoa Kỳ có sự tương đồng và khác biệt về mặt lợi ích chiến lược. Từ phía Hoa Kỳ, quốc gia này ủng hộ Chính sách hướng Đông và hành động hướng Đông của Ấn Độ, mong muốn Ấn Độ sẽ trở thành đồng minh giống như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Từ phía Ấn Độ, vì nhiều lí do, quốc gia này vẫn chưa lên tiếng ủng hộ hay phản đối chính sách xoay trục của Hoa Kỳ. Từ khoá: Ấn Độ, Hoa Kỳ, chính sách xoay trục, châu Á – Thái Bình Dương. Abstract During the process of implementing ambitious strategies i...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018 147 Quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ XXI India’s Viewpoints on the American Pivot to the Asia – Pacific in the Early 21st Century Hà Thị Nga, Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM Ha Thi Nga, Ho Chi Minh City Education Publishing House Limited Company Tóm tắt Trong quá trình triển khai những chiến lược lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ và Hoa Kỳ có sự tương đồng và khác biệt về mặt lợi ích chiến lược. Từ phía Hoa Kỳ, quốc gia này ủng hộ Chính sách hướng Đông và hành động hướng Đông của Ấn Độ, mong muốn Ấn Độ sẽ trở thành đồng minh giống như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Từ phía Ấn Độ, vì nhiều lí do, quốc gia này vẫn chưa lên tiếng ủng hộ hay phản đối chính sách xoay trục của Hoa Kỳ. Từ khoá: Ấn Độ, Hoa Kỳ, chính sách xoay trục, châu Á – Thái Bình Dương. Abstract During the process of implementing ambitious strategies in the Asia-Pacific region, both India and the United States share similar and adverse aspects in terms of strategic interests. On The United States’ part, this country supports India's “Look East” and “Act East” policies. The United States has been in favor of India’s becoming its ally like Japan or Korea. Meanwhile, for many reasons, India has not yet voiced its assertion of support or opposition to the U.S. pivot to Asia policy. Keywords: India, the United States, pivot policy, the Asia – Pacific region. 1. Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đầu thế kỷ XXI Sau Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã đề ra những chính sách cụ thể đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do sự tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước, chính quyền của Tổng thống Bush (cha), Clinton hay Bush (con) vẫn chưa triển khai mạnh mẽ những chính sách đó ở khu vực này mà tập trung vào châu Âu hoặc Trung Đông. Qua từng thời kỳ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương càng được chú ý đến nhiều hơn, đó cũng là cơ sở để đến Tổng thống Obama chính sách này được triển khai một cách mạnh mẽ. Tháng 10/2011, trên tạp chí Foreign Policy (Hoa Kỳ) có đăng bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” [1] của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Bài báo nổi tiếng QUAN ĐIỂM CỦA ẤN ĐỘ VỀ CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 148 này được coi là “giấy khai sinh” cho chiến lược “Xoay trục” (Pivot) của Hoa Kỳ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về sau, nó còn được gọi là chiến lược Tái cân bằng quyền lực hay Tái bố trí lực lượng. Về cơ bản, chiến lược xoay trục đề ra mục tiêu duy trì vị trí lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ. Trong đó, hướng đến những mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực về kinh tế, phát triển một nền kinh tế thịnh vượng và châu Á - Thái Bình Dương là nơi mang đến sự thịnh vượng cho Hoa Kỳ; về chính trị, tăng cường sự hiện diện và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra đối trọng trước một Trung Quốc đang trỗi dậy; về quân sự, tinh giản quân đội theo hướng chuyên nghiệp và hiện diện quân sự trọng tâm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; về ngoại giao, tăng cường quan hệ với các đồng minh; về văn hoá, đẩy mạnh dân chủ và nhân quyền. Để thực hiện được những mục tiêu này, Hoa Kỳ cũng đề ra những biện pháp cụ thể. Trên lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ tạo ra mạng lưới quan hệ song phương và đa phương với tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trong đó, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là cơ chế mới để phục vụ cho những mục đích của Hoa Kỳ. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, Hoa Kỳ không chỉ gia cố quan hệ với những đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.., mà còn tăng cường hệ thống đồng minh mới gồm những quốc gia mới nổi trong khu vực hoặc đang định hình trật tự khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei và các quốc đảo Thái Bình Dương. Trên lĩnh vực an ninh - quân sự, Hoa Kỳ đã tiến hành điều chỉnh, bố trí lại nguồn lực quân sự theo hướng gọn nhẹ, tập trung hơn, củng cố quan hệ với các nước đồng minh để tạo ra trụ cột về an ninh - quân sự và xây dựng hoặc gia cố các căn cứ quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương. 2. Quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ 2.1. Cơ sở để Ấn Độ nhận thức về chính sách xoay trục Theo lý thuyết quan hệ quốc tế, mọi chính sách, chiến lược của một nước hay những động thái quan hệ quốc tế giữa các nước đều bắt nguồn từ lợi ích quốc gia. Do đó, quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương cũng bắt đầu từ việc Ấn Độ nhận thức về lợi ích cũng như bất lợi mà nước này sẽ đạt được hay gặp phải khi Hoa Kỳ xoay trục.  Lợi ích của Ấn Độ khi Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương Về chính trị: Mở rộng dân chủ, tạo ra đối trọng với Trung Quốc, hỗ trợ Ấn Độ tham gia hiện diện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ và Ấn Độ dễ dàng gặp gỡ nhau về lợi ích khi cả hai bên đều là quốc gia dân chủ. Hai bên đều muốn mở rộng nền dân chủ trên toàn thế giới. Các giá trị dân chủ mà họ ủng hộ là đa nguyên, khoan dung, cởi mở và tôn trọng nhân quyền. Các giá trị dân chủ cũng sẽ là nền tảng và mục tiêu chung trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực mà cả hai quốc gia đang cùng triển khai những chiến lược lớn. Bên cạnh đó, Ấn Độ là một quốc gia mới trỗi dậy, nước này muốn tìm kiếm một vị trí chính trị vững chắc trên trường quốc tế mà trước tiên là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, việc Hoa Kỳ ủng hộ Ấn Độ trở thành một cường quốc là điều vô cùng HÀ THỊ NGA 149 quan trọng. Trong khuôn khổ của chính sách xoay trục, Ấn Độ sẽ khai thác triệt để sự ủng hộ này nhằm đạt được những mục tiêu của mình. Triển khai Chính sách hướng Đông gặp lúc Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ đã có thêm lực lượng để tạo đối trọng với Trung Quốc. Trong quá trình triển khai Chính sách hướng Đông, Ấn Độ đặt trọng tâm là tăng cường liên kết với các nước Đông Á và do đó, nước này sẽ rất cần các mối liên kết với Trung Quốc. Thế nhưng, cùng là hai quốc gia đang trỗi dậy, song Ấn Độ muốn hiện diện nhiều hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, còn Trung Quốc chỉ muốn biến vùng này trở thành nơi thực hiện những tham vọng riêng của mình. Muốn hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương, song Ấn Độ sẽ rất khó hoá giải vấn đề này. Giữa lúc đó, việc Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, có thể nói đối với Ấn Độ là “ngư ông đắc lợi”. Bởi Trung Quốc lúc này phải đồng thời đối phó với hai nước lớn, việc Hoa Kỳ chia sẻ gánh nặng để đối phó với Trung Quốc đã giúp Ấn Độ “rảnh tay” thực thi nhiều chính sách của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài những vấn đề trên, đối với Ấn Độ, sự xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ giúp nước này có cơ hội trong việc gia tăng địa vị và ảnh hưởng chính trị ở khu vực này. Về kinh tế: Thúc đẩy thương mại và đầu tư để gia tăng sự thịnh vượng và hiện diện sâu hơn ở châu Á - Thái Bình Dương, lợi ích của Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế khi Hoa Kỳ xoay trục sang khu vực này thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, thúc đẩy phát triển thương mại song phương và đầu tư. Khi Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, quốc gia này muốn tìm kiếm những đối tác trong và rìa khu vực để ủng hộ chính sách của mình. Do đó, Hoa Kỳ tìm đến Ấn Độ, mong muốn quốc gia này trở thành đồng minh mới và ủng hộ Hoa Kỳ trên nhiều mặt. Để đạt được điều đó, Hoa Kỳ đã chủ động thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ. Ở khía cạnh này, Ấn Độ sẽ tận dụng được những hợp đồng kinh tế, những điều khoản ưu đãi trong xuất, nhập khẩu cũng như những khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào Ấn Độ. Thứ hai, thông qua những hoạt động kinh tế chung và sáng lập những tổ chức kinh tế khu vực sẽ giúp vai trò Ấn Độ ngày càng tăng ở châu Á - Thái Bình Dương. Dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Ấn Độ đã tích cực tham gia vào cấu trúc kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc Ấn Độ tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã giúp nước này có một vai trò nhất định trong khu vực. Ấn Độ cũng muốn trở thành thành viên APEC. Tuy nhiên, những rào cản thương mại khiến cho Ấn Độ không được đa số thành viên của APEC chấp nhận. Vì vậy, Ấn Độ rất cần sự giúp sức của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ của chính sách xoay trục, Hoa Kỳ đã đưa ra sáng kiến về Chiến lược Hành lang kinh tế Thái Bình Dương (IPEC) nhằm hoàn tất việc bổ sung cho Hành động hướng Đông của Ấn Độ. Từ đây, Hoa Kỳ đã tạo ra hành lang kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương để nối kết Nam Á và Đông Nam Á - nơi Ấn Độ và khu vực Thái Bình Dương hội tụ những lợi ích và cũng là nơi thương mại phát triển mạnh mẽ nhất thế giới. Việc vận hành chương trình này không chỉ giúp Hoa Kỳ tạo ra một cấu trúc thương mại liên kết từ Trung Á đến Đông Nam Á qua Nam Á nhằm nâng cao QUAN ĐIỂM CỦA ẤN ĐỘ VỀ CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 150 lợi ích về kinh tế và vai trò của mình trong khu vực, mà đây còn là cơ hội để Ấn Độ gặt hái được nhiều lợi ích kinh tế và tham gia sâu hơn vào khu vực. Về an ninh - quân sự: Gia tăng năng lực và lực lượng khi hiện diện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương tự như kinh tế, lợi ích an ninh - quân sự của Ấn Độ cũng đạt được khi Hoa Kỳ xoay trục và điều này thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, thúc đẩy hợp tác an ninh trong khuôn khổ hai nước để gia tăng năng lực quân sự cho Ấn Độ. Hợp tác an ninh không chỉ giúp Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với Ấn Độ khi tìm kiếm một đồng minh ủng hộ chính sách xoay trục của mình, mà còn giúp Ấn Độ hưởng được nhiều lợi ích như nhận chuyển giao kỹ thuật quân sự, các hợp đồng quân sự với những thiết bị tân tiến nhất từ Hoa Kỳ. Sự gặp gỡ lợi ích này sẽ giúp cho mối quan hệ của Ấn Độ với Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ hơn. Hai là, các hoạt động chung về quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và việc cùng Hoa Kỳ sáng lập những tổ chức an ninh - quân sự trong khu vực giúp Ấn Độ hiện diện nhiều hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.  Bất lợi của Ấn Độ khi Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương Thứ nhất, trên phạm vi toàn cầu, Ấn Độ theo đuổi giấc mộng nước lớn, muốn thiết lập trật tự đa cực, còn Hoa Kỳ lại chủ trương bá quyền và muốn thiết lập một trật tự đơn cực do mình lãnh đạo. Không chỉ muốn kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc để đảm bảo an ninh quốc gia, hạn chế quốc gia này ảnh hưởng đến Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ còn muốn kiềm chế sức mạnh bá quyền toàn cầu của Hoa Kỳ. Ấn Độ mong muốn trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Do vậy, dù có những lợi ích mật thiết gắn với Hoa Kỳ, Ấn Độ vẫn không chấp nhận một thế giới với sự bá quyền của bất kỳ quốc gia nào. Môi trường mà Ấn Độ muốn vẫn là một môi trường đa cực. Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và Ấn Độ đã có chiến lược để trở thành một cường quốc biển. Từ việc xác lập vị trí chủ đạo ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ đã tích cực Hướng Đông để mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang Biển Đông và rìa Thái Bình Dương. Có thể nói, để hoàn thành giấc mộng nước lớn, Ấn Độ phải hoàn thành chiến lược “hai đại dương”. Tức là vừa thực hiện được việc giữ quyền chủ đạo ở Ấn Độ Dương vừa tiến sang Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cả hai khu vực biển được coi là sôi động hàng đầu của thế kỷ XXI đều có sự hiện diện và chịu sự chi phối lớn từ Hoa Kỳ. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã có chiến lược Ấn Độ Dương và đang nắm quyền kiểm soát khu vực này. Sang đến Thái Bình Dương, Hoa Kỳ cũng đang thực hiện chiến lược xoay trục và muốn hiện diện ngày càng sâu hơn, mạnh hơn thậm chí là dẫn dắt khu vực này. Điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến tham vọng của Ấn Độ. Như vậy, mặc dù gặp gỡ nhau ở nhiều mặt lợi ích nhưng Hoa Kỳ và Ấn Độ vẫn có sự đối lập trong tư duy nước lớn. Thứ hai, trên phạm vi khu vực, Ấn Độ không muốn Hoa Kỳ kiểm soát Biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Châu Á - Thái Bình Dương mà cụ thể là khu vực Biển Đông được xem là trọng tâm trong chính sách đối ngoại và ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ. Bước sang thế kỷ XXI, Ấn Độ tiếp tục tăng cường hội nhập và phát triển mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực tại khu vực này. Ấn Độ là một quốc HÀ THỊ NGA 151 gia đang phát triển mạnh mẽ với nhu cầu thông thương hàng hoá rất cao. Ấn Độ ngày càng ý thức được ý nghĩa của việc xác lập ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, trước hết ở Biển Đông, không chỉ để bảo đảm cho sự phát triển kinh tế mà còn xem đây là nơi tốt nhất để vươn ra thế giới. Tuy nhiên, với một khu vực được xem là trung tâm phát triển kinh tế, nơi để các nước lớn thể hiện vai trò của mình trong trật tự thế giới như châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, thì không chỉ riêng Ấn Độ mà rất nhiều quốc gia khác cũng muốn hiện diện ở đây. Địa bàn tranh giành của các nước ở khu vực này đầu tiên là Biển Đông. Tính đến thời điểm này, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất với nhiều cường quốc xung quanh. Hoa Kỳ có lợi ích trực tiếp tại Biển Đông trên nhiều khía cạnh: duy trì trật tự trên biển do Hoa Kỳ làm chủ đạo, đặc biệt là về tự do hàng hải; hỗ trợ, bảo vệ lợi ích của các đồng minh và quyền lợi của các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ trong khu vực; kiểm soát sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc Trong mục tiêu lâu dài của chiến lược toàn cầu, Hoa Kỳ luôn muốn trở thành quốc gia dẫn dắt các quốc gia khác và với khu vực Biển Đông cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, Ấn Độ không muốn Hoa Kỳ trở thành quốc gia đơn phương dẫn dắt các quốc gia khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng. Quốc gia này muốn xác lập trật tự đa cực và trở thành một cực quan trọng ở trong đó, và tất nhiên cũng muốn cùng là nước dẫn dắt khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát biểu trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đề cập đến vai trò lãnh đạo toàn cầu, nhưng không chỉ có Hoa Kỳ mà còn có cả Ấn Độ “chúng tôi đã làm việc hết mình để đạt được những kết quả có lợi cho toàn thế giới và tôi cảm thấy tự hào rằng chúng tôi không chỉ là hai người bạn và hai quốc gia đang làm việc cùng nhau, mà còn là vai trò lãnh đạo mà chúng tôi đã thực hiện”[6]. Khi Hoa Kỳ thực hiện chính sách xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ có những lợi ích và bất lợi. Tuy nhiên, những bất lợi này của Ấn Độ là vấn đề cố hữu trong quan hệ quốc tế đặc biệt là giữa các cường quốc. Trong khuôn khổ hai nước, ta thấy rằng, bất lợi dẫu có nhưng không quá lớn và không hoàn toàn đối lập với lợi ích của Ấn Độ. Chẳng hạn, có những vùng hoạt động quân sự chồng lấn nhưng lợi ích quốc gia của hai bên chưa bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy rất mạnh mẽ, Ấn Độ còn phải đối phó với những vấn đề tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Đây chính là cơ sở để lý giải quan điểm của Ấn Độ đối với chính sách xoay trục của Hoa Kỳ. 2.2. Quan điểm của Ấn Độ về chính sách xoay trục Trên cơ sở lợi ích đạt được và bất lợi gặp phải, Ấn Độ có những quan điểm cụ thể đối từng lĩnh vực như chính trị, kinh tế, an ninh đối với chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.  Về chính trị Ấn Độ hoan nghênh chính sách xoay trục với mong muốn có được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong việc trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngoài ra, trên những vấn đề quốc tế khác, Ấn Độ cũng muốn dựa vào vị thế siêu cường của Hoa Kỳ để nâng cao vị thế của mình. Bên cạnh đó, nước này còn tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ để tạo ưu thế trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và ảnh hưởng với Trung Quốc. Trên thực tế, Ấn Độ đã tận dụng tốt cơ hội này trong tiến QUAN ĐIỂM CỦA ẤN ĐỘ VỀ CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 152 trình hợp tác với Hoa Kỳ khi giới chính khách ở đây liên tục công bố việc ủng hộ Chính sách hướng Đông, ủng hộ Ấn Độ trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và trở thành cường quốc trong khu vực cũng như thế giới. Trong cuộc họp báo chung năm 2010, Tổng thống Obama cũng đã phát biểu: “Hoa Kỳ không chỉ hoan nghênh Ấn Độ như một cường quốc toàn cầu đang tăng lên, chúng tôi nhiệt tình ủng hộ nó và đã nỗ lực để làm cho nó thành hiện thực”; “chúng tôi muốn Ấn Độ không chỉ “Hướng Đông” mà còn muốn Ấn Độ “Hành động hướng Đông” - bởi vì nó sẽ làm tăng an ninh và thịnh vượng của tất cả các quốc gia của chúng tôi”; “tôi mong muốn một Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được cải cách với sự tham gia của Ấn Độ như một thành viên thường trực” [10]. Đây chính là lý do để Thủ tướng Modi nêu quan điểm của mình đối với quan hệ của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương: “Có sự hội tụ lớn lao đối với phát triển quốc tế quan trọng, bao gồm hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là nội tại của chính sách Hướng Đông và chính sách Liên kết hướng Tây” (Look East and Link West policies) [5]. Ấn Độ với mục tiêu mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đối trọng với Trung Quốc thì sự ủng hộ của một siêu cường như Hoa Kỳ là một nhân tố vô cùng quan trọng. Ở khía cạnh này, Ấn Độ sẽ dễ dàng ủng hộ chính sách xoay trục của Hoa Kỳ.  Về kinh tế Hoa Kỳ là một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Ấn Độ; hợp tác với Hoa Kỳ, Ấn Độ sẽ tạo được thịnh vượng và tiếp thu được khoa học công nghệ cao. Tuy nhiên, ngoài việc tận dụng ưu tiên từ Hoa Kỳ, Ấn Độ cũng không muốn bỏ qua những hợp đồng kinh tế khổng lồ với Trung Quốc. Năm 2014, nhân chuyến thăm đến Hoa Kỳ, Thủ tướng Ấn Độ Modi thể hiện quan điểm của mình về quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong Thông cáo báo chí chung giữa hai lãnh đạo: “Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Hai bên đang tìm kiếm phương án tăng cán cân thương mại song phương lên năm lần, đạt 500 tỷ USD” [5]. Phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ nhân chuyến thăm năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ Modi khẳng định: “Mối quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước đang phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi buôn bán nhiều với Hoa Kỳ hơn bất kỳ quốc gia nào khác”. Trong quan hệ kinh tế, vấn đề được Ấn Độ đặc biệt quan tâm là sự di chuyển của các chuyên gia, đặc biệt là các công ty công nghệ thông tin của Ấn Độ và những quan điểm bảo hộ ở Hoa Kỳ liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành dịch vụ cũng như việc “hỗ trợ công nghệ, ngành năng lượng, về tài chính cho năng lượng sạch và an ninh mạng” [8]. Trên thực tế, Ấn Độ cũng đã tận dụng tốt cơ hội kinh tế từ trong bối cảnh Hoa Kỳ xoay trục. Ấn Độ không chỉ được Hoa Kỳ chuyển giao công nghệ điện hạt nhân mà nước này luôn giành ưu thế trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Ấn Độ (sau Trung Quốc). Ngược lại, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ. Nhưng trong mối quan hệ này, Hoa Kỳ luôn rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại. Dữ liệu từ Văn phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ cho thấy, trong giai đoạn 2009 - 2016, thương mại (hàng hoá và dịch vụ) song phương đã tăng gần 90%, nhưng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ cũng liên tục tăng qua các năm, từ 7 tỷ HÀ THỊ NGA 153 USD vào năm 2009 lên gần 25 tỷ USD vào năm 2012 và đạt gần 30 tỷ USD vào năm 2016. Cũng cần lưu ý rằng, những nhượng bộ này của Hoa Kỳ đều phục vụ cho những mục tiêu đẩy mạnh chính sách xoay trục. Mục tiêu của Chính sách Hành động hướng Đông là tạo liên kết chặt chẽ ở khu vực Đông Á. Do đó, ngoài ngoài khu vực Đông Nam Á thì một trong những hướng ưu tiên của Ấn Độ là tăng cường liên kết với Trung Quốc. Ấn Độ hướng sang Trung Quốc như một nước láng giềng lớn, một đối tác quan trọng về nhiều mặt, một sự hợp tác và ủng hộ tích cực trên con đường vươn ra thế giới của mình. Nhưng mục tiêu trọng tâm của Ấn Độ đối với Trung Quốc là lợi dụng sự trỗi dậy của quốc gia này để khai thác lợi ích cho mình. Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất nên Ấn Độ không thể bỏ qua những hợp đồng kinh tế lớn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến quốc gia này chưa từng tuyên bố trực tiếp rằng sẽ ủng hộ Chính sách xoay trục - chính sách mà theo người Trung Quốc đây là nhằm bao vây, chống lại sự trỗi dậy của nước này.  Về quân sự Ủng hộ Chính sách xoay trục, giúp Ấn Độ gia tăng năng lực quân sự, tận dụng việc chuyển giao kỹ thuật quốc phòng của Hoa Kỳ và tạo đối trọng với Trung Quốc. Để phục vụ cho mục tiêu của Chính sách xoay trục, Hoa Kỳ đã liên tục mở những cuộc tập trận chung cũng như dành những ưu tiên trong lĩnh vực quốc phòng cho Ấn Độ mà trước kia chỉ có những quốc gia đồng minh thân cận mới nhận được. Trên quan điểm của Ấn Độ, đây là một trong những cơ hội tốt để quốc gia này gia tăng năng lực quân sự, đặc biệt là hải quân. Những hạng mục mà Hoa Kỳ chuyển giao cho Ấn Độ được đánh giá là ngang hàng với những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ như Anh. Ấn Độ trong vài năm qua đã ký nhiều hợp đồng quốc phòng với Hoa Kỳ, bao gồm việc mua tua bin biển của Lockheed Martin LM2500 để cấp năng lượng cho các tàu chiến, máy bay C-130J Super Hercules, máy bay chở hàng nặng Globemaster-III C-17, máy bay chiến đấu LRMR và ASW của P-8I Poseidon Long Range. Ngoài ra, hai nước còn đang đàm phán để hiện thực hoá các hợp đồng thương mại liên quan đến những sản phẩm quốc phòng tiên tiến như trực thăng tấn công AH-64 Apache, CH47 Chinook - máy bay trực thăng hạng nặng và pháo hạng nhẹ M-777. Gần đây nhất, vào năm 2016, Washington và New Delhi đã thảo luận về việc phát triển chung một dự án tàu sân bay cho Ấn Độ. Công nghệ đắt giá mà Hoa Kỳ chuyển giao cho Ấn Độ trong dự án lần này là công nghệ phóng điện, cho phép các máy bay hạng nặng cất cánh khỏi sân bay. Chính quyền Obama cũng đã xếp Ấn Độ vào nhóm G8 để nhận được những công nghệ tốt nhất từ Hoa Kỳ mà không cần kiểm soát xuất khẩu. Qua đó, Hoa Kỳ tạo ưu thế cho Ấn Độ trong khi giải quyết những vấn đề tranh chấp với Trung Quốc như trong Tuyên bố chung năm 2009 có viết: “Hai nhà lãnh đạo cam kết tiếp tục theo đuổi hợp tác quốc phòng có lợi, cùng nhau thông qua đối thoại an ninh, trao đổi cung cấp dịch vụ, tập trận chung, chuyển giao và hợp tác về thương mại, công nghệ quốc phòng” [4]. Như vậy, do sự chồng chéo trong quan hệ quốc tế nên, một mặt Ấn Độ vẫn tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong khuôn khổ của Chính sách xoay trục, mặt khác Ấn Độ vẫn chưa đưa ra một văn bản chính thức nào nói về việc ủng hộ Chính sách xoay trục của Hoa Kỳ, như quốc gia này đã QUAN ĐIỂM CỦA ẤN ĐỘ VỀ CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 154 ủng hộ chính sách hướng Đông của Ấn Độ. 3. Đánh giá quan điểm của Ấn Độ Xuất phát từ lợi ích, Ấn Độ có cái nhìn thiện chí đối với Chính sách xoay trục của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do sự chồng chéo trong quan hệ quốc tế đặc biệt là với Trung Quốc, nên dù cơ bản ủng hộ chính sách xoay trục của Hoa Kỳ song Ấn Độ chưa bao giờ thể hiện rõ quan điểm của mình qua văn bản chính thức. Thế nhưng, thông qua một số phát biểu của giới lãnh đạo Ấn Độ như “Mỗi bước đi trong mọi lĩnh vực phát triển của Ấn Độ, tôi thấy Hoa Kỳ là một đối tác không thể thiếu. [] Mối quan hệ đối tác Ấn Độ - Hoa Kỳ có thể củng cố hòa bình, thịnh vượng và ổn định từ châu Á đến châu Phi và từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương”[5], chúng ta thấy việc Ấn Độ hoan nghênh, ủng hộ Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là sự thật. Quan điểm ủng hộ Chính sách xoay trục của Ấn Độ đối với Hoa Kỳ còn thể hiện thông qua việc tăng cường hợp tác song trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự. Về kinh tế: từ con số khiêm tốn là 5,6 tỷ USD vào năm 1990, tổng kim ngạch thương mại song phương (hàng hoá và dịch vụ) giữa hai nước đã tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2000, đến năm 2016 đạt hơn 114,9 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2016 trung bình là 11,6%. Bên cạnh kim ngạch thương mại là dòng đầu tư hai chiều, theo số liệu thống kê FDI do DIPP công bố, Hoa Kỳ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ năm vào Ấn Độ. Dòng FDI từ Hoa Kỳ trong tháng 4/2000 đến tháng 12/2016 lên tới 19,88 tỷ USD, chiếm 6% tổng lượng FDI đổ vào Ấn Độ. Theo báo cáo khảo sát của CII được công bố vào tháng 8/2015, 100 công ty Ấn Độ đã đầu tư 15 tỷ USD ở 35 tiểu bang, tạo ra hơn 91.000 việc làm cho công dân Mỹ. Các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư vào Hoa Kỳ là Reliance Industries Limited, Tata Consultancy Services, Wipro, Essar America, Piramal, Mahindra, Lupin, SunPharma[2]. Về chính trị: mức độ gặp gỡ thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao Hoa Kỳ và Ấn Độ giai đoạn 2009 – 2016 tăng lên. Về quân sự: những cuộc tập trận chung như Malabar, RIMPAC được tổ chức hai năm một lần, cho phép hai nước cùng nhau hiện diện nhiều hơn ở châu Á – Thái Bình Dương. Mức độ hợp tác trong lĩnh vực quân sự còn thể hiện qua kim ngạch thương mại quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ đã tăng từ khoảng 1 tỷ USD lên hơn 15 tỷ USD Như vậy, trong bối cảnh Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ cũng đẩy nhanh Chiến lược Hành động hướng Đông. Trong quá trình triển khai những chiến lược lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ đã có những lợi ích và bất lợi về chiến lược. Đây cũng chính là những cơ sở để thấy được quan điểm của Ấn Độ đối Chính sách xoay trục của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ về cơ bản ủng hộ chính sách này của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do sự chồng lấn về lợi ích trong quan hệ quốc tế, nước này không hợp thức hoá việc ủng hộ đó bằng những tuyên bố trực tiếp chính thức như Hoa Kỳ từng làm, mà thông qua những tuyên bố gián tiếp nêu vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Việc làm này của Ấn Độ là một phương án tối ưu trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và đang xen, chồng chéo nhau về lợi ích quốc gia như hiện nay. HÀ THỊ NGA 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hillary Clinton, America’s Pacific Century. pacific-century/ (Truy cập ngày 10/04/2017). 2. Embassy of India in Washington, U.S India - US Bilateral Trade. 3. Trần Xuân Hiệp, Trần Như Bắc (2016), “Ấn Độ trong chính sách “Tái cân bằng” của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á. 4. Ministry of External Affair Government of India, (November 24, 2009), Joint Statement between Prime Minister Dr. Manmohan Singh and President Barack Obama. 5. Ministry of External Affair Government of India (September 30, 2014), Remarks by Prime Minister at the Joint Press Briefing with US President Barack Obama. 6. Ministry of External Affair Government of India (June 07, 2016), Statement by Prime Minister during his visit to USA. 7. Ministry of External Affair Government of India (June 07, 2016), India-US Joint Statement during the visit of Prime Minister to USA (The United States and India: Enduring Global Partners in the 21st Century). 8. Ministry of External Affair Government of India (June 08, 2016), Prime Minister's remarks at the U.S. Congress. 9. Nguyễn Nhâm (2014), “Bàn về khả năng thích ứng với “trục xoay” của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. 10. The White House, President Barack Obama (November 11, 2010), Remarks by the President to U.S.-India Business Council and Entrepreneurship Summit. Ngày nhận bài: 01/8/2017 Biên tập xong: 15/7/2018 Duyệt đăng: 20/7/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf98_9854_2215003.pdf
Tài liệu liên quan