Tài liệu Phong tục tập quán châu Phi: PHONG TỤC TẬP QUÁN CHÂU PHI
Châu Phi được mệnh danh là lục địa đen của thế giới, là lục địa tồn tại nhiều sắc dân
quái lạ, nơi có đến 1.300 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ đại diện cho một sắc dân với
niềm tin tôn giáo khác biệt, phong tục khác biệt và lễ hội cũng khác biệt.
Không giống bất cứ nơi nào, châu Phi là nơi có những tập tục, thói quen, lối sống, các
mối quan hệ, khác biệt nhất. Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu
Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Mặc dù vậy cho đến nay, châu Phi vẫn còn
không ít tập tục không giống bất cứ đâu trên trái đất
Châu Phi là châu lục đông dân thứ hai thế giới, sau châu Á. Diện tích khoảng 30.2
triệu km² bao gồm cả các đảo kề bên. Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một
lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa
châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước
này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh này thì các quố...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong tục tập quán châu Phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG TỤC TẬP QUÁN CHÂU PHI
Châu Phi được mệnh danh là lục địa đen của thế giới, là lục địa tồn tại nhiều sắc dân
quái lạ, nơi có đến 1.300 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ đại diện cho một sắc dân với
niềm tin tôn giáo khác biệt, phong tục khác biệt và lễ hội cũng khác biệt.
Không giống bất cứ nơi nào, châu Phi là nơi có những tập tục, thói quen, lối sống, các
mối quan hệ, khác biệt nhất. Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu
Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Mặc dù vậy cho đến nay, châu Phi vẫn còn
không ít tập tục không giống bất cứ đâu trên trái đất
Châu Phi là châu lục đông dân thứ hai thế giới, sau châu Á. Diện tích khoảng 30.2
triệu km² bao gồm cả các đảo kề bên. Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một
lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa
châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước
này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh này thì các quốc gia về
phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa
trong nhóm ngôn ngữ Bantu.
Nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa châu Phi. Nghệ thuật có
tuổi cao nhất còn tồn tại ở châu Phi là những bức chạm khác 6000 năm tuổi tìm thấy ở
Niger, trong khi Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là tổ hợp kiến trúc cao nhất thế giới
trong khoảng 4000 năm cho đến khi người ta xây dựng tháp Eiffel. Tổ hợp các nhà
thờ xây bằng đá ở Lalibela, Ethiopia, trong đó Nhà thờ St. George là đại diện, được
coi là một kỳ công khác của nghành công trình.
Châu Phi đã sản sinh một nền nghệ thuật đa dạng từ thời tiền sử đến ngày nay. Thông
thường các công việc nghệ thuật gắn liền với lễ hội tôn giáo và bộ tộc, và nhằm mục
đích trang trí, tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có thể dễ dàng xác định được chức
năng của một tác phẩm riêng biệt. Và cũng thật là một vấn đề khi gọi các sản phẩm
thủ công của châu Phi là tác phẩm “nghệ thuật”, vì chủ nhân của chúng thường coi đó
là một phần của cuộc sống thế tục và tôn giáo của mình. Ở nhiều bộ tộc, người nghệ sĩ
có một vị trí cao, nhưng nghệ sĩ không nhất thiết tương tự như nghệ sĩ châu Âu là dựa
chủ yếu dựa vào sự bảo trợ hoặc thị trường để xác định sự sản xuất nghệ thuật của
mình. Với cách nhìn nhận này, ta có thể tách riêng các lĩnh vực và thực tế của nghệ
thuật châu Phi. Từ 7000 năm trước công nguyên, vẽ trên vách đá bao gồm các biểu
tượng thú vật và người đi săn. Và từ lúc ban đầu của thời khác biệt giữa các bộ lạc, thì
nghệ thuật bộ tộc đã trở thành một phương cách tách biệt giữa bộ lạc này với bộ lạc
kia, và nghệ thuật mang hình thức tế lễ, vẽ trên người “body painting” hoặc mặt nạ
điêu khắc sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Một sự đa dạng như vậy cũng xuất hiện tại các vùng địa lý khác nhau, những nguồn
tài nguyên thiên nhiên của từng khu vực quyết định các chất liệu được sử dụng, trong
khi sức mạnh của bộ lạc, sự giàu có và mức độ tinh tế là yếu tố chủ chốt quyết định
các thể loại đồ vật được tạo ra. Ở Ashanti của Ghana vàng và đồng được sử dụng là
nguồn nguyễn liệu sẵn có, và người Baluba, thổ dân của Congo, chuyên chạm khắc
những hình ảnh phụ nữ cầm bát. Thổ dân Fang sản xuất các phù điêu lễ tang có chất
lượng rất cao với chủ yếu là các mẫu hình học. Thổ dân Bambara của Tây Phi nổi
tiếng với các kiểu tóc, được sử dụng trong các lễ hội, trong khi đó bộ lạc Dogon của
Tây Phi lại sử dụng các mặt nạ phù điêu đơn giản bằng gỗ. Nghệ thuật của Ife và
Benin – cả hai thành phố phía tây của Nigeria – rất phong phú và theo chủ nghĩa tự
nhiên từ thế kỷ 12 đến 17, khi hai khu vực này chịu sự thẩm thấu của ảnh hưởng châu
Âu, và bộ tộc Bakuba nổi tiếng với nghệ thuật chạm khắc chân dung cung đình. Gỗ
đen của Bờ Biển Ngà là cơ sở của các tượng phù điêu nhỏ của người Baule, tác giả
của những mặt nạ cổ điển theo chủ nghĩa tự nhiên, và đất nung là vật liệu được người
Nok ở miền trung và bắc Nigeira sử dụng để làm các phù điêu đầu người. Nigeria là
cái nôi của người Yoruba, một trong những bộ tộc phát triển nhất của nghệ thuật châu
Phi.
Âm nhạc châu Phi là một trong các dạng nghệ thuật năng động nhất. Ai Cập đã có một
lịch sử lâu đời gắn liền với sự trung tâm văn hóa của thế giới Ả Rập, trong khi các giai
điệu âm nhạc của châu Phi hạ Sahara, cụ thể là của Tây Phi, đã được truyền thông qua
buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương thành các loại nhạc blues, jazz, reggae, rap và
rock and roll hiện đại. Âm nhạc hiện đại của châu lục này bao gồm các bài hát hợp
xướng tổ hợp cao của miền nam châu Phi và các điệu nhảy soukous, chi phối bởi âm
nhạc của Cộng hòa Dân chủ Congo. Sự phát triển gần đây trong thế kỷ 21 là sự nổi lên
của hip hop châu Phi, cụ thể là dạng ở Sénégal là pha trộn với mbalax truyền thống.
Gần đây ở Nam Phi, một dạng âm nhạc liên quan tới nhạc house (thể loại nhạc sử
dụng các thiết bị âm nhạc điện tử - là sự phối trộn của disco và pop, tên gọi có từ câu
lạc bộ Warehouse ở Mỹ) được biết dưới tên gọi kwaito đã được phát triển, mặc dù
nước này là quê hương của các dạng nhạc jazz Nam Phi, trong khi âm nhạc của người
Afrikaan là hoàn toàn khác biệt và chủ yếu là âm nhạc Boere truyền thống và các dạng
của âm nhạc dân tộc hay Rock.
Ở thế kỷ 19 và 20, nghệ thuật châu Phi đã được thực dân phương Tây khám phá và
chịu ảnh hưởng của các nghệ sĩ hiện đại, thiếu kỳ vọng và thể loại ấn tượng. Với sự
phương tây hóa ở nhiều xã hội Phi châu, thì nghệ thuật “truyền thống” đã trở thành
thương mại hóa và được bán như đồ lưu niệm, trong khi đó kể từ năm 1920, sự phát
triển của các trường mỹ thuật châu Phi ở những bộ phận phát triển hơn của lục địa Phi
đã sinh ra những nghệ sĩ người Phi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương
tây.
Bên cạnh việc sử dụng giọng hát, đã được phát triển để dùng các kỹ thuật đa dạng ví
dụ như sử dụng nhóm nốt nhạc biểu hiện cùng một âm tiết (melisma) và đổi giọng
trầm sang giọng kim (yodel), rất nhiều nhạc cụ được sử dụng. Nhạc cụ Phi châu bao
gồm hàng loạt thể loại trống, cồng chiêng slit gong, trống lắc, chuông kép cũng như
các nhạc cụ âm điệu như đàn dây, (musical blows, các loại đàn hạc và đàn Kora),
nhiều thể loại mộc cầm và kèn lá ví dụ như mbira và các nhạc cụ hệ hơi khác như sáo
và kèn trumpets.
Ở Nigeria các vũ công thường kết hợp ít nhất là hai nhịp trong một chuyển động của
họ, và sự pha trộn ba nhịp có thể được thực hiện bởi những vũ công có kỹ năng cao.
Thực hiện được bốn nhịp rõ ràng thì rất hiếm.
Các vũ công châu Phi thường nhảy với sự tham gia của cả người xem. Đối với các dân
ca tâm linh, tôn giáo, hoặc nhảy nhập môn thì không có danh giới giữa vũ công và
người đứng xem. Ngay cả những điệu nhảy nghi thức tâm linh thì thường vẫn có sự
tham gia của khán giả.
Có rất nhiều điệu nhảy được thực hiện bởi nam hoặc nữ, nhấn mạnh đặc tả về nam
hoặc nữ, và rất nghiêm kị về sự đan xen tương tác. Ví dụ những điệu nhảy trong dịp lễ
nhập môn trưởng thành của nam giới hoặc các nghi lễ tôn giáo. Ở Jerusamera thuộc
Zimbabwe sự chuyển động chủ yếu của đàn ông là bước “mbende step”, một bước
chuyển động rất nhanh từ tư thế gập người. Ngoáy eo và hông là sự chuyển động cơ
bản của phụ nữ.
Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất.
Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng
20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa. Một lượng nhỏ người Phi
cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và
Lemba.
Các tôn giáo châu Phi bản địa có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật linh và tục thờ
cúng tổ tiên. Tư tưởng chung của các hệ thống tín ngưỡng truyền thống là sự phân
chia thế giới tâm linh thành "có ích" và "có hại". Thế giới tâm linh có ích thông
thường được cho là bao gồm linh hồn tổ tiên giúp đỡ cho con cháu của họ hay các
thần linh có sức mạnh để bảo vệ toàn bộ cộng đồng tránh khỏi các thảm họa tự nhiên
hoặc sự tấn công của kẻ thù; trong khi đó thế giới tâm linh có hại bao gồm linh hồn
của các nạn nhân bị sát hại - là những người được chôn cất mà không có các nghi thức
mai táng đúng cách và các loại ma quỷ mà các ông đồng, bà cốt sử dụng để tạo ra
bệnh tật cho kẻ thù của họ. Trong khi tác động của các dạng nghi lễ thờ cúng nguyên
thủy này vẫn còn tiếp diễn và có ảnh hưởng sâu sắc thì các hệ thống tín ngưỡng đó
cũng tiến hóa nhờ sự tiếp xúc với các loại tôn giáo khác.
Sự hình thành của vương quốc cổ đại ở Ai Cập trong thiên niên kỷ 3 TCN đã đánh
dấu tổ hợp tín ngưỡng tôn giáo đầu tiên được biết trên châu lục này. Vào khoảng thế
kỷ 9 TCN, Carthage (ngày nay là Tunisia) đã được người Phoenicia thành lập, và trở
thành trung tâm vũ trụ lớn của thế giới cổ đại, trong đó các thần thánh từ Ai Cập, La
Mã cổ đại và nhà nước-thành phố Etruscan đã được thờ cúng.
Nhà thờ của Chính thống giáo Ethiopia có niên biểu chính thức từ thế kỷ 4, và vì thế
là một trong các nhà thờ đầu tiên của Kitô giáo đã được xây dựng ở một nơi nào đó. Ở
giai đoạn đầu thì tính chất chính thống của Kitô giáo đã có ảnh hưởng tới các vùng là
Sudan ngày nay và các khu vực lân cận khác; tuy nhiên sau sự phổ biến của Hồi giáo
thì sự phát triển của Kitô giáo đã bị chậm lại và bị hạn chế chỉ ở những vùng cao
nguyên.
Nhà thờ Ethiopia
Hồi giáo vào châu Phi khi người theo đạo này xâm chiếm Bắc Phi vào khoảng giữa
các năm từ 640 tới 710, bắt đầu từ Ai Cập. Họ đã thành lập ra Mogadishu, Melinde,
Mombasa, Kilwa và Sofala, tiếp theo là việc buôn bán theo đường biển dọc theo bờ
biển Đông Phi và phổ biến xuyên qua sa mạc Sahara tới phần châu Phi nội địa - theo
con đường thương mại của người Hồi giáo. Người Hồi giáo cũng là những người châu
Á sau đó định cư ở các vùng châu Phi là thuộc địa của Anh.
Nhiều người Phi đã chuyển sang theo dạng châu Âu của Kitô giáo trong thời kỳ thuộc
địa. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 các giáo phái khác nhau của Kitô giáo
đã phát triển nhanh. Một số các giáo chủ người Phi của Giáo hội Công giáo La Mã đã
được nói đến như là các ứng viên cho chức vụ Giáo hoàng. Những người theo Kitô
giáo ở châu Phi dường như là bảo thủ hơn so với những người đồng tôn giáo ở phần
lớn các nước công nghiệp, điều này gần đây dẫn tới những rạn nứt trong các giáo phái,
chẳng hạn như giữa Anh giáo và Phong trào Giám lý.
Những đặc biệt về văn hoá, tôn giáo trên đây góp phần tạo nên những phong tục, tập
quán đặc trưng của châu Lục đen này. Hãy cùng khám phá các đặc trưng về phong tục
tập quán của 5 khu vực (Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Trung Phi, và Tây Phi) ở châu
Phi.
1. Bắc Phi
Giới thiệu chung
Bắc Phi là khu vực cực Bắc của lục địa châu Phi, ngăn cách với khu vực châu Phi hạ
Sahara bởi sa mạc Sahara, gồm bảy khu vực: Algérie, Ai Cập, Libya, Maroc, Sudan,
Tây Sahara
Bắc Phi là khu vực được biết đến đầu tiên ở châu Phi. Thung lũng sông Nil ở phía bắc
Sudan là nơi ra đời của những nên văn minh cổ đại như Ai Cập và Kush. Người Ai
Cập qua nhiều thế kỷ đã chuyển đổi ngôn ngữ của họ từ tiếng Ai Cập sang tiếng Ai
Cập Ả Rập hiện đại (cả hai đều thuộc hệ ngôn ngữ Á Âu), trong khi vẫn duy trì những
bản sắc văn hóa lịch sử vốn đã tách biệt họ hẳn với các nhóm cư dân khác trong vùng.
Hầu hết cư dân Ai Cập là những người Hồi giáo Sunni và có một thiểu số khá quan
trọng người Thiên chúa giáo Ai Cập có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Chính thống
giáo Ethiopia. Ở vùng Nubia, kéo dài từ Ai Cập sang Sudan, phần lớn dân số nói tiếng
Nubia cổ, nhưng cũng theo đạo Hồi. Phần phía bắc Sudan chủ yếu gồm cư dân Hồi
giáo Ả Rập, nhưng xa hơn về phía nam thung lũng sông Nil, khu vực văn hóa phi Hồi
giáo của cư dân Nilotic và Nubia bắt đầu. Sudan là đất nước lớn nhất và đa văn hóa
nhất trong tất cả các quốc gia Bắc Phi.
Thung lũng sông Nile
Từ thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên, ở thung lũng sông Nile đã hình thành
vương quốc đầu tiên của châu Phi: nhà nước Ai cập đã để lại cho loài người những
chứng tích, những công trình vĩ đại tồn tại mãi với thời gian, đó là hệ thống kiến trúc
các Kim Tự Tháp, các pho tượng nhân sư sinh động, các hình vẽ điêu khắc tinh tế, các
di chỉ khảo cổ có niên đại lâu đời. . Sự phát triển của nhà nước Ai Cập đã thúc đẩy
sự phát triển của cả khu vực Bắc Phi. Có thể nói Bắc Phi là một trong những khu vực
có bề dầy lịch sử phát triển và văn hóa phong phú nhất của châu Phi.
Cho đến ngày nay, người Ai cập vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
Đối với nhân dân Ai cập, sông Nile là con sông linh thiêng, là một vị thánh minh ban
tặng cho họ một cuộc sống đầy đủ, an lành và bảo vệ họ thoát khoie mọ tai ương,
hiểm nghèo. Là một trong những con sông dài nhất thế giới (6700km), phần chảy qua
Ai cập là 700km, sông Nile đưa nguồn nước giầu phù sa, bồi đắp nên những vùng đất
màu mỡ hai bên bờ, thuận tiện cho việc trồng trọt. Sông Nile cũng cung cấp nguồn
thực phẩm dồi dào cho cư dân và là một trong những con đường giao thông quan
trọng nhất của vùng này. Chính vì thế, thời điểm nước lên thực sự là một ngày hội lớn
của người Ai Cập. Vào những ngày cuối tháng 8, người dân Ai Cập hân hoan làm lễ tế
sông và tổ chức những hoạt động vui chơi mừng nước ngập bờ.
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:
Ở Ai Cập, đám cưới là một công việc mang tính gia đình và là sự kết hợp của hai cuộc
đời, hai gia đình. Trong đám cưới, cô dâu luôn đóng vai trò đặc biệt và rất được coi
trọng vì cô dâu chính là cây cầu nối giữa tổ tiên với thế hệ tương lai. Sở dĩ cô dâu
được coi trọng hơn chú rể còn vì rất có thể sau này cô sẽ sinh ra một đứa trẻ đầy sức
mạnh, cây đại thụ của gia đình. Người con gái Ai Cập kết hôn rất sớm, khoảng 12-15
tuổi. Thông thường thì anh em họ lấy nhau. ở thủ đô Cairô, đàn ông đến tuổi lấy vợ sẽ
nhờ mẹ và chị em gái giúp đỡ hoặc tìm bà mối se duyên. Khi được người con trai hỏi
cưới, người con gái sẽ thuê một người phụ nữ đứng ra thách cưới với nhà trai và thống
nhất ngày tổ chức lễ cưới. Đôi khi ngay sau khi thỏa thuận xong, đôi trai gái lấy nhau
luôn mà không cần tổ chức lễ cưới. Còn nếu tổ chức lễ cưới thì vào đêm cuối của
ngày được quyết định làm lễ cưới, chú rể và những người bạn sẽ mang một phần lễ
thách cưới đến nhà cô dâu và hôn lễ được cử hành. Trong lễ thành hôn của mình, cô
dâu và chú rể ngồi đối diện nhau và ngón tay cái bên phải đặt sát nhau, người đọc kinh
Coran sẽ dùng chiếc khăn quấn hai ngón tay của cô dâu và chú rể vào với nhau và bắt
đầu cầu nguyện cho họ. Tuy nhiên phải một số ngày sau đó chú rể mới đến đón cô dâu
về nhà của mình, họ mới bắt đầu sống với nhau, khi đó bạn bè và gia đình mới đến
chúc mừng họ.
Tết ở Ai Cập: Người Ai Cập lấy nước sông Nil dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm
mới, gọi là “năm mới nước lên”. Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày tết
dương lịch, thường phải cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương (đậu
nành), đậu cô-ve, hạt linh lăng tím và lúa mì. Ngoài ra còn có mầm cây tươi của
một số loài thực khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan
niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng
nhiều.
Quần áo sặc sỡ của người châu Phi trong năm mới tại Ai Cập, năm mới thường được
tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng. Người ta tập trung tại các nhà thờ lớn để cầu
nguyện và sao đó về nhà để cùng ăn bữa tiệc năm mới.
Người Ai Cập thường không uống rượu trong năm mới vì bình thường họ cũng không
dùng chất có cồn. Trong năm mới, mọi người được mặc quần áo đủ màu, mặc dù bình
thường họ chỉ được mặc màu đen! Trẻ con được phát kẹo với nhiều hình thù ngộ
nghĩnh.
Dù biết từ trước là năm mới sẽ đến nhưng người dân nơi đây vẫn ngóng đợi lúc mặt
trăng có hình lưỡi liềm và sự tuyên bố bắt đầu năm mới. Thông điệp năm mới bắt đầu
được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền
tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc
mừng lẫn nhau. Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt
mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa
ăn thịnh soạn. Trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu).
Năm mới tới, ai cũng mặc đồ đẹp. Ngay cả những cô gái ngày thường chỉ mặc trang
phục đen theo quy định của Hồi giáo thì lúc đón tân niên cũng được phép mặc những
bộ quần áo nhiều màu rực rỡ.
Năm mới với người Ai Cập là một ngày lễ trọng đại và tràn ngập không khí lễ hội.
Mặc dù ai cũng biết khi nào năm mới bắt đầu, nhưng người Ai Cập vẫn có phong tục
ngắm trăng lưỡi liềm mới trước khi có lời tuyên bố chính thức. Việc ngắm trăng được
tiến hành tại nhà thờ Hồi Giáo Muhammed Ali, trên đỉnh đồi ở Cairo. Thông điệp
được truyền cho người đứng đầu nhà thờ (Grand Mufti), người sau đó sẽ tuyên bố thời
khắc năm mới. Vào ngày này, tất cả mọi người đều mặc quần áo đặc biệt, thậm chí
đến cả phụ nữ, những người ngày thường chỉ làm bạn với màu đen, cũng được phép
trưng diện những bộ đồ sáng màu.
Ở Môritani, con gái trước khi lấy chồng phải ăn uống tẩm bổ thật nhiều để cơ thể phát
triển đến mức cao nhất. Một người phụ nữ to béo, eo to, cổ ngắn, ngực to, vai rộng
được xem là một phụ nữ đẹp, quyến rũ. Không cần khuôn mặt xinh đẹp, vóc dáng
thon thả mà chỉ cần có các tiêu chuẩn trên thì các cô gái Môritani được xem là những
người phụ nữ có vẻ đẹp truyền thống nơi đây. Bất kỳ người đàn ông nào cũng tự hào
khi cưới được một người vợ có đầy đủ các tiêu chuẩn này. Thậm chí, nếu cô nào
không thể béo lên được là đồng nghĩa với việc cô không lấy được chồng. Vì vậy,
những gia đình có con gái thì truớc khi con họ đến tuổi trưởng thành họ phải cho con
gái ăn thật nhiều thức ăn được chế biến từ thịt và sữa bò cho tới khi nào thân thể cô
gái phát triển rõ rệt có thể lấy chồng được mới thôi.
Đám cưới của người Môritani không giống các nơi khác chỉ tổ chức 1-2 ngày, mà ở
đây họ tổ chức liên tiếp 7 ngày và ngày nào cũng náo nhiệt, đông vui. Đám cưới chỉ
kết thúc khi chú rể đưa cho bố mẹ vợ dây màu có xâu tiền trước mặt mọi người để
nhận người thân. Mẹ vợ nhận sợi dây buộc vào cổ chân con gái để nói lên cuộc sống
sau này phát đạt, viên mãn. Sợi dây này của người Môritani cũng giống như chiếc
nhẫn cầu hôn của người phương Tây. Vì vậy, sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu, chú
rể vẫn sống riêng, phải đợi tới hai năm sau chú rể cùng bạn bè dắt lạc đà được trang
điểm đẹp mắt tới đón, hai người mới chính thức sống bên nhau mãi mãi. Trong thời
gian hai năm này, hai người vẫn thỉnh thoảng về ở với nhau. Sau khi cưới, hai người
sống chung một tuần rồi ai về nhà nấy. Hai tháng sau họ gặp lại sống chung hai, bốn
hoặc sáu ngày rồi lại chia tay. Hai hoặc bốn tháng sau họ lại gặp nhau sống với nhau ít
ngày rồi lại thôi. Sở dĩ như vậy vì ở Môritani các cô gái trưởng thành rất sớm, 10 tuổi
đã phát triển toàn diện và có thể lấy chồng, nhưng vì tuổi còn nhỏ, có nhiều chuyện cô
dâu chưa hiểu nên chỉ sống với chồng vài ngày rồi lại về nhà mẹ đẻ để được mẹ dạy
dỗ và hướng dẫn thêm. Cứ như vậy trong suốt hai năm gặp gỡ rồi lại chia tay, sống
chung ít sống riêng nhiều, cô dâu đã dần dần trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm để
tự xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Còn việc tại sao cô dâu, chú rể chỉ
chọn các ngày tháng chẵn để gặp và sống với nhau là vì người dân Môritani rất tin vào
những con số chẵn, họ cho rằng các số chẵn thể hiện sự may mắn, tốt lành, nên làm
bất kỳ công việc gì họ cũng nhất nhất chọn những ngày mang số chẵn.
Tại vùng Tualaji của xứ sở Libi có một phong tục rất lạ. Phong tục này được lưu giữ
từ thời xã hội mẫu hệ và cũng ít nhiều liên quan tới hôn nhân. Đó chính là phong tục
đàn ông che mạng. Che mạng là một nét văn hoá của người châu Phi, nhưng từ trước
tới nay hầu như chỉ có người phụ nữ phải che mạng cho kín đáo để không bị người
ngoài nhìn thấy. Còn ở Tualaji, những người đàn ông nào được coi là công dân tự do
mới được che mạng. Đàn ông ở khu vực khác khi kết hôn với cô gái ở Tualaji phải ở
rể và khi chuyển đến ở nhà vợ sẽ phải mang mạng che mặt. Có một điều đặc biệt
mang dấu ấn mẫu hệ ở đây là đàn ông dù là công dân tự do nhưng lấy vợ nô lệ thì con
cái sinh ra không đựoc coi là công dân tự do và không được phép che mạng. Còn phụ
nữ có quyền tự do dù lấy chồng nô lệ nhưng khi sinh con thì con cái của họ vẫn được
coi là công dân tự do và có quyền che mạng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phong_tuc_tap_quan_chau_phi_0737_2181371.pdf