Tài liệu Phương thức tạo lập thuật ngữ hành chính tiếng Việt: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017
131
Phương thức tạo lập thuật ngữ hành chính tiếng Việt
Ways of forming Vietnamese administrative terms
ThS. Vũ Thị Yến Nga,
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Vu Thi Yen Nga, M.A.,
Hanoi University of Home Affairs
Tóm tắt
Thuật ngữ hành chính là từ hay cụm từ dùng để biểu đạt các khái niệm trong lĩnh vực quản lý hành
chính của các cơ quan, tổ chức. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu các phương thức tạo
lập thuật ngữ hành chính tiếng Việt làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về thuật ngữ hành chính
sau này.
Từ khóa: thuật ngữ, thuật ngữ hành chính tiếng Việt.
Abtract
Administrative terms are words or phrases used to express concepts in the field of administrative
management of agencies and organizations. This article, within a certain scope, explores ways of
forming Vietnamese administrative terms as the basis for further research into administrative
terminology.
Keywords...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức tạo lập thuật ngữ hành chính tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017
131
Phương thức tạo lập thuật ngữ hành chính tiếng Việt
Ways of forming Vietnamese administrative terms
ThS. Vũ Thị Yến Nga,
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Vu Thi Yen Nga, M.A.,
Hanoi University of Home Affairs
Tóm tắt
Thuật ngữ hành chính là từ hay cụm từ dùng để biểu đạt các khái niệm trong lĩnh vực quản lý hành
chính của các cơ quan, tổ chức. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu các phương thức tạo
lập thuật ngữ hành chính tiếng Việt làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về thuật ngữ hành chính
sau này.
Từ khóa: thuật ngữ, thuật ngữ hành chính tiếng Việt.
Abtract
Administrative terms are words or phrases used to express concepts in the field of administrative
management of agencies and organizations. This article, within a certain scope, explores ways of
forming Vietnamese administrative terms as the basis for further research into administrative
terminology.
Keywords: terminology, Vietnamese administrative terms.
Đặt vấn đề
Trong bất cứ lĩnh vực khoa học hay
lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào cũng
đều có một lớp từ vựng chuyên dụng để
biểu thị các khái niệm/đối tượng thuộc lĩnh
vực đó. Lớp tự vựng chuyên dụng đó được
gọi là hệ thuật ngữ. Là bộ phận quan trọng
trong lớp từ vựng của mỗi ngôn ngữ, thuật
ngữ chiếm một tỉ lệ lớn trong vốn từ và có
vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển của khoa học. Thuật ngữ phản ánh
những đặc trưng bản chất nhất, những mối
liên hệ có tính quy luật phổ biến nhất của
đối tượng. Thuật ngữ chính là nguồn thu
nhận thông tin và là phương tiện để truyền
đạt các kiến thức khoa học- kỹ thuật. Do
đó, thuật ngữ luôn giữ vai trò quan trọng
nhất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất, cải tạo xã hội. Vì vậy,
thuật ngữ nói chung và thuật ngữ hành
chính nói riêng là một mảng đề tài hấp dẫn,
có tầm quan trọng đặc biệt, mang ý nghĩa
khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ
tìm hiểu các phương thức tạo lập thuật ngữ
hành chính tiếng Việt làm cơ sở cho những
nghiên cứu sâu hơn về thuật ngữ hành
chính sau này.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm thuật ngữ
Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát triển
PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VI T
132
khoa học, công nghệ dẫn đến sự phát triển
hệ thống khái niệm của nhiều ngành khoa
học và nhiều lĩnh vực tri thức mới. Sự xuất
hiện các khái niệm mới đòi hỏi được ‘định
danh” dẫn đến cuộc ‘bùng nổ thuật ngữ’.
Thực tế cho thấy, trong nhiều thập kỷ qua,
các nhà nghiên cứu về thuật ngữ đã xây
dựng một kho tàng đồ sộ về thuật ngữ học
và cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa về
thuật ngữ. Sau khi nghiên cứu các định
nghĩa về thuật ngữ của nhiều học giả,
chúng tôi phân chia các định nghĩa về thuật
ngữ theo bốn xu hướng cơ bản: (1) xác
định thuật ngữ trong sự phân biệt nó với
các từ phi thuật ngữ (từ thông thường, từ
nghề nghiệp); (2) phân biệt thuật ngữ với
danh pháp; (3) định nghĩa thuật ngữ theo
mối quan hệ với khái niệm mà nó biểu
hiện; và (4) định nghĩa thuật ngữ nghiêng
về chức năng của nó. Có thể nói, có nhiều
quan niệm khác nhau về thuật ngữ, nhưng
tựu chung, các nhà khoa học đều quan
niệm rằng thuật ngữ là từ hoặc cụm từ biểu
thị một khái niệm hay một đối tượng thuộc
một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn
nhất định [10].
1.2. Khái niệm thuật ngữ hành chính
Để xác định được phạm vi và nội dung
biểu đạt của thuật ngữ hành chính, trước
tiên cần phải xác định chính xác thuật ngữ
hành chính.
Hành chính là một thuật ngữ có lịch sử
lâu đời và là một lĩnh vực đa diện được
nhìn nhận, phân tích, định nghĩa và đánh
giá dưới nhiều góc độ khác nhau như khoa
học tổ chức, quản lý nhà nước, khoa học
quản lý Dưới mỗi góc độ nghiên cứu,
cách hiểu về hành chính cũng khác nhau.
Thuật ngữ hành chính bắt nguồn từ tiếng
Latin cổ “Administratio”, nghĩa là “phục
vụ”, sau này là ministrate, nghĩa là “điều
hành” vì thế có thể hiểu một cách đại thể
rằng hành chính là cai trị người khác thông
qua việc yêu cầu chấp hành các quyết định
do người đó ban hành và chịu sự kiểm soát
của họ, hoặc có thể hiểu hành chính là điều
hành, khai thác, huy động và sử dụng các
nguồn lực theo luật định nhằm đạt được
mục tiêu của hệ thống (tổ chức hoặc Nhà
nước). Với cách hiểu đó, hành chính được
định nghĩa ‘là hoạt động chấp hành và
điều hành trong phạm vi tổ chức theo
những quy định nhằm đạt được những mục
tiêu đã đề ra’ [2, 8].
Từ hai góc độ rộng và hẹp, hành chính
được xác định gồm hành chính công và
hành chính tư: Hành chính công là hoạt
động của Nhà nước, của các cơ quan Nhà
nước, mang tính quyền lực Nhà nước, sử
dụng quyền lực Nhà nước để quản lý công
việc công của Nhà nước nhằm phục vụ lợi
ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của
các công dân. Như vậy, hành chính công
bao hàm toàn bộ các cơ quan thuộc chính
quyền của bộ máy hành pháp từ Trung
ương tới các cấp chính quyền địa phương,
toàn bộ các thể chế và hoạt động của bộ
máy ấy với tất cả những người làm việc
trong đó nữa. [3, 10]. Còn Hành chính tư là
công việc quản lý các hoạt động của các tổ
chức hay bộ máy thuộc các thành phần
kinh tế, xã hội ngoài phạm vi của hành
chính công [Dẫn theo 8, 12].
Nguyễn Văn Khang cho rằng thuật
ngữ hành chính (administration) được
dùng để chỉ sự thi hành pháp luật, quản lý
điều hành xã hội. Thuật ngữ này còn có tên
gọi khác trong tiếng Anh là bureaucrary.
Thuật ngữ hành chính (bureaucrary) này
ban đầu do nhà kinh tế Vinxon de Goucuai
sử dụng vào năm 1745 để chỉ quyền hành
pháp nhưng với nghĩa xấu là ‘cai trị, ăn
bám’, ‘phục dịch nhà vua và cai trị’.
Nhưng mãi đến thế kỷ XX, nhà xã hội học
VŨ THỊ YẾN NGA
133
Pháp Max Weber đã đưa thuật ngữ này trở
thành một môn khoa học thật sự dùng để
chỉ một hệ thống tổ chức với sự phân định
chức năng rõ ràng, nội quy, quy chế, với
hành thức quan hệ, sắp xếp thứ bậc và cơ
cấu quản lý Như vậy bureaucrary đồng
nghĩa với administration và chức năng
được mở rộng không chỉ là cai trị (quản lý)
mà còn phục vụ xã hội (phục vụ công
cộng). Gắn liền với sự hình thành và phát
triển của nhà nước, khái niệm nền hành
chính nhà nước ngày càng được hoàn
chỉnh, và cho đến nay, có thể coi đó là một
hệ thống các tổ chức và định chế nhà nước
có chức năng quản lý và điều hành công
việc hằng ngày của nhà nước, tổ chức và
điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi
của tổ chức và của công dân bằng các văn
bản dưới luật (hay còn gọi là thực thi
quyền hành pháp) nhằm giữ gìn trật tự
công cộng và phục vụ đời sống dân cư
[6, 8-9].
Có thể thấy, tùy vào hướng tiếp cận
mà thuật ngữ hành chính được hiểu và giải
thích khác nhau. Tuy nhiên, dù ở góc độ
tiếp cận nào, cách giải thích của các nhà
nghiên cứu đều có một số điểm chung như:
1. Hành chính là một dạng đặc thù của
hoạt động tổ chức, quản lý điều hành;
2. Hành chính là dạng hoạt động nhằm
đạt được mục đích chung;
3. Hoạt động hành chính là hoạt động
quản lý, tổ chức, điều hành công tác của
các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ
chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế
trong xã hội.
Trên cơ sở phân tích và nhận thức như
đã trình bày trên đây, chúng tôi quan niệm
‘Thuật ngữ hành chính là từ ngữ dùng để
biểu đạt các khái niệm hoặc đối tượng nhất
định thuộc lĩnh vực khoa học hành chính
hay lĩnh vực tổ chức hoạt động, quản lý,
điều hành công tác của tất cả các cơ quan,
các tổ chức trong xã hội’.
2. Các phương thức tạo lập thuật ngữ
hành chính tiếng Việt
Trong khoa học nói chung và trong lĩnh
vực hành chính nói riêng, khi có một khái
niệm về một sự vật, hiện tượng... mới xuất
hiện, nó sẽ được định nghĩa và rồi được đặt
tên và rồi khái niệm ấy khẳng định vị trí
mới của mình trong ngành khoa học đó, lập
tức sẽ có những khái niệm mới, những sự
vật, hiện tượng.. mới hơn có liên quan logic
đến nó xuất hiện và chúng lần lượt lại được
định nghĩa, được gọi tên và được xác lập vị
trí mới trong khoa học. Đây là tiến trình
phát triển có tính quy luật của ngôn ngữ nói
chung và của hệ thống thuật ngữ khoa học
nói riêng, trong đó có hệ thống thuật ngữ
hành chính.
Qua việc nghiên cứu về những phương
thức tạo lập thuật ngữ, các nhà ngữ học đã
đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Theo
Sager, có ba phương thức tạo ra thuật ngữ
mới đó là: (1) Sử dụng các thuật ngữ hiện
có trong ngôn ngữ chung; (2) tạo thuật ngữ
mới dựa trên nguồn thuật ngữ hiện có bằng
các phương thức phụ gia, ghép, chuyển từ
loại và viết tắt; (3) Tạo ra thuật ngữ mới cho
ngôn ngữ chuyên ngành dựa trên khái niệm
mới [12, tr.71].
Theo Hoàng Văn Hành, thuật ngữ trong
tiếng Việt cũng được hình thành từ ba con
đường cơ bản là: (1) Thuật ngữ hóa từ ngữ
thông thường; (2) Cấu tạo những thuật ngữ
tương ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng
phương thức sao phỏng; (3) Mượn nguyên
thuật ngữ nước ngoài, thường là những
thuật ngữ có tính quốc tế” [4, tr.26]. Tuy
nhiên, Lê Khả Kế khái quát hóa chỉ có hai
phương thức tạo thành thuật ngữ trong tiếng
Việt đó là: (1) Đặt thuật ngữ trên cơ sở tiếng
Việt và (2) Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài,
PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VI T
134
còn phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ
thông thường và phương thức sao phỏng chỉ
là một phương thức mà thôi [5, tr.142].
Dựa vào các phương thức xây dựng
thuật ngữ mà các nhà ngữ học trên thế giới
và Việt Nam đưa ra cũng như căn cứ vào
kết quả phân tích 3500 đơn vị thuật ngữ
hành chính tiếng Việt được khảo sát từ
nhiều cuốn từ điển hiện hành như (1) Từ
điển hành chính, Tô Tử Hạ (chủ biên), Nxb
Lao động Xã hội, H., 2003; (2) Từ điển
giải thích TNHC, Mai Hữu Khuê, Bùi Văn
Nhơn (chủ biên), Nxb Lao động, H. 2002;
(3) Thuật ngữ hành chính, Viện nghiên cứu
hành chính, H., 2002; (4) Thuật ngữ hành
chính, Viện nghiên cứu khoa học hành chính,
H., 2009; (5) Từ điển hành chính công Anh
- Việt, Nguyễn Minh Y, Nxb Thống kê, H.,
2002..., chúng tôi thấy rằng hệ thuật ngữ
hành chính tiếng Việt được tạo lập từ những
phương thức cơ bản sau đây:
2.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường
theo hướng thu hẹp nghĩa
Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường là
phương thức phổ biến nhất trong quá trình
hình thành thuật ngữ. Đó chính là phương
thức biến đổi và phát triển nghĩa của từ để
tạo ra một nghĩa mới (nghĩa thuật ngữ).
Thực chất, nghĩa thuật ngữ đó là một nghĩa
phái sinh trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ
ngữ thông thường hoặc trên cơ sở một hay
một vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc
biểu niệm của từ [7, tr.33]. Đó là trường
hợp mặt biểu hiện (vỏ ngữ âm) của từ giữ
nguyên không thay đổi, còn ý nghĩa thì
thay đổi. [1, tr.276].
Có thể nói, thuật ngữ được hình thành
bằng con đường thuật ngữ hóa từ ngữ
thông thường là những thuật ngữ được hình
thành theo phương thức chuyên biệt hóa về
nghĩa của từ thông thường. Qua nghiên cứu
hệ thuật ngữ hành chính được khảo sát,
chúng tôi nhận thấy rằng do thuật ngữ hành
chính tồn tại chủ yếu dưới dạng viết trong
các văn bản hành chính công vụ được sử
dụng với tư cách là công cụ pháp lý, được
ban hành để toàn xã hội hiểu, tuân thủ và
áp dụng, là phương tiện để giao dịch với
mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân... chính vì
thế ngoài những tiêu chuẩn vốn có của
thuật ngữ nói chung như tính khoa học và
tính quốc tế, thuật ngữ hành chính còn bao
hàm tính toàn dân nữa. Thế nên nhiều
thuật ngữ hành chính trong tiếng Việt đều
được hình thành từ các từ ngữ trong đời
sống hàng ngày. Đó là những từ ngữ thông
thường trong ngôn ngữ toàn dân được thuật
ngữ hóa theo kiểu mở rộng hay thu hẹp
nghĩa để tạo ra thuật ngữ hành chính. Nói
cách khác, chúng là những từ ngữ thông
thường được chuyên môn hóa về nghĩa.
Qua khảo sát, có đến 268 thuật ngữ hành
chính hình thành theo hướng này, chiếm
7,7 . Chẳng hạn:
Ví dụ: “báo cáo là một động từ có
nghĩa thông thường, là “trình bày cho biết
tình hình, sự việc”. Khi trở thành thuật ngữ
hành chính, nó giữ nguyên nghĩa là động
từ “trình bày tình hình, sự việc cho cấp
trên , ví dụ: “Thủ tướng chính phủ yêu
cầu Hải Dương báo cáo về việc một sở có
34 người thì đến 32 người là cán bộ
nhưng cũng trở thành danh từ chỉ tên gọi
của một loại văn bản hành chính thông
thường dùng để phản ánh tình hình, tường
trình lên cấp trên hoặc với tập thể các vấn
đề, sự việc có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, ví dụ: báo
cáo định kì báo cáo tổng kết báo cáo sơ
kết tháng cuối năm, báo cáo đột xuất
báo cáo tổng hợp
“xây dựng cũng là thuật ngữ hành
chính, với tư cách là từ thông thường, “xây
dựng được định nghĩa là “làm nền công
VŨ THỊ YẾN NGA
135
trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất
định”. Khi trở thành thuật ngữ hành chính,
“xây dựng” được hiểu là “công việc tạo ra
một văn bản hay hình thành một tổ chức,
một chỉnh thể về kinh tế, văn hóa, xã hội
theo một phương hướng nhất định”, ví dụ:
xây dựng báo cáo xây dựng chính sách
xây dựng định chế xây dựng kế hoạch xây
dựng pháp luật
Như vậy, “ báo cáo”, “xây dựng” là
những từ thông thường và “ báo cáo”, “xây
dựng” là các thuật ngữ hành chính biểu thị
các khái niệm khác nhau về cùng một sự
vật, hiện tượng. Khác với khi là từ ngữ
thông thường, các thuật ngữ hành chính
biểu thị đặc trưng chung nhất, bản chất
nhất của sự vật, hiện tượng được nhận thức
theo lĩnh vực hành chính. Có thể khẳng
định rằng, giữa từ ngữ thông thường và từ
ngữ đã được thuật ngữ hóa có chung một
hình thức cấu tạo nhưng chúng phân biệt
nhau về ý nghĩa.
Từ sự phân tích ở trên, có thể khẳng
định rằng, thuật ngữ hóa từ ngữ thông
thường là một trong những phương thức cơ
bản của sự phát triển hệ thống thuật ngữ
hành chính. Phương thức này cho ta thấy rõ
một hướng hình thành các nghĩa mới của từ
vựng nói chung và nghĩa thuật ngữ hành
chính nói riêng theo hướng biến đổi và
phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng.
Đây cũng là con đường làm giàu vốn thuật
ngữ hành chính một cách tiết kiệm nhất, đó
là phát triển, tạo lập nội dung nghĩa mới,
mang chức năng mới trong hình thức đã có
của từ ngữ thông thường trong vốn từ
vựng. Được tạo lập theo phương thức này,
thuật ngữ hành chính dễ hiểu và dễ sử dụng
đối với quảng đại quần chúng.
2.2. Tạo thuật ngữ hành chính trên
cơ sở cứ liệu vốn có
Tạo thuật ngữ cũng chính là việc định
danh cho khái niệm đối tượng trong một
ngành khoa học hoặc lĩnh vực chuyên môn
nhất định. Thông thường, khi định danh,
người ta tiến hành quy loại khái niệm đối
tượng, tiếp theo là chọn đặc trưng hoặc yếu
tố có giá trị khu biệt khái niệm đối tượng
để làm cơ sở định danh và cuối cùng là
dùng các phương thức tạo từ. Phổ biến nhất
là cách kết hợp ghép các yếu tố chỉ loại với
các yếu tố chỉ đặc trưng khu biệt để tạo
thành hình thái bên trong của thuật ngữ. Có
thể nói chính sự tham gia của chúng với tư
cách là yếu tố cấu tạo đã góp phần sản sinh
ra nhiều thuật ngữ mới. Chẳng hạn,
- thuật ngữ chính sách có thể tham gia
vào cấu tạo ra nhiều thuật ngữ hành chính
mới như chính sách đối nội, chính sách
phát triển nông thôn, chính sách pháp
luật, chính sách tiền tệ, chính sách tài
chính quốc gia, chính sách tôn giáo...
- thuật ngữ công tác có thể cấu tạo sản
sinh ra rất nhiều thuật ngữ hành chính mới
như công tác thi đua khen thưởng, công
tác nữ công, công tác lưu trữ hồ sơ, công
tác phát triển Đảng viên, công tác quản lý
cán bộ công chức
- thuật ngữ thủ tục tham gia tạo sinh
những thuật ngữ hành chính mới như thủ
tục xếp bậc lương, thủ tục xét tuyển công
chức, thủ tục tuyển đặc cách viên chức,
thủ tục xét phong chiến sĩ thi đua
Thuật ngữ được tạo ra theo phương
thức này có ưu điểm là ý nghĩa của thuật
ngữ rất rõ ràng, dễ hiểu vì từng thành tố
trong thuật ngữ đã có nghĩa rõ ràng rõ
ràng. Tuy nhiên, có hạn chế là độ dài của
thuật ngữ có thể rất lớn, trên thực tế có
những thuật ngữ có từ 3 đến 6 thậm chí
gần 10 thành tố, ví dụ: khoán biên chế và
kinh phí quản lí hành chính, bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ
tục hành chính
PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VI T
136
2.3. Vay mượn từ thuật ngữ hành chính
nước ngoài
Vay mượn là sự thể hiện quá trình tác
động qua lại giữa các ngôn ngữ của nhiều
dân tộc diễn ra trong những điều kiện phát
triển không đều của các ngôn ngữ tiếp xúc
với nhau. Hiện tượng vay mượn ngôn ngữ
là phương thức khá phổ biến của bất kỳ
ngôn ngữ nào trong quá trình phát triển và
làm giàu vốn thuật ngữ của mình, đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng như hiện nay. Do đó, việc vay
mượn các thuật ngữ hành chính cũng là
điều dễ hiểu. Có thể khái quát việc vay
mượn thuật ngữ hành chính nước ngoài của
thuật ngữ hành chính tiếng Việt như sau:
1) ao ph ng
Sao phỏng được hiểu một cách đơn
giản là việc sao chép, mô phỏng lại trật tự
cấu trúc ngữ pháp - ngữ nghĩa của đơn vị
tương ứng trong ngôn ngữ này để dịch từng
yếu tố cấu tạo trong thuật ngữ của ngôn
ngữ kia và ngược lại.
Tác giả Hà Quang Năng trong bài viết
Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt lại cho
rằng, có hai phương thức sao phỏng là sao
phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa.
Sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất
liệu của tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ
vựng dựa theo mô hình kết cấu của đơn vị
tương ứng trong tiếng nước ngoài. Thực
chất của phương thức này là dịch từng
thành tố cấu tạo thuật ngữ hoặc từng thành
phần trong cấu tạo thuật ngữ tiếng nước
ngoài ra tiếng Việt. Còn sao phỏng ý nghĩa
là trong quá trình dịch, khi người dịch
không tìm được từ ngữ trong tiếng mẹ đ
có ý nghĩa tương đương với từ ngữ nước
ngoài cần dịch thì người dịch phải tạo ra
một thuật ngữ khác trong ngôn ngữ của
mình để diễn đạt ý nghĩa của từ ngữ đó.
Chúng ta thấy việc dịch thuật ngữ từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ kia vốn không đơn
giản do văn hóa, tư duy và sự phân chia thế
giới thể hiện trong ngôn ngữ của các dân
tộc thường có sự khác biệt. Nhiều khi một
từ trong ngôn ngữ nguồn khi dịch sang
ngôn ngữ đích phải thể hiện bằng một số từ
mới chuyển tải hết ý nghĩa, hoặc ngược lại,
nhiều từ trong ngôn ngữ nguồn nhưng khi
dịch sang ngôn ngữ đích thì chỉ cần một từ
đã chuyển tải hết nội dung cần biểu đạt. Do
đó trong tiếng Việt, cách thức sao phỏng
thuật ngữ từ tiếng nước ngoài thường là:
(1) dịch trực tiếp hay trực dịch (dịch từng
thành tố của thuật ngữ tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt hoặc (2) dịch ý (dịch thoát
ý rồi gia cố thuật ngữ bằng cách rút gọn).
Kết quả khảo sát thuật ngữ hành chính cho
thấy, có rất nhiều các thuật ngữ tiếng Việt
được tạo ra từ việc mô phỏng các thuật ngữ
tiếng Anh như:
Tiếng Anh Tiếng Việt
E-government chính phủ điện tử
repeal of a law (việc) bãi bỏ luật
promulgation of Executive Orders (việc) ban hành lệnh
hành chính
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng rất
nhiều thuật ngữ hành chính tiếng Việt có
nguồn gốc Hán-Việt và việc vay mượn này
đã có từ rất lâu trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt nói chung và hệ thuật ngữ hành
chính nói riêng. Ngoài việc vay mượn các
VŨ THỊ YẾN NGA
137
từ Hán -Việt, thuật ngữ hành chính còn vay
mượn nhiều từ ngôn ngữ nước ngoài, phổ
biến là từ ngôn ngữ n- u. Thêm vào đó,
do việc tiếp cận các thành tựu khoa học
tiên tiến trên thế giới cũng như xu hướng
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên
lượng từ ngữ nước ngoài, trong đó có thuật
ngữ, được du nhập vào nước ta ngày càng
nhiều. Lĩnh vực hành chính cũng không
ngoại lệ. Việc tiếp nhận các thuật ngữ nước
ngoài đã góp phần phát triển, làm giàu hệ
thống thuật ngữ hành chính tiếng Việt. Có
thể thấy, trong hệ thống thuật ngữ hành
chính tiếng Việt, có nhiều thuật ngữ được
tạo ra theo cách sao phỏng thuật ngữ nước
ngoài mà phổ biến là từ ngôn ngữ n-Âu.
3) iữ nguyên dạng
Hiện nay, các thuật ngữ nước ngoài
được tiếp nhận vào tiếng Việt theo cách
giữ nguyên dạng cũng có nhiều hình thức
như: 1) giữ nguyên hoàn toàn dạng gốc
(thường áp dụng với những thuật ngữ của
tiếng nước ngoài sử dụng chữ viết thuộc hệ
chữ Latin, ví dụ: radio, computer, menu,
marketing); 2) viết tắt, ví dụ: APEC (Asia
Pacific Economic Cooperation), ASEAN
(Association of Southest Asian Nations),
Vay mượn thuật ngữ nước ngoài theo
cách giữ nguyên dạng phụ thuộc vào tốc độ
phát triển thuật ngữ của từng ngành khoa
học, nhất là tính chất đặc thù của thuật ngữ
trong từng lĩnh vực chuyên môn (chẳng
hạn, các thuật ngữ khoa học kỹ thuật, y học
vay mượn từ nước ngoài thường được giữ
nguyên dạng gốc nếu thuộc hệ chữ Latin
hoặc nguyên dạng Latin hóa nếu thuộc hệ
chữ khác). lĩnh vực hành chính nước ta
hiện nay, thuật ngữ vay mượn nguyên dạng
không nhiều. Ví dụ: D icial
Development ssistance – Viện trợ hát triển
chính chức , N C Ne ly ndustriali ing
Country - Nước mới công nghiệp hóa ,
nternational rgani ation or – Tổ chức
quốc tế về tiêu chuyển hóa , logo, ax
Vay mượn thuật ngữ nước ngoài theo
con đường giữ nguyên dạng có những ưu
điểm nhất định, nhất là trong xu thế hội
nhập, toàn cầu hóa như hiện nay như vẫn
đảm bảo tính chính xác và tính quốc tế cao,
nhưng vẫn không tránh khỏi một số hạn
chế nhất định. Theo chúng tôi, trừ các thuật
ngữ biểu thị tên gọi các tổ chức quốc tế,
các thuật ngữ khác chỉ nên giữ nguyên
dạng thuật ngữ nước ngoài khi không tìm
được từ tương đương trong tiếng Việt, và
khi mới sử dụng thuật ngữ dạng này nên
k m theo lời giải thích tiếng Việt.
Ngoài các phương thức phổ biến trên,
thuật ngữ hành chính còn được tạo bởi
phương pháp ghép lai. Ghép lai là phương
thức tạo thuật ngữ bằng cách dùng một
(hay một số) yếu tố Việt ghép với yếu tố
nước ngoài (được phiên âm hay để nguyên
dạng gốc) để tạo ra thuật ngữ mới. Phương
thức ghép lai thường được sử dụng khi
chưa tìm được từ tiếng Việt thích hợp để
dịch thuật ngữ hoặc cụm từ này quá dài. Ví
dụ: Trang ebsite Chính phủ, qu D ,
bản photo, đường dây nóng qua nternet,
máy ax
3. Kết luận
Từ những vấn đề cơ bản về thuật ngữ
hành chính tiếng Việt như được trình bày ở
trên, có thể thấy có nhiều phương thức để
tạo lập thuật ngữ hành chính như thuật ngữ
hóa từ ngữ thông thường tạo lập thuật
ngữ dựa trên cứ liệu có sẵn vay mượn
ngôn ngữ nước ngoài theo nhiều cách thức
như sao ph ng, giữ nguyên dạng, ghép
lai...Chính những phương thức tạo lập này
đã làm giàu vốn thuật ngữ hành chính- lớp
từ vựng hạt nhân trong lĩnh vực hành chính
nói chung và trong các văn bản hành chính
nói riêng.
PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VI T
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
2. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình Hành
chính Nhà nước, Nxb Giáo dục Việt Nam, H.
3. Hoàng Văn Hành (1983), “Về sự hình thành và
phát triển của thuật ngữ tiếng Việt” Tạp chí
Ngôn ngữ, Số 4, H.
4. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Giáo trình Hành
chính công, Nxb KHKT, H.
5. Lê Khả Kế (1984), Chuẩn hóa thuật ngữ khoa
học tiếng Việt. Chuẩn hóa chính tả và thuật
ngữ, Nxb Giáo dục, H.
6. Nguyễn Văn Khang (chủ biên) (2002), Tiếng
Việt trong giao tiếp hành chính, Nxb VH-TT, H.
7. Hà Quang Năng (2009), Đặc điểm của thuật ngữ
tiếng Việt, Từ điển học và Bách khoa thư, số 2.
8. Phạm Thị Ninh (2014), hong cách ngôn ngữ
hành chính, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học,
Học viện KHXH, H.
9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(2003), Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về
hành chính học, Nxb Chính trị Quốc gia, H.
10. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa
dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Từ điển
Bách khoa, H.
11. Nguyễn Đức Tồn (2010), “Một số vấn đề về
nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ
tiếng Việt trong thời kỹ hội nhập, toàn cầu
hóa hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12 2010,
số 1 2011.
12. Sager J.C (1990), A practical course in
terminology processing, John Benjamins
Publishing Company, Amsterdam, Philadelphia.
Ngày nhận bài: 04/7/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20 8 2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50_7709_2215102.pdf