Tài liệu Phương tiện ngôn ngữ thể hiện cảm xúc tích cực trong các tác phẩm văn học của Marc Levy - Nguyễn Hữu Tâm Thu: 76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v TRAO ĐỔI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc học ngoại ngữ đòi hỏi người học có các
kiến thức về mặt ngôn ngữ đồng thời cũng phải
nắm bắt các yếu tố ngoài ngôn ngữ, phi ngôn ngữ
để có thể hiểu đúng điều người khác muốn diễn đạt.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp, đặc biệt
là trong bộ môn Văn học Pháp, chúng tôi nhận thấy
rằng, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc đọc
hiểu các trích đoạn văn học dẫn đến việc không
hoàn thành các yêu cầu môn học đặt ra. Yếu tố gây
cản trở cho sinh viên nhiều nhất trong trường hợp
này là các cấu trúc chỉ tình cảm, cảm xúc của nhân
NGUYỄN HỮU TÂM THU*
*Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng nhtthu@ufl.udn.vn
Ngày nhận bài: 10/5/2018; ngày sửa chữa: 23/6/2018; ngày duyệt đăng: 20/8/2018
(Nghiên cứu này thuộc đề tài mã số B2016-DN05-07 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng tài trợ)
PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN
CẢM XÚC TÍCH CỰC TRONG CÁC
TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA MARC LEVY
vật trong cá...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương tiện ngôn ngữ thể hiện cảm xúc tích cực trong các tác phẩm văn học của Marc Levy - Nguyễn Hữu Tâm Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v TRAO ĐỔI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc học ngoại ngữ đòi hỏi người học có các
kiến thức về mặt ngôn ngữ đồng thời cũng phải
nắm bắt các yếu tố ngoài ngôn ngữ, phi ngôn ngữ
để có thể hiểu đúng điều người khác muốn diễn đạt.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp, đặc biệt
là trong bộ môn Văn học Pháp, chúng tôi nhận thấy
rằng, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc đọc
hiểu các trích đoạn văn học dẫn đến việc không
hoàn thành các yêu cầu môn học đặt ra. Yếu tố gây
cản trở cho sinh viên nhiều nhất trong trường hợp
này là các cấu trúc chỉ tình cảm, cảm xúc của nhân
NGUYỄN HỮU TÂM THU*
*Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng nhtthu@ufl.udn.vn
Ngày nhận bài: 10/5/2018; ngày sửa chữa: 23/6/2018; ngày duyệt đăng: 20/8/2018
(Nghiên cứu này thuộc đề tài mã số B2016-DN05-07 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng tài trợ)
PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN
CẢM XÚC TÍCH CỰC TRONG CÁC
TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA MARC LEVY
vật trong các đoạn trích. Cảm xúc được thể hiện
đa dạng trong ngôn ngữ, đôi khi chỉ một từ đơn lẻ
cũng có thể diễn tả đầy đủ cảm xúc nhân vật trong
một ngữ cảnh cụ thể. Trong trường hợp khác, một
động từ chỉ hành động hay một đoạn tả cảnh xung
quanh cũng có tác dụng mô tả tâm trạng, tình cảm,
cảm xúc của nhân vật trong ngữ cảnh đó.
Trong khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi tập
trung tìm hiểu cách thức thể hiện ý niệm cảm xúc
tích cực trong tiếng Pháp dưới góc nhìn ngôn ngữ
học tri nhận dựa trên cứ liệu trích từ hai tác phẩm
văn học của Marc Levy (Et si c’était vrai và Où
es-tu?).
TÓM TẮT
Trong thực tế giảng dạy tiếng Pháp, đặc biệt là dạy đọc hiểu các trích đoạn văn học và việc
học bộ môn văn học Pháp, chúng tôi nhận thấy sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc
hiểu đúng các ngữ đoạn thể hiện cảm xúc của nhân vật. Trong khi đó, ý niệm cảm xúc được
thể hiện một cách đa dạng thông qua ngôn ngữ. Đôi khi một động từ chỉ hành động hay một
đoạn tả cảnh xung quanh nhân vật cũng có tác dụng mô tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của
nhân vật trong ngữ cảnh cụ thể đó. Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu các phương tiện ngôn
ngữ thể hiện ý niệm cảm xúc tích cực trong một số tác phẩm văn học tiếng Pháp của Marc
Levy dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận trên cơ sở phân tích định tính và định lượng.
Từ khóa: ẩn dụ ý niệm, cảm xúc tích cực, ngữ dụng, ngữ nghĩa, phương tiện ngôn ngữ
77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
TRAO ĐỔI v
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Ngôn ngữ học tri nhận
Khái niệm
Ngôn ngữ học tri nhận (NNHTN) phát triển
từ những năm 1980 dựa trên ảnh hưởng của các
ngành học thuộc khoa học tri nhận. Lý Toàn Thắng
(2009) định nghĩa NNHTN “là một trường phái
ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn
ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm về sự cảm thụ của
con người về thế giới khách quan cũng như cái
cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các
sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó”.
Theo Trần Văn Cơ (2008), “đối tượng nghiên
cứu chính là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các quá
trình tư duy của con người trên cơ sở kinh nghiệm
và suy luận logic”. Hay nói cách khác, năng lực tri
nhận của con người được phản ánh qua năng lực
ngôn ngữ và được thể hiện qua ngôn ngữ bằng hệ
thống ý niệm. Trong đó, ý niệm là ý thức của con
người về tinh thần, tâm lý, sự hiểu biết về thế giới
và ẩn dụ là phương thức đặc trưng của quá trình ý
niệm hóa trong ngôn ngữ.
NNHTN nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện
tư duy và nhận thức của con người về vũ trụ và
phát triển ẩn dụ theo hướng ý niệm, gọi là ẩn dụ ý
niệm (la métaphore conceptuelle).
Các công trình nghiên cứu của Lakoff và
Johnson (1986) chỉ ra rằng, ẩn dụ ý niệm là một
cơ chế nhận thức của con người theo hình thức
thay thế một khái niệm có tính trừu tượng, được
gọi là miền đích (domaine cible) bằng một khái
niệm có tính cụ thể hơn gọi miền nguồn (domaine
source). Vậy ẩn dụ ý niệm bao gồm cấu trúc nhận
thức và cấu trúc ngôn ngữ. Ví dụ điển hình về ẩn
dụ ý niệm của Lakoff và Johnson (1986) là khái
niệm “Tranh luận là chiến tranh” (La discussion,
c’est la guerre).
Phương tiện biểu đạt
Các nhà ngôn ngữ học theo định hướng ẩn dụ tri
nhận phân biệt 4 nhóm ẩn dụ ý niệm cơ bản sau đây:
Ẩn dụ ý niệm cấu trúc (métaphore structurelle);
Ẩn dụ ý niệm bản thể (métaphore ontologique):
ẩn dụ vật thể (métaphore d’entités) hay ẩn dụ
chất (métaphore de substance), ẩn dụ vật chứa
(métaphore du contenant), nhân cách hóa (la
personnification);
Ẩn dụ ý niệm định hướng (métaphore
orientationnelle);
Ẩn dụ ý niệm đường dẫn (métaphore du conduit).
• Ẩn dụ ý niệm cấu trúc
Trần Văn Cơ (2007) định nghĩa ẩn dụ cấu trúc
là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ
(hay một biểu thức) này được hiểu (được đánh giá)
thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức)
khác. Ẩn dụ ý niệm cấu trúc nhằm cấu trúc lại các
hoạt động ý thức của chúng ta bằng cách thể hiện
chúng bằng một khái niệm khác. Các miền nguồn
là các khái niệm trừu tượng được ý niệm hóa và
thể hiện trong ngôn ngữ bằng những khái niệm cụ
thể hơn trong miền đích. Ví dụ như các ý niệm cấu
trúc: Thời gian là tiền bạc, Bóng đá là chiến tranh,
Tranh luận là chiến tranh.
• Ẩn dụ ý niệm bản thể
Ẩn dụ ý niệm bản thể xem tư duy nhận thức
là các thực thể (objects), là các chất (substance).
Theo Lakoff và Johnson (1986), ẩn dụ bản thể
là “cách nhìn những sự kiện, những hoạt động,
những cảm xúc, những ý tưởng như là những thực
thể, những chất”. Ẩn dụ bản thể tồn tại một cách tự
nhiên và khắp mọi lĩnh vực trong cuộc sống, cho
nên đôi khi ta không nhận biết được sự hiện diện
của loại ẩn dụ ý niệm này. Theo nguyên tắc ẩn dụ
bản thể, những bản thể trừu tượng được phạm trù
hóa thông qua việc vạch ranh giới của chúng trong
không gian.
78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v TRAO ĐỔI
Theo Kovecses (2002), chúng ta tri nhận về
những miền ý niệm trừu tượng thông qua những vật
thể cụ thể hơn như sự vật, chất liệu hay vật chứa.
Kovecses (2002) đã đưa mô hình tri nhận của
ẩn dụ bản thể như sau:
• Ẩn dụ ý niệm định hướng
Ẩn dụ định hướng thường ý niệm hóa từ không
gian. Ẩn dụ định hướng sử dụng ý niệm không
gian để tạo mối liên kết logic giữa tư duy và nhận
thức con người với không gian. Theo Trần Văn Cơ
(2007), ẩn dụ định hướng cấu trúc hoá một số miền
và tạo nên một hệ thống ý niệm hoá chung cho
chúng; chúng liên quan đến việc định hướng trong
không gian với những đối lập kiểu như “lên-xuống”,
“vào-ra”, “sâu-cạn”, “trung tâm-ngoại vi”
Tác giả này cũng đưa ra một số ẩn dụ định
hướng như: Hạnh phúc định hướng lên trên; Nỗi
buồn định hướng xuống dưới.
• Ẩn dụ ý niệm đường dẫn
Ẩn dụ đường dẫn là sự truyền dẫn ý nghĩa trong
quá trình giao tiếp dựa trên ý niệm communiquer,
c’est de faire passer des idées (giao tiếp là sự
truyền ý tưởng). Nghĩa các phát ngôn được thiết
lập thông qua kết nối các dấu hiệu ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ như ngữ cảnh, ngôn cảnh, hành
động ngữ vi và các kiến thức thuộc lĩnh vực liên
quan khác.
2.1.2. Cảm xúc tích cực
Trần Văn Cơ (2007) cho rằng, cảm xúc là một
hoạt động nhận thức của con người, là phản ứng
chủ quan của con người và động vật khi có những
yếu tố tác động hay kích thích từ bên ngoài được
thể hiện dưới dạng thỏa mãn hay không thỏa mãn,
vui mừng, sợ hãi...
Theo nghiên cứu của Viện ngôn ngữ Pháp tại
Đại học Caen (2010), cảm xúc tích cực được xem
như là một trạng thái tình cảm có độ bền nhất định
và thể hiện mức độ vui vẻ khi khát vọng, mong
muốn, mơ ước hay cảm nhận của một người được
thõa mãn. Để diễn đạt cảm xúc tích cực, tiếng
Pháp sử dụng hầu hết các loại từ như danh từ,
động từ, tính từ, trạng từ, với trường từ vựng
khá đa dạng. Nghiên cứu của Đại học Cean cũng
thống kê trường từ vựng thể hiện cảm xúc tích cực
trong tiếng Pháp bao gồm 44 từ, trong đó 8 từ sau
đây xuất hiện với tần suất cao (trên 40%): gaieté,
bonheur, félicité, satisfaction, plaisir, bien-être,
contentement, ravissement.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi
dựa trên nguồn dữ liệu là 171 cấu trúc ngôn ngữ
thể hiện cảm xúc tích cực trích trong hai tác phẩm
văn học của nhà văn người Pháp Marc Levy:
(1) “Où es-tu?” (1999) (Em ở đâu - bản dịch
của Trần Ngọc Thư, 2007)
(2) “Et si c’était vrai” (2001) (Nếu em không
phải một giấc mơ - bản dịch của Nguyễn Thị Bạch
Tuyết, 2008).
Phương pháp phân tích định lượng và định tính
được áp dụng trong nghiên cứu này. Sau khi thu
thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành sắp xếp dữ liệu
theo hai nhóm lớn:
Nhóm 1 bao gồm các cấu trúc ngôn ngữ có
chứa từ chỉ cảm xúc tích cực,
Nhóm 2 không chứa từ chỉ cảm xúc tích cực.
79KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
TRAO ĐỔI v
Đối với nhóm dữ liệu chứa từ chỉ cảm xúc tích
cực, chúng tôi tìm hiểu xem những từ nào trong
trường từ vựng chỉ cảm xúc tích cực xuất hiện
trong khuôn khổ dữ liệu thu thập được và với tần
suất như thế nào. Đối với nhóm không chứa từ chỉ
cảm xúc tích cực, chúng tôi thực hiện việc phân
tích về mặt ngữ nghĩa, mặt tri nhận ngôn ngữ và
các yếu tố khác để tìm hiểu về các phương tiện
ngôn ngữ được sử dụng để diễn đạt cảm xúc tích
cực của nhóm này.
2.3. Phân tích dữ liệu
Qua phân tích dữ liệu thu thập bao gồm 171 cấu
trúc ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy rằng cảm xúc
tích cực trong tiếng Pháp được diễn đạt qua quá
trình tri nhận bằng các ý niệm thông qua: tiếp xúc
cơ thể (un rapprochement de corps); hành động lễ
hội (une action festive); và sử dụng trường từ vựng
chỉ tâm trạng tích cực (un état d’âme positif).
2.3.1. Tiếp xúc cơ thể
Lakoff và Johnson (1986) cho rằng, cơ thể và
não bộ qua quá trình tri nhận của con người cũng
tạo thành một hệ thống ý niệm. Tư duy không phải
là một bộ phận tách rời cơ thể, tư duy có thể tạo
ra những trải nghiệm và thể hiện bằng hành động
cụ thể qua cơ thể. Các tác giả này cũng đề cập đến
các dạng kinh nghiệm căn cứ vào bản chất của cơ
thể con người, đặc biệt là kinh nghiệm tình cảm.
Những kinh nghiệm của nhân loại về sự vật, hiện
tượng đã cung cấp cho tư duy con người cơ sở để
hình thành khái niệm trừu tượng, đó chính là ẩn
dụ bản thể. Từ đó cho ta có ẩn dụ ý niệm bản thể với
2 miền ý niệm: miền nguồn vật chứa là cơ thể hoặc
bộ phận cơ thể và miền đích là tình cảm con người.
Cảm xúc tích cực thuộc lĩnh vực tình cảm được
Marc Levy diễn đạt trong các tác phẩm văn học của
mình thông qua 44 cấu trúc ngôn ngữ mang tính ẩn
dụ ý niệm bản thể bằng một sự tiếp xúc cơ thể (un
rapprochement de corps): baiser (hôn), ouvrir les
bras (mở rộng vòng tay), prendre dans ses bras
(ôm trong vòng tay), plonger dans ses bras (nhào
vào vòng tay), embrasser (ôm vào lòng)
Il la prit dans ses bras et chuchota: “Prends
soin de toi.”
(Et si c’était vrai, tr.28)
(Anh quàng tay ôm lấy cô và thì thầm: “Nhớ
chăm sóc cho mình, em nhé.”)
Teresa la prit dans ses bras et l’embrassa sur
les joues.
(Où es-tu?, tr.44)
(Terasa ôm lấy cô và hôn lên má cô)
Elle ouvrit en grand deux bras à celui qui avait
sauvé la vie.
(Où es-tu?, tr.53)
(Cô bé dang rộng hai cánh tay về phía người đã
cứu mạng mình)
2.3.2. Hành động lễ hội
Thông qua phương thức ẩn dụ ý niệm cấu trúc,
cảm xúc tích cực được thể hiện trong ngôn ngữ với
miền nguồn là la fête (lễ hội), từ đó ta có ẩn dụ ý
niệm La joie est une fête (Niềm vui là lễ hội). Khái
niệm trừu tượng của ý niệm cảm xúc tích cực được
ý niệm hóa và thể hiện trong ngôn ngữ bằng lễ
hội cụ thể hơn. Chúng tôi thống kê được 17 động
từ chỉ hành động liên quan đến lễ hội (une action
festive) trong dữ liệu, trong đó có các hành động
sau đây:
Les femmes ont dansé dans la rue, entrainant
leurs gamins dans les rondes délirantes de bonheur.
(Où es-tu?, tr.37)
(Những người phụ nữ nhảy múa trên đường,
tay nắm những đứa trẻ quay tròn ngập tràn trong
hạnh phúc)
Il y eut quelques secondes de silence et tous
les hommes lancèrent leur chapeau en l’air en
poussant un cri qui s’envola vers les hauteurs.
(Et si c’était vrai, tr.53)
(Vài giây im lặng, rồi tất cả những người đàn
ông có mặt ở đó tung cao mũ lên trời và hét lên
những tiếng reo vang dội núi rừng)
Ce soir, ils boiraient du guajo.
(Où es-tu?, tr.54)
(Tối nay họ sẽ cùng nhau uống rượu)
80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v TRAO ĐỔI
2.3.3. Trường từ vựng biểu đạt tâm trạng tích cực
Cảm xúc tích cực được diễn đạt qua các cấu
trúc ngôn ngữ có chứa từ thuộc trường từ vựng chỉ
cảm xúc tích cực. Kết quả phân tích cho thấy, có
2 loại từ là tính từ và danh từ được Marc Levy sử
dụng để mô tả cảm xúc nhân vật, trong đó tính từ
được sử dụng chủ yếu.
Kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng có 8 tính từ
thuộc trường từ vựng chỉ cảm xúc tích cực trong
dữ liệu của chúng tôi: content (hài lòng), bien (tốt),
heureux (hạnh phúc), bonheur (niềm hạnh phúc),
abasourdi (ngất ngây), de bonne humeur (tâm
trạng vui vẻ), vorace (thích thú). Chúng tôi ghi
nhận 3 từ content (hài lòng), heureux (hạnh phúc)
và bien (tốt) là có tần suất xuất hiện nhiều nhất.
Je suis bien contente que tu aies emménagé
dans Manhattan.
(Où es-tu?, tr.40)
(Em rất vui biết anh đã chuyển đến sống ở
Manhattan)
Je ne peux pas vous expliquer pourquoi, mais en
raccrochant, j’étais heureuse de savoir où il était.
(Et si c’était vrai, tr.162)
(Tôi không thể giải thích cho ông vì sao, nhưng
khi dập máy điện thoại, tôi sung sướng vì biết được
anh ta đang ở đâu)
Mais je suis très bien tout seul.
(Où es-tu?, tr.99)
(Nhưng mà anh rất thoải mái khi độc thân thế này)
Ngoài ra chúng tôi còn ghi nhận thêm năm
tính từ và ba danh từ không nằm trong trường từ
vựng chỉ cảm xúc tích cực cũng được Marc Levy
sử dụng để diễn tả tâm trạng tích cực của nhân vật.
- 05 tính từ: arrogant (kiêu hãnh), plein de vie
(tràn đầy nhựa sống), joli (xinh), jaloux (ghen tị),
fier (hãnh diện);
Bien, très bien. Je suis fière de toi. Tu as l’air
heureux en tout cas.
(Où es-tu?, tr.126)
(Thật tuyệt, em tự hào về anh. Anh có vẻ rất
hạnh phúc)
Un sourire arrogant éclairait son visage.
(Où es-tu?, tr.129)
(Một nụ cười kiêu hãnh sáng lên trên gương
mặt cô)
- 03 danh từ: espoir (niềm hy vọng), rêve (mơ
ước), envie (ước muốn).
Il y avait tout à coup tant de vie, tant d’espoir.
(Où es-tu?, tr.51)
(Đột nhiên, bao nhiêu sức sống, bao nhiêu
niềm hy vọng hiện ra trước mắt)
Arthur se sentait bien, il avait retrouvé son
équilibre et il eut même envie de poursuivre la
promenade.
(Et si c’était vrai, tr.203)
(Arthur cảm thấy khỏe, anh đã lấy lại được
thăng bằng và còn muốn dạo chơi thêm nữa)
Une petite fille qui glissait yeux fermés, pour
que son rêve devienne réalité.
(Où es-tu?, tr.163)
(Cô bé đang trượt xuống, đôi mắt em nhắm
nghiền lại trong khao khát mãnh liệt mong ước mơ
của mình trở thành sự thật)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua khuôn
khổ dữ liệu thu thập được thể hiện qua hình 1.
Hình 1: Biểu thức ngôn ngữ thể hiện cảm xúc tích cực
81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
TRAO ĐỔI v
Nguồn dữ liệu thu thập được bao gồm 171
biểu thức ngôn ngữ diễn đạt cảm xúc tích cực,
trong đó có:
- 14,60% (25 biểu thức) cảm xúc tích cực được
diễn tả bằng sự tiếp xúc cơ thể theo nguyên tắc ẩn
dụ ý niệm bản thể. Trong các tác phẩm văn học
của Marc Levy, ẩn dụ ý niệm bản thể được phạm
trù hóa với miền nguồn vật chứa là cơ thể hoặc bộ
phận cơ thể và miền đích là tình cảm con người.
- 53,80% (92 biểu thức) diễn đạt cảm xúc tích
cực bằng một hành động lễ hội thông qua tri nhận
của con người và được ý niệm hóa thông qua ẩn dụ
ý niệm cấu trúc, với miền nguồn là lễ hội và miền
đích là cảm xúc tích cực của con người, từ đó ta
có ẩn dụ ý niệm La joie est une fête (Niềm vui là
lễ hội).
- 31,60% (54 biểu thức) cảm xúc tích cực được
thể hiện bằng các cấu trúc có chứa từ thuộc trường
từ vựng chỉ cảm xúc tích cực. Các biểu thức ngôn
ngữ này có chứa từ chỉ tâm trạng tích cực với 2
loại từ là tính từ và danh từ trong đó các từ content
(hài lòng), heureux (hạnh phúc) và bien (tốt) là có
tần số xuất hiện cao nhất trong khuôn khổ dữ liệu
nghiên cứu.
3. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã tìm hiểu các phương tiện ngôn
ngữ diễn đạt cảm xúc tích cực trên dữ liệu trích từ
hai tác phẩm văn học của Marc Levy. Qua phân
tích 171 cấu trúc ngôn ngữ trong khuôn khổ dữ
liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng, Marc
Levy đã mô tả cảm xúc tích cực của nhân vật
thông qua hai phương thức ẩn dụ ý niệm: ẩn dụ
cấu trúc và ẩn dụ bản thể. Các ý niệm cảm xúc tích
cực được thể hiện thông qua hành động lễ hội, sự
tiếp xúc cơ thể và sử dụng trường từ vựng chỉ tâm
trạng tích cực.
Vậy cảm xúc tích cực được diễn đạt khá đa
dạng trong tiếng Pháp. Cho nên việc xác định các
ẩn dụ ý niệm là cần thiết đối với người học tiếng
Pháp nói chung và trong bộ môn văn học Pháp nói
riêng vì thông qua việc xác định các ẩn dụ ý niệm
diễn đạt cảm xúc tích cực giúp cho người sử dụng
ngôn ngữ hiểu được các ý niệm trừu tượng thông
qua các ý niệm cụ thể hơn và hiểu đúng ý định diễn
đạt của người viết.
Các kết quả của nghiên cứu góp phần định
hướng người học tiếng Pháp nói chung và bộ môn
văn học Pháp nói riêng tiếp cận ngôn ngữ theo
hướng tri nhận để nắm bắt ngôn ngữ dễ dàng,
nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời tạo hứng thú học
tập trong bộ môn này.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để
chúng tôi tiến hành những nghiên cứu tiếp theo về
phương tiện diễn đạt cảm xúc tích cực theo hướng
nghiên cứu sâu với nguồn dữ liệu phong phú hơn
để có thể có những kết quả có tính đại diện, và
từ đó có những kiến giải sâu sắc hơn hỗ trợ việc
học tiếng Pháp cũng như bộ môn văn học Pháp./.
Tài liệu tham khảo:
Lý Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ
lý thuyết đại cương đến thực tế tiếng Việt, NXB
Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.
Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép
và suy nghĩ), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Văn Cơ (2008), Khảo luận - Ẩn dụ tri nhận, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
Institut national de la langue française de Cean (2010),
Dictionnaire électronique des synonymes, truy cập
ngày 21/10/2017, <
des/synonymes/joie>.
Lakoff G. & Johnson M. (1986), Les Métaphores
dans la vie quotidienne, bản dịch từ tiếng Anh của
Michel de Fornel với sự cộng tác của Jean-Jacques
Lecercle, Minuit, Paris.
Kovecses Z. (2002), Metaphor a practical introduction,
Oxford University press, Oxford.
82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v TRAO ĐỔI
LINGUISTIC DEVICES FOR EXPRESSION OF POSITIVE EMOTIONS
IN FRENCH LITERARY WORKS BY MARC LEVY
NGUYEN HUU TAM THU
Abstract: Based on the reality of teaching French at university level, especially teaching students how
to read and comprehend French Literature, we have found that most students find it really difficult
to properly understand and deeply feel the expression of emotions of characters in literary works.
Indeed, emotions are described in a variety of ways through language. In litterature, sometimes,
writers just need an action verb or a descriptive paragraph of surrounding scenery to show and
illustrate the feelings and emotions of their characters in that specific context. From the perspective
of cognitive linguistics, this research particularly carries out an investigation into the linguistic
devices for expression of positive emotions in French edition literary works of Marc Levy by using
qualitative and quantitative methods.
Keywords: conceptual metaphor, positive emotions, pragmatics, semantics, linguistic devices
Received: 10/5/2018; Revised: 23/6/2018; Accepted for publication: 20/8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tckhnnqs_15_9_2018_nguyen_huu_tam_thu_76_82_2199_2136126.pdf