Tài liệu Phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nông dân: 42 Xã hội học số 3 (83), 2003
Phong trào phát triển kinh tế
xóa đói giảm nghèo của nông dân1
Bế Quỳnh Nga
1. Biến đổi xã hội và một số vấn đề xã hội nông thôn
1.1. Phân tầng xã hội
Sau đổi mới, cơ cấu giai cấp xã hội đã biến đổi gắn với sự phân tầng xã hội.
Sự phân tầng xã hội đã tồn tại tr−ớc thời kỳ đổi mới nh−ng ch−a rõ nét. B−ớc chuyển
từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị tr−ờng đã làm cho quá trình phân
tầng xã hội diễn ra nhanh chóng và sâu sắc hơn. Phân tầng xã hội diễn ra trên quy
mô toàn quốc gia, ở mọi lĩnh vực, mọi địa bàn nh− nông thôn, đô thị. Quá trình phân
tầng xã hội theo mức sống hay phân hóa giầu nghèo đang diễn ra và ngày càng sâu
sắc hơn ở Việt Nam.
So sánh khoảng cách mức thu nhập của hộ giàu đối với hộ nghèo qua các năm
là nh− sau: năm 1990 cách nhau 7,75 lần; năm 1991 cách nhau 10,10 lần; năm 1992
cách nhau 8,20 lần (cuối năm 1991 và đầu năm 1992 một số vùng bị mất mùa)
(Nguyễn Văn Tiêm 1993).
Phân tầng xã hội theo ...
10 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nông dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 Xã hội học số 3 (83), 2003
Phong trào phát triển kinh tế
xóa đói giảm nghèo của nông dân1
Bế Quỳnh Nga
1. Biến đổi xã hội và một số vấn đề xã hội nông thôn
1.1. Phân tầng xã hội
Sau đổi mới, cơ cấu giai cấp xã hội đã biến đổi gắn với sự phân tầng xã hội.
Sự phân tầng xã hội đã tồn tại tr−ớc thời kỳ đổi mới nh−ng ch−a rõ nét. B−ớc chuyển
từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị tr−ờng đã làm cho quá trình phân
tầng xã hội diễn ra nhanh chóng và sâu sắc hơn. Phân tầng xã hội diễn ra trên quy
mô toàn quốc gia, ở mọi lĩnh vực, mọi địa bàn nh− nông thôn, đô thị. Quá trình phân
tầng xã hội theo mức sống hay phân hóa giầu nghèo đang diễn ra và ngày càng sâu
sắc hơn ở Việt Nam.
So sánh khoảng cách mức thu nhập của hộ giàu đối với hộ nghèo qua các năm
là nh− sau: năm 1990 cách nhau 7,75 lần; năm 1991 cách nhau 10,10 lần; năm 1992
cách nhau 8,20 lần (cuối năm 1991 và đầu năm 1992 một số vùng bị mất mùa)
(Nguyễn Văn Tiêm 1993).
Phân tầng xã hội theo mức sống ở Việt Nam hiện nay cho thấy mức chênh
lệch giầu nghèo ngày càng lớn, chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và
20% nghèo nhất năm 1993-1995 là 6,9 lần; năm 1996 là 7,3 lần và năm 1998 là 11,26
lần. Sự chênh lệch mức sống giữa đô thị và nông thôn là lớn hơn rất nhiều so với sự
chênh lệch này trong mỗi khu vực .
1.2. Nghèo đói ở nông thôn
Cũng nh− nhiều n−ớc đang phát triển trên thế giới, nghèo đói ở nông thôn
Việt Nam là một hiện t−ợng phổ biến. Theo con số gần đây nhất thì 76% dân số Việt
Nam hiện nay sống ở nông thôn và trong đó gần 70% dân số sống chủ yếu nhờ nông
nghiệp. Sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và đô thị đ−ợc thể hiện qua những số
liệu sau:
Trong số 20% dân số nghèo nhất thì có đến gần 90% là sống ở nông thôn, còn
gần hai phần ba trong nhóm 20% giầu nhất là ở đô thị. Mức sống của các hộ thành
1 Bài viết này là sự tóm l−ợc nghiên cứu về phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Ngoài việc sử
dụng các tài liệu sách, báo, tạp chí đề cập đến đề tài, nghiên cứu còn dựa trên những tài liệu điền dã tại xã Thuỵ Liên,
huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình do nhóm nghiên cứu tiến hành vào tháng 11 năm 2002.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bế Quỳnh Nga 43
thị tính bình quân theo chi tiêu đầu ng−ời cao hơn 60% so với các hộ nông thôn. Đói
nghèo ở các vùng nông thôn luôn có quan hệ trực tiếp với sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ
dân thành thị nghèo tuyệt đối năm 1996 là 8%, trong khi đó ở nông thôn con số này
gấp ba: 22,5% (Việt Nam thúc đẩy 1998).
Công cuộc đổi mới mặc dù đã làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam theo h−ớng
ổn định và phát triển, nh−ng Việt Nam vẫn còn là quốc gia có thu nhập thấp (gần
300 đô la/đầu ng−ời). Để giải quyết thách thức này về chính sách đòi hỏi phải có sự
tập trung mạnh mẽ hơn vào những −u tiên làm giảm đói nghèo. Xét về tỷ lệ của các
khu vực nghề nghiệp khác nhau và vào sự nghèo khó chung của đất n−ớc, thì thông
điệp chính sách mạnh mẽ nhất là hơn 3/4 ng−ời nghèo sống trong các hộ gia đình mà
chủ hộ làm nông nghiệp. Điều này có nghĩa rằng nếu muốn giảm mạnh mức đói
nghèo thì các chính sách giảm đói nghèo ở Việt Nam phải nhằm vào các hộ gia đình
nông nghiệp; bất kỳ chính sách nào không nhắc đến ng−ời nông dân thì sẽ bỏ qua
hơn 75% số ng−ời nghèo (Ngân hàng Thế giới 1/1995).
1.3. Giảm sút phúc lợi công
Từ khi tiến hành cải cách, hệ thống phúc lợi xã hội quốc gia bị thu hẹp lại,
điều này làm cho hệ thống phúc lợi xã hội cấp xã kém đi. Tr−ớc đây, bằng nguồn lực
của mình các địa ph−ơng tự hỗ trợ những gia đình nghèo. Sau cải cách kinh tế nhiều
cơ sở, tổ chức đã bị giải thể. Mặc dù còn tồn tại hợp tác xã không còn thực hiện chức
năng điều hòa kinh tế nh− việc thực hiện bảo hiểm xã hội và trợ giúp các gia đình
khó khăn nghèo túng nh− tr−ớc đây nữa (Ngân hàng Thế giới 10/1995).
Cuộc điều tra mức sống c− dân năm 1998, khi tìm hiểu về phúc lợi xã hội theo
các ch−ơng trình hay chính sách xóa đói giảm nghèo của chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ trong n−ớc và quốc tế đã kết luận rằng số tiền nhận đ−ợc ở đây là không
đáng kể, khoảng 0,92USD và 0,40USD t−ơng ứng cho 1 ng−ời/năm. Phạm vi ảnh
h−ởng của ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo rất nhỏ: chỉ có 2,2% dân số trong các hộ
gia đình nhận đ−ợc phúc lợi từ các ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo. Điều này cho
thấy phạm vi hạn chế của các ch−ơng trình phúc lợi xã hội (Tấn công đói nghèo
12/1999).
2. Các hoạt động phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
2.1 Đa dạng hóa thu nhập
Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam đòi hỏi vừa tăng thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp lẫn đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp.
Những tăng tr−ởng trong nông nghiệp và ngoài nông nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra công ăn việc làm ở nông thôn và trong việc tăng thu nhập cho hộ gia
đình. Phát triển khu vực nông nghiệp ở nông thôn bao gồm tăng năng suất lúa và các
loại hoa màu cho thu nhập cao. Để làm đ−ợc điều này các địa ph−ơng đã vận động
nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật và đ−a giống lúa mới vào nông thôn: "Xã tổ
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nông dân 44
chức tập huấn những vấn đề kỹ thuật mới, việc phòng trừ sâu bệnh, phổ biến cho bà
con nông dân về cây, con, giống mới để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Tr−ớc
đây gieo mạ ngoài đồng mất 2 tháng, nay gieo mạ nền thời gian chỉ mất 2 tuần. ở
địa ph−ơng từ 1997 bà con nông dân chuyển sang trồng giống lúa lai cho năng suất
cao hơn (TH 3).
Theo số liệu điều tra về mức sống dân c− từ 1993 - 1998 thì thu nhập từ lúa
sau 5 năm chỉ tăng 21%; trong khi đó chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng 53%;
55% cho cây l−ơng thực khác; 66% cho cây công nghiệp.
Tuy nhiên mức độ tham gia của nhóm nghèo và nhóm giầu là khác nhau.
Những gia đình nghèo chủ yếu là làm nông nghiệp thuần túy nh− trồng lúa và trồng
màu, các gia đình khá giả và giầu có thì mở rộng hơn sang lĩnh vực chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản và xa hơn nữa là đầu t− vào các nghề phi nông nghiệp: "Tr−ớc đây tại
địa ph−ơng chỉ trồng khoai lang, khoai tây cho năng suất kém, chỉ để nuôi lợn. Nay
chuyển sang trồng rau màu xuất khẩu đã đ−ợc 3 năm (từ năm 2000). Thu nhập
trung bình của các hộ gia đình từ rau màu cũng khoảng từ 2.000.000-3.000.000
đồng/năm, có gia đình đ−ợc 5.000.000 đồng/năm. Trồng các loại rau màu này
th−ờng là các hộ nghèo. Các gia đình khá giả cũng trồng các loại rau này nh−ng mở
rộng phát triển chăn nuôi cá, ngan, gà, lợn... Các hộ giàu của xóm đầu t− vào nghề
mộc, thuê nhân công đóng đồ gỗ" (TH 14).
2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Trong những năm gần đây nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây khác
đ−ợc khuyến khích và tạo điều kiện. Nông dân ở nhiều nơi đã mạnh dạn chuyển đổi
hẳn từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp cho thu nhập cao hơn: "Từ năm 2000 xã
Thuỵ Liên chuyển 20 héc ta lúa xấu sang trồng cói, b−ớc đầu đã cho kết quả khá tốt.
Theo tính toán của bà con nông dân thì thu hoạch cói so với lúa tăng từ 2-2,5
lần"(TH 1).
Nhiều địa ph−ơng làm tốt công tác thông tin tuyên truyền vận động bà con
mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Để thuyết phục hơn các hộ có ý định
chuyển đổi đ−ợc đi tham quan các mô hình làm ăn ở nơi khác: "Hội Nông dân kết hợp
với xã tổ chức cho ng−ời có nguyện vọng mở rộng chăn nuôi trồng trọt đi tham quan
học hỏi kinh nghiệm ở các địa ph−ơng khác, thí dụ vừa qua đã có một đoàn lên Đông
H−ng tham quan cách chăn nuôi gà, nuôi lợn thịt siêu nạc" (TH 6).
Trong quá trình sản xuất nhiều ng−ời đã tích luỹ đ−ợc những kinh nghiệm và
họ đã chia sẻ những điều này để giúp đỡ các hộ khác cùng nhau nâng cao thu nhập
cải thiện cuộc sống . Đó là tr−ờng hợp gia đình ông Đ.X. T 65 tuổi là bộ đội phục viên,
hiện sống với vợ và gia đình ng−ời con trai cùng mẹ già. Khi về địa ph−ơng ông đã
thử trồng các loại cây ăn quả nh− cam, táo...nh−ng không có hiệu quả vì đất ở địa
ph−ơng là đất phèn chua. Qua một số năm thử nghiệm ông thấy cây hòe rất phù hợp
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bế Quỳnh Nga 45
với đồng đất quê nhà, cho năng suất thu hoạch ổn định, tận dụng đ−ợc đất đai và
đầu ra dễ dàng. Ông T. đã vận động các hộ khác trong làng nên trồng hòe, ông cung
cấp giống cho họ và h−ớng dẫn cách chăm sóc cây, ông tâm sự: "Đất đai ở đây chỉ có
trồng hòe là tốt nhất vì hòe −a đất thịt gần biển. Hiện nay mỗi gia đình trong làng
thu nhập hòe trung bình là từ 2- 3 triệu đồng/năm" (TH 9).
2.3. Đoàn kết giúp đỡ các hộ nghèo
Giúp đỡ các hộ nghèo là một trong những hoạt động của Phong trào xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn. Ngoài việc đ−ợc h−ởng chính sách chung của nhà n−ớc đối
với hộ nghèo, chính quyền xã, hợp tác xã cùng các ban ngành đoàn thể khác còn hỗ
trợ các hộ này vay vốn, giống, phân bón từ các quỹ tín dụng hoặc khuyến khích các
hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo. Nếu có rủi ro đột xuất thì chính quyền cùng các đoàn
thể giúp công, tiền, gạo cho gia đình khó khăn: "Các hộ nghèo đ−ợc giúp vay vốn,
h−ớng dẫn phát triển kinh tế. Các hộ neo ng−ời đ−ợc các đoàn thể hỗ trợ giúp công
lao động, giúp giống, vốn. Con em đi học đ−ợc miễn học phí, các gia đình này còn
đ−ợc cấp thẻ bảo hiểm y tế" (TH 5).
Trong Phong trào xóa đói giảm nghèo, đ−ợc sự trợ giúp của cộng đồng, các
hộ nghèo cũng cố gắng v−ơn lên để không bị tụt hậu. Để phát triển kinh tế, những
gia đình nghèo với quỹ đất ít ỏi đã tận dụng từng mảnh đất và tranh thủ thời gian
từng giờ từng phút để sản xuất. Tất nhiên điều này cũng chỉ giúp gia đình họ có
một khoản thu nhập nhất định nhằm giảm bớt khó khăn, thay đổi hiện trạng, chứ
không thay đổi đựợc cấu trúc kinh tế hộ gia đình. Đó là tr−ờng hợp Anh N.X.T bộ
đội phục viên 44 tuổi, gia đình có 3 khẩu (vợ và con trai 12 tuổi). Gia đình anh T. là
gia đình nghèo trong xóm vì anh ốm đau suốt trong mấy năm vừa qua nay mới đỡ.
Cũng nh− các gia đình khác trong xã, gia đình anh T. là điển hình cho ng−ời nông
dân "Một nắng hai s−ơng" cần cù, chịu khó. Anh tâm sự: "Tôi và vợ tôi chỉ đi ngủ
sau 10 giờ r−ỡi tối và không bao giờ dậy sau ba r−ỡi sáng. Khi tôi dậy lo cho lợn gà
ăn và làm việc nhà thì vợ tôi đi hái rau đem ra chợ bán". Về sự trợ giúp của cộng
đồng đối với gia đình, anh T. nói: "Trong 2 năm tôi bị bệnh nặng, bà con và các
đoàn thể luôn thăm hỏi động viên. Vừa qua 5 đoàn thể của địa ph−ơng đã giúp gia
đình làm đ−ờng vào nhà vì nhà tôi ở cuối xóm. Con đ−ờng này dài khoảng hơn 10
mét và khá rộng" (TH 10).
2.4. Các hộ nông dân khá giả phát triển kinh tế
Khác với các gia đình nghèo, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã tạo
cơ hội cho các gia đình giầu có và khá giả mở mang các doanh nghiệp ở địa ph−ơng,
nơi thu hút nhân công lao động nông thôn d− thừa. Với những suy nghĩ trăn trở về
cách làm giầu chính đáng, họ không những mong làm ăn có thu nhập cao mà còn −ớc
muốn thay đổi hẳn cách suy nghĩ, cách làm việc, và hơn thế nữa đó là đ−a một thói
quen "công nghiệp" cho những ng−ời nông dân. Về điều này anh T., ông chủ một
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nông dân 46
doanh nghiệp dệt cói và mây tre đan còn rất trẻ nh−ng đã có những suy nghĩ thật sắc
sảo:"Bản thân ng−ời dân lao động còn suy nghĩ đơn giản, thích làm lao động chân
tay đơn giản kiếm 10-15.000đ/ngày. Riêng tôi có mong muốn để họ làm bằng đầu,
bằng nghề của mình để có thu nhập cao trong cùng một thời gian bỏ ra. Nh− vậy mới
cho năng suất cao, sản xuất mở rộng và phát triển, vậy mới có tích lũy" (TH 2).
Đổi mới t− duy, dám nghĩ dám làm để thay đổi hẳn cách làm ăn, mở ra những
quy mô sản xuất mới là nét đặc tr−ng của các hộ giầu. Đón tr−ớc những cơ hội mới ở
địa ph−ơng, có những hộ đã chuyển kinh doanh của gia đình sang h−ớng hoàn toàn
mới. Đó là tr−ờng hợp gia đình chị P.T.Q, giám đốc doanh nghiệp t− nhân Đức Hậu.
tr−ớc đây gia đình chị làm máy xay xát gạo cung cấp cho các gia đình làm men r−ợu
trong xóm với lãi xuất khoảng trên d−ới 10 triệu đồng/tháng. Khi xã có chủ tr−ơng
chuyển trồng lúa sang trồng cói và đ−ợc đi tham quan nơi sản xuất cói ở Ninh Bình,
chị đã mạnh dạn chuyển hẳn sang nghề dệt cói. Khi đ−ợc hỏi tại sao chị lại quyết
định chuyển sang dệt cói, chị nói: "Tôi nghĩ địa ph−ơng đã từng có nghề dệt chiếu và
tôi muốn khôi phục một nghề mà sử dụng đ−ợc nhiều lao động, mở rộng đ−ợc sản
xuất kinh doanh, tận dụng đ−ợc nguyên liệu của địa ph−ơng và trong t−ơng lai sẽ
cho thu nhập ổn định".
Đóng góp cho phát triển kinh tế địa ph−ơng còn phải kể đến những hộ khá giả
có nghề gia đình truyền thống lâu năm. Những gia đình này trong thời bao cấp
không mở mang kinh tế đ−ợc và nếu có cũng chỉ ở quy mô rất nhỏ. Sau chính sách
mở cửa của Nhà n−ớc, họ đã v−ơn lên làm giàu bằng chính nghề nghiệp của ông cha
để lại. Đó là tr−ờng hợp 9 doanh nghiệp gia đình làm men r−ợu ở xóm 15 xã Thuỵ
Liên. Thu nhập của 9 gia đình này là 15- 16 tỷ/năm, bằng thu nhập từ lúa của cả xã
Thuỵ Liên.
Trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa
đói giảm nghèo và làm giàu, ở nhiều nơi các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp đỡ
từ 2- 3 hộ nghèo đói v−ơn lên. Đã có 5.000 hộ nghèo đ−ợc giúp đỡ, v−ơn lên khá giả,
góp phần tăng tỷ lệ hộ giàu từ 20% năm (1998) lên 25% (năm 2001) và giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 19% (năm 1998) xuống 16,7% (năm 2001) (Hội Nông dân Việt Nam, 2002).
Ngoài việc tạo công ăn việc làm, giúp đỡ các hộ nghèo v−ơn lên, những hộ giàu
còn đóng góp cho quỹ phúc lợi trong và ngoài địa ph−ơng nh− ủng hộ Hội Ng−ời mù,
ủng hộ Quỹ Trẻ em bị chất độc mầu da cam, làm nhà tình nghĩa và trợ giúp các gia
đình gặp rủi ro.
Nh− vậy ta thấy sự khác nhau trong cách thức phát triển kinh tế của các
hộ nghèo và các hộ giàu. Ngoài việc đ−ợc h−ởng những chính sách vĩ mô và vi mô
nh− quyền sử dụng đất đai, hỗ trợ vốn làm ăn nh− các gia đình khác, ng−ời nghèo
còn đ−ợc một số khoản −u tiên khác nh− miễn thuế nông nghiệp và một số khoản
đóng góp, nh−ng họ vẫn gặp nhiều khó khăn. Với diện tích đất thâm canh hạn chế
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bế Quỳnh Nga 47
thì d−ờng nh− những biện pháp can thiệp nông nghiệp thuần túy không tạo mấy
cơ hội cho ng−ời nông dân bần cùng thoát khỏi cảnh nghèo. Không có vốn tích lũy
nên các hộ nghèo không mở rộng đ−ợc sản xuất, thay đổi đ−ợc cách làm ăn. Do
vậy, mặc dù cố gắng bằng mọi cách, họ cũng chỉ cải thiện tình trạng nghèo của
mình chứ không phát triển đến mức làm thay đổi cấu trúc kinh tế của gia đình.
Trong khi đó, các hộ gia đình giàu và khá giả có trong tay những nguồn lực phi
đất đai nh− tiết kiệm, vốn liếng, kỹ năng và lao động, đã phát huy đ−ợc thế mạnh
mở rộng sản xuất. Th−ờng là những nhà quản lý giỏi, có thu nhập cao, nắm giữ
nguồn vốn lớn, họ còn v−ơn tới những địa ph−ơng khác trong cả n−ớc. Trong quá
trình mở mang phát triển kinh tế, chính những hộ giàu đã làm thay đổi cấu trúc
kinh tế. Những hộ này là những nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế ở
địa ph−ơng trong phong trào xóa đói giảm nghèo. Đó chính là sự khác nhau về
chức năng của phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo giữa hộ nghèo
và hộ giầu ở nông thôn hiện nay.
Nhận thức đ−ợc vai trò của các hộ giàu sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế ở địa
ph−ơng , chính quyền xã đã tạo điều kiện cho họ: "xã khuyến khích các hộ làm giàu
để các hộ này có thể giúp đ−ợc các hộ nghèo công ăn việc làm và sử dụng đ−ợc lao
động d− thừa ở địa ph−ơng. Thí dụ xã cấp cho doanh nghiệp Đức Hậu 1300m2 mặt
bằng để xây dựng nhà x−ởng, cấp cho cơ sở sản xuất Mây tre đan 900m2 và đ−ợc
quyền sử dụng trong 20 năm" (TH 5).
3. Các tác nhân của phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo
của nông dân
3.1. Chính quyền và phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo
Chính phủ Việt Nam đã khởi x−ớng hàng loạt những chính sách can thiệp
liên quan đến xóa đói giảm nghèo cụ thể nh− giao quyền sử dụng đất nông nghiệp và
đất rừng; cung cấp tín dụng cho ng−ời nghèo; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát
triển các dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ sản xuất nh− khuyến nông khuyến lâm cung
ứng vật t− chuyển giao công nghệ; khuyến khích tạo công ăn việc làm; định canh
định c− cho các dân tộc ít ng−ời quen sống du canh du c−; phủ xanh đất trống đồi
trọc; củng cố hệ thống giáo dục, y tế và mạng l−ới bảo trợ và an sinh xã hội.
Ngoài các hỗ trợ của Chính phủ, các tỉnh, huyện còn mở các lớp khuyến nông
giúp bà con nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ mùa
màng và đ−a cây, con giống mới vào nông thôn.
Vai trò của ủy ban nhân dân xã hiện nay cũng đã thay đổi. Tr−ớc thời kỳ đổi
mới ủy ban nhân dân xã chỉ làm các công việc hành chính sự vụ. Sau năm 1990, Nhà
n−ớc đã ban hành luật ngân sách, do vậy vai trò của ủy ban nhân dân xã đã đ−ợc
nâng lên vì đã có ph−ơng tiện để điều hành và thực hiện. Mọi vấn đề về nông nghiệp
và phát triển nông thôn đều thông qua chính quyền xã, chính quyền là chủ đầu t−.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nông dân 48
3.2. Hợp tác xã và ng−ời nghèo ở địa ph−ơng
Tr−ớc năm 1987 hợp tác xã là chỗ dựa cho nông dân, nhất là nông dân nghèo
không những về mặt tiêu thụ sản phẩm mà còn d−ới dạng những yếu tố đầu vào
đ−ợc trợ giá và chuyển giao công nghệ thông qua các cán bộ hợp tác xã. Qua một thời
gian dài hoạt động ở nông thôn, cơ chế này đã tỏ ra không thật sự có hiệu quả. Sau
Đổi mới hợp tác xã chỉ còn thực hiện một số chức năng nh− cung cấp n−ớc và các vật
t− đầu vào khác. Gần đây theo chính sách mới hợp tác xã thực sự là tổ chức tự
nguyện làm các dịch vụ theo sự thỏa thuận với bà con nông dân. Đối với bà con nông
dân nghèo hợp tác xã trợ giúp bằng cách cho vay giống, phân bón, thuốc trừ sâu và
trả sau khi thu hoạch vụ mùa.
3.3. Vai trò các đoàn thể chính trị- xã hội
Các đoàn thể nh− Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Ng−ời
cao tuổi và Đoàn Thanh niên ở tất cả các địa ph−ơng đều tham gia tích cực vào
phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên sự tham gia của từng
đoàn thể đi sâu vào các lĩnh vực phù hợp với đặc điểm xã hội và mục đích tôn chỉ của
từng hội.
3.3.1. Hội Nông dân
Hội Nông dân trong thời kỳ Đổi mới có những hoạt động nổi bật hơn, nhất là
từ khi hội Nông dân Việt Nam ra đời (3/1988). Tr−ớc đây khi là Nông hội, khi là Hội
Nông dân tập thể, hoạt động của hội Nông dân không rõ nét do tổ chức không chặt
chẽ, kinh phí cho hoạt động không có.
Hình thức và nội dung hoạt động của hội Nông dân hiện nay ngày càng đa
dạng và đổi mới: hoạt động của các cấp hội ngày càng h−ớng về cơ sở, đáp ứng các
lợi ích thiết thực của nông dân. ở nhiều địa ph−ơng các cấp hội Nông dân đã tổ
chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học- công nghệ; h−ớng dẫn tham quan
học hỏi kinh nghiệm; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu khoa học- kỹ thuật; tín chấp cho
nông dân nghèo vay vốn ngân hàng; xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân; thực hiện các
dự án phát triển sản xuất; giải quyết việc làm; xây dựng câu lạc bộ để bàn cách làm
ăn; tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân d−ới nhiều hình thức. Các cấp
hội còn mở hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật đầu bờ cho 1.296.131 l−ợt hộ nông dân
(Văn Thành, 4/2001).
3.3.2. Hội Phụ nữ
Nhằm mục đích phát triển sản xuất , tiếp thu chuyển giao khoa học kỹ thuật,
đ−a cây con giống mới vào nông thôn, hội Phụ nữ đã tổ chức các lớp học tại xã hoặc
tại các chi hội cho chị em hội viên. Hội Phụ nữ đứng ra tín chấp vay vốn cho chị em
để phát triển chăn nuôi trồng trọt, đa dạng hóa các nguồn thu nông nghiệp và phi
nông nghiệp. Chị em phụ nữ còn nhận công trình làm để lấy tiền gây quỹ hoạt động
và trợ giúp các gia đình nghèo, khó khăn .
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bế Quỳnh Nga 49
3.3.3. Các đoàn thể khác
Hội Cựu chiến binh th−ờng là hội đầu tầu g−ơng mẫu trong các phong trào
giáo dục cho thế hệ trẻ, vận động bà con nông dân giao nộp sản phẩm đúng thời hạn,
hỗ trợ vay vốn. Hội Ng−ời cao tuổi vận động con cháu và bản thân các cụ cũng tham
gia vào sản xuất. Đoàn Thanh niên ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, giữ vệ
sinh môi tr−ờng, thực hiện nếp sống mới trong việc c−ới xin còn là lực l−ơng xung
kích đi đầu trong sản xuất.
3.3.4. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và ch−ơng trình xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam
Tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là các tổ chức
Quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển
châu á, UNDP, UNICEF, UNFPA, đến tổ chức Plan quốc tế, SIDA, OXFAM các
n−ớc, Quỹ Cứu trợ Nhi đồng các n−ớc... Các tổ chức này đã tiến hành những nghiên
cứu t− vấn cho Chính phủ và các nhà tài trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra họ còn đ−a đến nông thôn Việt Nam, nhất
là những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo những dự án về phát triển sản xuất nhằm
xóa đói giảm nghèo. Mục đích của các dự án này không nhằm cung cấp tài chính cho
địa ph−ơng để giải quyết nghèo đói tr−ớc mắt mà cung cấp cho họ những kiến thức,
kỹ năng và vận động ng−ời dân tham gia vào quá trình lập kế hoạch cũng nh− thực
hiện và tiếp tục các ch−ơng trình đó.
4. Các giai đoạn của phong trào
Trong những năm cuối của thập niên 80, vấn đề nghèo đói đã đ−ợc chính
quyền địa ph−ơng và tổ chức đảng của một số huyện phải đối mặt với nghèo đói coi là
điều cần đ−ợc −u tiên. Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đề cập đến tình trạng nghèo
đói tại những vùng sâu vùng xa và nhấn mạnh rằng các cơ quan chính phủ còn thiếu
quan tâm đến việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nh− hạ tầng cơ sở, trung tâm y tế, giáo
dục tại các xã cho ng−ời nghèo, đặc biệt là những vùng xã xôi hẻo lánh.
Năm 1992, thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên đã khởi x−ớng phong trào
Xóa đói giảm nghèo. Chính quyền địa ph−ơng và nhân dân đã nhận thức đ−ợc rằng các
nỗ lực cải cách sẽ mang lại những lợi ích khác nhau cho các nhóm dân c− khác nhau và
các vùng địa lý khác nhau. Những ng−ời nghèo bị tụt lại phía sau rất cần sự giúp đỡ để
duy trì đ−ợc mức sống tôi thiểu. Nhờ có sáng kiến này, thành phố đã thông qua ngân
sách hỗ trợ trực tiếp cho các xã khó khăn và những ng−ời nghèo nhất. Điều này đã đ−ợc
các địa ph−ơng khác và công chúng ủng hộ. Ngoài sự ủng hộ của chính quyền địa
ph−ơng thì sự tự trợ giúp và tham gia của ng−ời dân từ d−ới lên là rất quan trọng để các
hoạt động xóa đói giảm nghèo đến đ−ợc với ng−ời dân một cách có hiệu quả.
Sau năm 1993, các hoạt động xóa đói giảm nghèo đã đ−ợc các tỉnh tham gia
hàng loạt. Bộ Lao động - Th−ơng binh và Xã hội đã đ−a ra chuẩn quốc gia đầu tiên
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của nông dân 50
về ng−ỡng nghèo và sau đó năm 1995 đã đ−ợc sửa đổi lại. Đại hội Đảng lần thứ VIII
năm 1996 cũng vạch ra Ch−ơng trình Quốc gia Xóa đói giảm nghèo trong t−ơng lai
với việc vạch ra các mục tiêu, các biện pháp chính sách. Nh− vậy là xóa đói giảm
nghèo đã trở thành một chính sách quốc gia quan trọng. Chính phủ đã mất hai năm
để định ra tổ chức và thể chế của ch−ơng trình. Tháng 7 năm 1998, Ch−ơng trình
Mục tiêu Quốc gia về Xóa đói giảm nghèo đã đ−ợc Chính phủ phê duyệt và thành lập
(Ch−ơng trình 133) cho giai đoạn 1998- 2000. Cũng vào tháng 7 năm 1998, chính
phủ đã hình thành một ch−ơng trình có liên quan để giúp đỡ các xã miền núi vùng
sâu vùng xa nghèo nhất (Ch−ơng trình 135) (Tấn công nghèo đói 1999).
Nh− vậy Ch−ơng trình Xóa đói giảm nghèo lúc đầu là sáng kiến của địa
ph−ơng đ−ợc đông đảo công chúng ủng hộ đã trở nên ch−ơng trình mục tiêu quốc gia.
5. Kết luận
• Có thể nói hoạt động Phát triển kinh tế Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là
một phong trào xã hội lớn nhất của nông dân hiện nay. Phong trào này phát
triển trên quy mô cả n−ớc .
• Phong trào Phát triển kinh tế Xóa đói giảm nghèo đ−ợc đông đảo nông dân
tham gia h−ởng ứng. Hộ nghèo cố gắng thay đổi hiện trạng, giảm đói nghèo,
trong khi đó hoạt động kinh tế của hộ giàu nhằm tiến tới thay đổi cơ cấu kinh
tế ở nông thôn theo h−ớng sản xuất hàng hóa.
• Các tác nhân của phong trào Phát triển kinh tế Xóa đói giảm nghèo ở nông
thôn gồm: Nhà n−ớc (chính quyền trung −ơng và địa ph−ơng), các đoàn thể
chính trị xã hội nh− Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...
• Cố gắng của các tổ chức Quốc tế và các tổ chức Phi chính phủ nhằm giảm đói
nghèo cho Việt Nam đã đ−a đến những thay đổi về chính sách nhằm giúp đỡ
ng−ời nghèo một cách có hiệu quả hơn.
Cũng nh− các phong trào xã hội khác, phong trào phát triển kinh tế xóa đói
giảm nghèo có một quá trình nhất định mà đặc tr−ng rõ nét nhất là nó bắt đầu từ
sáng kiến của địa ph−ơng và trở thành "Định chế xã hội": từ 1998 xóa đói giảm
nghèo đã đ−ợc đ−a lên thành ch−ơng trình mục tiêu quốc gia (ch−ơng trình 133 và
ch−ơng trình 135).
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Lao động, Th−ơng binh và Xã hôi, Chiến l−ợc xóa đói giảm nghèo 2001- 2010, Hà Nội,
2001.
2. David Popenoe, Collective behavior and social movement, Sociology, New Jesey, 1986.
3. Gordon Marsall, Social movement, Dictionary of sociology, 1998, Oxford- New York.
4. Hội nông dân Việt Nam, Báo cáo tình hình thực hiện công tác thi đua khen th−ởng của
Hội Nông dân Việt Nam từ năm 2001 đến nay (tháng 5/2002).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bế Quỳnh Nga 51
5. Hội Nông dân Việt Nam, Kỷ yếu Đại hội Nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ
nhất, Hà Nội, 2001.
6. Hội Nông dân Việt Nam, Những việc làm nổi bật, những điển hình tiên tiến của các tỉnh,
thành hội năm 2000, Hà Nội, 2001.
7. Kabalina V.I, Nhân danh ai, chống lại ai, vì những hệ giá trị gì?, Các Nghiên cứu Xã hội
học, 6/1996 (tiếng Nga)
8. Klonov V, Sức mạnh và những điểm yếu của phong trào dân chủ, Các Nghiên cứu xã hội
học 6/1996 (tiếng Nga).
9. Liên Hiệp Quốc, Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 10/1995.
10. Monucova. G.A, Những lý do và hệ giá trị trong việc tham gia vào phong trào dân chủ,
Các Nghiên cứu Xã hội học, 6/1996 (tiếng Nga).
11. Ngân hàng Thế giới, Hội nghị nhóm t− vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14-
15/12/1999. Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000: Tấn công nghèo đói.
12. Ngân hàng Thế giới, Xóa bỏ nghèo đói, 6/2002.
13. Ngân hàng Thế giới, Việt Nam 2010 tiến vào thế kỷ 21. Báo cáo phát triển Việt Nam 2001.
Các trụ cột của sự phát triển.
14. Ngân hàng Thế giới, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị tr−ờng, 1994.
15. Ngân hàng Thế giới, Việt Nam thúc đẩy phát triển nông thôn Việt Nam từ viễn cảnh tới
hành động. Báo cáo cho Hội nghị Nhóm t− vấn các nhà Tài trợ cho Việt Nam , 12/1998.
16. Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đánh giá sự nghèo đói và chiến l−ợc, 1/1995.
17. Phát triển xã hội ở Việt Nam: Một tổng quan xã hội học năm 2000, Hà Nội, KHXH, 2002.
18. Trợ giúp Ng−ời cao tuổi Quốc tế, Hoàn cảnh ng−ời cao tuổi nghèo ở Việt Nam, 2001.
19. ủy ban nhân dân xã Thuỵ Liên, Báo cáo công tác hoạt động chính quyền năm 2002
ph−ơng h−ớng nhiệm vụ năm 2002. Thuỵ Liên. Thái Thuỵ, Thái Bình 2002.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_2003_bequynhnga_09.pdf