Tài liệu Phục hồi rừng ở Tây Bắc Việt Nam: N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
123
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Phục hồi rừng ở Tây Bắc Việt Nam
Thành Lò Quang1, Lê Thị Hạnh1, Heidi Zimmer2, Debbie Rudd1, Đức Minh
Lò 2, J. Doland Nichols2 và Đặng Thịnh Triều1
Cơ quan
1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh (SRI), Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội,
Việt Nam.
2 Trung tâm Nghiên cứu Rừng, Đại học Southern Cross, Australia.
Tác giả đại diện
thinhtrieu@hotmail.com
Từ khóa
Tây Bắc Việt Nam, phục hồi rừng, quản lý bền vững.
Giới thiệu
Tây Bắc (NW) là vùng lưu vực quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt
động chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp đã dẫn đến mất rừng,
suy thoái rừng và thay đổi cảnh quan đáng kể (MARD, 2014). Hiện nay Tây
Bắc được xem là khu vực cần được ưu tiên cho phục hồi rừng. Tuy nhiên,
việc hồi phục rừng ở đây còn nhiều khó khăn do hạn chế về năng lực cũng
như kiến thức để đảm bảo có phương pháp tiếp cận tốt nhất cho phục
hồi từng loại ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phục hồi rừng ở Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
123
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Phục hồi rừng ở Tây Bắc Việt Nam
Thành Lò Quang1, Lê Thị Hạnh1, Heidi Zimmer2, Debbie Rudd1, Đức Minh
Lò 2, J. Doland Nichols2 và Đặng Thịnh Triều1
Cơ quan
1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh (SRI), Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội,
Việt Nam.
2 Trung tâm Nghiên cứu Rừng, Đại học Southern Cross, Australia.
Tác giả đại diện
thinhtrieu@hotmail.com
Từ khóa
Tây Bắc Việt Nam, phục hồi rừng, quản lý bền vững.
Giới thiệu
Tây Bắc (NW) là vùng lưu vực quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt
động chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp đã dẫn đến mất rừng,
suy thoái rừng và thay đổi cảnh quan đáng kể (MARD, 2014). Hiện nay Tây
Bắc được xem là khu vực cần được ưu tiên cho phục hồi rừng. Tuy nhiên,
việc hồi phục rừng ở đây còn nhiều khó khăn do hạn chế về năng lực cũng
như kiến thức để đảm bảo có phương pháp tiếp cận tốt nhất cho phục
hồi từng loại rừng.
Hợp phần này được thực hiện dựa trên kết quả các nghiên cứu phục hồi
rừng trước đây để đánh giá các biện pháp phục hồi rừng với cách tiếp cận
về sinh thái-xã hội khác nhau, đồng thời cũng xây dựng kế hoạch quản lý
bền vững cho rừng cộng đồng ở Tây Bắc VN.
Phương pháp và cách tiếp cận
Hai địa điểm thuộc vùng Tây Bắc được Viện Nghiên cứu Lâm sinh triển
khai các hoạt đồng phục hồi rừng là thôn Nà Bai (tỉnh Sơn La) và thôn Nà
Nọi (tỉnh Điện Biên). Đây là hai bản có nhiều đặc điểm tương đồng như
cộng đồng dân cư sinh sống gần rừng, có tập quán canh tác lúa nước và
canh tác đất dốc. Cả hai bản đều có các khu vực thích hợp cho trồng rừng,
xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp và khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
Cách tiếp cận để tìm ra phương pháp phục hồi rừng phù hợp là phỏng vấn
người dân địa phương nhằm tìm ra những khó khăn cho việc phục hồi
rừng và đồng thời để xác định những ưu tiên cho cộng đồng trồng rừng
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
124
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
và trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ. Hoạt động điều tra rừng cũng sẽ
được thực hiện ở mỗi địa điểm nhằm đánh giá hiện trạng đa dạng sinh
học và cấu trúc rừng.
Bốn hoạt động sẽ được thử nghiệm ở mỗi địa điểm gồm: Trồng làm giàu
rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; trồng cây phân tán và trồng
cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.
Các hoạt động và kết quả ban đầu
Điều tra rừng được triển khai vào tháng 4 năm 2017, kết quả cho thấy,
hầu hết diện tích rừng tại hai địa điểm này là rừng trung bình (theo phân
loại rừng của Thông tư 34/2009, Bộ NN&PTNT) và đang phục hồi, trữ
lượng gỗ đạt 109 m3/ha (Nà Bai) và 126 m3/ha (Nà Nọi). Các loài cây chiếm
ưu thế ở Nà Bai gồm Sến đất (Sinosideroxylon bonii); Cà lồ bắc bộ (Caryo-
daphnopsis tonkinensis), Dáp (Photinia prunifolia) và Sung bán tâm (Ficus
semicordata), ở Nà Nọi gồm Vối thuốc (Schima wallichii); Trẩu (Vernicia
montana); Dẻ gai (Castanopsis chinensis) và Bọt ếch (Glochidion daltonii).
Phỏng vấn cộng đồng rừng đã được tiến hành vào tháng 5/2017. Các loài
cây được người dân quan tâm chủ yếu là các loài cây đa mục đích có thể
mang lại lợi ích cho người trồng rừng như Trám đen và Giổi ăn hạt. Hiện
nay, người dân chủ yếu chỉ vào rừng để kiếm củi, các sản phẩm lâm sản
ngoài gỗ từ rừng như măng, nấm và mật ong chỉ sử dụng trong gia đình,
không có để bán. Những khó khăn trong phục hồi rừng tại cả hai thôn bao
gồm thiếu vốn/cây giống, thiếu kiến thức trồng cây lâm nghiệp. Bên cạnh
đó người dân cũng quan tâm đến những cây trồng phát triển nhanh và gỗ
có giá trị thương mại cao để sử dụng cho việc phục hồi rừng.
Tháng 6 năm 2017, các hoạt động bắt đầu được triển khai là trồng cây
phân tán và trồng làm giàu rừng. Các loài Giổi ăn hạt; Trám đen và Mỡ
đều được cả hai thôn lựa chọn, ngoài ra Tô hạp điện biên; Vối thuốc và
Keo tai tượng được chọn thêm ở Nà Nọi; Sa mộc được chọn thêm ở Nà
Bai. Kết quả sơ bộ cho thấy, sau hai tháng, tỷ lệ sống của cây trồng trong
các hộ gia đình đạt từ 86 -100%, và không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai
bản. Riêng Sa mộc tại Nà Bai có tỷ lệ sống đạt 100% và Tô hạp điện biên
tại Nà Nọi đạt 99%.
Thảo luận
Rừng ở Nà Bai và Nà Nọi là rừng non đang trong quá trình phục hồi sau
hoạt động khai thác quá mức trước đây. Kết quả điều tra cho thấy, việc
khoanh nuôi, phục hồi rừng được bắt đầu gần như cùng thời điểm cho cả
2 thôn, nhưng trữ lượng gỗ tại Nà Bai thấp hơn Nà Nọi. Sự khác nhau này
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
125
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
là do khác nhau về điều kiện tự nhiên, đặc điểm của rừng, cụ thể rừng ở
Nà Bai nằm trên sườn núi dốc với tỷ lệ đá lớn và xói mòn xảy ra nghiêm
trọng, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến diện tích che phủ rừng thấp.
Kết quả phỏng vấn hộ gia đình cho thấy, ngày nay, người dân địa phương
không còn dựa vào rừng do việc khai thác trước đây đã làm cạn kiện phần
lớn nguồn tài nguyên rừng, chỉ còn lại vài loại cây và các lâm sản ngoài gỗ
có giá trị thấp. Do đó, người dân mong muốn trồng các loại cây rừng tạo
ra sản phẩm có thể thu hoạch gỗ, vừa cho lâm sản ngoài gỗ như Giổi ăn
hạt, Trám đen v.v.
Mặc dù tỷ lệ sống của cây trồng cao, song vẫn còn một số vấn đề cần quan
tâm như một số cây bị chết hoặc chất lượng sinh trưởng kém do điều kiện
thời tiết không phù hợp (như mưa to hoặc nắng to), côn trùng ăn, bệnh
dịch, chăn thả gia súc. Sự khác biệt trong kỹ thuật trồng cây giữa các hộ
gia đình cũng cần được lưu ý trong quá trình tập huấn nhằm nâng cao
kỹ năng trồng rừng cho họ trong tương lai. Trong thời gian tới cần theo
dõi tính hiệu quả của các biện pháp thử nghiệm phục hồi rừng. Hơn nữa,
khi các cây phân tán che bóng các cây nông nghiệp thì cần có biện pháp
để người dân kiểm soát tán cây và duy trì giữ cây lâm nghiệp sao cho cây
nông nghiệp vẫn có thể sinh trưởng, phát triển được.
Một số vấn đề về kinh tế xã hội khác cũng được xác định thông qua phỏng
vấn, bao gồm các rào cản về kinh phí trong phục hồi rừng, thiếu hiểu biết
về kỹ thuật trồng rừng và thiếu các mô hình trình diễn trong phục hồi
rừng. Dự án sẽ tập trung vào sự tham gia của cộng đồng và xây dựng năng
lực, chúng tôi hi vọng sẽ vượt qua được những rào cản này và xây dựng
một mô hình hiệu quả trong phục hồi rừng có thể nhân rộng trong thời
gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (MARD), Việt Nam (2009) Thông
tư 34/2009/TT-BNNPTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (MARD), Việt Nam (2014) Quyết
định 3135/QĐ-BNN-TCLN công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s19_4394_2207180.pdf