Probiotics và Prebiotics trong viêm da dị ứng

Tài liệu Probiotics và Prebiotics trong viêm da dị ứng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan 1 PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS TRONG VIÊM DA DỊ ỨNG Lê Thái Vân Thanh*, Trần Thị Thúy Phượng* TỔNG QUAN Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn thành phần vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của các rối loạn qua trung gian miễn dịch như các bệnh lý dị ứng. Theo đó mối quan tâm về vai trò của probiotic và prebiotic trong ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý dị ứng thông qua cải thiện hệ sinh khuẩn đường ruột và giảm các cytokine tiền viêm đang thu hút nhiều mối quan tâm. “Probiotics” là từ chỉ chung những mảnh và chuỗi khác nhau của các vi sinh vật với các đặc điểm lâm sàng và miễn dịch đa dạng. Bộ nông nghiệp và thực phẩm Hoa Kì và tổ chức Y Tế Thế Giới định nghĩa “probiotics” là những vi sinh vật sống mà khi uống một lượng vừa đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của kí chủ. Nhiều báo cáo cho thấy chúng có khả năng làm giảm sự bất dung nạp lactose, giảm tiêu chảy, giả...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Probiotics và Prebiotics trong viêm da dị ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan 1 PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS TRONG VIÊM DA DỊ ỨNG Lê Thái Vân Thanh*, Trần Thị Thúy Phượng* TỔNG QUAN Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn thành phần vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của các rối loạn qua trung gian miễn dịch như các bệnh lý dị ứng. Theo đó mối quan tâm về vai trò của probiotic và prebiotic trong ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý dị ứng thông qua cải thiện hệ sinh khuẩn đường ruột và giảm các cytokine tiền viêm đang thu hút nhiều mối quan tâm. “Probiotics” là từ chỉ chung những mảnh và chuỗi khác nhau của các vi sinh vật với các đặc điểm lâm sàng và miễn dịch đa dạng. Bộ nông nghiệp và thực phẩm Hoa Kì và tổ chức Y Tế Thế Giới định nghĩa “probiotics” là những vi sinh vật sống mà khi uống một lượng vừa đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của kí chủ. Nhiều báo cáo cho thấy chúng có khả năng làm giảm sự bất dung nạp lactose, giảm tiêu chảy, giảm hội chứng ruột kích thích và ngăn ngừa bệnh viêm ruột. Những probiotic thường được dùng nhất là lactobacilli, bifidobacteria, enterocooci và đôi khi nấm men Saccharomyces boulardii cũng được coi như là probiotic(3). “Prebiotics” là những carbohydrate không tiêu hóa kích thích sự phát triển của lợi khuẩn probiotic trong đường ruột. Prebiotic phổ biến nhất là oligosaccharides. Prebiotic phải có 3 đặc điểm chính. Đầu tiên, nó phải kháng được sự tiêu hủy của các men và sự hấp thu tại đường tiêu hóa. Thứ hai, nó phải được lên men bởi các vi sinh vật đường ruột và cuối cùng nó phải có khả năng kích thích có chọn lọc các lợi khuẩn đường ruột. Prebiotics thường tác động đến Lactobacillus và Bifidobacterium(14). “Synbiotics” là sự kết hợp của prebiotic và probiotic. Thành phần prebiotic hỗ trợ cho sự tồn tại của các vi sinh vật cung cấp từ thức ăn và kích thích các probiotic chọn lọc(17). Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến việc sử dụng prebiotics, probiotics, và synbiotics trong chàm thể tạng. Những nghiên cứu cho thấy pre‐ hay probiotics có thể giúp ích trong ngăn ngừa và điều trị chàm thể tạng thông qua việc cải thiện hệ vi sinh đường ruột và điều hòa hệ miễn dịch. Bên cạnh đó cũng có 1 số nghiên cứu đánh giá vai trò của prebiotics và probiotics trong một số bệnh lý da dị ứng như chàm nói chung và dị ứng thức ăn cũng như các bệnh lý da khác ở người lớn. Trong Chàm thể tạng Cơ chế tác động của prebiotic và probiotic Tác động của probiotic và prebiotic làm giảm bệnh lý dị ứng có thể liên quan tới thuyết vệ sinh, tức là việc không tiếp xúc với các vi sinh vật từ giai đoạn đầu đời làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Các bệnh lý dị ứng liên quan đến sự mất cân bằng hoạt hóa các cytokine T giúp đỡ (Th1/Th2). Probiotics có thể ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian Th2 trong khi kích thích sản xuất các cytokine Th1 như interferon gamma (IFN‐g)(6). Thêm vào đó, sự giảm tế bào T điều hòa (Tregs) là yếu tố cốt yếu gây nên đáp ứng miễn dịch đã được báo cáo trong chàm thể tạng và số lượng tế bào này tương quan nghịch với nồng độ immunoglobulin E (IgE), eosinophil, và IFN. Probiotics điều hòa lên sự tổng hợp Tregs, Tregs sau đó sẽ di trú đến nơi xảy ra hiện tượng viêm và ức chế tiến trình bệnh. Cơ chế khác liên quan đến bệnh sinh của chàm thể tạng là sự rối loạn hàng rào bảo vệ da. Người ta chứng minh rằng Lactobacillus paracasei làm tăng tốc độ phục hồi hàng rào bảo vệ da. Tuy nhiên, sự biểu hiện gen filaggrin không thay đổi khi dùng probiotic trên chó bị viêm da cơ địa(10). Khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da trong viêm da cơ địa dường như cũng ảnh hưởng đến niêm mạc ruột và thành phần của lợi khuẩn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017 2 đường ruột ở những bệnh nhân chàm thể tạng cũng có sự khác biệt. Thật vậy, trẻ em bị chàm thể tạng và cơ địa mẫn cảm có sự giảm thành phần bifidobacteria và hệ lợi khuẩn kém đa dạng trong những năm đầu đời. Do chức năng bảo vệ của niêm mạc ruột cũng giảm, các kháng nguyên có thể xâm nhập vào và gây nên các triệu chứng của viêm da cơ địa đồng thời các triệu chứng lâm sàng cũng được cải thiện sau khi khắc phục tình trạng này(2,13). Một vài tác động của probiotic có thể đặc trưng cho từng chuỗi sinh vật và thông qua thụ thể Toll‐like và biểu hiện bởi các tế bào ruột. Ví dụ, những chuỗi khác nhau của Lactobacillus salivarius điều hòa sự phóng thích cytokine khác nhau; chuỗi LDR0723 điều hòa đáp ứng qua trung gian Th1 và chuỗi BNL1059 và RGS1746 thì qua trung gian Th2(13). Tất cả điều trên cho thấy prebiotics cũng như probiotics có thể làm giảm sự sản xuất các sản phẩm lên men gây độc và điều hòa miễn dịch thông qua sự cân bằng Th1/Th2 và vì thế có thể có lợi cho các bệnh nhân chàm thể tạng(13). Tiếp xúc sớm với các vi sinh vật hỗ trợ sự phát triển hệ miễn dịch qua trung gian Th1 và làm giảm đáp ứng qua trung gian Th2. Vì vậy, probiotic được cho là có vai trò trong ngăn ngừa và điều trị chàm thể tạng ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh thông qua biệt hóa tế bào T ngây thơ thành tế bào Th1 trưởng thành nhưng ở người lớn thì cơ chế chưa rõ. Một số giả thiết cho rằng với những dân số vi khuẩn đường ruột khác nhau, các acid béo bão hòa chuỗi ngắn (SCFA) và dài (LCFA) khác nhau. LCFA và SCFA giúp điều hòa hệ miễn dịch(14). Probiotic trong ngăn ngừa chàm thể tạng Trong các phân tích hệ thống gộp (meta‐ analyse), các tác giả Lee và Doege đã báo cáo nguy cơ viêm da cơ địa giảm ở trẻ được sử dụng probiotic trước và sau sanh(9). Trong những phân tích hệ thống khác, tác giả Panduru tổng hợp từ 16 nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotic làm giảm tỉ lệ chàm thể tạng trong dân số chung với hệ số nguy cơ là 0,76 và đối với nhóm dân số nguy cơ cao thì hệ số nguy cơ là 0,54(18) Tương tự, tác giả Foolad và Brezinski cũng đưa ra bằng chứng về việc sử dụng probiotic ở mẹ và trẻ làm ngăn ngừa và giảm độ nặng của chàm thể tạng ở trẻ. Tóm lại, bổ sung probiotic trước và sau sanh, đặc biệt là Lactobacillus và Bifidobacterium, làm giảm nguy cơ mắc chàm cơ địa sau này(13). Hiệu quả phòng ngừa lâu dài cũng được báo cáo trong một số nghiên cứu. Bổ sung Lactobacillus rhamnosus trong suốt thời kì trước và sau sanh cung cấp khả năng bảo vệ bền vững trước nguy cơ phát triển thành chàm cơ địa và cơ địa dị ứng kéo dài có thể đến năm trẻ 7 tuổi(13). Tuy nhiên, Kuitunen và cộng sự lại chỉ ra rằng hỗn hợp probiotic/prebiotic làm giảm tỉ lệ chàm thể tạng tính đến 5 tuổi chỉ ở trẻ sinh mổ(7). Gần đây, West và cộng sự cũng không tìm thấy hiệu quả bảo vệ lâu dài đến năm 8‐9 tuổi trong nhóm trẻ sử dụng L. paracasei sau khi cai sữa mặc dù vẫn được bảo vệ khỏi nguy cơ này khi tính đến 13 tháng tuổi(21). Dựa vào các bằng chứng có được qua các nghiên cứu và tổng quan, một số tác giả tin rằng bổ sung probiotics, đặc biệt là Lactobacillus bắt đầu trong suốt 2 tháng cuối của thai kì và tiếp tục cho đến 3 tháng đầu đời giúp trẻ ngăn ngừa chàm thể tạng(13). Prebiotic trong ngăn ngừa chàm thể tạng Tác giả Osborn và Sinn khi tổng hợp 4 nghiên cứu trên 1218 trẻ cho thấy hiệu quả của prebiotic trong phòng ngừa các bệnh dị ứng. Các tác giả này báo cáo sử dụng hỗn hợp galactooligosaccharide và fructooligosaccharide làm giảm tỉ lệ chàm ở trẻ(15). Khả năng ngăn ngừa dị ứng ở những trẻ nguy cơ dị ứng thấp cũng được báo cáo trong một nghiên cứu đa trung tâm trên 1130 trẻ đến từ 5 nước Châu Âu(5). Trẻ được cung cấp ngẫu nhiên hỗn hợp oligosaccharides và acidic oligosaccharides bắt nguồn từ pectin hoặc sữa công thức bình thường không chứa thành phần này. Kết quả là tỉ lệ chàm lúc 12 tháng tuổi ở nhóm trẻ dùng prebiotic thấp hơn nhóm không dùng (5,7 và 9,7 %). Vì thời gian theo dõi của các nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan 3 ngắn nên hiệu quả bảo vệ duy trì của prebiotic không được báo cáo. Tuy nhiên, tác giả Arslanoglu và cộng sự cũng đã cho thấy những trẻ có cơ địa dị ứng nếu được bổ sung sữa công thức có prebiotic trong 6 tháng đầu đời sẽ có tỉ lệ mắc phải tích lũy chàm thể tạng chậm hơn 5 năm(1). Synbiotic trong phòng ngừa chàm thể tạng Hầu như có rất ít bằng chứng sử dụng synbiotic trong ngăn ngừa các bệnh dị ứng. Một nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên trên 1223 thai phụ dùng synbiotic hoặc giả dược(8) 2‐4 tuần trước sanh, sau đó con sinh ra của các bà mẹ này tiếp tục được dùng synbiotic trong 6 tháng sau sanh. Kết quả cho thấy tỉ lệ các bệnh da dị ứng, đặc biệt là chàm thể tạng khi bé 2 tuổi giảm ở nhóm được bổ sung synbiotic. Theo dõi đến 5 tuổi, không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc các bệnh da dị ứng, chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng hoặc hen giữa hai nhóm. Probiotic trong điều trị chàm thể tạng Những bằng chứng có tính thuyết phục về vai trò của probiotic trong điều trị chàm thể tạng không nhiều như trong việc ngăn ngừa tình trạng này. Một nghiên cứu sử dụng Lactobacillus plantarum trong 12 tuần cho 83 trẻ viêm da cơ địa cho thấy chỉ số SCORAD giảm đáng kể so với nhóm dùng giả dược vào tuần thứ 14. Mặc dù sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê nhưng không có ý nghĩa về mặt lâm sàng(13). Tác giả Yelisova cũng báo cáo việc bổ sung hỗn hợp probiotic chứa B. bifidum, L. acidophilus, L. casei và L. salivarius trong 8 tuần làm cải thiện chỉ số SCORAD và nồng độ các cytokine interleukin (IL‐5, IL‐6, interferon, IFN‐γ), IgE trong huyết thanh trẻ bị chàm cơ địa(22). Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu phân tích hệ thống không ủng hộ vai trò của probiotic trong điều trị chàm cơ địa ở trẻ nhỏ, tuy nhiên khi phân tích trên mẫu nhỏ hơn, đồng nhất hơn thì dường như có thấy sự cải thiện. Các tác giả cho rằng kết quả này là do dân số trong các nghiên cứu được phân tích không đồng nhất(13). Đối với cải thiện chàm thể tạng ở người lớn, bổ sung Lactobacilli được báo cáo giúp giảm ngứa và bỏng rát ở các bệnh nhân chàm kháng trị và L paracasei K71 giảm độ nặng của sang thương da vào tuần 8 và 12(12). Nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có giả dược dùng Bifidobacterium animalis cho thấy bệnh nhân được cải thiện ngứa, điểm số chất lượng cuộc sống và độ nặng của bệnh(11). Các tác giả tìm ra sự tăng một sản phẩm được tạo nên trong ruột là kynurenic acid (KYNA) ở 3 bệnh nhân cải thiện ngứa do đó, nghiên cứu này cũng đề xuất vai trò của KYNA trong điều trị ngứa. Drago và cộng sự cũng thấy hỗn hợp probiotic làm giảm chỉ số SCORAD ở 38 bệnh nhân chàm trung bình‐ nặng(2). Mặc dù kết quả các nghiên cứu trên hứa hẹn vai trò của probitic trong điều trị chàm thể tạng, tuy nhiên hạn chế là số lượng nghiên cứu còn ít và mẫu nghiên cứu nhỏ. Phương pháp nghiên cứu, loại probiotic và cách sử dụng cũng như thời gian theo dõi không giống nhau của các nghiên cứu có thể làm kết cục khác nhau(14). Prebiotic trong điều trị chàm thể tạng Trong một thử nghiệm lâm sàng trên 29 trẻ nhỏ hơn 3 tuổi bị chàm dùng fructo‐ fructooligosaccharide trong 12 tuần, điểm SCORAD ở nhóm dùng prebiotic giảm có ý nghĩa thống kê tại tuần 6 và tuần 12 so với nhóm dùng giả dược(19). Synbiotic trong điều trị chàm thể tạng Nghiên cứu trên 90 trẻ từ 1 đến 3 tuổi với chàm cơ địa trung bình, nặng uống symbiotic gồm L. acidophilus DDS‐1 và B. lactis UABLA‐12 kết hợp với fructooligosaccharides (FOS) hoặc giả dược trong 8 tuần cho thấy nhóm dùng synbiotic giảm SCORAD nhiều hơn nhóm giả dược(4). Trong một thử nghiệm lâm sàng khác, 90 trẻ nhỏ hơn 7 tháng tuổi với chàm cơ địa được bổ sung B. breve M‐16V và hỗn hợp gồm 90% galactooligosaccharides [GOS] và 10% FOS trong 12 tuần(20). Không có sự khác biệt cải thiện điểm số SCORAD với nhóm giả dược tuy nhiên trên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017 4 những trẻ chàm liên quan IgE thì điểm số SCORAD cải thiện tốt hơn nhóm giả dược. Một vài nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, rằng synbiotic có lợi ích trong cải thiện dị ứng ở những trẻ dị ứng liên quan IgE. Các bệnh lý da dị ứng khác Hầu hết nghiên cứu đánh giá hiệu quả của probiotic trong điều trị bệnh lý dị ứng đều tập trung vào viêm da cơ địa. Ngoài một số nghiên cứu về viêm da cơ địa có đi kèm với các bệnh lý da dị ứng khác có nhắc ở trên, nghiên cứu riêng trên các bệnh lý khác như chàm nói chung hay chàm tiếp xúc hầu như không có và chỉ có thử nghiệm trên động vật. Một nghiên cứu đánh giá vai trò của probiotic trong viêm da tiếp xúc được tác giả Chapat và cộng sự thực hiện trên chuột. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá Lctbs casei có ảnh hưởng đến viêm da do tế bào T CD8+ chuyên biệt kháng nguyên điều hòa hay không. Trong nghiên cứu này, chuột được tiếp xúc với hapten 2,4‐dinitrofuorobenzene. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy uống Lactobacillus casei có thể làm giảm viêm da do kháng nguyên đặc hiệu qua kiểm soát dòng tế bào T CD8+(16). Tương tự, điều trị với probiotic chứa Lactobacillus casei đơn thuần làm giảm viêm da do kháng nguyên đặc hiệu được điều hòa bởi cả tế bào T CD4+ chuyên biệt protein hay tế bào T CD8+ chuyên biệt hapten ở chuột nhạy cảm hapten. Trong mô hình viêm da do tế bào T CD8+ điều hòa, gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người, L. casei ức chế viêm da do giảm huy động tế bào T CD8+ vào da trong giai đoạn bùng phát của tăng nhạy cảm tiếp xúc. Như vậy, dùng L. casei làm giảm viêm da do tế bào T điều hòa mà không gây ức chế miễn dịch. Escherichia coli Nissle 1917 cũng được dùng đường uống để ngăn ngừa và cải thiện viêm da dị ứng. L. sakei probio‐65 được phân lập từ Kimchi, một thực phẩm lên men của Hàn Quốc, cho thấy hiệu quả trong giảm viêm da dị ứng do dị ứng nguyên là hóa chất (1‐chloro‐2,4‐dinitrobenzene‐) trên chuột(16). Ngoài các bệnh da dị ứng, probiotic và prebiotic còn được nhắc đến trong các bệnh lý da khác như mụn, lành thương, vảy nến, lão hóa da do ánh sáng nhiều thử nghiệm nhỏ cho thấy mụn trứng cá cải thiện đến 80% ở những bệnh nhân sử dụng probiotic. Probiotic cũng có thể làm giảm viêm trong mụn bằng cách làm giảm phóng thích cytokine viêm và huy động T CD8+ cũng như giúp làm tăng cường hàng rào bảo vệ da. Probiotic giúp làm giảm tải lượng vi khuẩn, kích thích lành thương ở các vết thương do phỏng, loét chân mạn tính(13). KẾT LUẬN Tóm lại, bình thường hóa hệ vi khuẩn đường ruột bằng bổ sung probiotic và prebiotic sẽ mang lại lợi ích trong một số bệnh lý da. Trong khi các nghiên cứu ủng hộ nhiều nhất vai trò của probiotic và prebiotic trong phòng ngừa chàm thể tạng ở trẻ em, cần có thêm các nghiên cứu để xác định vai trò của các chất này trong điều trị chàm thể tạng và trong các bệnh lý da khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arslanoglu S, Moro G, Boehm G, Wienz F, Stahl B, Bertino E (2012), Early Neutral Prebiotic Oligosaccharide Supplentation reduces the incidence of some allergic manifestations in the first 5 years of life. J. Biol. Regul. Homeost. Agents, 26: 49‐59. 2. Drago L, Toscano M, De Vecchi E, Piconi S, Iemoli E (2012), Changing of fecal flora and clinical effect of L. salivarius LS01 in adults with atopic dermatitis. Journal of clinical gastroenterology, 46: S56‐S63. 3. Food Agriculture Organization World Health Organization (2006), "Probiotics in food: health and nutritional properties and guidelines for evaluation", FAO. 4. Gerasimov SV, Vasjuta VV, Myhovych OO, Bondarchuk LI (2010), Probiotic supplement reduces atopic dermatitis in preschool children. American journal of clinical dermatology, 11 (5): 351‐361. 5. Grüber C, van Stuijvenberg M, Mosca F, Moro G, Chirico G, Braegger CP, Riedler J, Boehm G, Wahn U, Group MW (2010), Reduced occurrence of early atopic dermatitis because of immunoactive prebiotics among low‐atopy‐risk infants. Journal of Allergy and Clinical Immunology, 126 (4): 791‐797. 6. Isolauri E, Sütas Y, Kankaanpää P, Arvilommi H, Salminen S (2001), Probiotics: effects on immunity. The American journal of clinical nutrition, 73 (2): 444s‐450s. 7. Kuitunen M, Kukkonen K, Juntunen‐Backman K, Korpela R, Poussa T, Tuure T, Haahtela T, Savilahti E (2009), Probiotics prevent IgE‐associated allergy until age 5 years in cesarean‐ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan 5 delivered children but not in the total cohort. Journal of Allergy and Clinical Immunology, 123 (2): 335‐341. 8. Kukkonen K, Savilahti E, Haahtela T, Juntunen‐Backman K, Korpela R, Poussa T, Tuure T, Kuitunen M (2007), Probiotics and prebiotic galacto‐oligosaccharides in the prevention of allergic diseases: a randomized, double‐blind, placebo‐ controlled trial. Journal of Allergy and Clinical Immunology, 119 (1): 192‐198. 9. Lee J, Seto D, Bielory L (2008), Meta‐analysis of clinical trials of probiotics for prevention and treatment of pediatric atopic dermatitis. Journal of Allergy and Clinical Immunology, 121 (1): 116‐121. e11. 10. Marsella R, Santoro D, Ahrens K, Thomas AL (2013), Investigation of the effect of probiotic exposure on filaggrin expression in an experimental model of canine atopic dermatitis. Veterinary dermatology, 24 (2): 260. 11. Matsumoto M, Ebata T, Hirooka J, Hosoya R, Inoue N, Itami S, Tsuji K, Yaginuma T, Muramatsu K, Nakamura A (2014), Antipruritic effects of the probiotic strain LKM512 in adults with atopic dermatitis. Annals of Allergy, Asthma & Immunology, 113 (2): 209‐216. e7. 12. Moroi M, Uchi S, Nakamura K, Sato S, Shimizu N, Fujii M, Kumagai T, Saito M, Uchiyama K, Watanabe T (2011), Beneficial effect of a diet containing heat‐killed Lactobacillus paracasei K71 on adult type atopic dermatitis. The Journal of dermatology, 38 (2): 131‐139. 13. Nole KLB, Yim E, Keri JE (2014), Probiotics and prebiotics in dermatology. Journal of the American Academy of Dermatology, 71 (4): 814‐821. 14. Notay M, Foolad N, Vaughn AR., Sivamani RK (2017), Probiotics, Prebiotics, and Synbiotics for the Treatment and Prevention of Adult Dermatological Diseases. American Journal of Clinical Dermatology: 1‐12. 15. Osborn DA, Sinn JK (2013), Prebiotics in infants for prevention of allergy. The Cochrane Library. 16. Özdemir Ö, Göksu Erol AY (2013), Preventative and therapeutic probiotic use in allergic skin conditions: experimental and clinical findings. BioMed research international, 2013. 17. Pandey KR, Naik SR, Vakil BV (2015), Probiotics, prebiotics and synbiotics‐a review. Journal of food science and technology, 52 (12): 7577‐7587. 18. Panduru M, Panduru N, Sălăvăstru C, Tiplica GS (2015), Probiotics and primary prevention of atopic dermatitis: a meta‐analysis of randomized controlled studies. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 29(2): 232‐ 242. 19. Shibata R, Kimura M, Takahashi H, Mikami K, Aiba Y, Takeda H, Koga Y (2009), Clinical effects of kestose, a prebiotic oligosaccharide, on the treatment of atopic dermatitis in infants. Clinical & Experimental Allergy, 39(9): 1397‐1403. 20. Van der Aa L, Heymans H, Van Aalderen W, Sillevis Smitt J, Knol J, Ben Amor K, Goossens D, Sprikkelman A (2010), Effect of a new synbiotic mixture on atopic dermatitis in infants: a randomized‐controlled trial. Clinical & Experimental Allergy, 40(5): 795‐804. 21. West CE, Hammarström ML, Hernell O (2009), Probiotics during weaning reduce the incidence of eczema. Pediatric Allergy and Immunology, 20(5): 430‐437. 22. Yeşilova Y, Çalka Ö, Akdeniz N, Berktaş M (2012), Effect of probiotics on the treatment of children with atopic dermatitis. Annals of dermatology, 24 (2): 189‐193 Ngày nhận bài báo: 14/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfprobiotics_va_prebiotics_trong_viem_da_di_ung.pdf
Tài liệu liên quan