Tài liệu Phương pháp mổ mộng bằng cách ghép kết mạc rời của chính thân mộng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
PHƯƠNG PHÁP MỔ MỘNG BẰNG CÁCH GHÉP KẾT MẠC RỜI
CỦA CHÍNH THÂN MỘNG
Trịnh Bạch Tuyết*, Lê Minh Thông**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị mộng thịt bằng cách ghép kết mạc rời.
Mẫu: Các trường hợp nghiên cứu và tiền cứu có so sánh.
Thành phần tham dự: 76 bệnh nhân bị mộng thịt (90 mắt) đến khám tại Trung tâm mắt Thành phố Hồ
Chí Minh. Có tổng cộng 44 ca được thực hiện ghép kết mạc rời và 46 ca thực hiện cắt mộng để trần củng
mạc trong tổng số 86 mắt, 90 mộng trên 79 bệnh nhân.
Phẫu thuật: Trong phương pháp này lớp sợi nằm dưới mộng bị lạng bỏ và lớp biểu mô nguyên thủy (tối
thiểu bao gồm mô dưới biểu bì) bao phủ vùng củng mạc để trần sau khi quay 1800. Phẫu thuật được thực
hiện bởi cùng một phẫu thuật viên từ tháng 5 năm 2000 đến ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp mổ mộng bằng cách ghép kết mạc rời của chính thân mộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
PHƯƠNG PHÁP MỔ MỘNG BẰNG CÁCH GHÉP KẾT MẠC RỜI
CỦA CHÍNH THÂN MỘNG
Trịnh Bạch Tuyết*, Lê Minh Thông**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị mộng thịt bằng cách ghép kết mạc rời.
Mẫu: Các trường hợp nghiên cứu và tiền cứu có so sánh.
Thành phần tham dự: 76 bệnh nhân bị mộng thịt (90 mắt) đến khám tại Trung tâm mắt Thành phố Hồ
Chí Minh. Có tổng cộng 44 ca được thực hiện ghép kết mạc rời và 46 ca thực hiện cắt mộng để trần củng
mạc trong tổng số 86 mắt, 90 mộng trên 79 bệnh nhân.
Phẫu thuật: Trong phương pháp này lớp sợi nằm dưới mộng bị lạng bỏ và lớp biểu mô nguyên thủy (tối
thiểu bao gồm mô dưới biểu bì) bao phủ vùng củng mạc để trần sau khi quay 1800. Phẫu thuật được thực
hiện bởi cùng một phẫu thuật viên từ tháng 5 năm 2000 đến tháng 9 năm 2000 và tất cả các bệnh nhân đều
được theo dõi hậu phẫu trong 12 tháng.
Biện pháp đo lường chính: Mộng tái phát và các biến chứng của phương pháp ghép kết mạc rời và
phương pháp cắt mộng để trần củng mạc được ghi nhận.
Kết quả: Thời gian theo dõi hậu phẫu là 12 tháng. Những chỉ định để ghép kết mạc rời: mộng trung
gian, mộng thân dầy, mộng độ II,III (xâm lấm >2mm). Kết quả có 2 trường hợp tái phát (tỷ lệ tái phát 4.5%)
ở lô ghép kết mạc rời và 14 trường hợp tái phát (tỷ lệ tái phát 30.4%) ở lô cắt mộng để trần củng mạc. Tất cả
các trường hợp tái phát đều xảy ra trước tháng thứ 6 sau phẫu thuật. Không có biến chứng trầm trọng được
ghi nhận. Tuy nhiên có 28.8% (8/44 ở lô ghép và 18/46 ở lô chứng) bị đỏ mắt kéo dài hơn 3 tháng sau mổ.
Tất cả các trường hợp đỏ mắt kéo dài quá lâu đều rơi vào lô tái phát.
Kết luận: Ghép kết mạc rời của chính thân mộng là kỹ thuật hữu dụng của ghép kết mạc trong trường
hợp khong thể hoặc không có chỉ định dùng kết mạc trên để ghép. Hơn nữa phương pháp này cũng hạ thấp
tỷ lệ tái phát.
SUMMARY
EVALUATION OF PTERYGIUM SURGERY BY CONJUNCTIVAL ROTATION AUTOGRAFT
Trinh Bach Tuyet * Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 * 2003: 88 - 95
Objective: To estimate the therapeutic method pterygium with conjunctival rotation autograft in order
to restrain recurrence rate.
Design: Prospective comparative random case series.
Participants: All patients who were examined at Eye Center of Ho Chi Minh City have been pterygium.
There were 44-rotation autograft and 46 bare sclera performed on 86 eyes, 90 pterygiums of 79 patients.
Intervention: In this procedure, the underlying fibrovascular pterygium tissue was removed and the
original epithelium (with minimal subepithelial tissue included) replaced over the bare sclera with an 1800
rotation. Surgeries were performed by one surgeon from May 2000 to September 2001.
Main Outcome Measure: Pterygium recurrence and complications of conjunctival rotation autograft
with bare sclera were measured.
* Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
** Bộ Môn Mắt, Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Chuyên đề Nhãn khoa 88
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Results: The mean follow-up time was 12 months. The indications for conjunctival rotation autograft:
intermediate pterygium, fleshy Pterygium, degree II, III (to invade > 2mm) and young patients. There were
two recurrences (4.5% recurrence rate) in CRA and fourteen recurrences (30.4% recurrence rate) in BS, all
occurring before 6th month after surgery. No significant complications were encountered. However, 28,8 %
(8/44 in CRA and 18/46 in BS) of the eyes remained mildly injected for more 3 months. All cases remained
injected a long time are recurrence pterygia.
Conclusion: Conjunctival rotation autograft is a useful technique of conjunctival grafting in cases in
which it is not possible or desirable to use the superior conjunctiva as a donor source. Furthermore, this
method has also lower recurrence rate.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mộng thịt là bệnh ở mắt đã ảnh hưởng đến
thẩm mỹ và chức năng thị giác của người bệnh.
Mộng thịt nguyên phát được coi là hậu quả của tổn
hại do tia cực tím với sự suy thoái lớp sợi ở mô liên
kết dưới biểu mô. Bệnh khá phổ biến ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam là một nước
nhiệt đới nằm sát phía bắc xích đạo do đó tỷ lệ
mộng thịt cao.Theo thống kê của Viện mắt Trung
ương Hà Nội năm 1996 tỷ lệ người bị mộng thịt
chiếm 5,24% trong tổng dân số điều tra.
Từ trước tới nay có rất nhiều phương pháp điều
trị mộng như nội khoa, hóa chất, vật lý nhưng không
mang lại kết quả như mong muốn, mà hầu hết các
tác giả trên thế giới cùng có chung một nhận định
chỉ có phẫu thuật như cắt mộng để trần củng mạc,
vùi đầu mộng mới có thể mang lại hiệu quả nhưng tỷ
lệ tái phát rất cao, từ 30,8 – 80%. Điều này mang tính
thời sự và thôi thúc các nhà nhãn khoa tìm kiếm ra
nhiều phương pháp khác nhau để hạn chế tỷ lệ tái
phát vì một khi tái phát thì bệnh bao giờ cũng tiến
triển nhanh và khó điều trị hơn mộng nguyên phát.
Đã có nhiều phương pháp được đưa ra như tác giả
Kynion năm 1985 đã dùng phương pháp ghép kết
mạc tự thân với tỷ lệ tái phát là 5,3%; Lucio Burato
cắt mộng và áp Mitomycin với tỷ lệ tái phát 1,5 – 6%;
với Donald T – H Tan năm 1999 với ghép kết mạc rời
tự thân tỷ lệ tái phát là 2%.
Mặc dù phương pháp mổ ghép KM tự thân rất
hữu hiệu và an toàn nhưng cũng có trường hợp
không thể dùng được kết mạc nhãn cầu phía trên
hay kết mạc nhãn cầu phía dưới thì khó lấy vì không
đủ rộng. Ở những trường hợp này nếu lấy kết mạc ở
mắt kia đôi khi được coi là chống chỉ định hay
không thực hiện được. Lúc đó chúng tôi sử dụng
biểu mô KM của chính thân mộng và xoay 1800 trên
vùng củng mạc để trần để ghép.
Phương pháp ghép kết mạc rời của chính thân
mộng dựa vào cơ chế rào cản và vai trò của tế bào
mầm tại vùng rìa.
Kỹ thuật ghép kết mạc rời của chính thân mộng
bao gồm cắt mộng, bảo tồn lớp kết mạc nằm trên
thân mộng, cắt bỏ lớp mô sợi mạch nằm dưới kết
mạc và nơi củng mạc để trần lại được phủ bằng lớp
biểu mô (nằm trên thân mộng) sau khi đã quay
1800. Như vậy, lớp tế bào biểu mô bất thường ở đầu
mộng được chuyển đi rời xa vùng rìa để tránh tái
phát. Thay vào đó là mộ biểu mô bình thường lấy từ
góc trong của mắt.
Việc quay kết mạc đã được mô tả bởi Spaeth từ
năm 1920, kỹ thuật này tránh được sự mất kết mạc
nhưng lớp mô sợi mạch dưới kết mạc không được
cắt bỏ. Vì vậy, về thẩm mỹ không đẹp và vết thương
lâu lành. Kết quả sẽ tốt hơn nếu mô sợi mạch dưới
kết mạc được cắt bỏ trước khi quay lớp biểu mô.
Phương pháp ghép kết mạc rời của chính thân
mộng (tỷ lệ tái phát là 4.5%) được thực hiện bởi
cùng một phẫu thuật viên có so sánh với phương
pháp mổ cắt mộng để trần củng mạc (tỷ lệ tái phát
là 30.4%) cho ta một tỷ lệ tái phát thấp với sự an
toàn hữu hiệu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Tất cả các bệnh nhân nam và nữ tới khám ở
Phòng khám Trung tâm Mắt bị mộng thịt từ tháng
5 đến tháng 9 năm 2000 tới tháng 5 đến tháng 9
Chuyên đề Nhãn khoa 89
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
năm 2001 có chuẩn đoán là mộng độ II,III. Tuổi từ
40 đến 70. Nhãn áp từ 16 – 22 mmHg.
Mộng thịt nguyên phát không kèm theo các
bệnh khác ở mắt (trừ đục thể thủy tinh) hay bệnh
toàn thân đang tiến triển.
Thời gian theo dõi là 12 tháng.
KỸ THUẬT MỔ
- Sát trùng mắt và bộ phận phụ cận của mắt
bằng Betadime 5%, nhỏ hai giọt Dicain 0,1%, trải
khăn lỗ vô trùng vào mắt mổ, đặt vành mi, tê dưới
kết mạc và thân mộng với Xylocain 2% bằng kim 26.
-Tách lớp biểu mô kết mạc nằm trên thân mộng
ra khỏi lớp mô sợi mạch nằm dưới. Đánh dấu phía
đầu mộng bằng sợi chỉ 7.0 là đầu “A” còn phía đối
diện là đầu “B“. Lớp biểu mô kết mạc đã bóc tách
được để ra ngoài. Kích thước trung bình biểu mô kết
mạc (mảnh ghép) khoảng 6 → 8 mm cả chiều dọc
và chiều ngang.
-Dùng dao Bard - Parker #15 để gọt đầu mộng
từ phía giác mạc, dùng kéo cắt bỏ lớp mô sợi mạch
phía dưới kết mạc, cầm máu bằng móc lác hơ nóng
trên đèn cồn đốt ngay mạch máu tạo ra một khoảng
củng mạc để trần (Giai đoạn này kết thúc phương
pháp mổ cắt mộng để trần củng mạc).
-Tiếp theo lớp biểu mô được đặt bên trên lớp
củng mạc để trần sau khi đã xoay 180 0 đầu “A“
sang đầu “B“ tức là đầu phía giác mạc quay vào
trong góc mắt (Xem hình).
-Khâu cố định miếng ghép ở bốn góc bằng silk
7.0, sau đó sẽ khâu vắt miếng ghép với kết mạc
nhãn cầu với silk7.0 từ bờ trên đầu “B” ngược chiều
kim đồng hồ tới bờ dưới đầu ”B”. Hai điểm bờ trên
và bờ dưới của đầu B, ta đính miếng ghép vào
thượng củng mạc. Sau khi đã khâu vắt xong, ta có
thể cắt chỉ cố định ở bốn góc của miếng ghép đi để
bệnh nhân khỏi cộm, xốn sau mổ.
-Rửa lại mắt bằng thuốc nhỏ mắt
Cloramphenicol 4%0, chích ½ cc Gentamycin + ½
cc Dectancyl DKM, tra Pomade Ciplox vào cùng đồ
dưới và băng mắt.
Hình phương pháp mổ ghép kết mạc
rời tự thân
Hình A:Vùng biểu mô kết mạc dùng để ghép là
đường viền chấm đen. Đầu “A” là đầu KM gần đầu
mộng. Đầu “B” gần với nếp gấp góc trong mắt.
Hình B: Lớp biểu mô được tách ra khỏi mô sợi
mạch dưới kết mạc
Chuyên đề Nhãn khoa 90
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Hình C: Lớp biểu mô được lấy hẳn ra, mô sợi mạch
dưới thân mộng được cắt bỏ.
Hình D: Lớp biểu mô KM được xoay 1800 (từ A
sang B) trên vùng CM đề trần và được khâu lại.
Sau đó bệnh nhân được nhỏ kháng sinh phối
hợp với Corticoid (Neomycin và Dexamethasone)
mổi 3h / ngày trong 1 tuần và sau đó giảm 4 lần /
ngày trong 3 tuần kế tiếp (C.opsardex), và bệnh
nhân được cho uống kháng sinh Cephalexin 0,5g x
3v/ ngày / 5ngày, kèm với Paracetamol 0,5g x 2v /
ngày dùng trong 2 ngày. Cắt chỉ sau một tuần, hẹn
khám lại sau 1 tuần và 1, 3, 6, 12 tháng. Mỗi lần tái
khám bệnh nhân được ghi nhận vào phiếu theo dõi.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 5→ 9/2000 đến 5→ 9/2001, nghiên
cứu được thực hiện trên 79 bệnh nhân gồm 86 mắt
và 90 mộng được phẫu thuật và theo dõi tại Trung
Tâm Mắt TP.HCM chúng tôi có kết quả như sau:
-Tái phát: 2/44 ca (4.5%) ở lô ghép kết mạc xoay
và 14/46 ca (30.4%) ở lô cắt mộng để trần củng mạc.
Trong đó các đặc tính liên quan đến tái phát bao
gồm: Tuổi (40-50 tuổi); Độ mộng (độ II, III); Hình
thái mộng (trung gian, thân dầy); Vị trí (mũi); Công
việc (ngoài trời).
Bảng 1 – biểu đồ 1 phân tích thời gian tái phát từ 1
– 6 tháng
Lô nghiên cứu
Lô ghép Lô chứng
Tổng
1 tháng 0 2 2
3 tháng 1 11 12
Thời gian
tái phát
6 tháng 1 1 2
Không TP 42 32 74
Tổng 44 46 90
0
2
4
6
8
10
12
14
1 tháng 3 tháng 6 tháng
Lô ghép Lô chứng
Nhận xét:
Tỷ lệ tái phát sau 6 tháng lô ghép 2/44 ca so với
lô chứng 14/46 ca p< 0.05 sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê
Theo dõi qua 6 tháng thì cả hai lô không có ca
nào tái phát thêm.
Bảng 2 – biểu đồ 2 phân tích lô nghiên cứu - tái
phát 12 tháng
Lô nghiên cứu
Lô ghép Lô chứng
Tổng
Không TP
(%)
42
95.4
32
69.6
74
82.2 Tái phát
12 tháng Tái phát
(%)
2
4.5
14
30.4
16
17.8
Tổng 44 46 90
42
2
32
14
0
10
20
30
40
50
Lô ghép Lô chứng
Không tái phát Tái phát
Chuyên đề Nhãn khoa 91
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
Nhận xét: Tỷ lệ tái phát sau 12 tháng ở lô chứng
nhiều hơn 14/46 ca, 30.4%
Tỷ lệ tái phát sau 12 tháng ở lô ghép là 2/44 ca
4.5% p<0.05
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
-Thị lực, nhãn áp không đổi.
-Không có biến chứng trầm trọng xảy ra.
Bảng các biến chứng trong và sau mổ
Lô ghép Lô chứng STT Biến chứng
N % N %
1 Rách kết mạc 1 2.2 0 0
2 U hạt viêm 0 0 1 2.3
3 Tuột chỉ 1 2.2 0 0
4 Loại trừ miếng ghép 0 0 0 0
5 Loét giác mạc 0 0 0 0
6 Hoại tử củng mạc 0 0 0 0
7 Đỏ kéo dài trên 3 tháng 8 17.4 18 40.9
8
Kích thích cộm xốn trên 3
tháng
4 8.7 15 34
9 Tăng nhãn áp 0 0 0 0
10 Viêm MBĐ và nội nhãn 0 0 0 0
BÀN LUẬN
Như chúng ta đã biết, mộng thịt là một trong
những bệnh khá phổ biến ở những nước có khí hậu
nóng, ẩm, nhiều gió và bụi.
Việc điều trị bằng thuốc, hoá chất và các tác
nhân vật lý không mang lại kết quả mà chủ yếu phải
dùng đến phẫu thuật như: cắt mộng để trần củng
mạc, di chuyển hướng đi của đầu mộng, ghép mộng
kết hợp với áp tia Beta và nhỏ Mitomycin sau phẫu
thuật nhưng tỷ lệ tái phát rất cao từ 30,8 – 80%, từ
đó người ta đã áp dụng các phương pháp ghép với
hy vọng sẽ giảm bớt tỷ lệ tái phát.
Quan điểm ghép quay kết mạc tự thân để làm
giảm tỷ lệ tái phát đã được nhiều tác giả trong nước
và trên thế giới đề cập tới. Nhưng đối với phương
pháp này thì có phần hạn chế ở một số trường hợp
mà ghép kết mạc rời có lợi điểm hơn như:
- Không làm tổn thương kết mạc ở nơi khác
giống nhu ghép tự thân.
- Thực hiện được dễ dàng trên những bệnh
nhân không có chỉ định lấy kết mạc từ nơi khác
để ghép như bệnh nhân đã mổ glaucoma hoặc
có chỉ định phẫu thuật glaucoma trong tương
lai.
- Ở người Châu Á mắt nhỏ, hẹp, bệnh mắt
hột gây co kéo kết mạc, cùng đồ hẹp không đủ
kết mạc để làm phương pháp ghép xoay tự
thân.
Thực hiện ghép kết mạc rời cũng đòi hỏi về kỹ
thuật nhiều hơn vì:
1. Trong vài trường hợp thật khó mà tách
hẳn lớp biểu mô khỏi lớp mô sợi mạch nằm
phía dưới, nhất là khi kết mạc bị xếp nếp mà ta
có thể nhìn thấy được bằng mắt thường trên
thân mộng.
2. Miếng ghép cần phải có kích thước ≥
vùng củng mạc để trần, để tránh co kéo miếng
ghép về sau.
3. Lấy đủ các mô sợi mạch xung quanh
vùng củng mạc đã được cắt trần.
4. Miếng ghép mỏng, không dính Tenon và
các mô liên kết sợi mạch phía dưới.
Giả thuyết về rào chắn cũng đã được nêu trước
đây bởi tác giả Young Son. Ông là người đầu tiên
nhận thấy có sự di chuyển của biểu mô kết mạc qua
vùng rìa sau khi mổ cắt mộng để trần củng mạc. Và
ông nghĩ rằng chính sự di chuyển này làm mộng tái
phát. Để thiết lập lại một rào chắn vững chắc ở vùng
rìa một số tác giả đã áp dụng phương pháp ghép kết
mạc. Đó là sự chuyển dịch các tế bào phía trên hoặc
phía đối diện còn lành mạnh xuống thay thế tế bào
ở vùng rìa đã bị suy yếu. Người ta cũng cho rằng
miếng ghép kết mạc có chứa một loại yếu tố tăng
trưởng đặc biệt là Cytokine có chức năng ngăn ngừa
sự tái tăng trưởng của mô sợi ở vùng rìa.
Tác dụng của ghép kết mạc rời của chính
thân mộng:
- Nhằm hạ thấp tỷ lệ tái phát tới mức tối đa.
Chuyên đề Nhãn khoa 92
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
- Phục hồi giải phẫu học bình thường cho
mắt.
- Mang lại vẻ thẩm mỹ mà người bệnh
mong muốn.
- Cải thiện được phần nào thị lực sau mổ do
loạn thị hoặc do mộng thịt che khuất một phần
diện đồng tử.
Với sự thành công của phương pháp ghép kết
mạc rời tự thân là một sự chuyển dịch của tế bào ở
vùng rìa phía trên hoặc phía đối diện còn lành mạnh
xuống thay thế cho tế bào vùng rìa đã bị suy yếu.
Bên cạnh đó miếng ghép không chỉ hoạt động như
một rào cản mà nó còn làm ngăn chặn sự phát triển
của mô dưới kết mạc và cung cấp tế bào mầm cho
biểu mô giác mạc. Những hiểu biết gần đây cho
rằng cấu trúc đặc biệt vùng rìa giác mạc và vai trò
của tế bào mầm với việc tái thiết lại biểu mô giác
mạc và bề mặt nhãn cầu.
Với phương pháp ghép kết mạc rời của chính
thân mộng ta thấy có thuận lợi bởi vì không cần can
thiệp và làm tổn thương kết mạc phía cùng đồ trên
hoặc dưới. Hoặc phải lấy một miếng ghép rời ở thái
dương cùng mắt hoặc miếng ghép rời từ mắt kia
(đôi khi không cho phép) hoặc cùng đồ quá cạn.
Một số tác giả như P.Riordan – Eva (London) và
cộng sự cho rằng:
-Tế bào mầm ở vùng rìa đóng vai trò chủ
đạo là một cơ quan có khả năng sinh ra biểu mô
giác mạc. Theo Huang sau khi cắt mộng vết
thương lành nhanh chóng nhờ các tế bào mầm
và các tế bào biểu mô lân cận vùng rìa.
-Ghép kết mạc không bao gồm cả mô
thượng củng mạc.
-Sự làm kín hoàn toàn vị trí mộng đã được
cắt để trần củng mạc với sự bao phủ của mô kết
mạc bình thường để làm đốt cháy (fire break)
những tế bào tăng sinh tiêu diệt những mô bất
thường còn lại cả ở kết mạc và thượng củng
mạc, không cho chúng hướng về phía giác mạc
và băng qua vùng rìa.
-Trong nghiên cứu này có 4 ca mộng kép rơi vào
cả hai lô (một bên ghép kết mạc rời và một bên cắt
mộng để trần củng mạc). Sau thời gian theo dõi 12
tháng, kết quả có 2 trường hợp tái phát thì đều rơi
vào lô cắt mộng để trần củng mạc.
-Trong số 7 bệnh nhân bị mộng 2 mắt, có 5
bệnh nhân rơi vào cả hai lô (một mắt ghép kết
mạc rời và một mắt cắt mộng để trần củng
mạc),2 ca tái phát ở lô cắt mộng để trần củng
mạc và 1 ca ở lô ghép kết mạc rời.
Mộng kép: 4 ca
Lô ghép: 4 ca Lô chứng: 4 ca
Vậy với những nhận định trên đã cho ta thấy
rằng phương pháp ghép kết mạc rời có tác dụng hữu
hiệu và giảm được khả năng tái phát hơn phương
pháp cắt mộng để trần củng mạc trên cùng một
bệnh nhân.
Ở Việt Nam, bệnh nhân thường đến khám và
điều trị mộng ở giai đoạn II, III với hình thái mộng
trung gian và mộng thân dầy. Hơn nữa, với đặc
điểm mắt nhỏ hẹp, kết mạc co kéo, cùng đồ cạn do
viêm nhiễm mãn tính nên áp dụng phương pháp
Tái phát: 0
ca
Tái phát: 2
ca
Mộng 2 mắt: 7 bn
Lô ghép: 5 ca Lô chứng: 5 ca
Tái phát: 1 ca Tái phát: 2 ca
Chuyên đề Nhãn khoa 93
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
ghép kết mạc rời của chính thân mộng này rất hữu
hiệu.
So sánh với các tác giả khác
Bảng 3: So sánh với các tác giả trong nước
TT Tên tác giả Năm Các F/F
PP
T/c
mộng
n TLTP%TGTD
1 Khánh Vân
Minh Châu
Đức Thành
1997-1998 CG +MMC NP + TP 68 1.96 6 th
2 Trần hải
Yến
1999 –
2000
CG +MMC NP 39 5.1 6 th
3 Trịnh B
Tuyết
2000 –
2001
CRA NP 44 4.5 12 th
Bảng 4: So sánh với các tác giả nước ngoài
Số
TT
Tên
tác giả
Năm Các
FFPT
TC
mộng
N
ghép
TLTP
%
N
chứn
g
TPNC
%
TG
TD
1
Kynion
21
1985 Ghép
KM tự
thân
(CG)
NP+
TP
57 5,3 41 30 24
2
Donald
– T H
– Tan
12 13
1994 Ghép
KM rời
tự thân
(CRA)
NP
61
2
62
63
12
3
Aliza
Jap 8
1999
Ghép
KM rời
tự thân
(CRA)
NP
46
1.6
46
63
12
4
Trịnh
Bạch
Tuyết
2001
Ghép
KM tự
thân
(CRA)
NP
44
4.5
46
30,4
12
Nhận xét:
-Tỷ lệ tái phát của chúng tôi cũng phù hợp với
những nghiên cứu các tác giả Kynyon, Donald T –
H – Tan, Aliza Jap. Tuy nhiên những tỷ lệ tái phát
này cũng có phần dao động do số lượng bệnh nhân
tham gia nghiên cứu không giống nhau.
-So với một số tác giả trong nước thì tỷ lệ tái
phát trong nghiên cứu này có phần cao hơn tỷ lệ tái
phát của tác giả Khánh Vân nhưng lại gần tương
đương với tỷ lệ tái phát của tác giả Trần Hải Yến.
Điều này có lẽ do khác biệt về số lượng bênh nhân
và thời gian theo dõi sau hậu phẫu.
Tóm lại, trong thời gian nghiên cứu là 12 tháng
cả hai lô ghép kết mạc rời và lô cắt mộng để trần
củng mạc trên tổng số 90 mắt, tỷ lệ tái phát của lô
ghép kết mạc rời là 2/ 44 chiếm tỷ lệ 4,5% và lô
chứng là 14/ 46 chiếm tỷ lệ 30,4%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Đức Anh. Bệnh học mi mắt kết mạc, giác mạc,
tập 8 năm 1995-1996. Nhà xuất bản y học, Hà nội,1997
141.
2 Hoàng Minh Châu: Ghép kết mạc rìa tự thân điều trị
mộng 1998.
3 Lê Đỗ Thùy Lan, Nguyễn Xuân Trường: Nhận xét sơ bộ
40 trường hợp mộng thịt bằng phẫu thuật ghép giác
mạc khô trên củng mạc- Luận văn thạc sĩ năm 1989,
Bản tin nhãn khoa tháng 1-1991.
4 Hòang Thị Lũy, Phan Kế Tôn, Lê Anh Triết: Mổ mộng
thịt. Tài liệu huấn luyện chuyên khoa mắt 1984-1985.
5 Cù Nhẫn Nại, Hoàng Thị Lũy, Hà Huy Tài: Điều tra
dịch tễ học mù lòa và các bệnh mắt ở thành phố Hồ
Chí Minh, Công trình nghiên cứu Cấp bộ-Viện mắt
1996.
6 Phạm Thị Khánh Vân, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Đức
Thành: Điều trị mộng thịt bằng phẫu thuật ghép kết
mạc tự thân phối hợp với áp mitomycin.
7 Trần Hải Yến: Phòng ngừa tái phát trong phẫu thuật
điều trị mộng thịt tiên phát bằng mitomycin trên bệnh
nhân Việt nam- Luận văn thạc sĩ khóa 1998-2000.
8 Aliza Japf frcs (g) Cordelia Chan (ed) Li Lim frcs (ed)
Donal T H Tan: Conjunctival rotation autograft for
pterygium opthalmol 1999; 106: 67-71.
9 Abraham Solomon, MD. Scheffer CG. Tseng, MD. Phd:
Aiotic membrane transplentation in pterygium surgery
2000; 3; 143-53.
10 Conel john harry king jr.The pteryrium brif revieww
and evaluation of certain method of treatment. Arch
opthalmol 1950; 44:854-69.
11 David R. Dermartin. David W Vastine pteryrium
surgycal intervention in corneal and external diseases
IBSNW OWO 08089:1850-8.
12 Donal T H Tan ocular surface transplatation
teachniques for pteryrium surgery 2000; 2: 125-40.
13 Donal T H Tan, frcs, Soon. Phaik Chee, frcs, Keith BG
Dear,Phd.Arthur’s M Lim,frcs: Effect of pterygium
morphology on pterygium recurrence in a controlled
trial comparing conjunctival autografting with Bare
sclera excision. Arch ophthalmol:vol 111. oct 1997:
1235-40.
14 Edmvnd D Spaeth MD. FACS:Rotation iland graft
operation for pteryrium American joinal of ophthalmol
1992; 56:120-5.
15 Georg L Spaeth,MD.: Pteryrium ophthalmic sergery,
1990: 185-7.
16 Guillermo pico pteryrium curreet cocept of etiology and
management. In King JH Jr, Mtigue Jw, eds,. The
cornea wold congress paper Washington DC.
Butterworths 1965: 280-91.
17 John C Hill and Richard Maske.Pathogenesis of
pteryrium eye 1983 VolIII:218-26.
Chuyên đề Nhãn khoa 94
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
18 Joseph Fruchf- ptery, MD. Charalambos. S Siganos,
MD.: Antiproliferantive thrapy for pteryrium sergery
2000, 4; 557-59.
29 Lucio Buratto,MD:Pterygium surgery 2000 Chap !4-15-
16.:51-80.
30 Lucio Buratto,MD.R Phillip,MD.G Carito:Pterygium
surgery 2000 Chap 18:85-88. 19 Jun Shimazaki, MD. Hao Yung Yang, MD. Kazao
Tsubota, MD. Limbal Autogaft transplantation for
recurrent and Advanced pteryrium opthalmic surg laser
1996; 27:917-23.
31 Lucio Buratto, MD:Pterygium surgery 2000 Chap 19:
89-94
32 P Riordan- eva, Keilhorn;LA.Ficker, AD McG. Steele
and CM Kirknees:Conjunctival autografting in the
surgical managenent of pterygyum opthalmol 1993; 7:
634-8.
20 Kenneth R Kenyou, MD. Scheffer CG Tseng, MD, Phd:
Limbal autograft transplantation for ocular surface
disorders opthalmol 1998:96. 709-23.
21 Kenyon KR Wagoner MD. Hettinger ME. Conjunctival
autograft transplantation foradvanced and recurrent
pteryrium ophthalmology 1985; 92:1461-70.
33 R M Yougson recurrence of pterygium after excision
Brit J opthalmol 1972; 56: 120-5.
34 Scheffer CG Tseng concept and application of limbal
stem cell Eye 1989; 3: 141-57. 22 Lucio Buratto, MD. Robert L Phillp, MD. And Giuseppe
Carito, MD: Pterygium surgery 2000, chap 1,2,3:3-10. 35 Rafael L Barraquer, MD. Personal appoach to
pteryrium 2000; 111-22. 23 Lucio Buratto, MD. R Phillip, MD. G Carito,
MD:Pterygium surgery 2000 Chap 4:11-14. 36 Steven G Kramer, MD. Diagnostic and surgical
teachniques sur opthalmol 1998; 32:141-57. 24 Lucio Buratto, MD. R Phillip, MD. G Carito,
MD:Pterygium surgery 2000 Chap 6:17-20. 37 Stewart Duke-Elder:System of opthalmol 1965; 8:573-
83. 25 Lucio Burratto, MD:Pterygium surgery 2000 Chap 7:
21-26. 38 Susan Lewallen, MD. A. Rradomized trial of
conjunctival autografting for pteryrium in the tropics
opthalmol 1989.96:1612-4. S(c).
26 Lucio Burratto, MD:Pterygium surgery 2000 Chap 9:
29-31.
27 Lucio Burratto, MD. Robert L Phillip, MD. And
Giuseppe Carito, MD:Pterygium surgery 2000 Chap 10:
33-36.
39 Tien Yin Wong, FRCS (ED), MPH, Pau J.Foster, FRCS
(ED) Gordon J. Johnson oster,FR, FRCMD Frcophth,
Steve K L.Am I ophthanmo 2001, 13:176-183.
28 Lucio Buratto,MD:Pterygium surgery 2000 Chap 11-12:
37-46.
Chuyên đề Nhãn khoa 95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_mo_mong_bang_cach_ghep_ket_mac_roi_cua_chinh_tha.pdf