Tài liệu Quá trình phân rã thứ cấp của chùm tia phun nhiên liệu trong động cơ Diesel: TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
61
QUÁ TRÌNH PHÂN RÃ THỨ CẤP CỦA CHÙM TIA PHUN NHIÊN
LIỆU TRONG ĐỘNG CƠ DIESEL
THE SECONDARY REGIME OF FUEL SPAY IN DIESEL ENGINES
Hoàng Anh Tuấn, Lê Văn Vang
Đại học Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Độ nhớt cao, khối lượng riêng và sức căng bề mặt lớn là một trong các nguyên nhân
ảnh hưởng đến quá trình phun, bay hơi và hình thành hỗn hợp trong động cơ diesel. Chất lượng hỗn
hợp phụ thuộc nhiều vào quá trình phun và phân rã của chùm tia phun. Nếu quá trình phân rã sơ cấp
cung cấp các điều kiện ban đầu hình thành quá trình phun sương của chùm tia phun thì quá trình
phân rã thứ cấp là giai đoạn tiếp theo có tác dụng xé nhỏ hạt nhiên liệu để hạt nhiên liệu dễ bay hơi.
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về quá trình phân rã thứ cấp của chùm tia phun nhiên
liệu trong động cơ diesel. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng sự ảnh hưởng các tính chất của
nhiên liệu đến quá trình phân r...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình phân rã thứ cấp của chùm tia phun nhiên liệu trong động cơ Diesel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
61
QUÁ TRÌNH PHÂN RÃ THỨ CẤP CỦA CHÙM TIA PHUN NHIÊN
LIỆU TRONG ĐỘNG CƠ DIESEL
THE SECONDARY REGIME OF FUEL SPAY IN DIESEL ENGINES
Hoàng Anh Tuấn, Lê Văn Vang
Đại học Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Độ nhớt cao, khối lượng riêng và sức căng bề mặt lớn là một trong các nguyên nhân
ảnh hưởng đến quá trình phun, bay hơi và hình thành hỗn hợp trong động cơ diesel. Chất lượng hỗn
hợp phụ thuộc nhiều vào quá trình phun và phân rã của chùm tia phun. Nếu quá trình phân rã sơ cấp
cung cấp các điều kiện ban đầu hình thành quá trình phun sương của chùm tia phun thì quá trình
phân rã thứ cấp là giai đoạn tiếp theo có tác dụng xé nhỏ hạt nhiên liệu để hạt nhiên liệu dễ bay hơi.
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về quá trình phân rã thứ cấp của chùm tia phun nhiên
liệu trong động cơ diesel. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng sự ảnh hưởng các tính chất của
nhiên liệu đến quá trình phân rã và tìm ra những biện pháp khắc phục nhược điểm của các loại nhiên
liệu có độ nhớt, sức căng bề mặt và tỷ trọng quá cao hay quá thấp nhằm sử dụng làm nhiên liệu thay
thế nhiên liệu diesel truyền thống cho động cơ diesel.
Từ khóa: Quá trình phân rã thứ cấp, chùm tia phun, động cơ diesel, nhiên liệu diesel truyền
thống.
Abstract: High viscosity, high density and surface tension is one of the reasons that affect the
injection, evaporation and mixture in diesel engines. The mixture quality depends much on the regime
of the fuel spray. The primary regime provides the first condition to the spary and atomization, the
secondary regime is the next period tearing off fuel drops and droplets to vapor more easily.
The paper presents the results in studying the secondary regime of fuel spray in diesel engines.
The research results is the base to contribute the influence of the characteristics of fuel to the regime
of fuel spray and find out the methods in order to overcome the disadvantages of the fuel with much
hight or low viscosity, surface tension and density in order to use these fuels as the alternative fuels in
diesel engines.
Keywords: Secondary regime, fuel spray, diesel engines, alternative fuels.
1. Giới thiệu
Khi nhiên liệu được phun vào buồng
cháy của động cơ, mỗi hạt nhiên liệu chịu tác
dụng đồng thời của nội lực và ngoại lực. Nội
lực gồm lực liên kết giữa các phân tử, lực
căng mặt ngoài. Ngoại lực gồm lực kích
động ban đầu khi lưu động qua lỗ phun và
lực cản khí động học của khí nén trong
buồng cháy. Lực liên kết giữa các phân tử và
lực căng mặt ngoài phụ thuộc nhiều vào cấu
trúc phân tử, độ nhớt và sức căng bề mặt, nó
có xu hướng giữ cho chùm tia phun nhiên
liệu được liên tục, không bị xé nhỏ. Trong
khi đó lực kích động ban đầu và lực cản khí
động của không khí nén trong buồng cháy lại
có xu hướng xé chùm tia nhiên liệu thành
những hạt nhỏ hơn. Ngoài ra, khi nhiên liệu
lưu động qua lỗ phun sẽ xảy ra hiện tượng bị
nhiễu loạn do tốc độ lưu động tương đối lớn,
mức độ nhiễu loạn của chùm tia phun phụ
thuộc chủ yếu vào độ nhớt, sức căng bề mặt
của nhiên liệu, kết cấu của vòi phun và tốc độ
chuyển động của dòng nhiên liệu qua lỗ phun
[3]. Dưới tác động của nội lực cũng như
ngoại lực, dẫn đến sự phân rã chùm tia nhiên
liệu thành những hạt có kích thước, hình
dáng và nồng độ khác nhau. Những hạt có
kích thước nhỏ là do giá trị của nội lực nhỏ
hơn nhiều so với sự tác động của ngoại lực.
Quá trình phân rã chùm tia phun nhiên
liệu được tạo thành ngay sau khi nhiên liệu
được phun vào trong xilanh của động cơ. Sự
phân rã chùm tia phun nhiên liệu diễn ra
nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố
như: Vận tốc phun, áp suất và nhiệt độ của
buồng cháy, tính chất vật lý của nhiên liệu.
Quá trình phân rã là tiền đề quan trọng tạo
nên sự phá vỡ chùm tia phun nhiên liệu thành
các hạt nhỏ, nó bao gồm quá trình phân rã sơ
cấp và phân rã thứ cấp.
2. Quá trình phân rã thứ cấp
Trong quá trình phân rã sơ cấp, các giọt
và hạt nhiên liệu được tách ra khỏi chùm tia
phun. Các giọt và hạt nhiên liệu này thường
không ổn định và do đó còn có thể tiếp tục bị
phân rã. Sau quá trình phân rã sơ cấp là quá
62
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
trình phân rã thứ cấp. Hai quá trình phân rã
này có tính chất quyết định đến thông số hình
học của chùm tia phun nhiên liệu và kích
thước của hạt nhiên liệu. Hình 1 biểu diễn
quá trình phân rã sơ cấp và thứ cấp của chùm
tia phun nhiên liệu.
Hình 1. Quá trình phân rã và phá vỡ chùm tia phun.
Quá trình phân rã thứ cấp được xảy ra do
sức căng bề mặt của giọt nhiên liệu trở nên
rất nhỏ và vì vậy ảnh hưởng đáng kể đến khả
năng chống biến dạng của giọt. Nếu lực khí
động thắng sức căng bề mặt sẽ làm biến dạng
và phân rã giọt. Quá trình phân rã thứ cấp
của giọt nhiên liệu xảy ra chủ yếu thông qua
các lực khí động. Do đó, vận tốc tương đối
của những giọt nhiên liệu và môi trường khí
xung quanh đóng một vai trò quan trọng
trong cơ chế phân rã thứ cấp. Cơ chế phân rã
của quá trình phân rã thứ cấp được thể hiện
thông qua hệ số Weber của pha khí:
Wek =
2
k tđρ u d
σ
(1)
Trong đó:
d: Đường kính giọt nhiên liệu trước khi
phân rã (m);
σ: Sức căng bề mặt nhiên liệu lỏng lỏng
(N/m):
utđ: Vận tốc tương đối giữa các hạt nhiên
liệu và không khí (m/s);
ρk: Mật độ không khí trong xilanh tại
thời điểm phun (kg/m3).
Như vậy, tùy thuộc vào trị số Wek mà cơ
chế phân rã giọt của quá trình phân rã thứ
cấp diễn ra theo các hình thức khác nhau và
được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Cơ chế và hình thức phân rã thứ cấp theo
Baumgarten.
Cơ chế
phân rã
Wek Sơ đồ minh họa theo
Baumgarten
Phân rã
rung
động
12
Phân rã
dạng túi
< 20
Phân rã
dạng
túi/màng
< 50
Phân rã
dạng dải
<100
Phân rã
mãnh
liệt
<1000
Tại số Wek nhỏ (Wek 12), giọt nhiên
liệu chỉ biến dạng mà không phân rã. Kết quả
sự phân rã của giọt do biến dạng giống như
một cái túi. Tại bề mặt hình thành giọt lớn,
trong khi phần còn lại vỡ thành các giọt nhỏ
hơn. Khi số Wek tăng lên (12 < Wek < 50),
trong chùm tia phun xuất hiện một cơ chế
phun bổ sung dạng túi hoặc túi màng hình
đuôi nheo. Trong cơ chế phân rã này, đường
kính giảm dần vì những giọt nhỏ liên tục bị
tách từ lớp biên do sự xuất hiện của lực cắt
trên bề mặt. Sự phân rã này xảy ra do hai yếu
tố: Giảm tốc mạnh do áp suất khí nén trong
buồng cháy tăng và dao động của giọt nhiên
liệu với biên độ lớn dẫn đến phân rã thành
các giọt hay hạt nhỏ hơn. Đặc biệt, nếu 50 <
Wek < 1000 thì cơ chế phân rã thành những
hạt nhỏ diễn ra nhanh hơn thậm chí ngay tại
miệng lỗ vòi phun.
Tuy nhiên, Arcoumanis chỉ phân loại hai
cơ chế phân rã thứ cấp, khi hệ số Wek < 1000
thì quá trình phân rã diễn ra theo quy luật và
quá trình phân rã xảy ra hỗn loạn khi hệ số
Wek ≥ 1000. Bảng 2 trình bày cơ chế và hình
thức phân rã thứ cấp theo Arcoumanis.
Như vậy, tất cả các cơ chế phân rã thứ
cấp đều xảy ra ở quá trình phun nhiên liệu
trong động cơ. Tuy nhiên, hầu hết các quá
trình phân rã diễn ra ở gần miệng phun có hệ
số Wek cao, càng ra xa miệng vòi phun thì hệ
số Wek giảm đáng kể vì vận tốc tương đối
giảm, đường kính hạt nhiên liệu nhỏ do sự
bay hơi và phân rã trước đó.
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
63
Bảng 2. Cơ chế và hình thức phân rã thứ cấp theo
Arcoumanis.
Cơ chế
phân
rã
Wek
Sơ đồ minh họa theo
Arcoumanis
Phân rã
rung
động
12
Phân dã
dạng túi
12 ÷18
Phân rã
dạng
túi/màn
g
18 ÷ 45
Phân rã
dạng
dải
100 ÷350
Phân rã
dạng
sóng
35 ÷1000
Phân rã
mãnh
liệt
≥ 1000
3. Tính toán quá trình phân rã thứ
cấp
Quá trình phân rã thứ cấp là sự phân rã
của những giọt đã được tạo ra ở giai đoạn
trước thành những giọt nhỏ hơn do tác dụng
của lực khí động được sinh ra bởi vận tốc
tương đối (utđ) giữa các giọt nhiên liệu và
không khí trong xilanh. Lực khí động gây
nên sự mất ổn định trên bề mặt giọt nhiên
liệu hoặc trong toàn bộ thể tích giọt và cuối
cùng dẫn đến sự phân rã của nó. Lực căng bề
mặt luôn có xu hướng giữ cho giọt nhiên liệu
có dạng hình cầu, chống lại hiện tượng biến
dạng và phân rã. Sử dụng mô hình Kelvin –
Helmholtz để tính toán quá trình phân rã thứ
cấp với giả thuyết: giọt nhiên liệu lỏng với
đường kính ban đầu r0 được thâm nhập vào
một khối không khí bị nén với áp suất p với
một vận tốc tương đối utđ. Ngoài ra, do sự
nhiễu loạn tạo ra bên trong các lỗ vòi phun
nên bề mặt giọt nhiên liệu được bao phủ bởi
một dải sóng bề mặt hình sin với vô số trục
đối xứng gây ra những dao động có tính đối
xứng qua những trục này. Các sóng bề mặt
này phát triển do lực khí động.
Hình 3. Mô hình tính toán cơ chế phân rã thứ cấp
dạng sóng.
Chuyển động của chất lỏng và không khí
được mô tả bởi các phương trình tuyến tính
Navier - Stokes. Phương trình liên hệ giữa
mức tăng biên độ dao động ω trong một đơn
vị thời gian của một bước sóng λ = 2π/k với
tính chất vật lý của nhiên liệu được cho bởi:
' '
2 2 1 0 1 0 1 0
l 2 2
o 0 0 0 1 0
I (kr ) I (kr ) I (lr )2kl
ω +2ν k ω -
I (kr ) k +l I (kr ) I (lr )
=
2 2
2 2 1 0
02 2 2
l 0 0 0
I (kr )σk l -k
(1-r k )( ) +
ρ r l +k I (kr )
2 2
2 2 1 0 0 0k
tđ 2 2
l 0 0 1 0
I (kr )K (kr )ρ iω l -k
(u - ) k
ρ k l +k I (kr )K (kr )
(2)
Trong đó:
I0, I1: Các hàm Bessel loại 1;
K0, K1: Các hàm Bessel loại 2;
σ: Sức căng bề mặt của nhiên liệu, N/m.
ρl và ρk: Khối lượng riêng của nhiên liệu
lỏng ở nhiệt độ T và khối lượng riêng của
không khí trong xilanh tại thời điểm phun
nhiên liệu, kg/m3;
k: Số bụng sóng;
l2 = k
2 + L.ω/υl;
υl = µl/ρl: Độ nhớt động học, mm2/s;
L: Chiều dài chùm tia phun, mm.
Từ phương trình (2), ta nhận thấy có một
giá trị cực đại ω = Ω để giọt nhiên liệu phân
rã thành những giọt mới. Giá trị này làm cho
tốc độ phân rã mạnh nhất do nó làm cho bề
mặt kém ổn định nhất
0.5
3 1.5
l 0 k
0.6
ρ r 0.34+0.38.We
Ω =
σ (1+Z)(1+1.4T )
(3)
Chiều dài sóng tương ứng Λ:
0.5 0.7
1.67 0.6
0 k
Λ (1+0.45.Z )(1+0.4.T )
=9.02
r (1+0.865.We )
(4)
Trong đó:
We
Z=
Re
; T = Z We ; Re = o tđ
ρr u
η
(5)
Z và T là các hệ số Ohnesorge và Taylor.
64
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
Khi đó, hạt nhiên liệu mới tạo ra có bán
kính rm được xác định:
rm = 0.61.Λ (6)
Thời gian phân rã được xác định từ
phương trình:
mr-rdr = -
dt τ
(7)
Nên thời gian phân rã thứ cấp τpr được
xác định như sau:
τpr =
.
..788.3 1
r
B (8)
Trong đó: B1 là hệ số điều chỉnh kể đến
ảnh hưởng của dòng chảy trong lỗ phun và
loại vòi phun, B1 nằm trong khảng (1.73
÷60). Giá trị B1 càng lớn sẽ làm giảm mức độ
phân rã thứ cấp tức là làm tăng thời gian
phân rã và làm tăng độ xuyên sâu của chùm
tia phun. Tuy nhiên, khi giá trị B1 nhỏ sẽ làm
tăng khả năng phân rã khi phun đồng thời
làm cho quá trình hình thành hỗn hợp không
khí – nhiên liệu diễn ra nhanh hơn và giảm
độ xuyên sâu của chùm tia phun.
Từ công thức (3), (4) và (5) cho thấy, khi
độ nhớt, khối lượng riêng và sức căng bề mặt
của nhiên liệu tăng, giá trị Ω và tỉ số
0
Λ
r
lại
giảm. Điều này có thể giải thích cho việc cần
sử dụng một số phương pháp để khắc phục
các nhược điểm của nhiên liệu có độ nhớt
cao, sức căng bề mặt và khối lượng riêng lớn
như dầu sinh học - khi được sử dụng làm
nhiên liệu thay thế trên động cơ diesel.
Như vậy, nếu quá trình phân rã sơ cấp
cung cấp các điều kiện cần thiết để xác định
các thông số của chùm tia phun như chiều dài
phân rã, đường kính hạt hay giọt nhiên liệu,
góc phun hình nón hay độ xuyên sâu thì quá
trình phân rã thứ cấp xác định được thời gian
phân rã của chùm tia τpr và thời gian tương
tác khí động học của tia phun với không khí
τe. Nếu tổng thời gian phân rã τpr và tương
tác khí động học τe càng lớn thì thời gian
hình thành hỗn hợp càng dài và do đó quá
trình cháy sẽ không hoàn hảo và cháy không
sạch. Thời gian tương tác khí động học τe có
thể được xác định theo công thức:
2
f g
e
k f
ρ d
τ =
18ρ μ
4. Kết luận
Bài báo đã trình bày khái quát các cơ chế
có thể xảy ra trong quá trình phân rã thứ cấp,
tùy thuộc vào mối liên hệ giữa các thông số
mà cơ chế phân rã nào có thể xảy ra. Để một
chùm tia nhiên liệu được phun sương hoàn
toàn, phân rã và bay hơi nhanh thì vận tốc
phun phải đủ lớn, độ nhớt đủ nhỏ (gây ra lực
nhiễu loạn lớn); tỷ trọng, sức căng bề mặt đủ
nhỏ (để lực căng bề mặt nhỏ và khả năng bay
hơi nhanh). Hay nói khác đi, việc khắc phục
độ nhớt, sức căng bề mặt lớn của nhiên liệu
sẽ giúp cho quá trình phân rã thứ cấp có thể
xảy ra nhanh hơn nhằm giảm thời gian phân
rã và tương tác giữa nhiên liệu với không khí.
Ngoài ra, lý thuyết tính toán phân rã và tương
tác khí động học của quá trình phân rã thứ
cấp cũng cho biết mức độ và phương thức
phân rã xảy ra tiếp theo quá trình phun sương
trong cơ chế phân rã sơ cấp của chùm tia
phun nhiên liệu trong động cơ diesel.
Trong các nghiên cứu tiếp theo, nhóm
tác giả sẽ nghiên cứu ảnh hưởng tính chất vật
lý của nhiên liệu đến cơ chế phân rã nhằm
tìm ra các biện pháp khắc phục một số nhược
điểm của các loại nhiên liệu có độ nhớt, sức
căng bề mặt và tỷ trọng quá cao hay quá thấp
nhằm sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ
diesel
Tài liệu tham khảo
[1] Arcoumanis C, et.,al: Cavitation in Real-Size
Multi-Hole Diesel Injector Nozzles, SAE paper
2000.
[2] C. Aalburg, et.,al: Primary breakup of turbulent
round liquid jets in uniform crossflows, 2007.
[3] Carten Baumgarten: Mixture formation in internal
cobustion engines, Germany, 2006.
[4] Tuan Hoang Anh, Nho Luong Cong, Tuan Le Anh:
Effects of the Heating Temperature of Pure
Coconut Oil on Breakup Mechanism of Fuel
Sprays, Ho Chi Minh city, Vietnam, 10/2015.
[5] Reitz RD, Diwakar R: Structure of High-Pressure
Fuel Sprays, SAE paper, 1987.
Ngày nhận bài: 18/07/2016
Ngày chuyển phản biện: 21/07/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 06/08/2016
Ngày chấp nhận đăng: 15/08/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100_1_285_1_10_20170721_2768_2202532.pdf