Tài liệu Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài theo đường hướng giao tiếp và hành động - Phạm Thị Hồng Hà: 35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan
trọng cần dạy và phát triển cho người học ngoại
ngữ. Rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc hiểu là
nhiệm vụ không thể thiếu được trong quá trình
dạy học. Kỹ năng này giúp cho người học có khả
năng không chỉ đọc hiểu những bài trong chương
trình học mà còn có thể tự đọc các tài liệu khác,
nhất là các tài liệu chuyên ngành. Trong khuôn
khổ bài viết này, chúng tôi trình bày các giai đoạn
dạy đọc hiểu một văn bản bằng tiếng nước ngoài
và một số hoạt động được sử dụng trong từng
giai đoạn theo hướng đổi mới dạy kỹ năng đọc
hiểu văn bản bằng tiếng nước ngoài.
2. NỘI DUNG
2.1. Đọc hiểu và mục đích của kỹ năng đọc hiểu
Đọc hiểu có vai trò quan trọng trong việc dạy
và học một ngôn ngữ. Theo quan điểm của các
nhà nghiên cứu thì đó là khả năng nắm bắt được
thông tin từ các văn bản một cách chính xác và
hiệu quả. Có ba yếu tố ảnh hư...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài theo đường hướng giao tiếp và hành động - Phạm Thị Hồng Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan
trọng cần dạy và phát triển cho người học ngoại
ngữ. Rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc hiểu là
nhiệm vụ không thể thiếu được trong quá trình
dạy học. Kỹ năng này giúp cho người học có khả
năng không chỉ đọc hiểu những bài trong chương
trình học mà còn có thể tự đọc các tài liệu khác,
nhất là các tài liệu chuyên ngành. Trong khuôn
khổ bài viết này, chúng tôi trình bày các giai đoạn
dạy đọc hiểu một văn bản bằng tiếng nước ngoài
và một số hoạt động được sử dụng trong từng
giai đoạn theo hướng đổi mới dạy kỹ năng đọc
hiểu văn bản bằng tiếng nước ngoài.
2. NỘI DUNG
2.1. Đọc hiểu và mục đích của kỹ năng đọc hiểu
Đọc hiểu có vai trò quan trọng trong việc dạy
và học một ngôn ngữ. Theo quan điểm của các
nhà nghiên cứu thì đó là khả năng nắm bắt được
thông tin từ các văn bản một cách chính xác và
hiệu quả. Có ba yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
PHƯƠNG PHÁP DẠY
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU
TIẾNG NƯỚC NGOÀI THEO
ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
VÀ HÀNH ĐỘNG
PHẠM THỊ HỒNG HÀ
Học viện Khoa học Quân sự
TÓM TẮT
Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng không
thể thiếu đối với người học ngoại ngữ. Mục
tiêu của kỹ năng này là dần đưa người học
nắm được nghĩa của văn bản, đọc và hiểu
được các loại văn bản khác nhau. Việc dạy
đọc hiểu nhằm mục đích cuối cùng là giúp
người học đọc được những văn bản mà họ
vốn không quen thuộc với một tốc độ hợp
lý, một cách hiểu phù hợp. Bài báo giới
thiệu và phân tích ba giai đoạn dạy đọc
hiểu một văn bản bằng tiếng nước ngoài
và một số hoạt động được sử dụng trong
từng giai đoạn theo đường hướng giao
tiếp và hành động.
Từ khóa: giai đoạn dạy đọc hiểu, kỹ năng đọc
hiểu, mục đích đọc hiểu, văn bản đọc
36 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
đọc là: văn bản, kiến thức nền tảng của người đọc
và các ngữ cảnh liên quan để hiểu văn bản.
Swan (1975) cho rằng: “Người có khả năng đọc tốt
là người có thể nắm được thông tin tối đa của văn
bản với sự hiểu biết tối thiểu”. Trong khi đó Grellet
(1981) chỉ ra rằng, “đọc hiểu hoặc hiểu một văn
bản nghĩa là giải nén các thông tin cần thiết từ nó
một cách có hiệu quả nhất”.
Theo Deschênes (1988, p.15), đọc hiểu được coi
như một quá trình xử lý phức tạp các thông tin
được chứa trong một văn bản. Đó không phải là
quá trình thụ động giải mã mang tính ghi nhớ
các chữ, các từ, các câu hay các âm mà là một
hoạt động đa diện với mục đích xây dựng một
biểu trưng ngữ nghĩa của cái được viết hay được
nói1. Đọc hiểu là một quá trình tương tác giữa cái
được đọc với toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm
của người học cần để mang đến cho một văn bản
một nghĩa nào đó.
Mặc dù ý kiến của các nhà khoa học không đồng
nhất nhưng tất cả họ đều cho rằng, đọc hiểu là
quá trình trong đó người đọc có thể nhận ra các
hình thức đồ họa của các văn bản và hiểu được
hàm ý đằng sau những hình thức đó.
Mục đích đọc hiểu
Hiểu một văn bản viết liên quan đến việc hiểu
ý định hay mục đích văn bản đó. Hiểu một văn
bản viết bằng tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài
thông thường được phân thành ba cấp độ:
(1) Hiểu tổng quát hay hiểu ý chính của văn bản
(nắm được lớp nghĩa hiển ngôn của văn bản).
(2) Hiểu chi tiết là hiểu được các ý chính của từng
đoạn và của toàn bài đọc.
(3) Hiểu sâu là khám phá ra các nghĩa hàm ẩn của
văn bản đòi hỏi đọc nhiều đoạn mới hiểu, thậm
chí đọc cả bài mới có thể hiểu được.
Như vậy mục tiêu của kỹ năng đọc hiểu là dần
đưa người đọc nắm được nghĩa của văn bản, đọc
và hiểu được các loại văn bản khác nhau. Mục tiêu
đầu tiên của kỹ năng này không phải là hiểu ngay
lập tức một văn bản mà là dần dần học được kỹ
thuật đọc sau một thời gian dài rèn luyện nhằm
gây được hứng thú đọc sách báo bằng tiếng nước
ngoài cho người học. Các bước đọc hiểu cần phải
được rèn luyện thường xuyên, liên tục để người
học có các chiến lược đọc hợp lý và từ đó hiểu
được nội dung văn bản.
Người học cần phải hiểu được bài đọc muốn nói
về ai, về cái gì, nắm bắt được thông tin, nhưng
cũng cần nắm được trật tự, cách lập luận trong
văn bản (quan hệ nhân quả, trật tự tuyến tính.),
làm chủ được các quy tắc ngữ pháp cơ bản (hợp
giống hợp số, các kiểu câu, các dạng thức của
động từ), và cuối cùng hiểu được ẩn ý của tác
giả với sự trợ giúp của một hành trang kiến thức
ngôn ngữ, kiến thức văn hóa-xã hội vững vàng và
phong phú của người học.
Cần phải chú ý rằng, người học có thói quen cứ
gặp một văn bản mới là ngay lập tức đọc lần
lượt từng từ sau đó tra từ điển, không tìm hiểu
mối quan hệ giữa văn bản và các yếu tố ngoài
văn bản, điều này vừa mất thời gian vừa khiến
cho việc hiểu nội dung không chính xác, đầy đủ;
không phân biệt được ý chính, ý phụ; không có
một cái nhìn toàn diện về văn bản. Mặt khác, vì
sợ trả lời sai nên người học thường bám vào từng
chữ một của bài khoá, thích trích dẫn hơn là diễn
đạt lại theo ý hiểu của mình.
Vì thế, việc dạy đọc hiểu ngày nay là phải hướng
cho người học thay thế cách đọc thụ động bằng
cách đọc tích cực, chủ động khám phá văn bản
bằng cách huy động các kỹ thuật, các chiến lược
đọc hiểu hiệu quả.
Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc hiểu một
văn bản là quá trình tương tác giữa độc giả và
văn bản đó. Khi đọc một văn bản, người đọc phải
sử dụng những kiến thức có trước để hiểu được
nghĩa của văn bản. Như vậy kiến thức có trước
của người đọc phần nào quyết định việc hiểu văn
bản. Họ cũng có cùng quan điểm về những yếu tố
quan trọng trong việc đọc hiểu đó là người đọc,
văn bản và ngữ cảnh.
Người đọc làm chủ quá trình đọc là người đọc
linh hoạt trong việc áp dụng nhiều kỹ thuật đọc
37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
hiểu khác nhau tuỳ theo mục tiêu họ đã định ra
và là người nhận thức được khi nào họ đã đạt
được mục tiêu đề ra. Họ có thể đọc lướt để nắm
được ý chung của văn bản, đọc chi tiết khi cần tìm
ra những điểm đặc biệt cần chú ý hoặc đọc sâu để
hiểu từng chi tiết, nhất là các chi tiết tinh tế.
Cần phải làm cho người học nhận thức được tầm
quan trọng của cấu trúc văn bản, khuyến khích
họ xử lý văn bản theo đơn vị ngữ nghĩa chứ
không phải từng từ một. Theo Smith (1979) thì
khi đọc chúng ta không chỉ nhận biết được văn
phong của tác giả văn bản mà còn có thể hiểu
được ý nghĩa của nó.
Tốt nhất là cho người học được đọc để hiểu toàn
bộ một văn bản hơn là chỉ đưa ra những trích
đoạn. Chúng ta càng cung cấp nhiều dữ liệu về
ngữ cảnh bao nhiêu thì người học càng dễ hiểu
bài đọc bấy nhiêu và nắm bắt được văn phong
của tác giả. Một bộ tài liệu tập hợp những bài đọc
với độ khó tăng dần sẽ rất có ý nghĩa với người
học với trình độ sơ cấp hoặc trung cấp. Để đọc
được một cách hiệu quả, người học cần đọc nhiều
và phải có hoặc tạo ra cho mình hứng thú đọc. Vì
vậy, các bài đọc phải tạo ra sự quan tâm và họ có
cái để nói về các bài đọc này.
Việc dạy đọc hiểu nhằm mục đích cuối cùng là
giúp người học đọc những văn bản mà họ vốn
không quen thuộc với một tốc độ hợp lý, một
cách hiểu phù hợp dù đọc với bất kỳ mục đích gì.
2.2. Các giai đoạn dạy đọc hiểu
Đọc và hiểu được các văn bản bằng tiếng nước
ngoài hoàn toàn không đơn giản vì có sự khác
nhau khá lớn giữa hệ thống chữ viết, cấu tạo
ngôn ngữ cũng như tư duy giữa các ngôn ngữ
khác nhau.
Hiện nay, phương pháp dạy đọc hiểu hay dạy
người học tiếp cận một văn bản đọc thường gồm
3 giai đoạn chủ yếu là: trước khi đọc, trong khi đọc,
và sau khi đọc.
Các bước đọc hiểu mà ta tiến hành là các bước
tiếp cận chung với tất cả các tài liệu viết. Chúng
ta cần phải tự đặt mình vào tình huống học tập
thông thường trên lớp bằng cách sử dụng kĩ
năng đọc hiểu để làm cho người học đạt đến một
mục tiêu mới.
Trước khi đọc
Trước khi đọc và chuẩn bị cho việc đọc là một
bước không thể thiếu được để làm cho việc tiếp
cận văn bản và giúp cho người đọc đưa ra các giả
thiết chính xác hơn và dễ dàng hơn. Bước này là
để chuẩn bị cho người học tiếp cận văn bản sắp
đọc khi đã chắc chắn rằng mình có đủ kiến thức
về chủ đề văn bản, kiến thức ngôn ngữ và kiến
thức văn hoá-xã hội để hiểu một văn bản. Trong
trường hợp họ chưa đủ kiến thức thì người dạy
phải cung cấp cho họ, vì vậy phải giới thiệu cho
họ những từ khoá và những đơn vị từ vựng cũng
như các cấu trúc ngữ pháp. Chúng ta có thể làm
việc đó bằng cách sử dụng định nghĩa, thông
qua ngữ cảnh, dịch, cung cấp các từ hoặc ngữ có
nghĩa tương đương với cái người học cần tìm.
Khi đã làm xong bước này, người học có văn bản
trong tay, chúng ta có thể yêu cầu họ xem qua
và nắm được một số yếu tố như hình minh họa,
tiêu đề, đề mục, từ khoá - những yếu tố giúp họ
đặt giả thiết về nội dung bao trùm của văn bản
Chúng ta có thể yêu cầu người học sử dụng phiếu
phân tích để định hướng việc đọc trong suốt quá
trình trước khi đọc. Phiếu này thường có một số
tiêu chí đặc biệt như loại hình văn bản (ví dụ như
một bài báo, một bức thư, một bài văn lập luận,
một bài văn miêu tả), cấp độ ngôn ngữ (ngôn
ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật, tiếng lóng)
Cụ thể hơn, khi dạy, ta phải cung cấp văn bản viết
cho người học và cho họ làm việc theo các nhóm
nhỏ để có thể so sánh được kết quả của họ; phải
đặt cho họ những câu hỏi về đặc trưng của thể
loại văn bản đó ngay trước khi đọc. Người học sẽ
phải chú ý đến các thành phần khác ngoài nội
dung văn bản để từ đó hiểu được văn bản một
cách tổng quát.
Chúng ta có thể sử dụng những câu hỏi xung
quanh văn bản như: Chủ đề văn bản là gì? Văn
bản được trích ở đâu? Loại hình văn bản là gì? Cấu
trúc của văn bản như thế nào? Trong văn bản có
những từ khóa nào? Ý chính của văn bản là gì?...
38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Việc chuẩn bị các hoạt động sẽ thay đổi tuỳ theo
thể loại văn bản và trình độ của người học. Sau
đây là một số hoạt động trước khi đọc thường
được sử dụng:
- Khuyến khích người học đặt các giả thiết về văn
bản dựa trên chỉ dẫn từ hình ảnh kèm theo, thể
loại văn bản, cách trình bày, tiêu đề và đề mục.
- Cung cấp hoặc nhắc lại những dữ liệu về ngữ
cảnh, ví dụ: “các bạn biết gì về?”, “Các bạn có
nhớ được gì ?”
- Đưa cho người học bản tóm tắt văn bản đã được
đơn giản hoá.
- Yêu cầu người học sắp xếp lại trật tự các câu đã
được đảo lộn hoặc khôi phục lại các câu đã bị chia
đôi và trộn lẫn vào nhau nhưng chứa những yếu
tố chủ đạo trong văn bản.
Trong khi đọc
Đầu tiên phải cho người học đọc thầm để tìm ra
những ý chính. Người dạy có thể yêu cầu người
học kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết họ đã đặt
ra trước khi đọc và đặt những giả thiết mới, gắn
nội dung văn bản với kiến thức của bản thân
Sau đó có thể cho người học đọc thầm một lần
nữa và đọc kĩ hơn để nhặt ra những thông tin xác
đáng, sắp xếp chúng và tìm ra mối quan hệ giữa
chúng, nhất là đối với người học ở trình độ cao.
Đánh giá việc hiểu văn bản của người học có thể
được thực hiện thông qua các hoạt động và các
kĩ thuật khác nhau như thảo luận, đặt câu hỏi, viết
phiếu Người học cần phải tận dụng những hoạt
động này để ghi nhớ và có thể sử dụng được từ
mới mà họ đã gặp trước khi đọc.
Sau khi người học đã hiểu hết các ý của văn bản,
chúng ta có thể yêu cầu họ đi xa hơn, đưa ra nhận
xét, đánh giá về văn bản từ các ý hiển ngôn đến
các suy luận. Như vậy, người học sẽ phải tiến đến
bước đọc hiểu rất tinh tế để có thể đạt được mục
tiêu đề ra.
Quả thực, việc cho đọc thầm có khống chế thời
gian là rất quan trọng. Mục tiêu ở đây là khám
phá văn bản, và dần đưa người học nắm được ý
nghĩa của văn bản. Chúng ta có thể đưa cho họ
một hệ thống câu hỏi hoặc chi tiết cần phải tìm.
Nhưng những câu hỏi đầu tiên này chỉ cần làm
cho người học hiểu được ý nghĩa tổng quát của
văn bản, chưa phải là lúc đòi hỏi người học hiểu
chi tiết và hiểu sâu.
Tiếp theo, ta có thể chia lớp học thành 2 nhóm,
yêu cầu một nhóm đọc và tìm các giả thiết và
nhóm còn lại sẽ kiểm tra các giả thiết đưa ra có
đúng không. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi
để kiểm tra việc hiểu văn bản của người học bằng
cách bắt họ xem lại văn bản, đó chính là đọc có
định hướng. Phải yêu cầu người học giải thích để
tránh việc họ trả lời ngẫu nhiên.
Nhưng đặc điểm của các câu hỏi này là gì?
- Cần tránh những câu hỏi yêu cầu người học đọc
văn bản lần lượt từng câu một từ trên xuống dưới
bởi vì như thế quá đơn giản, mất thời gian và
không hiệu quả.
- Giáo viên nên đặt các câu hỏi mở để rèn luyện
chiến lược đọc của người học. Hạn chế những câu
hỏi đóng, đặc biệt các câu hỏi mà người học chỉ
cần trả lời có hoặc không, đúng hoặc sai. Cần yêu
cầu người học trả lời bằng một câu hoàn chỉnh và
chứng minh bằng các nội dung trong bài khoá.
- Cũng cần chú ý là không được đặt ra những câu
hỏi mà bản thân nó đã mang ý trả lời.
- Đơn giản hoá các câu hỏi (vì cái mà chúng ta
cho là hiển nhiên thì chưa chắc đã hiển nhiên với
người học).
- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ của người học.
Tiếp theo, việc thiết yếu là phải thu hút được sự
chú ý của người học đối với cách tổ chức văn bản
bằng tiếng nước ngoài vì nó khác với tiếng mẹ
đẻ. Chẳng hạn như chúng ta cần giúp người học,
nhất là người học ở trình độ sơ cấp hoặc trung cấp
nhặt ra và phân tích các yếu tố khác nhau của văn
bản như từ nối, những dấu hiệu, dấu chấm câu
Có thể đặt câu hỏi về các dấu hiệu này bởi vì
chúng cũng tạo nên ý nghĩa của văn bản.
39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Giáo viên không nên xem nhẹ việc giải thích các
dấu hiệu này (thông thường giáo viên có khuynh
hướng giải thích các cụm từ trọn vẹn nhiều hơn).
Từ vựng không phải là thành phần quan trọng
nhất trong văn bản ngay cả khi việc giải thích
chúng là rất cần thiết. Cần nhắc lại rằng chúng ta
không nên yêu cầu người học hiểu toàn bộ văn
bản và chỉ ra nghĩa của tất cả các từ.
Trước khi chuyển sang đọc to văn bản, giáo viên
có thể đọc mẫu (đặc biệt đối với người mới bắt
đầu học) một cách diễn cảm rồi cho người học
đọc theo. Giáo viên phải tận dụng lúc này để sửa
lỗi vễ ngữ âm, về nhịp điệu và ngữ điệu sau khi
người học đọc xong.
Dưới đây là một số hoạt động thường được sử
dụng trong khi đọc:
- Giải thích nghĩa
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: câu hỏi nhiều
lựa chọn, câu hỏi đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn
- Nhận diện loại hình văn bản, thể loại văn bản,
chủ đề (ví dụ: Suy ra từ tiêu đề, đề mục), đối tượng
tiếp nhận văn bản (ví dụ: công chúng, chuyên gia),
mục đích của văn bản (ví dụ: cung cấp thông tin,
gây cười, thuyết phục), đoạn văn bản nào thâu
tóm nội dung thông tin của văn bản, ý chính của
mỗi đoạn, văn phong của văn bản (ví dụ: miêu tả,
châm biếm, hài hước), mối quan hệ giữa người
viết và người tiếp nhận,
Sau khi đọc
Sau khi đọc xong văn bản, người học sẽ phải sử
dụng thông tin rút ra từ văn bản để thực hiện một
dự định hoặc đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bertin
(1988, p.53) đưa ra các ví dụ sau: nấu một món
ăn sau khi đã đọc công thức nấu ăn, vẽ một bức
tranh sau khi được nghe miêu tả, Người dạy
còn phải yêu cầu người học tóm tắt văn bản, đưa
ra nhận xét đánh giá về văn bản
Một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra cách chia ba
bước lớn trên thành các giai đoạn nhỏ hơn nữa.
Những giai đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi giữa người dạy và người học, dẫn dắt
người học tham gia đầy đủ vào hoạt động học.
Những hoạt động sau khi đọc cho phép người
học xử lí văn bản theo cách riêng của mình bằng
cách thiết lập mối quan hệ giữa bài khoá với ý
kiến, tình cảm, kinh nghiệm riêng của họ. Những
hoạt động này chủ yếu là thảo luận và viết một
văn bản mới. Người học có thể:
- Bày tỏ quan điểm của mình về đề tài và gắn kết
nó với kinh nghiệm của riêng mình và của những
người trong lớp.
- Thảo luận về những cách hiểu khác nhau về một
văn bản và bảo vệ ý kiến của mình.
- Viết những văn bản mới, ví dụ như viết một văn
bản mới theo mẫu vừa mới đọc.
- Xây dựng lại một văn bản từ những từ khoá, tóm
tắt một văn bản khai thác một văn bản ở khía
cạnh ngữ pháp và từ vựng (ví dụ: tìm từ đồng nghĩa
hoặc từ trái nghĩa với một số từ trong bài khoá...)
3. KẾT LUẬN
Đổi mới dạy và học ngoại ngữ phải được thực
hiện một cách toàn diện và thường xuyên liên
tục. Trên đây chỉ là ba giai đoạn chính dạy đọc
hiểu tiếng nước ngoài theo đường hướng giao
tiếp và đường hướng hành động. Thực hiện dạy
đọc hiểu theo ba giai đoạn này chỉ là một phần
trong đổi mới dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng nước
ngoài. Thực hiện tốt ba bước dạy đọc hiểu này
chắc chắn sẽ góp phần đổi mới giảng dạy nói
chung và dạy đọc hiểu các văn bản tiếng nước
ngoài nói riêng./.
Ghi chú:
1. La compréhension « est envisagée comme
un processus complexe de traitement de l’infor-
mation présentée dans un texte Il ne s’agit pas
d’un processus passif d’encodage mnésique des
lettres, des mots, des phrases ou des sons mais
d’une activité mentale multidimensionnelle dont
le but est la construction d’une représentation sé-
mantique de ce qui est dit ou écrit »(Deschênes,
1988, p. 15)
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Tài liệu tham khảo:
1. Bertin, C. (1988), «Le rôle des stratégies de lec-
ture dans la compréhension des textes», La revue
canadienne des langues vivantes, Vol 44, no 3, 527-
535.
2. Denhière, G., & Baudet, S. (1992), Lecture, com-
préhension de textes et sciences cognitives. Paris:
Presses Universitaires de France.
3. Deschênes, A-J. (1988), La compréhension et la
production de textes. Presses de l’Université du
Québec.
4. Grellet.F. 91981), Developing Reading Skills, A
Practical Guide to Reading Comprehension Exercis-
es. Cambridge: CUP.
5. Smith, F. (1979), La compréhension et l’apprentis-
sage. Montréal: HRW.
6. Swan, M. (1975), Inside Meaning, Cambridge: CUP.
COMMUNICATIVE AND ACTION APPROACHES
IN TEACHING READING COMPREHENSION IN A
LANGUAGE CLASS
Abstract: Reading comprehension is one of
the four integral language skills for learners.
The reading comprehension skill aims to
provide good strategies for learners to read and
understand various documents at a high speed.
This article introduces and analyzes three phases
of teaching how to read and comprehend a text
written in a foreign language, as well as activities
necessary to be conducted in each phase based
on communicative and action approaches.
Keywords: reading phases, reading
comprehension, reading objective, reading
documents
Ngày nhận: 08/7/2016
Ngày phản biện: 14/7/2016
Ngày duyệt đăng: 27/7/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_5692_2137188.pdf