Tài liệu Phương pháp chia liều thuốc tim dạng viên tại nhà của bệnh nhi tim bẩm sinh tại khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 04/2017 – 10/2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 173
PHƯƠNG PHÁP CHIA LIỀU THUỐC TIM DẠNG VIÊN TẠI NHÀ
CỦA BỆNH NHI TIM BẨM SINH TẠI KHOA TIM MẠCH
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 04/2017 – 10/2017
Nguyễn Thanh Liêm*, Nguyễn Hoàng Nhu*, Cao Thị Ngọc Mai*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các phương pháp chia liều thuốc tim dạng viên tại nhà của bệnh nhi tim bẩm sinh khoa
tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Có 82 thân nhân chia thuốc cho bệnh nhi về phương pháp chia liều thuốc tim dạng viên tại nhà
gồm các loại thuốc: captopril 25 mg, furosemide 40mg, spiroolactone 25 mg, aspirin 81mg, digoxin 0,25 mg,
propranolol 40 mg, sildenafil 50mg. 48,78% thân nhân cắt thuốc bằng dụng cụ (dao, kéo, đồ chia thuốc mua tại
nhà thuốc); 21,95% chọn cách bẻ thuốc bằng tay; 25,61% chọn cách nghiền nguyên viên thuốc sau đó chia liều
(không pha với nước); 3,66% chọn cách pha nguyên viên thuốc với nước sau đ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp chia liều thuốc tim dạng viên tại nhà của bệnh nhi tim bẩm sinh tại khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 04/2017 – 10/2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 173
PHƯƠNG PHÁP CHIA LIỀU THUỐC TIM DẠNG VIÊN TẠI NHÀ
CỦA BỆNH NHI TIM BẨM SINH TẠI KHOA TIM MẠCH
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 04/2017 – 10/2017
Nguyễn Thanh Liêm*, Nguyễn Hoàng Nhu*, Cao Thị Ngọc Mai*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các phương pháp chia liều thuốc tim dạng viên tại nhà của bệnh nhi tim bẩm sinh khoa
tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Có 82 thân nhân chia thuốc cho bệnh nhi về phương pháp chia liều thuốc tim dạng viên tại nhà
gồm các loại thuốc: captopril 25 mg, furosemide 40mg, spiroolactone 25 mg, aspirin 81mg, digoxin 0,25 mg,
propranolol 40 mg, sildenafil 50mg. 48,78% thân nhân cắt thuốc bằng dụng cụ (dao, kéo, đồ chia thuốc mua tại
nhà thuốc); 21,95% chọn cách bẻ thuốc bằng tay; 25,61% chọn cách nghiền nguyên viên thuốc sau đó chia liều
(không pha với nước); 3,66% chọn cách pha nguyên viên thuốc với nước sau đó chia liều. 96,35% thân nhân
không được hướng dẫn cách chia liều thuốc viên tại nhà.
Kết luận: Phương pháp chia liều của 82 thân nhân đều có những ưu nhược điểm, đều không đảm bảo được
chính xác liều lượng. Do vậy, nguy cơ bệnh nhi dùng không đúng liều thuốc (ít hoặc nhiều hơn) vẫn còn đáng e
ngại và cần được quan tâm hơn.
Từ khóa: Chia thuốc, thuốc viên, tim bẩm sinh.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF CARDIAC TABLET SPLITTING METHOD AT HOME BY CAREGIVERS OF
CHILDREN WITH CONGENTINAL HEART DEFECTS AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 (CH2),
FROM APRIL TO OCTOBER OF 2017
Nguyen Thanh Liem, Nguyen Hoang Nhu, Cao Thi Ngoc Mai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 173 – 179
Objectives: To investigate the method of splitting cardiac tablets at home by caregivers of children with
congenital heart defects at Cardiovascular department of CH2.
Methods: Cross-sectional description.
Results: 82 caregivers were involved in the study of how to split cardiac tablets such as captopril 25mg,
furosemide 40mg, spironolactone 25 mg, aspirin 81mg, digoxin 0.25 mg, propranolol 40 mg, and sildenafil 50 mg
at home. 48.8% of them split the cardiac tablets by using tools (knife, scissors, or pill splitter). 21.9% of them
chose to break the tablet by hand. 25.6% of them chose to grind the whole pill into powder and then divided the
dosage (not mixed with water). 3.7% of them chose to mix the tablet with an amount of water and then divided the
dosage. Of note, 96.4% of them were not instructed how to split the tablets at home by healthcare providers
(doctors, nurses, pharmacists at hospitals or drug stores).
Conclusions: There were several methods to split cardiac tablets at home by caregivers. Each method had its
advantages and disadvantages. There is still the risk that pediatric patients receive a wrong dose (less or more) of
medicaments. Therefore, the issue of tablet splitting at home is worth paying more attention.
*Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: ĐD.Nguyễn Thanh Liêm, ĐT: 01648773993, Email: liembavuong@gmail. com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 174
Key words: Tablet splitting, tablet, congenital heart defects.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là dị tật của tim và
mạch máu lớn. Bệnh TBS là bệnh tim mạch chủ
yếu ở trẻ em. Việc điều trị TBS chủ yếu là phẫu
thuật. Điều trị nội khoa bệnh TBS chủ yếu là
điều trị và dự phòng các biến chứng do bệnh
TBS gây ra. Điều trị nội khoa tuy không chữa
lành bệnh tim bẩm sinh, nhưng sẽ cải thiện chất
lượng sống của bệnh nhi cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho bước tiếp theo là chỉ định thông
tim can thiệp hoặc phẫu thuật triệt để chữa khỏi
bệnh. Điều trị nội khoa chủ yếu là dùng thuốc tại
bệnh viện và điều trị tại nhà. Các đường đưa
thuốc vào cơ thể gồm: uống, tiêm qua da, dùng
tại chỗ qua da và dùng tại chỗ qua niêm mạc.
Trong đó, uống là đường sử dụng thuốc an toàn
và đơn giản, được sử dụng trong việc điều trị
thuốc tại nhà của bệnh nhi TBS(7). Các dạng thuốc
tại nhà của bệnh nhi TBS hiện nay bao gồm
nhiều dạng nên việc chia liều cho bệnh nhi nhỏ
để sử dụng theo đúng toa, đúng liều và khuyến
cáo là việc hết sức cẩn trọng. Đặc biệt hơn, trong
bệnh nhi TBS, việc sử dụng đúng liều thuốc càng
quan trọng hơn do ảnh hưởng trực tiếp đến hệ
tim mạch của bệnh nhi. Theo khuyến cáo của
FDA (U.S Food and Drugs), việc chia nhỏ viên
thuốc để chia liều là một hành động mang yếu tố
nguy cơ, thậm chí là việc chia thuốc thành một
nửa viên thuốc bằng dụng cụ chia thuốc chuyên
dụng vì có thể ảnh hưởng tới liều lượng thuốc và
tính chất của thuốc. Thuốc có thể mất đi trong
quá trình chia(3) và không phải loại thuốc nào
cũng an toàn để chia(4). Và nếu việc chia nhỏ
thuốc là bắt buộc, thì nên có sự hướng dẫn và
giám sát của nhân viên chăm sóc sức khỏe – y tế.
Do đó, chúng tôi thực hiện khảo sát này.
Muc tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ phương pháp chia liều thuốc
tim dạng viên tại nhà của bệnh nhi TBS.
Mục tiêu cụ thể
Xác định phương pháp sử dụng thuốc viên
theo khuyến cáo FDA và Bộ Y tế.
Xác định tỷ lệ đối tượng nghiên cứu được
nhân viên y tế hướng dẫn chia liều thuốc dạng
viên tại nhà.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Thân nhân bệnh nhi nhập khoa Tim mạch
chẩn đoán bệnh TBS.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 04/2017 – 10/2017.
Cỡ mẫu
Lấy trọn.
Tiêu chí chọn vào
Thân nhân bệnh nhi nhập khoa Tim mạch từ
04/2017 đến 10/2017 được chẩn đoán tim bẩm
sinh có uống thuốc tim dạng viên đơn thuần hay
phối hợp tại nhà. Thân nhân trực tiếp chăm sóc
và chia liều thuốc tại nhà. Thân nhân đồng ý
tham gia.
Tiêu chí loại ra
Nghiên cứu không có tiêu chí loại ra.
Kỹ thuật chọn mẫu
Khảo sát hàng loạt, thuận tiện, khi bệnh nhi
nhập khoa tim mạch, nghiên cứu viên sẽ chọn
bệnh án có chỉ định thuốc viên sau đó mời thân
nhân tham gia nghiên cứu. Nếu thân nhân đồng
ý, nghiên cứu viên sẽ xác nhận lại bệnh nhi có sử
dụng thuốc viên tại nhà hay không. Nếu có, tiến
hành khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Công cụ thu thập số liệu
Bảng câu hỏi khảo sát được soạn sẵn và hồ
sơ bệnh án.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Nghiên cứu viên trực tiếp khảo sát thân
nhân bệnh nhi dựa trên bảng câu hỏi khảo sát.
Thu thập số liệu song song qua hồ sơ bệnh án của
bệnh nhi. Nghiên cứu viên điền vào bảng câu hỏi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 175
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=82)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
Nữ
13
69
15,85
84,15
Tổng 82 100
Nhóm tuổi
Từ 18-30 tuổi 40 48,78
Từ 31-49 tuổi 38 46,34
Từ 50 tuổi trở lên 4 4,88
Tổng 82 100
Nơi ở
Thành phố 7 8,53
Tỉnh 75 91,46
Tổng 82 100
Quan hệ với bệnh nhi
Cha 13 15,85
Mẹ 60 73,17
Khác 9 10,98
Tổng 82 100
Trình độ học vấn
Mù chữ 4 4,88
Dưới 12/12 44 53,66
12/12 12 14,63
Trung cấp 9 10,98
Cao đẳng 5 6,10
Đại học 8 9,76
Tổng 82 100
Nghề nghiệp
Buôn bán, kinh
doanh
11 13,41
Nội trợ 27 32,93
Giáo viên 5 6,10
Công nhân 19 23,17
Phụ hồ 2 2,44
Công nhân viên
chức
4 4,88
Nhân viên văn
phòng
2 2,44
Nông dân 12 14,63
Tổng 82 100
Nhận xét: Tỷ lệ nữ chiếm đa số 84,15%, chỉ có
15,85% là nam. Nhóm tuổi từ 18-30 có tỷ lệ tương
đương với nhóm tuổi từ 31-49 là 48,78% và
46,34%. Chỉ có 4,88% là từ 50 tuổi trở lên. Đối
tượng ở tỉnh chiếm tỷ lệ cao 91,46%, trong khi ở
thành phố chỉ có 8,53%. Đối tượng nghiên cứu
chủ yếu là mẹ chiếm chiếm tỷ lệ cao nhất 73,17%.
Thấp nhất là các quan hệ khác (bà, vú nuôi, bảo
mẫu) chiếm 10,98%. Tỷ lệ chưa hoàn thành phổ
thông trung học chiếm cao nhất 53,66%, tỷ lệ mù
chữ chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,88%. Đối tượng
nghiên cứu chủ yếu là nội trợ 32,93%, nhân viên
văn phòng, phụ hồ 2,44%.
Bệnh sử bệnh nhi
Bảng 2: Bệnh sử bệnh nhi (tính tới thời điểm nghiên
cứu) (n=82)
Bệnh sử Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Thời gian bệnh nhi phát hiện bệnh tim bẩm sinh
Dưới 3 tháng 19 23,17
Từ 3-6 tháng 28 34,15
Từ 6-12 tháng 19 23,17
Từ 12 tháng trở lên 16 19,51
Tổng 82 100
Thời gian bệnh nhi uống thuốc tim tại nhà
Dưới 3 tháng 36 43,9
Từ 3-6 tháng 19 23,17
Từ 6-12 tháng 19 21,95
Từ 12 tháng trở lên 9 10,98
Tổng 82 100
Nhận xét: Bệnh nhi được phát hiện bệnh tim
trong nhóm từ 3-6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất
34,15%, nhóm từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ lệ
thấp nhất 19,51%. Nhóm bệnh nhi có điều trị
thuốc tim tại nhà dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao
nhất 43,9%, nhóm thấp nhất là từ 12 tháng trở
lên, chiếm 10,98%.
Đặc điểm các loại thuốc của bệnh nhi
Furosemide 40mg có tỷ lệ sử dụng cao nhất
39,86%, chỉ có 1,3% sử dụng Digoxin 0,25mg
chiếm tỷ lệ thấp nhất. Toàn bộ thuốc bệnh nhi
đang sử dụng hiện tại là viên nén. Tỷ lệ nhóm có
khía/rãnh để chia liều chiếm cao hơn nhóm
không có khía/rãnh là 58,54% và 41,46%. Tỷ lệ có
liều sử dụng là 1/4 viên chiếm cao nhất 35,36%.
Liều ít được sử dụng 1/12 viên và 1/20 viên
chiếm lệ 1,21% và hoàn toàn không có liều thuốc
1 viên nguyên. Bệnh nhi sử dụng thuốc 2
lần/ngày chiếm 45,12%, 3 lần/ngày 20,73%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 176
Bảng 3: Đặc điểm các loại thuốc của bệnh nhi
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Các thuốc tim dạng viên sử dụng tại nhà
Captopril 25mg 43 28,10
Furosemide 40mg 61 39,86
Spinolactone 25mg 22 14,37
Aspirin 81mg 16 10,5
Digoxin 0,25mg 2 1,30
Propanolol 40mg 5 3,26
Sildenafil 50mg 4 2,61
Tổng 153 100
Dạng thuốc viên
Dạng viên nén 82 100%
Số loại thuốc có khía
Không có loại nào 34 41,46
1 loại thuốc 35 43,68
2 loại thuốc 11 13,41
3 loại thuốc 2 2,44
Tổng 82 100
Các liều thuốc mà bệnh nhi đang sử dụng
½ viên 24 29,26
1/3 viên 19 23,17
1/4 viên 29 35,36
1/5 viên 6 7,31
1/6 viên 17 20,73
1/8 viên 19 23,17
1/10 viên 13 15,85
1/12 viên 1 1,21
1/20 viên 1 1,21
1 viên 0 0
Tổng 129 100
Số lần sử dụng thuốc trong ngày
1 lần 28 34,15
2 lần 37 45,12
3 lần 17 20,73
Tổng 82 100
Các cách thức chia liều thuốc của thân nhân
bệnh nhi
Tỷ lệ không đọc hướng dẫn sử dụng thuốc
59,75%. Lí do không có tờ hướng dẫn để đọc
chiếm tỷ lệ cao nhất 56,47% và lí do nhân viên y
tế không dặn dò đọc chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,22%.
Phương pháp cắt thuốc bằng dụng cụ chiếm tỷ lệ
cao nhất 48,78% và thấp nhất là pha nguyên viên
thuốc với nước, đợi tan ra sau đó chia liều chiếm
3,66%. Tỷ lệ dùng dao để cắt thuốc chiếm 57,5%
và không có đối tượng nào sử dụng dụng cụ cắt
thuốc mua tại nhà thuốc 0%. Đa số đối tượng
chọn bỏ thuốc vào túi nylon rồi nghiền 47,6% và
chỉ có 14,3% đối tượng nghiền thuốc bằng dụng
cụ có bán tại nhà thuốc.
Bảng 4: Các cách thức chia liều thuốc của thân nhân
bệnh nhi
Cách thức chia liều
Tần số
(n)
Tỷ lệ (%)
Thân nhân có đọc tờ hướng dẫn khi dùng thuốc
Có 32 40,25
Không 49 59,75
Tổng 82 100
Lí do không đọc tờ hướng dẫn.
Không có tờ hướng dẫn để đọc 35 56,47
Đọc nhưng không hiểu nên không đọc 8 12,9
Không biết chữ 4 6,45
Nhân viên y tế không dặn dò đọc 2 3,22
Không có thói quen đọc 13 20,96
Tổng 62 100
Phương pháp chia liều thuốc
Cắt thuốc bằng dụng cụ 40 48,78
Bẻ thuốc bằng tay 18 21,95
Nghiền thuốc sau đó chia liều 21 25,61
Pha nguyên viên. với nước, đợi tan thuốc
sau đó chia liều
3 3,66
Tổng 82 100
Dụng cụ cắt thuốc N %
Dao 23 57,5
Kéo 12 30
Lưỡi lam 5 12,5
Dụng cụ cắt thuốc mua tại nhà thuốc 0 0
Tổng 40 100
Cách thức nghiền thuốc
Nghiền bằng dụng cụ có bán tại nhà thuốc 3 14,3
Bỏ vào túi nylon rồi nghiền 10 47,6
Gói vào giấy rồi nghiền 8 38,1
Khác 0 0
Tổng 21 100
Có 80,5% đối tượng có vệ sinh dụng cụ chia
thuốc trước khi chia liều thuốc. Lí do “biết
nhưng không cần thiết” chiếm tỷ lệ cao nhất
56,25% và chỉ có 12,5% “biết nhưng quên thực
hiện”. Tỷ lệ vệ sinh tay trước khi chia liều thuốc
là 83% và 17% là không thực hiện. Lí do “biết
nhưng quên thực hiện” chiếm tỷ lệ cao nhất
64,3% và thấp nhất là “không biết nên vệ sinh
tay” chiếm tỷ lệ 14,3%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 177
Bảng 5: Vệ sinh dụng cụ
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Vệ sinh dụng cụ trước khi chia liều
Có 66 80,5
Không 16 19,5
Tổng 82 100
Lí do không vệ sinh dụng cụ
Biết nhưng quên thực hiện 2 12,5
Biết nhưng không cần thiết 9 56,25
Không biết 5 31,25
Tổng 16 100
Vệ sinh tay trước khi chia liều thuốc
Có 68 83
Không 14 17
Tổng 82 100
Lí do không vệ sinh tay
Biết nhưng quên thực hiện 9 64,3
Biết nhưng không cần thiết 3 21,4
Không biết 2 14,3
Tổng 14 100
Bảng 6: Bỏ thuốc dư sau khi chia liều
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bỏ thuốc dư sau khi chia liều quá 24 giờ
Có 9 11
Không 73 89
Tổng 82 100
Lí do không bỏ thuốc dư sau 24 giờ
Không biết 36 27,8
Tiết kiệm 28 21,5
Đỡ tốn thời gian 11 8,5
Để dành sử dụng cho những lần sau 51 39,2
Bảo hiểm y tế phát đủ thuốc theo toa 4 3
Tổng 130 100
Phương pháp bảo quản
Bỏ vào hộp thuốc 22 26,8
Bỏ vào tủ lạnh (thuốc pha nước) 1 1,2
Bỏ vào bao nilon có khóa zipper 17 20,7
Bỏ vào bao nilon không có khóa
zipper, cột lại
39 47,7
Gói vào giấy 3 3,6
Tổng 82 100
Thân nhân được nhân viên y tế hướng dẫn cách chia liều
thuốc viên tại nhà
Có 3 3,65
Không 79 96,35
Tổng 82 100
Nhận xét: 89% không bỏ thuốc dư sau khi
chia liều >24 giờ. Lí do được chọn nhiều nhất
là “để dành sử dụng cho lần sau” chiếm 39,2%
và “do bảo hiểm y tế phát đủ thuốc” theo toa
chiếm tỷ lệ thấp nhất 3%. Đối tượng chọn
phương pháp nhiều nhất (47,7%) là bảo quản
trong bao nylon không có khóa zipper, cột lại.
Thấp nhất là gói vào giấy, chiếm tỷ lệ 3,6%.
Thân nhân không được hướng dẫn cách chia
thuốc tại nhà chiếm tới 97,6%.
BÀN LUẬN
Các tài liệu nghiên cứu liên quan
Theo khuyến cáo của FDA Hoa kỳ, việc
chia tách thuốc viên cần lưu ý(4):
Cần có sự giám sát và hướng dẫn của nhân
viên y tế.
Viên thuốc được chia tách cần có ghi chú
của nhà sản xuất “có được chia tách hay
không”, nếu không có thông tin đó thì việc
chia tách thuốc làm hai vẫn không đảm bảo
được hai nửa viên thuốc có khối lượng và hàm
lượng thuốc bằng nhau.
Không nên chia toàn bộ số lượng thuốc
được cấp phát trong một lần.
Theo khuyến cáo của FDA, việc chia tách
thuốc viên là một hành động nguy cơ vì
những lí do(9): Khối lượng và liều lượng của
hai nửa viên thuốc sau khi chia thường không
đồng đều dù trên viên thuốc có đường rãnh
để chia liều. Tính chất, hình dạng của viên
thuốc (viên thuốc nhỏ, dễ tan ra hơn sau khi bị
phân tách), kiến thức của người chia thuốc có
thể ảnh hưởng tới độ chính xác khi phân chia
viên thuốc. Không phải viên thuốc nào cũng
an toàn để chia tách. Những dạng thuốc như
viên nang, thuốc phóng thích chậm hoặc viên
có lớp phủ nên được dùng nguyên viên.
Nghiên cứu của tác giả Charlotte Verrue,
Els Mehuys, và cộng sự(10) được thực hiện vào
năm 2011 trên 5 tình nguyện viên chia 8 viên
thuốc có hình dạng và kích thước khác nhau
bằng ba phương thức: bằng dụng cụ chia tách
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 178
(bán trong nhà thuốc), bằng kéo và bằng dao
làm bếp. Các viên thuốc đều được cân đo
trước và sau khi chia. Kết quả cho thấy: Tách
thuốc bằng dụng cụ chia tách thuốc cho sai
lệch về khối lượng thuốc thấp hơn 2 phương
thức còn lại. Trong trường hợp buộc phải chia
tách thuốc, chúng ta vẫn được khuyên nên
dùng một dụng cụ chuyên tách thuốc có bán
tại các cơ sở y tế.
Tác giả: Sally A. Helmy thực hiện vào năm
2015 trên 5 tình nguyện viên độ tuổi từ 25-44,
được giao cho 10 loại thuốc trong tổng số 16
loại thuốc thông dụng trong điều trị ngoại
trú(8). Họ tiến hành chia đôi viên thuốc được
phát. Viên thuốc được cân đo trước và sau khi
chia tách theo tiêu chuẩn của US
Pharmacopeia. Kết quả cho thấy:
100 trong tổng số 640 mẫu chia tách
(15,62%) thấp hơn mức tiêu chuẩn lúc đầu
Tỷ lệ trung bình mất thuốc sau khi chia
của toàn bộ thuốc là 1,5%.
Bromazepam, carvodilol và digoxin có tỷ
lệ mất thuốc cao nhất.
Digoxin thất bại trong việc đảm bảo liều
lượng sau khi chia tách.
Khối lượng thuốc mất có thể do các mảnh
thuốc rớt ra trong quá trình chia tách thuốc.
Tỷ lệ thuốc có rãnh/khía để chia liều
Tỷ lệ thuốc không có rãnh/khía để chia liều
41,46%. Việc có rãnh/khía giúp việc chia tách
thuốc dễ dàng hơn, ít nhất là việc chia một nửa
viên thuốc. Với tỷ lệ cao như vậy thì việc chia
tách thuốc thành những liều nhỏ hơn 1/2 càng
tồn tại nhiều nguy cơ.
Các phương pháp chia liều thuốc tại nhà
Phương pháp cắt thuốc bằng dụng cụ
Chiếm tỷ lệ cao nhất 48,78% với các dụng
cụ: dao (57,5%), kéo (30%), dao lam (12,5%) và
không có ai sử dụng đồ chia cắt thuốc có bán
tại nhà thuốc (0%). Phương thức chia thuốc
bằng dụng cụ có bán ở nhà thuốc cho sai lệch
về khối lượng thuốc thấp hơn hai phương
thức là dao và kéo(10). Tuy nhiên, lí giải cho tỷ
lệ này, thường các dụng cụ chia thuốc có bán
tại nhà thuốc thường chỉ hỗ trợ cho việc chia
liều thành 1/2 viên. Nếu như liều nhỏ hơn thì
đối tượng sẽ phải chọn phương thức khác dù
sai lệch khối lượng nhiều hơn.
Phương pháp Bẻ thuốc bằng tay
Phương pháp này chiếm tỷ lệ 21,95%. Hiện
tại, chúng tôi chưa thấy khuyến cáo nào từ
FDA hay Bộ y tế đồng ý việc bẻ thuốc bằng tay
để chia liều. Dù rằng viên thuốc có rãnh/khía
để chia liều thành 1/2 viên, nhưng trong
trường hợp đó vẫn nên dùng dụng cụ chia liều
có bán tại nhà thuốc để đảm bảo khối lượng
thuốc không bị mất sau khi chia. Trong trường
hợp liều nhỏ hơn thì lại càng không nên bẻ
thuốc bằng tay.
Phương pháp Nghiền nguyên viên thuốc sau
đó chia liều (không pha thuốc)
Phương pháp này chiếm 25,26%. Trong đó
tỷ lệ dùng dụng cụ nghiền thuốc mua tại nhà
thuốc là 14,3%, bỏ vào túi nilon rồi nghiến
chiếm 47,1% và gói vào giấy rồi nghiền là
38,1%. Trước tiên, dụng cụ nghiền được sử
dụng chủ yếu là túi nilon và giấy, hai dụng cụ
này trong lúc nghiền có thể không đảm bảo
còn nguyên vẹn, bị thủng hoặc rách. Từ đó
làm mất thuốc lần một. Sau đó, lấy bột thuốc
đã được nghiền gạn ra thành những phần nhỏ
theo toa. Phương pháp này tồn tại nhiều nguy
cơ chia thuốc không đều, do chủ yếu chia
bằng tay ước chừng nên không thể đảm bảo
chính xác được liều lượng cần dùng. Do vậy,
phương pháp này cũng là một hành động rủi ro.
Phương pháp pha nguyên viên thuốc với
nước sau đó đợi rã thuốc để chia liều (pha
trong ống bơm tiêm)
Phương pháp này chỉ chiếm 3,66% và đối
tượng được được khảo sát trong phương pháp
này là đối tượng được nhân viên y tế hướng
dẫn. Ưu điểm của phương pháp này là thuốc
không bị mất do nghiền, cắt hoặc bẻ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 179
Nhược điểm của phương pháp này: thời
gian đợi rã thuốc lâu (khoảng từ 20-30 phút),
thuốc có thể rã không hoàn toàn do đọ thẩm
thấu nước vào viên nén khác nhau, có một số
loại thuốc không tan hoàn toàn trong nước
nên việc lắc đều thuốc trước khi chia liều vẫn
có thể không chính xác vì không đảm bảo
được nồng độ thuốc ổn định trong 1ml nước
lẫn thuốc. Do đó, vẫn còn tồn tại nhiều nguy
cơ rủi ro trong việc chia liều thuốc.
Tỷ lệ thân nhân được nhân viên y tế hướng dẫn
cách chia liều thuốc tại nhà
Trong 82 thân nhân có 3 đối tượng (3,65%)
được hướng dẫn chia liều thuốc tại nhà. 79 đối
tượng (96,35%) không được hướng dẫn hoặc
hướng dẫn không rõ ràng. Đây là con số đáng
báo động. Vì có 53,66% đối tượng chưa hoàn
thành phổ thông trung học và mù chữ (4,88%),
các đối tượng này cần được ưu tiên nhưng lại
chưa được hướng dẫn rõ ràng. Có thể dẫn tới
việc chia sai liều, sai cách không đảm bảo được
quá trình điều trị đúng và ảnh hướng trực tiếp
tới sức khoẻ bệnh nhi.
KẾT LUẬN
Phương pháp chia liều của 82 thân nhân có
những ưu và nhược điểm riêng, nhưng tất cả
không đảm bảo được chính xác liều lượng. Bên
cạnh đó, theo FDA và Bộ Y Tế chưa có khuyến
cáo nào về việc chia nhỏ viên thuốc ra để sử
dụng cho bệnh nhi. Đồng thời, Việt Nam và thế
giới chưa có một nghiên cứu về tiêu chuẩn, đo
lường, kỹ thuật chính xác của từng phương pháp
chia liều nên chúng tôi chưa có tiêu chuẩn để
đưa ra kết luận phương pháp nào chia liều thuốc
chính xác hơn. Do vậy, nguy cơ bệnh nhi dùng
không đúng liều thuốc (ít hoặc nhiều hơn) vẫn
còn đáng e ngại và cần được quan tâm hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin Bộ Y Tế Việt nam (2014), Những thuốc không
nên nhai hoặc bẻ. http: //moh gov vn: 8086/news/pages/tincanbiet
aspx?ItemID=49.
2. Dược điển Vidal Việt nam 2014, MIMS Pte Ltd, trang 128-
129, trang 364.
3. Dược điển Vidal Việt nam 2015-2016, MIMS Pte Ltd, trang
39-40, trang 73, trang 268, trang 973-976.
4. FDA US Food and Drugs (2013). Best Practices for Tablet Splitting
www.fda.gov/Drugs/ResourcesForYou/Consumers/BuyingUsingMedi
cineSafely/EnsuringSafeUseofMedicine/ucm184666.
5. Linda MT, PharmD, Shadi FG (2012). Tablet Splitting and Weight
Uniformity of Half-Tablets of 4 Medications in Pharmacy Practice
Journal of Pharmacy Practice, vol. 25, 4: pp. 471-476.
6. Phạm Nguyễn Vinh, Hoàng Trọng Kim, Nguyễn Lân Việt, Huỳnh
Văn Minh (2000), Xử trí nội ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh.
Khuyến cáo số 16 của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam. Tạp
chí tim mạch học số 21, tr. 120-156.
7. Phan Hùng Việt (2009), Bệnh tim bẩm sinh. Giáo trình Nhi khoa
sau đại học, tập (2), Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 19-49.
8. Sally AH (2015). Tablet Splitting: Is It Worthwhile? Analysis of
Drug Content and Weight Uniformity for Half Tablets of 16
Commonly Used Medications in the Outpatient Setting - http:
//www. jmcp. org/doi/pdf/10. 18553/jmcp. 2015. 21. 1. 76.
9. Tablet Splitting: A Risky Practice – FDA U. S Food and Drugs –
25/07/2015 - https: //www. fda.
gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm171492. htm.
10. Verrue C, Mehuys E, Boussery K, Remon JP, Petrovic M (2011).
Tablet-splitting: a common yet not so innocent practice. J Adv
Nurs; 67(1): 26-32
Ngày nhận bài báo: 14/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_chia_lieu_thuoc_tim_dang_vien_tai_nha_cua_benh_n.pdf