Tài liệu Phương pháp chọn giống và kỹ thuật nuôi cút sinh sản: Phương pháp chọn giống và kỹ thuật nuôi cút sinh sản
Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 qủa/năm. Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến bởi nuôi chim cút rất dễ: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh:
Phương pháp chọn giống và phối giống:
- Chọn giống: Khi muốn nuôi cút đẻ phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ vì nơi đây sẽ chọn lọc riêng dòng bố, dòng mẹ để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. Sau ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút giống chọn nuôi phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, da lông bóng mượt... Một số tiêu chuẩn chọn giống như sau:
Cút trống: phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông n...
4 trang |
Chia sẻ: tranhong10 | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp chọn giống và kỹ thuật nuôi cút sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp chọn giống và kỹ thuật nuôi cút sinh sản
Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 qủa/năm. Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến bởi nuôi chim cút rất dễ: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh:
Phương pháp chọn giống và phối giống:
- Chọn giống: Khi muốn nuôi cút đẻ phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ vì nơi đây sẽ chọn lọc riêng dòng bố, dòng mẹ để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. Sau ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút giống chọn nuôi phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, da lông bóng mượt... Một số tiêu chuẩn chọn giống như sau:
Cút trống: phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.
Cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại... Trọng lượng lớn hơn cút trống.
- Phối giống: Chọn 1 trống cho 2 - 3 mái. Cho phối giống khi cút trống được 3 - 4 tháng tuổi. Phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn...
Kỹ thuật nuôi cút
- Chuồng trại
Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.
Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền.
Quy cách lồng: 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân.
Quy cách quây nuôi nền: đường kính quây 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần....
- Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.
- Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố...
Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.
- Chăm sóc nuôi dưỡng: Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.
Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa. Trong quá trình úm cần thoáng khí.
Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.
Thức ăn, nước uống giai đoạn úm: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố... cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố... vào nước cho cút uống thường xuyên.
Một số lưu ý:
- Chọn giống: Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt để tránh hiện tượng đồng huyết (lưu ý khi ghép phối trống mái). Lưu ý đặc tính mắn đẻ. (nên lưu ý chọn cút trống tránh anh chị em giao phối sẽ gây hiện tượng đồng huyết nhanh và phải thay cút trống thường xuyên thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao).
- Muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác.
- Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 - 25OC.
- Bảo đảm chuồng nuôi có độ thông thoáng cao, nên có quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại.
- Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 - 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng).
- Lồng nuôi cút có đáy (trên) làm bằng lưới nylon để tránh cút bể đầu khi bị kích động nhảy dựng lên.
- Luôn giữ yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động.
- Luôn giữ vệ sinh chuồng nuôi, hốt phân hằng ngày và che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo chuột giết hại.
- Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy sẽ làm giảm năng suất đẻ.
- Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày.
- Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_chon_giong_va_ky_thuat_nuoi_cut_sinh_san_5936.doc