Tài liệu Phình động mạch vành trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên – Báo cáo trường hợp lâm sàng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 67
PHÌNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM
CẤP ST CHÊNH LÊN – BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Hoàng Văn Sỹ*, Huỳnh Trung Tín*
TÓM TẮT
Phình động mạch vành là sự dãn mạch vành khu trú so với mạch vành bình thường kế cận. Phình mạch vành
là bệnh lý hiếm gặp, thường phát hiện tình cờ khi chụp mạch vành. Chúng tôi báo cáo một trường hợp phình
mạch vành phát hiện tình cờ trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
Từ khóa: phình động mạch vành, stent bọc
ABSTRACT
CONONARY ARTERY ANEURYSM IN PATIENT WITH ST ELEVATION MYOCARDIAL
INFARCTION-CLINICAL CASE REPORT
Hoang Van Sy, Huynh Trung Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 67 - 71
Coronary artery aneurysms are a localized dilatation of a coronary artery segment more than compared with
adjacent normal segments. It is an uncommon disease, often accidentally detected by coronary angiography. W...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phình động mạch vành trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên – Báo cáo trường hợp lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 67
PHÌNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM
CẤP ST CHÊNH LÊN – BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Hồng Văn Sỹ*, Huỳnh Trung Tín*
TĨM TẮT
Phình động mạch vành là sự dãn mạch vành khu trú so với mạch vành bình thường kế cận. Phình mạch vành
là bệnh lý hiếm gặp, thường phát hiện tình cờ khi chụp mạch vành. Chúng tơi báo cáo một trường hợp phình
mạch vành phát hiện tình cờ trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
Từ khĩa: phình động mạch vành, stent bọc
ABSTRACT
CONONARY ARTERY ANEURYSM IN PATIENT WITH ST ELEVATION MYOCARDIAL
INFARCTION-CLINICAL CASE REPORT
Hoang Van Sy, Huynh Trung Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 67 - 71
Coronary artery aneurysms are a localized dilatation of a coronary artery segment more than compared with
adjacent normal segments. It is an uncommon disease, often accidentally detected by coronary angiography. We
report a case of accidental coronary artery aneurysm in a patient with ST elevation myocardial infarction.
Key words: coronary artery aneurysm, covered stent.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phình động mạch vành (Coronary artery
aneurysm: CAAS) là sự dãn mạch vành khu trú
với đường kính lớn hơn 1,5 lần so với đường
kính đoạn động mạch vành bình thường kế cận.
Phình động mạch vành được gọi là phình khổng
lồ khi đường kính mạch vành > 8mm hoặc > 4
lần đường kính mạch vành bình thường(8). Phình
mạch vành được phân loại thành dạng hình túi
hay dạng hình thoi. Cơ chế phình động mạch
vành được cho là tương tự như phình mạch máu
lớn khác trong cơ thể như phình động mạch chủ
ngực; đĩ là sự phá vỡ cấu trúc lớp trung mạc
mạch máu, dẫn đến tăng sức căng thành mạch
và cuối cùng dẫn đến dãn mạch máu. Phình
mạch vành thường xảy ra ở động mạch vành
phải, tần suất ít hơn xảy ra ở động mạch vành
liên thất trước hoặc động mạch vành mũ. Phình
mạch vành ở thân chung mạch vành hay cả ba
nhánh mạch vành hiếm gặp hơn. Chúng tơi báo
cáo một trường hợp chụp mạch vành phát hiện
tình cờ phình động mạch vành mũ trong bệnh
cảnh nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam 38 tuổi, tiền căn tăng huyết
áp, hút thuốc lá, khơng ghi nhận bệnh lý
Kawasaki trước đĩ, khơng tiền căn gia đình bệnh
mạch vành sớm. Cách nhập viện 20 giờ, bệnh
nhân đột ngột đau ngực sau xương ức dữ dội,
kèm theo vã mồ hơi, khĩ thở, đau ngực kéo dài
trên 20 phút khiến bệnh nhân phải nhập cấp cứu
bệnh viện địa phương, được chẩn đốn nhồi
máu cơ tim cấp thành trước rộng giờ 2 Killip I,
được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết
Streptokinase 1,5MUI, Enoxaparin, Aspirin,
Clopidogrel, Nitrate, Morphine và chuyển đến
đơn vị can thiệp mạch vành vào giờ thứ 20 sau
khởi phát triệu chứng đau ngực. Khám tại thời
điểm nhập viện ghi nhận bệnh nhân tỉnh, giảm
đau ngực, mạch 98 lần/phút, huyết áp đo được
130/80 mmHg. Điện tâm đồ cho thấy ST chênh
lên V2-V5, sĩng Q từ V1-V4, DI-aVL (Hình 1).
* BM Nội tổng quát, Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Hồng Văn Sỹ ĐT: 0975979186 Email: hoangvansy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 68
Hình 1. Điện tâm đồ lúc nhập viện
Men tim troponin I hs lần 1 >1 ng/mL, lần 2
troponin I hs 157,27 ng/mL. Xét nghiệm sinh hĩa
và cơng thức máu trong giới hạn bình thường.
Siêu âm tim ghi nhận khơng rối loạn vận động
vùng, phân suất tống máu thất trái 55%
(Simpson SP), khơng bất thường các van tim.
Bệnh nhân được chẩn đốn nhồi máu cơ tim
cấp ST chênh lên vùng trước rộng giờ thứ 20
Killip I đã điều trị tiêu sợi huyết nghĩ thành
cơng, tăng huyết áp. Diễn tiến sau nhập viện
bệnh nhân hết đau ngực, được điều trị
Enoxaparin, Aspirin, Ticagrelor, Rosuvastatin,
Lisinopril, Bisoprolol và Nitrate. Bệnh nhân
được chụp mạch vành vào ngày thứ 3 sau nhập
viện. Kết quả chụp mạch vành ghi nhận hẹp 80%
LAD tại lỗ, hẹp 70% LAD đoạn giữa, túi phình
LCx đoạn xa với kích thước 8mm x4,5mm, RCA
khơng hẹp (Hình 2A).
Bệnh nhân được đặt 1 stent phủ thuốc 3,0 x
18mm vào LAD I và 1 stetn phủ thuốc 3,0 x
15mm vào LAD II, đặt 1 stent bọc (covered stent)
3,0 x 20mm vào nhánh LCx ngang qua túi phình.
Chụp kiểm tra sau can thiệp dịng chảy TIMI III,
khơng bĩc tách, khơng hẹp tồn lưu trong cả 2
nhánh, đồng thời mất gần hồn tồn thuốc cản
quang vào túi phình ở động mạch vành mũ
(Hình 2B).
Hình 2.. Kết quả chụp mạch vành vào ngày thứ 3 sau nhập viện 2A: Túi phình đoạn xa động mạch vành mũ. 2B: Hình
ảnh động mạch mũ sau can thiệp đặt covered stent.
Bệnh nhân hết đau ngực, tiếp tục duy trì
kháng tiểu cầu kép (aspirin và ticagrelor) và các
thuốc khác. Bệnh nhân được xuất viện sau đĩ 3
ngày.
A B
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 69
BÀN LUẬN
Phình động mạch vành lần đầu được mơ tả
bởi Morgagni vào năm 1761(2). Một số tác giả đề
xuất thuật ngữ “ectasia” để chỉ dãn động mạch
vành nhẹ và “aneurysm” trong trường hợp dãn
lớn với đường kính chỗ dãn lớn hơn 50% đoạn
bình thường; hoặc > 8 mm hay gấp > 4 lần đoạn
động mạch bình thường(8). Tùy thuộc vào sự tồn
vẹn của thành mạch mà phình động mạch vành
được chia thành phình giả, tức thành chỗ phình
chỉ cĩ 1 hay 2 lớp và nguyên nhân thường gặp
trong trường hợp này là do chấn thương ngực
hay do can thiệp mạch vành; hoặc phình thật khi
chỗ phình cĩ 3 lớp của thành mạch, dạng này
thường phình dạng túi. Trường hợp chúng tơi
mơ tả trên phình cĩ dạng túi lớn, bệnh nhân
khơng cĩ tiền căn chấn thương ngực, chưa can
thiệp trên nhánh LCx trước đây nên khả năng
đây là túi phình thật.
Tỉ lệ phình mạch vành trong dân số chung
dao động từ 0,3-5,3%, với tỉ lệ trung bình là
1,65%(1). Theo nghiên cứu CASS(2)gồm 20000
bệnh nhân chụp mạch vành đánh giá bệnh mạch
vành do xơ vữa, cho thấy tỉ lệ phình động mạch
vành là 4,9 %. So sánh giữa 1000 bệnh nhân
trong nhĩm phình động mạch vành và nhĩm
bệnh nhân cĩ hẹp động mạch vành nhưng
khơng phình động mạch vành ghi nhận nhĩm
phình động mạch vành cĩ bệnh ba nhánh mạch
vành, nhồi máu cơ tim cũ, giới nam nhiều hơn.
Tuy nhiên, nhĩm phình động mạch vành cĩ tiền
căn gia đình, bệnh mạch vành do xơ vữa ít hơn
và khơng cĩ khác biệt về phân suất tống máu
thất trái, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút
thuốc lá, bệnh động mạch ngoại biên, tăng lipid
máu, đau thắt ngực so với nhĩm bệnh mạch
vành do xơ vữa đơn thuần. Phân tích trên nhĩm
bệnh nhân phình động mạch vành ghi nhận
phần lớn cĩ hẹp động mạch vành (957 trên tổng
số 978 bệnh nhân), thường hẹp 70% động
mạch vành (888 bệnh nhân). Nhĩm bệnh nhân
phình động mạch vành kèm bệnh mạch vành do
xơ vữa giảm tỉ lệ sống cịn 5 năm so với nhĩm
bệnh nhân bệnh mạch vành đơn thuần. Tuy
nhiên, khi xét đến mức độ nặng của chụp mạch
vành và phân suất tống máu thất trái, khơng
khác biệt tỉ lệ sống cịn giữa 2 nhĩm phình động
mạch vành kèm bệnh mạch vành do xơ
vữanhĩm bệnh nhân bệnh mạch vành đơn
thuần(2).
Nguyên nhân phình mạch vành cĩ thể bẩm
sinh hay mắc phải, trong đĩ chiếm 50% các
trường hợp là do xơ vữa động mạch, các nguyên
nhân khác cĩ thể là phình mạch vành bẩm sinh
(20-30%), do nhiễm trùng, bệnh Kawasaki, rối
loạn mơ liên kết (Hội chứng Marfan, hội chứng
Ehlers Danlos, lupus ), viêm đa động mạch
dạng nốt, bệnh Takayasu, viêm khớp dạng thấp,
giang mai, thuốc cocain, sau can thiệp mạch
vành, chấn thương(1).
Lâm sàng phình động mạch vành thường
khơng triệu chứng. Hầu hết trường hợp phình
động mạch vành biểu hiện như bệnh mạch
vành, với sự hình thành huyết khối trong túi
phình. Dịng chảy chậm, xốy trong túi phình
cùng với lớp nội mạc khơng tồn vẹn là yếu tố
thúc đẩy hình thành huyết khối, thuyên tắc,
đau thắt ngực, khĩ thở, thiếu máu cơ tim cục
bộ, nhồi máu cơ tim, đột tử. Vỡ túi phình hiếm
gặp, là biến chứng thảm họa của phình động
mạch vành gây tràn máu màng ngồi tim,
chèn ép tim(1).
Đa số trường hợp, phình động mạch vành
phát hiện tình cờ khi chụp mạch vành. Tuy
nhiên, phình mạch vành cĩ thể chẩn đốn bằng
siêu âm tim, CT mạch vành hay MRI tim. CTA
cĩ thể cung cấp nhiều thơng tin về đường kính
tối đa, hình thái, hẹp kèm theo, mảng xơ vữa và
liên quan với cấu trúc xung quanh.
Hiện nay, khơng cĩ hướng dẫn điều trị tối
ưu cho phình mạch vành, lựa chọn điều trị gồm
nội khoa, can thiệp mạch vành qua da hay phẫu
thuật, vì vậy điều trị phình mạch vành nên cá
thể hĩa, phụ thuộc biểu hiện lâm sàng, nguyên
nhân, vị trí, kích thước, diễn tiến phình mạch
vành và bệnh mạch vành do xơ vữa kèm theo(1,3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 70
Bệnh nhân phình mạch vành kèm theo xơ
vữa động mạch nên điều chỉnh yếu tố nguy cơ
tim mạch. Mối liên quan giữa những cytokine
tiền viêm và Metaloproteinase với phình mạch
vành chỉ ra vai trị của statins và thuốc ức chế hệ
renin – angiotensin – aldosterone. Tuy nhiên,
khơng thấy nghiên cứu nào ủng hộ giả thuyết
này. Nếu cĩ sự hình thành huyết khối hay
thuyên tắc trong phình mạch vành, sử dụng lâu
dài thuốc kháng tiểu cầu và thuốc kháng đơng
nên cân nhắc(1).
Can thiệp mạch vành qua da là một lựa chọn
để loại bỏ phình mạch vành. Trong đĩ, covered
stent được khuyến cáo cho bệnh nhân cĩ giải
phẫu mạch vành phù hợp bởi vì, covered stent
được phủ lớp polytetrafluorethylene kẹp giữa 2
lớp kim loại nên làm stent giảm độ đàn hồi, di
chuyển khĩ khăn trong mạch vành vơi hĩa,
ngoằn ngoèo. Tuy nhiên, covered stent tăng
nguy cơ tái hẹp hay huyết khối, tắc nhánh mạch
vành. Szalat và cộng sự(7) nghiên cứu hồi cứu so
sánh kết cục giữa điều trị phẫu thuật (n=18) và
PTFE-covered stent (n=24). Bệnh nhân trong
nhĩm PTFE-covered stent lớn tuổi hơn (60,5 so
với 47,7 tuổi) và kích thước túi phình nhỏ hơn
(9,8 so với 35,1 mm). Khơng ghi nhận trường
hợp nào tử vong trong cả 2 nhĩm. Trong nhĩm
PTFE-covered stent, 5 trong số 24 bệnh nhân tái
hẹp khi chụp mạch vành kiểm tra và những
bệnh nhân này cĩ kích thước túi phình lớn hơn,
>10mm đường kính. Dựa trên kết quả nghiên
cứu này, tác giả đề nghị PTFE-covered stent chỉ
định cho những bệnh nhân cĩ kích thước túi
phình < 10mm.
Lựa chọn điều trị khác đối với phình mạch
vành mà đặc biệt với cổ túi phình rộng, túi phình
lệch tâm là thả coil. Tuy nhiên, nguy cơ hình
thành huyết khối hay nhơ coil vào lịng mạch
vành gây tắc mạch vành, vỡ phình mạch vành
khi thao tác thả coil(1,6).
Phẫu thuật là lựa chọn khác đối với bệnh
nhân khơng thể can thiệp qua da(1,4,5). Phẫu thuật
cột thắt đoạn gần và đoạn xa phình mạch vành,
sau đĩ bắc cầu đến động mạch vành đoạn xa.
Chỉ định phẫu thuật bao gồm phình mạch vành
gần chỗ chia đơi mạch máu lớn, thuyên tắc huyết
khối từ phình mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ
tim, lớn dần phình mạch vành ghi nhận trên
nhiều lần chụp mạch vành, phình mạch vành ở
gốc thân chung động mạch vành trái. Phẫu thuật
cũng nên chỉ định cho phìnhđộng mạch vành
kích thước lớn trên 3 lần đường kính mạch vành
bình thường (Hình 3).
Hình 3: Hình ảnh 2 túi phình lớn nhánh liên thất
trái.
KẾT LUẬN
Phình động mạch vành là bệnh lý khơng
thường gặp. Nguyên nhân thường gặp nhất là
xơ vữa động mạch. Lựa chọn điều trị cần cá thể
hĩa từng bệnh nhân. Can thiệp mạch vành qua
da loại bỏ phình mạch vành được lựa chọn đối
với phình mạch vành kích thước nhỏ, giải phẫu
mạch vành phù hợp. Phẫu thuật là lựa chọn khác
khi phình động mạch vành khơng thể can thiệp
được. Vai trị điều trị nội khoa chưa rõ ràng
trong phình mạch vành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abou Sherif S, Ozden Tok O, Taşkưylü Ư, et al. (2017),
"Coronary Artery Aneurysms: A Review of the Epidemiology,
Pathophysiology, Diagnosis, and Treatment", Front Cardiovasc
Med, 4, pp. 24.
2. Cohen P, O'Gara PT (2008), "Coronary artery aneurysms: a
review of the natural history, pathophysiology, and
management", Cardiol Rev, 16 (6), pp. 301-4.
3. Gundoğdu F, Arslan S, Buyukkaya E, et al. (2007), "Treatment
of a coronary artery aneurysm by use of a covered stent graft –
a case report", Int J Angiol, 16 (1), pp. 31-2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 71
4. Halapas A, Lausberg H, Gehrig T, et al. (2013), "Giant right
coronary artery aneurysm in an adult male patient with non-
ST myocardial infarction", Hellenic J Cardiol, 54 (1), pp. 69-76.
5. Naraen A, Reddy P, Notarstefano C, et al. (2017), "Giant
Coronary Artery Aneurysm in a Middle-Aged Woman", Ann
Thorac Surg, 103 (4), pp. e313-e315.
6. Sacca S, Pacchioni A, Nikas D. (2012), "Coil embolization for
distal left main aneurysm: a new approach to coronary artery
aneurysm treatment", Catheter Cardiovasc Interv, 79 (6), pp.
1000-3.
7. Szalat A, Durst R, Cohen A, et al. (2005), "Use of
polytetrafluoroethylene-covered stent for treatment of
coronary artery aneurysm", Catheter Cardiovasc Interv, 66 (2),
pp. 203-8.
8. Wood FO, Trivax JE, Safian RD (2013), "Coronary artery
aneurysms: case report and review of transcatheter
management strategies", Catheter Cardiovasc Interv, 82 (4), pp.
E469-76.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phinh_dong_mach_vanh_tren_benh_nhan_nhoi_mau_co_tim_cap_st_c.pdf