Tài liệu Quá trình hình thành thể chế chính trị của tổ chức quốc tế pháp ngữ - Nguyễn Thảo Hương: 80
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0072
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 80-86
This paper is available online at
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ
Nguyễn Thảo Hương
Phòng Hành chính – Đối ngoại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Mặc dù ra đời từ cách đây gần 50 năm, thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp
ngữ mới chỉ được thiết lập từ năm 1986 trong sự kiện Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của
các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp được tổ chức tại Versailles (Sommet de
Versailles - Pháp). Mặc dù có nhiều nỗ lực và nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế như vậy
nhưng trên thực tế các nghiên cứu về tổ chức này còn rất ít ỏi, đây cũng là tình trạng chung
không chỉ ở VN mà còn trên thế giới. Sự thiếu hụt này góp phần làm cho vai trò chủ thể
QHQT của TCQTPN càng trở nên bị lu mờ trước những tổ chức quốc tế và khu vực khác. Bài
viết này cung cấp những thông tin về quá trì...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành thể chế chính trị của tổ chức quốc tế pháp ngữ - Nguyễn Thảo Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0072
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 80-86
This paper is available online at
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ
Nguyễn Thảo Hương
Phòng Hành chính – Đối ngoại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Mặc dù ra đời từ cách đây gần 50 năm, thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp
ngữ mới chỉ được thiết lập từ năm 1986 trong sự kiện Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của
các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp được tổ chức tại Versailles (Sommet de
Versailles - Pháp). Mặc dù có nhiều nỗ lực và nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế như vậy
nhưng trên thực tế các nghiên cứu về tổ chức này còn rất ít ỏi, đây cũng là tình trạng chung
không chỉ ở VN mà còn trên thế giới. Sự thiếu hụt này góp phần làm cho vai trò chủ thể
QHQT của TCQTPN càng trở nên bị lu mờ trước những tổ chức quốc tế và khu vực khác. Bài
viết này cung cấp những thông tin về quá trình chuyển biến này đồng thời phân tích vai trò
một chủ thể quan hệ quốc tế của TCQTPN trên trường quốc tế.
Từ khóa: chủ thể QHQT, thể chế, Pháp ngữ, Hội nghị thượng đỉnh, hợp tác đa phương.
Chữ viết tắt trong bài: ACCT: Agence de cooperation culturelle et technique (Cơ quan hợp
tác văn hóa và kỹ thuật) ; TCQTPN : Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ; QHQT : Quan hệ quốc tế.
1. Mở đầu
TCQTPN bắt đầu được các nhà nghiên cứu nói tới như một chủ thể QHQT cách đây không
lâu. Một số tác giả như Michel Guillou, Trang Phan Labays, François Massard Pierard, Nguyễn
Khánh Toàn đã có nghiên cứu về vấn đề này. Cho tới năm 2007, theo Abdou Diouf, Tổng thư kí
TCQTPN 3 nhiệm kỳ 2002-2006, 2006-2010, 2010-2014, “trong vòng 36 năm mới chỉ có 25 bài
báo viết về TCQTPN và 2 nghiên cứu tiến sĩ”. Trên thế giới, vai trò chủ thể QHQT của TCQTPN
được nhiều nhà nghiên cứu chính trị - quan hệ quốc tế đề cập đến với những tên tuổi như Michel
Guillou – một nhà nghiên cứu gắn bó cả cuộc đời cho sự phát triển của Pháp ngữ với những tác
phẩm kinh điển về TCQTPN như “Pháp ngữ tỉnh giấc”, “Pháp ngữ - một thách thức mới”, “Pháp
ngữ - Sức mạnh” và đặc biệt là bộ sách gồm 2 tập viết chung với Trang Phan Labays, tập 1 là
“Pháp ngữ và toàn cầu hóa: Lịch sử và thể chế từ xưa đến nay” và tập 2 là “Pháp ngữ và toàn cầu
hóa: Những mốc son xây dựng thể chế Pháp ngữ”. Ở Việt Nam, vai trò chủ thể QHQT của
TCQTPN chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu chính trị quan hệ quốc
tế. Cho đến nay đề tài này mới chỉ được nhắc đến bởi 2 tác giả là Nguyễn Khánh Toàn với nghiên
cứu bằng tiếng Pháp mang tựa đề “TCQTPN – Một tác nhân quan hệ quốc tế đương đại” và tác
giả Dương Văn Quảng với một số bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế trong đó nổi bật
có bài “Pháp ngữ – Một tổ chức quốc tế đặc thù”. Thậm chí có nhiều người còn cho rằng
TCQTPN chỉ là một tổ chức văn hóa của những người yêu chuộng tiếng Pháp. Vậy TCQTPN có
phải là một chủ thể QHQT hay không và TCQTPN đã có những đóng góp gì với vai trò là một chủ
thể QHQT? Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó thông qua những luận điểm đưa ra trong bài viết này.
Ngày nhận bài: 5/5/2018. Ngày sửa bài: 19/9/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thảo Hương. Địa chỉ e-mail: thaohuong@hnue.edu.vn
Quá trình hình thành thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
81
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quá trình hình thành thể chế của TCQTPN từ 1986 đến 1997
Trước 1986, Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật chỉ hoạt động như một câu lạc bộ các nước
có sử dụng tiếng Pháp nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học
kỹ thuật. Mặc dù được sáng lập bởi Tổng thống của 4 nước Xê-nê-gan (Leopold Sedar Senghor),
Habib Bourguiba (Tuy-ni-di), Hamani Diori (Ni-giê-ri-a) và Norodom Sihanouk (Căm-pu-chia),
đồng thời được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Pháp François Mitterrand, song nội bộ ACCT
khi đó chưa hình thành một hệ thống thể chế mang tính chính trị mà còn mang nhiều tính “hội
đoàn”.
Trong suốt khoảng thời gian từ 1970 đến 1986, vấn đề gia nhập của tỉnh Québec như một
thành viên ngang cấp với Canada đã nhiều lần được đưa ra khiến cho các nhà lãnh đạo của ACCT
khi đó gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xác nhận tư cách pháp lý của Québec – vốn là một khu tự
trị nằm trong Canada luôn bảo vệ vị thế của tiếng Pháp và coi tiếng Pháp như một bản sắc riêng
không thể thỏa hiệp. Sau khi bản hiệp ước Québec-Ottawa được kí kết và Québec chính thức trở
thành một lãnh thổ tự do nằm trong liên bang Canada vào năm 1985, Tổng thống Pháp đã đứng ra
triệu tập cuộc họp đặc biệt mang tên “Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất các quốc gia và vùng
lãnh thổ có sử dựng tiếng Pháp” tại lâu đài Versailles, ngày 17/2/1986. Từ Sommet de Versailles
1986, nhiều vùng lãnh thổ và khu tự trị đã có thể tham gia TCQTPN với tư cách một thành viên
đầy đủ, bên cạnh quốc gia mà họ nằm trong hoặc thuộc về, đó là các trường hợp của vùng Québec,
vùng New Brunswick tại Canada, vùng Wallonie-Bruxelles tại Bỉ, công quốc Monaco hay lãnh
thổ hải ngoại thuộc Pháp Tân Calédonie. Từ đây mở ra một chương mới đối với tổ chức ACCT,
không đơn thuần chỉ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và khoa học kỹ thuật, tổ chức này bắt đầu tái
cấu trúc và xây dựng nên bộ máy thể chế của mình để trở thành một Tổ chức quốc tế liên chính
phủ, đúng theo hướng đi mà các nhà sáng lập của tổ chức này mong muốn.
Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ nhất cũng đề xuất đây là hoạt động định kỳ được tổ
chức 2 năm một lần lần lượt ở các quốc gia thành viên, đồng thời xác định ba nhóm tư cách thành
viên gồm: thành viên chính thức, thành viên liên kết và quan sát viên cùng với các quy định đi
kèm. Tư cách “khách mời đặc biệt” cũng được xác định để dành cho các cụm lãnh thổ có sử dụng
tiếng Pháp một phần như vùng Val d’Aoste (Ý) hay Louisiane (Hoa Kì). Ngay tại Hội nghị
Versailles này, 2 cơ quan đầu tiên ra đời nhằm phục vụ hoạt động Hội nghị cấp cao này là Ủy ban
dự thảo (Comité international préparatoire - CIP) có nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức các Hội nghị cấp
cao, và Ủy ban giám sát (Comité international de suivi - CIS) có nhiệm vụ theo dõi giám sát các
quyết định/nghị quyết của Hội nghị cấp cao. Hội nghị kỳ 1 này cũng quyết định 5 nhóm lĩnh vực
hợp tác mà ACCT sẽ tham gia gồm Nông nghiệp, Năng lượng, Văn hóa và hợp tác, Công nghiệp
hóa ngôn ngữ, thông tin khoa học và phát triển công nghệ.
Hai năm sau đó, Hội nghị Pháp ngữ cấp cao lần thứ 2 được tổ chức tại Québec (Canada) vào
tháng 9/1987 với việc sáng lập Mạng lưới Đại học Pháp ngữ (UREF) và Ủy ban giám sát có
nhiệm vụ nghiên cứu các hướng đi và các phương thức hoạt động của mạng lưới này trong tổ chức
ACCT. Một ủy ban mới được hình thành có tên Ủy ban hỗ trợ tư vấn (Comite consulatif Conjoint
- CCC) dưới sự điều hành của Jean Louis Roy – Trưởng phái đoàn Québec tai Paris.
Hội nghị cấp cao thứ 3 tổ chức tại Dakar (Xê-ne-gan) tháng 5/1989 có nhiều quyết định quan
trọng: hình thành Quỹ đa phương hợp nhất (Fonds Multilatéral Unique - FMU), công nhận Hiệp
hội quốc tế các nghị viện Pháp ngữ (AIPLF), đồng thời thâu tóm một loạt các tổ chức/hội đoàn
Pháp ngữ gồm: tổ chức AUPELF-UREF trở thành đối tác trong lĩnh vực giáo dục Đại học và
nghiên cứu, kênh truyền hình TV5 là đối tác thông tin truyền thông, trung tâm CEMAF là đối tác
trao đổi Pháp ngữ đa phương. Một quyết định cũng không kém phần quan trọng là thành lập
Trường Đại học Senghor d’Alexandrie nhằm đào tạo những cán bộ cấp cao của khu vực châu Phi.
Nguyễn Thảo Hương
82
Từ đây, ACCT đã lớn mạnh lên rất nhiều bởi có sự trợ giúp đắc lực của những chuyên gia chuyên
biệt trong nhiều lĩnh vực.
Hội nghị cấp cao lần thứ 4 tổ chức tại Cung điện Chaillot (Paris, Pháp) tháng 11/1991 đánh
dấu sự ra đời của Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ nhằm nhóm họp các Bộ trưởng ngoại giao
và/hoặc các Bộ trưởng phụ trách Pháp ngữ. Hai Ủy ban dự thảo và Ủy ban giám sát (CIP và CIS)
được sát nhập lại thành Hội đồng Pháp ngữ thường trực nhóm họp các Đại diện được bầu của các
quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội đồng này có nhiệm vụ xem xét các đề xuất của các Quốc gia và
vùng lãnh thổ trước mỗi một quyết nghị. Một điểm quan trọng nữa là vai trò của tổ chức các Đại
học có sử dụng tiếng Pháp AUPELF-UREF được củng cố và trở thành đối tác trực tiếp của ACCT
trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu.
Hội nghị cấp cao lần thứ 5 tổ chức tại Vịnh Grand Baie (Cộng hòa Mô-rít-xơ) đã thành lập
Ủy ban nghiên cứu phát triển Cộng đồng Pháp ngữ. Hội nghị lần thứ 6 tại Cô-tô-nu (Cộng hòa Bê-
nanh) tháng 12/1995 đưa ra đề xuất về việc bầu ra vị trí Tổng thư kí Pháp ngữ đồng thời đưa ra
các quy định xung quanh vai trò và nhiệm vụ của vị trí này. Cũng trong kỳ Hội nghị cấp cao này
Hiệp hội quốc tế các Thị trưởng Pháp ngữ trở thành một trong những đối tác trực tiếp của ACCT.
Hội nghị cấp cao thứ 7 tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) vào tháng 11/1997 được đánh giá là sự
kiện đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ACCT bởi vì đây là hội nghị triển khai việc bầu
Tổng thư kí. Các lãnh đạo cấp cao đã cùng thông qua bản Hiến chương Hà Nội (Charte de Hanoi),
đổi tên ACCT thành Cơ quan quốc tế Pháp ngữ - Agence internationale de la Francophonie – AIF,
bầu Boutros Boutros Ghali (người vừa rời khỏi ghế Tổng thư kí Liên Hợp Quốc) làm Tổng thư kí
Pháp ngữ, củng cố vai trò của các đối tác Pháp ngữ trực tiếp. Một năm sau đó, năm 1998, Cơ quan
quốc tế Pháp ngữ đổi tên một lần nữa thành Cơ quan Pháp ngữ liên chính phủ, đồng thời Mạng
lưới Đại học Pháp ngữ đổi tên thành Tổ chức Đại học Pháp ngữ.
Cho đến nay, thuộc khối Pháp ngữ có đến hàng trăm tổ chức, hội đoàn lớn nhỏ ở các lĩnh vực
với quy mô đa dạng, tạo nên một Cộng đồng Pháp ngữ năng động. Có thể nói, nếu như từ 1970
đến 1986 là giai đoạn hoạt động cầm chừng mang tính hội đoàn thì từ 1986 đến 1997 là giai đoạn
củng cố đội ngũ, xây dựng thể chế, phát triển định hướng chính trị, đặt tiền đề quan trọng để
TCQTPN tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên cộng đồng quốc tế trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Vai trò chủ thể QHQT của TCQTPN
Một số tác giả như Françoise Massart-Piérard đôi khi nghi ngờ về việc TCQTPN có thể là
một tác nhân QHQT (actor of international relations), thậm chí cho rằng đó là một điều không
tưởng. Song ngược lại cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng TCQTPN không chỉ có
đầy đủ những tính chất của một tổ chức quốc tế, mà còn luôn khẳng định vai trò chủ thể QHQT
của mình thông qua những chính sách, tuyên bố và đặc biệt là các hoạt động với các nước thành
viên và với thế giới. Một số phân tích dưới đây có thể coi là những minh chứng cụ thể.
Trước hết, TCQTPN có mạng lưới thành viên đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Liên Hợp
Quốc, với 84 thành viên tính đến 2018 trong đó 54 thành viên chính thức, 4 thành viên liên kết và
26 quan sát viên. Tổng dân số của các nước Pháp ngữ hiện nay được tính là 274 triệu người trên
khắp 5 châu lục và con số này không ngừng tăng lên qua mỗi kì Hội nghị thượng đỉnh. TCQTPN
có đầy đủ những điều kiện cần và đủ của một tổ chức quốc tế như:
1. Thành viên: 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền
2. Văn bản pháp lí: Công ước sáng lập 1970 (Niamey), Hiến chương 1997 (Hà Nội), Hiến
chương sửa đổi 2005 (Antananarivo).
3. Cơ quan điều hành:
- Các cơ quan ra quyết định : Hội nghị cấp cao lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ
(Sommet), Hội đồng thường trực Pháp ngữ, Hội đồng Bộ trưởng Pháp ngữ
Quá trình hình thành thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
83
- Người đứng đầu: Tổng thư kí
- Cơ quan tư vấn, giám sát gồm: Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF)
- Các cơ quan thực thi gồm : kênh truyền hình TV5 (truyền thông), Trường Đại học
Shengor d’Alexandrie (Đào tạo), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (hỗ trợ hợp tác giáo dục), Hiệp hội
quốc tế các Thị trưởng Pháp ngữ (AIMF)
- Hai Hội nghị chuyên môn gồm: Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục (Confemen), Hội nghị
các Bộ trưởng Thể thao và thanh niên (Confejes)...
- Chương trình hành động: Cadre stratégique décennal
- Ngân sách: Quỹ đa phương hợp nhất FMU (Fonds multilatérale unique).
Thứ hai, TCQTPN có sự quan tâm và định hướng hoạt động tới những vấn đề vốn là mối
quan tâm chung của nhiều quốc gia như giáo dục, phát triển bền vững, hòa bình và ổn định, bảo
vệ dân chủ và nhân quyền, bảo vệ và phát huy đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Có thể kể đến như
với vấn đề gìn giữ hòa bình, TCQTPN đã hợp tác với Mạng lưới nghiên cứu các hoạt động hòa
bình mở ra các Diễn đàn khu vực như Diễn đàn Bamako, Diễn đàn Yanoundé, hình thành Mạng
lưới nghiên cứu và đào tạo Pháp ngữ phục vụ hoạt động gìn giữ hòa bình với 22 Trung tâm đào
tạo Pháp ngữ trên toàn thế giới. Đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền, TCQTPN hợp tác và hỗ
trợ tích cực cho các hoạt động của Cao ủy Quyền con người của LHQ đồng thời thành lập Quỹ
Pháp ngữ cho Quyền con người « Martine Anstett ». TCQTPN cũng thông qua bản Dự báo xung
đột và an ninh nhân loại trong bản Tuyên bố Saint Boniface năm 2006.... Trong các dự án hoạt
động của mình, TCQTPN luôn thể hiện là một chủ thế có trách nhiệm với các vấn đề mang tính
toàn cầu và điều này luôn được phản ánh thông qua các bản Tuyên bố chung sau khi kết thúc các
Hội nghị cấp cao. Từ các chiến lược ở tầm vĩ mô đó, các nhà lãnh đạo cấp cao đã cùng bàn thảo
và đưa ra quyết sách cho những vấn đề cụ thể, những dự án cụ thể được triển khai ở các quốc gia
thành viên.
Thứ ba, TCQTPN luôn ủng hộ và tạo điều kiện để đẩy mạnh các hợp tác đa phương ở tất cả
các lĩnh vực mà nó có hoạt động. Tính đa phương không chỉ thể hiện ở các dự án cấp quốc gia mà
còn ở cả cấp khu vực, thậm chí là địa phương, mà như lời Abdou Diouf đã nói “Hợp tác đa
phương là mấu chốt của cộng đồng Pháp ngữ”1 (La coopération multilatérale est au coeur de la
Francophonie). Đó là các mô hình hợp tác Bắc – Nam, hợp tác ba bên, hợp tác vùng, hợp tác giữa
các thành phố...
Thứ tư, các cơ quan triển khai hợp tác của TCQTPN đều có mức độ phủ sóng rất rộng, thậm
chí còn vượt ra ngoài cả giới hạn thành viên của TCQTPN. Ví dụ, Hiệp hội các Thị trưởng Pháp
ngữ kết nối thị trưởng của 294 thành phố có sử dụng tiếng Pháp tại 51 quốc gia, Tổ chức Đại học
Pháp ngữ là mạng lưới của 830 trường Đại học có giảng dạy tiếng Pháp của hơn 100 quốc gia,
kênh truyền hình Pháp ngữ TV5Monde được truy cập bởi khoảng 354 triệu người dùng ở 198
quốc gia... Không chỉ thế, mạng lưới các trụ sở và chi nhánh của TCQTPN cũng thật sự rộng khắp:
tính đến năm 2018, TCQTPN có 4 trụ sở đại diện thường trực đặt ở 4 thành phố : Addis-Abeba
(bên cạnh Liên minh Châu Phi và Ủy ban kinh tế châu Phi của LHQ), Bruxelles (bên cạnh Liên
minh châu Âu), New York và Geneva (bên cạnh LHQ); và 6 văn phòng khu vực đặt tại Lomé
(Togo), Libreville (Gabon), Hà Nội (Việt Nam), Port-au-Prince (Haïti), Bucarest (Ru-ma-ni),
Antananarivo (Madagascar).
Thứ năm, TCQTPN là một diễn đàn (forum) quốc tế tập trung những nhà lãnh đạo cao cấp
của các quốc gia thành viên, mà đại diện đa phần là cấp Bộ trưởng. Cứ 2 năm một lần, các lãnh
1 Trích dẫn bởi Trang Phan và Michel Guillou, Pháp ngữ và toàn cầu hóa – Lịch sử và thể chế từ nguồn gốc
đến hiện đại, (Francophonie et mondialisation – Histoire et institutions des origines à nos jours), Berlin,
2011, p. 234
Nguyễn Thảo Hương
84
đạo cấp cao lại có dịp cùng bàn thảo về những vấn đề mà các quốc gia thành viên quan tâm, các
vấn đề quốc tế và vai trò của TCQTPN trong việc tham gia giải quyết các vấn đề đó. Với nhiều
quốc gia nhỏ và tầm trung, đây là những cơ hội vô cùng quý giá để họ có thể nói lên tiếng nói của
mình cùng với nhiều quốc gia khác. Việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần lượt ở các quốc gia
thành viên cũng là một cơ hội lớn đối với nước được lựa chọn là nước chủ nhà. Đó là cơ hội để
diễn tập các quy cách nghiệp vụ, mô thức lễ tân ngoại giao theo tiêu chuẩn quốc tế. Lấy ví dụ
trường hợp của Việt Nam: năm 1997 Việt Nam được lựa chọn là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh Pháp ngữ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một sự kiện có tầm cỡ quốc tế như
vậy với sự tham gia của các nhà lãnh đạo đứng đầu của khoảng 40 nước. Với một đất nước còn
đang trong giai đoạn quá độ và xây dựng đất nước, đây thực sự là một thử thách song cũng là một
cơ hội lớn. Việt Nam đã làm rất tốt sứ mệnh của mình và sau sự kiện đó, hình ảnh về Việt Nam
trên trường quốc tế đã có nhiều thay đổi. Và không thể phủ nhận rằng thành công của Việt Nam
trong vai trò nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ đã góp phần giúp cho con đường bình
thường hóa quan hệ với Mỹ, con đường gia nhập các tổ chức quốc tế lớn như WTO, APEC thuận
lợi, nhanh chóng hơn. Sau sự kiện này Việt Nam đã tự tin đăng cai tổ chức nhiều sự kiện khu vực
và quốc tế lớn khác như SEAGAMES, APEC, ASEM...và đều để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng
bạn bè quốc tế.
Thứ sáu, là một tổ chức có khởi nguồn từ việc bảo vệ và phát huy ngôn ngữ và văn hóa, nên
hai yếu tố này vẫn và mãi luôn là những thế mạnh của TCQTPN. Với đặc trưng đó của mình, năm
2005, TCQTPN đã kí kết với UNESCO một văn bản hết sức quan trọng: Hiệp ước bảo tồn và phát
huy đa dạng các phương thức biểu đạt văn hóa (Convention sur la protection et la promotion de la
diversité des expressions culturelles). Trong cuốn “Toàn cầu hóa văn hóa”, Dominique Wolton
cho rằng bên cạnh xu thế toàn cầu hóa kinh tế và thương mại, toàn cầu hóa về thông tin và giao
dịch đem lại cho con người biết bao lợi ích, thì con người cũng đồng thời phải đối mặt với một
thực tại đầy thách thức, đó là vấn đề toàn cầu hóa văn hóa, đó là nguy cơ mất đi ngôn ngữ và văn
hóa bản địa của nhiều quốc gia-dân tộc, nguy cơ về một thế giới “đồng nhất ngôn ngữ và văn
hóa» (homogénéité culturelle et linguistique) và vì thế đồng nhất tư tưởng/tư duy (uniformisation
de la pensée). Đặc biệt hơn nữa, trong bối cảnh mà tiếng Anh đang ngày càng thống lĩnh khắp thế
giới, chi phối xu thế lựa chọn văn hóa, có tác động mạnh mẽ đến lối sống của giới trẻ thông qua
các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, sách truyện..., thì ở đó, vai trò của những tổ chức quốc tế
như TCQTPN có một ý nghĩa giống như một lực đối chọi với văn hóa Anh-Mỹ (Anglo-saxon), tạo
thế cân bằng, tạo một môi trường dung hòa bảo đảm sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ mà ở đó các
nền văn hóa đều có tiếng nói và đều tìm thấy nét đẹp đặc trưng của mình, đề cao giáo dục tôn
trọng sự khác biệt văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Thứ bảy, TCQTPN được nhiều quốc gia thành viên coi là một đối tác quan trọng trong chiến
lược ngoại giao văn hóa của mình. Đó là những thành viên như Canada-Québec, Pháp, Bỉ.... Đặc
biệt với Cộng hòa Pháp, TCQTPN còn được coi như một thứ « sức mạnh mềm » để gìn giữ ảnh
hưởng của nước Pháp đối với các nước thành viên khác mà ngôn ngữ và văn hóa là những phương
tiện hữu hiệu. Từ những giá trị lịch sử, văn hóa chung đó, nước Pháp đã duy trì mối quan hệ bền
vững với nhiều nước vốn là thuộc địa cũ để từ đó phát triển các mối quan hệ về kinh tế, chính trị,
khoa học. Chẳng hạn như đối với Việt Nam, mỗi khi nhắc đến quan hệ với Pháp, chúng ta luôn
khẳng định đó là một mối quan hệ truyền thống lâu đời, từ hình ảnh một nước xâm lược trong quá
khứ, Pháp đã nỗ lực để xây dựng hình ảnh một người bạn thân thiết và uy tín đối với Việt Nam
qua nhiều sóng gió, và để trở thành một « đối tác chiến lược » như ngày nay. Trong mối quan hệ
thâm giao đó, không thể phủ nhận vai trò của TCQTPN như là một tác nhân tích cực. Hơn thế nữa,
sự có mặt của TCQTPN như một thành viên độc lập trong các diễn đàn quốc tế lớn như LHQ,
Cộng đồng chung châu Âu... đã giúp cho Pháp có được nhiều sự ủng hộ hơn và vì thế tăng thêm
trọng lượng cho tiếng nói của mình trong những quyết sách quan trọng. Đối với vùng Québec –
Quá trình hình thành thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
85
một vùng nói tiếng Pháp trong nước Canada vốn coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, TCQTPN
lại được coi là yếu tố không thể thiếu để thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, là một kênh quan trọng
để Québec có thể đứng ngang hàng với chính quốc gia của mình trong những diễn đàn quốc tế.
Thứ tám, TCQTPN có mối liên hệ mật thiết với nhiều tổ chức quốc tế lớn khác như Cộng
đồng chung châu Âu (EU), Liên minh châu Phi thống nhất (OUA), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên
nhiên (FUND), Tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO), Cơ quan Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Hồi giáo (ISESCO), Ủy ban Nhân quyền của LHQ và đặc biệt là chính tổ chức Liên
hợp quốc (UN). Ngay sau khi quyết định bắt tay vào việc hoàn thiện thể chế chính trị của mình,
năm 1998 TCQTPN đã trở thành quan sát viên của Liên hợp quốc, đồng thời Tổng thư kí của
LHQ luôn là khách mời đặc biệt và có bài phát biểu vào mỗi kỳ họp Hội nghị thượng đỉnh của
TCQTPN. TCQTPN luôn đặt quan hệ với LHQ lên tầm quan hệ đặc biệt, đồng thời chung tay với
LHQ tổ chức nhiều hội thảo lớn liên quan đến các vấn đề về nhân quyền, dân chủ, hòa bình, tham
gia kí kết nhiều văn bản quan trọng như Thỏa thuận về chống khủng bố toàn cầu, Thỏa thuận cấm
Mìn sát thương.... Ngày nay, có đến hơn 30 tổ chức quốc tế và khu vực đặt quan hệ với TCQTPN
thông qua thỏa thuận hợp tác hoặc cam kết đối tác. Việc tích cực tham gia các tổ chức quốc tế và
khu vực này nhằm mục đích gây ảnh hưởng lên các quyết định đầu tư của các tổ chức này tại các
nước thành viên của TCQTPN nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho các nước này.
Thứ chín, đúng như tên gọi của mình, TCQTPN luôn coi sự phát triển của tiếng Pháp trên thế
giới là nhiệm vụ sống còn. Trên thực tế, TCQTPN đã và đang thực hiện « nhiệm vụ chính trị » là
bảo vệ một trong 6 thứ ngôn ngữ quốc tế được công nhận bởi LHQ, bên cạnh các ngôn ngữ khác
là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Tuy nhiên, so với
một số tổ chức bảo vệ các ngôn ngữ khác như tổ chức Liên đoàn các quốc gia Ả rập (La Ligue
Arab) bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa Ả Rập, tổ chức Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha
(CPLP), Hiệp hội người nói tiếng Nga và yêu tiếng Nga, thì TCQTPN có thể chế chặt chẽ và sự
phát triển lớn mạnh nhất, đồng thời là tổ chức duy nhất hướng đến xây dựng hình ảnh một chủ thể
quan hệ quốc tế có ảnh hưởng. Với vai trò của mình, TCQTPN đã hoạt động tích cực để bảo vệ vị
thế của tiếng Pháp ở những tổ chức như Liên hợp quốc hay Liên minh châu Âu thông qua các hội
nhóm như « Nhóm các nghị sĩ Pháp ngữ », « nhóm các chuyên gia Pháp ngữ », « Nhóm các Đại
diện Quốc gia sử dụng (nói và viết) tiếng Pháp »... do TCQTPN thành lập và điều phối. Các hội
nhóm này có nguyên tắc sử dụng tiếng Pháp trong đối thoại, đồng thời có nhiệm vụ đảm bảo một
tỉ lệ nhất định các văn bản ban hành bằng tiếng Pháp.
3. Kết luận
Ra đời với sứ mệnh ban đầu là một cầu nối giữa những nước có chung mối liên hệ với ngôn
ngữ và văn hóa Pháp, những nhà sáng lập TCQTPN luôn mong muốn xây dựng một khối Pháp
ngữ “bình đẳng, tương hỗ, đoàn kết” dựa trên những giá trị lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ mà các
nước này cùng chia sẻ. TCQTPN đã phát triển mở rộng hơn rất nhiều tới những quốc gia không có
chung lịch sử trên, song vẫn giữ giá trị cốt lõi là việc duy trì tiếng Pháp như một phương tiện giao
tiếp và làm việc duy nhất. Bằng việc xây dựng thể chế từ 1986 đến 1997, đồng thời đẩy mạnh
củng cố vị thế chính trị của mình trong giai đoạn hiện đại, TCQTPN đã và đang nỗ lực khẳng định
mình trong việc trở thành một chủ thể QHQT tích cực và có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Wolton Dominique, 2003. Toàn cầu hóa văn hóa (L’autre mondialisation). Flammarion.
[2] Dương Văn Quảng, 2014. Pháp ngữ - Một tổ chức quốc tế đặc thù. Nghiên cứu quốc tế số 4 (99)
(12-2014) : 119-134
[3] Barrat Jacques, 1997. “Địa chính trị Pháp ngữ” (Géopolitique de la francophonie). Presses
universitaires de France.
Nguyễn Thảo Hương
86
[4] Massart-Pierrard Françoise, 2007. “TCQTPN-Một chủ thể mới nổi trên trường quốc tế” (La
Francophonie, un nouvel intervenant sur la scène internationale), Revue internationale de
politique comparée, 2007/1 (Vol. 14), p. 69-93. DOI : 10.3917/ripc.141.0069. URL :
https://www.cairn.info/revue-internationale-de-politique-comparee-2007-1-page-69.htm
[5] Nguyen Khanh Toan, 2013. Pháp ngữ - một chủ thể quan hệ quốc tế hiện đại. Luận án tiến sĩ của
trường Đại học Lyon 3.
[6] Labays Trang Phan, Guillou Michel, 2011. Pháp ngữ và Toàn cầu hóa (Francophonie et
mondialisation, Berlin.
[7] Trang web chính thức của TCQTPN : www.francophonie.org
ABSTRACT
Establishment process of the International Organization
of Francphony’s political institution
Nguyen Thao Huong
President’s Office, Hanoi National University of Education
Although its existence since 50 years, the International Organization of Francophonie’s
political system was established only in 1986 during its first Summit of countries and territories
using French at Versailles (Sommet de Versailles - France). Although there are many efforts and
contributions to the international community, the research on this organization is very limited.
This is also a common situation not only in Vietnam but also in the world. This deficiency let its
role of an international actor becomes shadowed by many other international and regional
organizations. Therefore, this paper hopes to provide information on this transformation process
and analyze the role of an international relations body of OIF in the international arena.
Keywords: International relations actor, institution, Francophonie, Summit, multilateral
cooperations.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5353_10_nguyen_thao_huong_208_2122855.pdf