Tài liệu Phương pháp sử dụng Bảng I/O đánh giá tác động của thuế môi trường, thuế xăng dầu đến giá cả tiêu dùng:
16
sử dụng Bảng I/O đánh giá tác động của
thuế môi trường, thuế xăng dầu đến giá cả tiêu dùng
ThS. Nghiêm Thị Vân*
Tóm tắt:
Bài viết giới thiệu phương pháp sử dụng Bảng Đầu vào - đầu ra (Bảng I/O) phân tích thay
đổi về giá để đánh giá tác động của thuế môi trường, thuế xăng dầu đến giá sản phẩm và giá
tiêu dùng các nhóm hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình.
1. Mô hình giá trong phân tích từ
Bảng I/O và chỉ số giá tiêu dùng
a) Mô hình giá trong phân tích từ
Bảng I/O
Bảng I/O là công cụ mô tả toàn diện
bức tranh kinh tế của một quốc gia từ
công nghệ sản xuất được áp dụng để tạo
ra sản phẩm đến sử dụng kết quả sản
xuất do nền kinh tế trong nước tạo ra và
nhập khẩu (phản ánh qua cơ cấu tích lũy,
tiêu dùng và xuất khẩu) và thu nhập được
tạo ra từ sản xuất (cơ cấu thu của người
lao động; khấu hao tài sản cố định; thuế
sản xuất và thặng dư sản xuất). Ngoài ra,
Bảng I/O còn là công cụ, mô hình phân
tích và dự báo kinh tế hữu hiệu giúp cho
cá...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp sử dụng Bảng I/O đánh giá tác động của thuế môi trường, thuế xăng dầu đến giá cả tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
sử dụng Bảng I/O đánh giá tác động của
thuế môi trường, thuế xăng dầu đến giá cả tiêu dùng
ThS. Nghiêm Thị Vân*
Tóm tắt:
Bài viết giới thiệu phương pháp sử dụng Bảng Đầu vào - đầu ra (Bảng I/O) phân tích thay
đổi về giá để đánh giá tác động của thuế môi trường, thuế xăng dầu đến giá sản phẩm và giá
tiêu dùng các nhóm hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình.
1. Mô hình giá trong phân tích từ
Bảng I/O và chỉ số giá tiêu dùng
a) Mô hình giá trong phân tích từ
Bảng I/O
Bảng I/O là công cụ mô tả toàn diện
bức tranh kinh tế của một quốc gia từ
công nghệ sản xuất được áp dụng để tạo
ra sản phẩm đến sử dụng kết quả sản
xuất do nền kinh tế trong nước tạo ra và
nhập khẩu (phản ánh qua cơ cấu tích lũy,
tiêu dùng và xuất khẩu) và thu nhập được
tạo ra từ sản xuất (cơ cấu thu của người
lao động; khấu hao tài sản cố định; thuế
sản xuất và thặng dư sản xuất). Ngoài ra,
Bảng I/O còn là công cụ, mô hình phân
tích và dự báo kinh tế hữu hiệu giúp cho
các nhà quản lý và điều hành kinh tế đưa
ra những quyết định, những giải pháp
kinh tế - xã hội có lợi cho quá trình phát
triển của đất nước.
Giá được xác định trong hệ thống đầu
vào - đầu ra từ một tập hợp các phương
trình trong đó nói rằng giá mà mỗi ngành
của nền kinh tế trên mỗi đơn vị sản phẩm
phải bằng với tổng chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất của ngành đó. Các
*
Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia
khoản chi phí không chỉ bao gồm các khoản
thanh toán cho các đầu vào từ cùng ngành và
từ các ngành công nghiệp khác mà bao gồm cả
giá trị gia tăng, trong đó chủ yếu đại diện cho
các khoản thanh toán đến do các yếu tố ngoại
sinh, ví dụ vốn, lao động và đất đai. Trong Bảng
I/O, các chi phí sản xuất cho từng ngành được
thể hiện trong cột tương ứng của ma trận.
Mô hình giá
Giả sử nền kinh tế có 3 ngành sản phẩm là
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tương ứng
x1; x2; x3. Ta có hệ phương trình cân bằng đầu
vào - đầu ra như sau:
(1) x11p1 + x21p2 + x31p3 + z1q = x1p1
(2) x12p1 + x22p2 + x32p3 + z2q = x2p2
(3) x13p1 + x23p2 + x33p3 + z3q = x3p3
Trong đó:
xij : sản phẩm trung gian từ ngành i sang
ngành j (sản lượng)
xj : sản lượng ngành j (sản lượng)
pi :giá sản phẩm i
zj : đầu vào ngành j (sản lượng)
q : giá của nhân tố đầu vào (ví dụ: tiền lương)
17
Giả định tất cả các ngành đều có cùng hàm
sản xuất Leontief; các điều kiện là cạnh tranh hoàn
hảo (nhiều nhà cung cấp, nhiều người mua, tự do
tiếp cận thị trường, đầy đủ thông tin).
(4) aij = xij/xj Hệ số đầu vào cho các trung
gian trong nước
(5) vj = zj/xj Hệ số đầu vào cho nhân tố đầu
vào (giá trị gia tăng)
Các nhu cầu trung gian có thể được định nghĩa
là hệ số đầu vào với quyề số là mức sản lượng
tương ứng.
(6) xij =aij xj Nhu cầu trung gian (hàng hóa và
dịch vụ)
(7) zj = vjxj Nhu cầu đầu vào (vốn, lao động)
aij = hệ số đầu vào cho sản xuất
zj = nhu cầu đầu vào (số lượng)
vj = hệ số đầu vào cho nhân tố đầu vào
Các hệ số đầu vào trung gian và nhân tố đầu
vào trong hệ phương trình.
(8) a11x1p1 + a21x1p2 + a31x1p3 + v1x1q = x1p1
Mô hình giá
(9) a12x2p1 + a22x2p2 + a32x2p3 + v2x2q = x2p2
(10) a13x3p1 + a23x3p2 + a33x3p3 + v3x3q = x3p3
Bằng cách chia mỗi hàng của hệ phương trình
với các mức sản lượng xi, ta có:
(11) a11p1 + a21p2 + a31p3 + v1q = p1
(12) a12p1 + a22p2 + a32p3 + v2q = p2
(13) a13p1 + a23p2 + a33p3 + v3q = p3
Nếu chúng ta giải hệ phương trình với các biến
ngoại sinh là “Tiền lương trên một đơn vị sản
phẩm”, chúng ta nhận được phương trình
Leontief cho các mô hình giá.
(14) (1-a11)p1 -a12p2 -a13p3 = v1q
Phương trình Leontief
(15) -a21p1 +(1-a22)p2 -a23p3 = v2q
(16) -a31p1 -a32p2 +(1-a33)p3 = v3q
Mô hình giá trong ma trận được
định nghĩa như sau:
(17) A‟p + Qv = p
(18) p-A‟p = Qv
(19) (I-A‟)p =Qv
Giải phương trình tuyến tính:
(20) p = (I - A‟)-1 Qv
A‟ = ma trận hoán vị của hệ số
đầu vào cho nhu cầu trung gian (ma
trận kỹ thuật)
I = ma trận đơn vị
(I - A‟) = hoán đổi ma trận Leontief
(I - A‟)-1 = hoán đổi ma trận
nghịch đảo Leontief
v = véc tơ cột của hệ số đầu vào
cho nhân tố đầu vào
Q = ma trận đường chéo với giá
các nhân tố đầu vào
p = véc tơ giá (chỉ số giá) sản phẩm
Mục tiêu của mô hình giá là để
tính toán giá thành sản phẩm (chỉ số
giá) cho hệ số đầu vào ngoại sinh cho
trước với quyền số là giá của từng
nhân tố.
b) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ
tiêu tương đối phản ánh xu hướng và
mức độ biến động giá cả chung qua
thời gian của một số lượng các loại
hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu
dùng cuối cùng của người dân. Danh
mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm
các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại
diện cho tiêu dùng của dân cư trong
một giai đoạn nhất định, được sử dụng
để điều tra thu thập giá định kỳ, phục
vụ tính CPI.
18
Quyền số tính CPI là tỷ trọng
chi tiêu cho các nhóm hàng hoá và
dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân
cư. Quyền số CPI là tỷ trọng chi tiêu
của năm gốc so sánh được sử dụng
cố định trong 5 năm (đồng nhất với
năm cập nhật danh mục hàng hoá
và dịch vụ đại diện).
Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh
mục mặt hàng đại diện, quyền số lại
được cập nhật cho phù hợp với thị
trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu
cho đời sống hàng ngày của người
dân trong giai đoạn hiện tại. Để tính
toán CPI người ta tính số bình quân
gia quyền theo công thức Laspeyres
của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so
với kỳ cơ sở và thực hiện theo các
bước như sau:
Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa
thông qua điều tra, người ta sẽ xác
định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu
biểu mà một người tiêu dùng điển
hình mua.
Bước 2: Xác định giá cả, thống
kê giá cả của mỗi mặt hàng trong
giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.
Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng
hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của
từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc (thường thay đổi
trong vòng 5 đến 7 năm) để làm cơ sở so sánh rồi tính
chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
CPIt =
Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t
x 100%
Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ gốc
2. Tác động của thay đổi thuế môi trường,
thay đổi thuế xăng dầu đến chỉ số giá CPI thông
qua mô hình giá
Các mô hình giá cả có thể được sử dụng để
nghiên cứu tác động của việc thay đổi đầu vào (hệ số
đầu vào, giá nhân tố đầu vào) trên giá bán sản phẩm.
Khi mô hình giá được áp dụng, giả định rằng tất cả
các điều kiện là cạnh tranh hoàn hảo. Giá yếu tố đầu
vào cao sẽ khiến giá sản phẩm cao hơn ở thị trường
cạnh tranh. Cho đến nay, phương pháp này có khả
năng mô phỏng tác động lạm phát do chi phí đẩy. Ví
dụ, mô hình giá cả có thể được sử dụng để nghiên
cứu tác động của việc tăng thuế xăng dầu tới giá
thành các sản phẩm khác.
Thuế môi trường, thuế xăng dầu có 2 tác dụng là
trực tiếp và gián tiếp tới CPI
Hình 1: Tác động thuế môi trường, thuế xăng dầu đến CPI
a) Ảnh hưởng tăng thuế
môi trường, thuế xăng dầu đến
tổng cung (AS) - tổng cầu (AD)
Nguyễn Đức Thành và cộng sự
(2009) minh họa tác động của việc
tăng thuế môi trường, thuế xăng
dầu đến tổng cung (AS) và tổng cầu
(AD) của nền kinh tế trong mô hình AD - AS truyền
thống dưới đây. Theo đó, khi chính phủ tăng thuế môi
trường, thuế xăng dầu làm tổng sản lượng suy giảm,
tức là dịch chuyển từ đường AS sang đường AS‟, điểm
cân bằng thị trường chuyển từ điểm E0 sang điểm E‟,
làm mức giá sản phẩm tăng từ P0 lên P1 (Hình 2).
Tăng thuế môi trường,
thuế xăng dầu
Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI)
Tăng giá nguyên vật liệu đầu vào
Tăng giá mặt hàng tiêu dùng
liên quan đến môi trường, xăng
dầu
19
Hình 2: Tác động của việc tăng thuế, phí, lệ phí môi trường
đến tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) của nền kinh tế
Nguồn: Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2009
b) Lược đồ giản lược các chuỗi ảnh hưởng của
tăng thuế môi trường, thuế xăng dầu đến giá sản
phẩm và tiêu dùng hộ gia đình
Xăng dầu là một trong những sản phẩm phải chịu thuế
môi trường. Khi thuế nhập khẩu xăng dầu (hoặc thuế môi
trường đối với xăng dầu nhập
khẩu) tăng có hai tác động:
(1) Tiêu dùng cuối cùng hộ
gia đình tăng lên do họ dùng
xăng, dầu làm nhiên liệu cho
các phương tiện đi lại, đun
nấu; (2) Chi phí trung gian
tăng lên do xăng, dầu là một
trong những nguyên liệu đầu
vào cho hoạt động sản xuất.
Chính vì vậy, thuế xăng dầu
tăng có tác động trực tiếp là
khiến chi tiêu cho các loại
nhiên liệu dùng cho đi lại và
phục vụ đời sống gia tăng,
đồng thời làm tăng giá cả sản
phẩm tiêu dùng đối với những
sản phẩm chịu thuế trực tiếp
và sản phẩm không chịu thế
nhưng bị tác động dây
chuyền.
Hình 3: Lược đồ giản lược các chuỗi ảnh hưởng của tăng thuế môi trường, thuế xăng dầu
đến giá sản phẩm và tiêu dùng hộ gia đình
Nguồn: Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2009
(Xem tiếp trang 41)
Xăng dầu
Nhập khẩu
Tiêu dùng cuối cùng
(nhiên liệu đi lại, đun nấu)
Tiêu dùng trung gian
(nhiên liệu sản xuất)
Tăng giá các mặt hàng khác (do ảnh
hưởng dây chuyền, gián tiếp)
Tăng giá chung
Tái cấu trúc lại nền kinh tế, dịch chuyển lợi
thế cạnh tranh giữa các ngành, ảnh hưởng
đến tiêu dùng hộ gia đình nói riêng, đời
sống của các nhóm dân cư nói chung
41
Tóm lại, qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra
dân sô 0 giờ ngày 1/4/2019 cho thấy, quy mô
dân số Việt Nam tăng lên trong 10 năm qua. Dự
báo trong những năm tiếp theo, tỷ lệ tăng dân
số trung bình hàng năm của cả nước sẽ tiếp tục
giảm, tuy nhiên, quy mô dân số sẽ vẫn tiếp tục
tăng mạnh trong thập niên tiếp theo, sau đó sẽ
giảm dần và đạt ổn định ở mức khoảng 110
triệu người vào năm 2049. Theo đó, dân số
thành thị sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những
năm tiếp theo, ngược lại dân số khu vực nông
thôn sẽ giảm dần.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và
nhà ở trung ương (2019), Tổ chức thực hiện
và kết quả sơ bộ, NXB Thống kê;
2. Thủ tướng Chính phủ (2018),
Quyết định số 772/QĐ-TTg về tổ chức
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019,
ngày 26/6/2018;
3. Tổng cục Thống kê (2011), Dự báo
dân số Việt Nam giai đoạn 2009-2049.
(Xem tiếp trang 19)
Bài viết tiếp theo, tác giả sẽ trình bày thực trạng áp dụng thuế môi trường,
thuế xăng dầu và tiêu dùng hộ gia đình ở nước ta giai đoạn 2012-2016. Trên cơ sở
đó, sử dụng mô hình nghiên cứu để ước lượng tác động những loại thuế này đến
chỉ số giá tiêu dùng và tỷ trọng các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hộ gia
đình ở nước ta.
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng của Chuyên gia Ramesh Kolli, Thành viên Ủy ban Thống kê quốc
gia Ấn Độ, nguyên Tổng cục trưởng Cơ quan Thống kê Ấn Độ;
2. Leontief, W., (1951), The Structure of the American Economy (Oxford
University Press);
3. La Thị Cẩm Vân (2011), Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của Luật Thuế bảo
vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên;
4. Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng (2009), “Ảnh hưởng của
tăng giá xăng, dầu: Một số phân tích định lượng ban đầu”, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, số 25, trang 25-38, 2009;
5. OECD (2011), Taxation, Innovation And The Environment, Washington:
Organization for Economic Cooperation & Development.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai4_so3_2019_7699_2189423.pdf