Tài liệu Phẫu thuật Whipple trong điều trị các bệnh quanh bóng vater: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
PHẪU THUẬT WHIPPLE TRONG ĐIỀU TRỊ
CÁC BỆNH QUANH BÓNG VATER
Trần Văn Phơi*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Đình Hối*
TÓM TẮT
Phẫu thuật Whipple trong điều trị các bệnh vùng quanh bóng Vater đã được nghiên cứu từ lâu với
nhiều bàn cãi nhất là tỉ lệ tử vong cao. Trong thời gian gần đây, do những tiến bộ về kỹ thuật mổ và gây
mê hồi sức tử vong đã giảm đáng kể.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định chỉ định phẫu thuật và kết quả phẫu thuật
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật
Whipple tại bệnh viện Đại học Y Dược từ năm 1999 đến 12.2004.
Kết quả: Có 35 bệnh nhân được phẫu thuật Whipple trong thời gian 5 năm. Có 23 nam và 12 nữ,
tuổi trung bình là 58. 19 bệnh nhân nhập viện vì vàng da và 13 nhập viện vì đau bụng. Ung thư đầu tụy
là...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật Whipple trong điều trị các bệnh quanh bóng vater, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
PHẪU THUẬT WHIPPLE TRONG ĐIỀU TRỊ
CÁC BỆNH QUANH BÓNG VATER
Trần Văn Phơi*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Đình Hối*
TÓM TẮT
Phẫu thuật Whipple trong điều trị các bệnh vùng quanh bóng Vater đã được nghiên cứu từ lâu với
nhiều bàn cãi nhất là tỉ lệ tử vong cao. Trong thời gian gần đây, do những tiến bộ về kỹ thuật mổ và gây
mê hồi sức tử vong đã giảm đáng kể.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định chỉ định phẫu thuật và kết quả phẫu thuật
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật
Whipple tại bệnh viện Đại học Y Dược từ năm 1999 đến 12.2004.
Kết quả: Có 35 bệnh nhân được phẫu thuật Whipple trong thời gian 5 năm. Có 23 nam và 12 nữ,
tuổi trung bình là 58. 19 bệnh nhân nhập viện vì vàng da và 13 nhập viện vì đau bụng. Ung thư đầu tụy
là 15, ung thư Vater là 14, u tuyến nhú Vater 3, viêm tụy mạn 2 và mô tụy lạc chỗ 1. Tử vong sau mổ 1
trường hợp do chảy máu. Thời gian sống thêm trung bình là 10 tháng. Phần lớn bệnh nhân đang còn
sống nên khó xác định thời gian sống thêm.
Kết luận: Tử vong của phẫu thuật Whipple là 1/35, biến chứng đáng chú ý là rò tụy trong 20%.
SUMMARY
WHIPPLE PROCEDURES IN TREATMENT THE DISEASES OF PERIAMBULARY OF
VATER
Tran Van Phoi, Nguyen Hoang Bac, Nguyen Dinh Hoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 *
Supplement of No 1 * 2005: 43 - 48
Whipple procedure in treatment the diseases of periambulary of Vater has been studied for a long
time with controversy in high mortality rate. Recently, mortality rate has been significantly reduced
depend on advances in surgery and anesthesia.
Purpose: To confirm the indication and result of surgery
Material and method: Retrospective study on all patients has been operated at university medical
center from 1999 to 12. 2004.
Results: There are 35 Whipple procedure has been performed at university medical center in 5
years. There are 23 male and 12 female, mean of age is 58,19. Chief complaint is jaundice in 19 and
abdominal pain in 13. Histologic examination is cancer of pancreas in 15, cancer of ambulary of Vater in
14, papilloma of Vater in 3, chronic pancreatitis in 2 and ectopic pancreas in 1. There is one patient died
after operation. Mean survival time is 10 months. Most of the patient is still alive.
Conclusion: Death after Whipple procedure is 1/35, significant complication is pancreatico-jejunal
anastomosis leakage in 20% of cases.
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
43
Trong các phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật
Whipple là phẫu thuật nặng nề dễ biến chứng và tử
vong cao. Từ khi được công bố vào năm 1935 với kết
quả điều trị không khả quan vì tử vong cao, hiện nay
phẫu thuật đã có những bước tiến đáng kể. Tử vong
trong những ngày đầu là gần 30% nay đã giảm
xuống còn khoảng 3-8%. Thành công này đã giúp
các phẫu thuật viên tự tin hơn trong phẫu thuật.
Tại Việt Nam có nhiều xu hướng khác nhau về
phẫu thuật này. Một số tác giả ủng hộ phẫu thuật
khá nhiệt tình, nhưng một số khác lại có khuynh
hướng e dè phẫu thuật này nên chọn cách điều trị
tạm bợ. Chính vì còn nhiều tranh cãi như thế chúng
tôi nghiên cứu phẫu thuật này nhằm đánh giá lại kết
quả phẫu thuật trong thời gian hiện tại.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định chỉ định phẫu thuật.
Đánh giá kết quả phẫu thuật.
So sánh các kiểu phẫu thuật khác nhau.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu các
bệnh nhân đã được làm phẫu thuật Whipple trong
thời gian từ 1999_2004 tại bệnh viện Đại học Y dược
thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi ghi nhận có 35
trường hợp được phẫu thuật.
Trên mỗi bệnh án chúng tôi ghi nhận lại các
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, phẫu thuật và
kết quả. Những bệnh nhân có điều kiện tái khám
được chúng tôi theo dõi thường xuyên, một số bệnh
nhân vì điều kiện ở xa nên không theo dõi được.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng
11 năm 2004 chúng tôi có 35 trường hợp phẫu thuật
Whịpple
Trong nghiên cứu có 23 bệnh nhân nam chiếm
tỉ lệ 65,7% và 12 nữ chiếm 34,3%.
Tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu là 35 và cao
nhất là 78, tuổi trung bình là 58,43.
Lý do nhập viện
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Vàng da 19 54,3
Đau bụng 13 37,1
U bụng 2 5,7
Khác 1 2,9
Tiền căn
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Cao huyết áp 3 8,7
Tiểu đường 3 8,7
Viêm tụy 2 5,7
Triệu chứng lâm sàng
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Đau bụng 26 74,3
Vàng da 30 85,7
Ngứa 9 25,7
Sụt cân 15 42,9
U bụng 2 5,7
Túi mật to 12 34,3
Vàng da là triệu chứng thường gặp, sớm nhất là 1
tuần và muộn nhất là 48 tuần, trung bình là 5,68
tuần. Đau bụng ít gặp hơn. Thời gian đau bụng ngắn
nhất là 3 tuần và lâu nhất là 12 tháng, trung bình là
2,26 tháng.
Xét nghiệm máu
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Bilirubin 0,4 34,6 8
Đường huyết 70 228 110
Amylase 28 1125 282
CA 19.9 4 1000 232
Có 3 trường hợp CA 19.9 ở trong giới hạn dưới 35
đơn vị. Phần lớn từ 35 đơn vị trở lên
Siêu âm
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Có u 13 37,1
Sỏi OMC 10 28,6
Chụp cắt lớp điện toán
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Có u 29 85,85
Sỏi OMC 2 5,7
Nội soi
Số bệnh nhân Tỉ lệ
U bóng Vater 12 34
U đầu tụy 2 5,7
Viêm dạ dày 5 14,3
44
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Chẩn đoán trước mổ
Số bệnh nhân Tỉ lệ
U đầu tụy 19 54,3
U Vater 15 43,8
Sỏi ống mật chủ 1 2,9
Chẩn đoán phẫu thuật
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Ung thư đầu tụy 19 54,3
Ung thư Vater 16 45,7
Kích thước khối u
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Khối u (cm) 1 10 3,17
Kích thước khối u thay đổi khá lớn và khả năng
cắt bỏ khối u thường không phụ thuộc vào độ lớn mà
phụ thuộc vào tính chất xâm lấn của khối u vào mô
chung quanh. Khối u 10cm nhưng không dính vào
các mạch máu lớn vẫn có thể mổ thành công.
Tình trạng mô tụy
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Bình thường 26 74,3
Cứng 9 25,7
Mô tụy cứng làm chúng ta dễ nhầm lẫn với ung
thư toàn bộ tụy. Phần lớn những trường hợp tụy cứng
dễ thực hiện khâu nối hơn so với mô tụy mềm.
Phẫu thuật
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Bảo tồn môn vị 20 57,1
Nối hỗng tràng 34 97,1
Nối dạ dày 1 2,9
Phẫu thuật bảo tồn môn vị được sử dụng khá
nhiều, ở phẫu thuật này chúng tôi ghi nhận một số
bệnh nhân có tình trạng dãn dạ dày sau mổ. Trong
kiểu nối tụy vào hỗng tràng chúng tôi có 2 chọn lựa là
nối đơn giản hỗng tràng vào tụy, ống mật chủ và dạ
dày. Có 4 trường hợp mặt cắt hỗng tràng được nối
vòng vào hỗng tràng tạo thành một vòng khép kín.
Giải phẫu bệnh
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Ung thư tụy biệt hóa rõ 14 40
Ung thư tụy biệt hóa kém 1 2,9
Ung thư Vater 14 40
U tuyến nhú Vater 3 8,6
Viêm tụy mạn 2 5,7
Mô tụy lạc chỗ 1 2.9
Tai biến
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Rách tĩnh mạch cửa 2 5,7
Đứt ĐM MTTT 1 2,9
Rách tĩnh mạch cửa là biến chứng đáng ngại, có
thể khâu lại trong mổ. Chúng tôi có 1 trường hợp u
dính động mạch mạc treo tràng trên sau khi cắt u và
động mạch chúng tôi dùng cách nối mạch máu tự
thân.
Biến chứng
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Rò tụy 7 20
Bung vết mổ 2 5,7
Trong nghiên cứu chúng tôi có 1 trường hợp rò
tụy nặng làm bung toàn bộ vết mổ và dịch tụy phá
hủy mô chung quanh.
Thời gian mổ, trung tiện và nằm viện
Ngắn nhất Lâu nhất Trung bình
Thời gian mổ 120 420 284
Thời gian trung tiện 2 5 3,7
Thời gian nằm viện 7 83 14,6
Sống thêm
Bệnh nhân đã chết
Ngắn nhất Lâu nhất Trung bình
Thời gian sống thêm 0 15 10
Chúng tôi ghi nhận thời gian sống trung bình ở 3
bệnh nhân đã chết và ghi nhận trung bình bệnh
nhân sống thêm là 10 tháng.
Bệnh nhân còn sống
Số bệnh nhân Tỉ lệ
Thời gian sống thêm 21 60
Bệnh nhân hiện còn đang sống lâu nhất của
chúng tôi là 36 tháng nhưng bệnh nhân này giải
phẫu bệnh là u tuyến nhú Vater.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu chúng tôi, các bệnh nhân
được phẫu thuật phần lớn là nam có tuổi trung
bình là 58 tương tự như các thống kê của các tác
giả khác(1,2,3,4,10,11).
Chỉ định chủ yếu của phẫu thuật Whipple là ung
thư đầu tụy và ung thư bóng Vater. Chẩn đoán lâm
45
sàng có khi không phù hợp với kết quả giải phẫu
bệnh. Chúng tôi có 2 trường hợp chẩn đoán lâm sàng
là ung thư đầu tụy nhưng kết quả giải phẫu bệnh là
viêm tụy mạn, một trường hợp là mô tụy lạc chỗ.
Những trường hợp chẩn đoán không phù hợp này kết
quả sau mổ bệnh nhân sống lâu. Chỉ định phẫu thuật
Whipple trong viêm tụy mạn thực tế được một số tác
giả chấp nhận như Jimenez RE(3).
Để đánh giá khả năng cắt được hay không? Vai
trò nội soi ổ bụng được các tác giả như Vollmer CM,
Drebin JA, Middleton WD và cộng sự thấy có kết quả
trong 31% đối với ung thư đầu tụy. Chúng tôi chưa sử
dụng nội soi để đánh giá khả năng cắt được hay
không của khối u mà chỉ dựa vào kết quả chụp cắt lớp
điện toán và nhất là lúc phẫu thuật. Khối u cắt được là
những khối u không dính vào mạch máu chung
quanh, có thể phẫu tích khỏi tĩnh mạch chủ dưới và
tĩnh mạch cửa.
Chúng tôi chưa dùng siêu âm trong mổ đánh giá
khả năng cắt u được hay không?. Siêu âm trong mổ
nhạy cảm 100% so với siêu âm thường 79% và chụp
cắt lớp 81% chụp mạch máu 54%. Để chẩn đoán siêu
âm trong mổ nhạy cảm 92% và chuyên biệt 92%
trong chẩn đoán ung thư tụy so với siêu âm thường
56% và 73%.
Kết quả sinh thiết trước mổ của chúng tôi là
Chẩn đoán ung thư bóng Vater dễ làm nhưng
chẩn đoán ung thư đầu tụy khó. Chúng tôi chỉ dựa
trên chẩn đoán hình ảnh học thiếu sinh thiết tức thì
và có 3 trường hợp giải phẫu bệnh không phải là ung
thư tụy. Theo Yeo CJ, Cameron JL, Lillemoe KD và
cộng sự từ 1996 đến 2001 có 299 ung thư quanh
bóng Vater được phẫu thuật sau khi có kết quả sinh
thiết tức thì. Sau khi loại bỏ những trường hợp không
đủ tiêu chuẩn còn 146 trường hợp mổ tiêu chuẩn và
148 trường hợp mổ nạo hạch. 86% được bảo tồn môn
vị với thời gian mổ 5,9 giờ ở nhóm tiêu chuẩn và 6,4
giờ ở nhóm mổ triệt để. 74% có hạch có di căn và
10% có bờ tụy cắt còn tế bào ung thư. Chỉ 15% có di
căn hạch sau phúc mạc.
Phẫu thuật Whipple có tỉ lệ rò tụy khá cao, tử
vong của nhóm này cũng cao hơn những nhóm khác,
phần lớn điều trị nội khoa thành công. Rò tụy được
định nghĩa là rò nhiều dịch trên 50ml, nhiều men tụy
và kéo dài từ ngày hậu phẫu thứ 3 đến thứ 10.
Chúng tôi ghi nhận có 7 trường hợp rò tụy, chỉ
một trường hợp rò tụy kéo dài phải mổ lại và tử vong
sau 6 tháng. Một trường hợp rò tụy kèm bung vết mổ
phải đóng lại nhưng khi mổ lại không thấy chỗ rò rõ
ràng và bệnh nhân này sống được 14 tháng.
Phần lớn những trường hợp còn lại rò tụy tự khỏi.
Sử dụng Octreotide có giảm tỉ lệ biến chứng hay
không thay đổi tùy theo tác giả. Chúng tôi ghi nhận
có 20% có rò tụy và khi đã rò mới được điều trị
Octreotide. Chúng tôi không điều trị dự phòng vì kết
quả của điều trị dự phòng không chắc chắn. Theo Yeo
CJ và cộng sự (11) nghiên cứu trên 211 bệnh nhân
trong đó 60% bảo tồn môn vị và 87% nối tụy hỗng
tràng, thì dùng Octreotide với liều 250μg 2 giờ trước
khi mổ kéo dài 7 ngày không giảm biến chứng rò tụy.
Những cách khác đã được các tác giả sử dụng để
tránh rò tụy như: làm tắc ống tụy. Tran K và cộng
sự(9) đã làm tắc ống tụy không nối tụy hỗng tràng so
với nối tụy hỗng tràng và đánh giá kết quả sau 3
tháng và 12 tháng thấy tỉ lệ biến chứng không khác
nhau giữa 2 nhóm và đồng thời tỉ lệ suy tụy ở nhóm
mổ tắc ống tụy có tỉ lệ tiểu đường cao hơn nhóm
thông thường.
Phương pháp khác để nối tụy hỗng tràng là
phương pháp tạo rò chủ động được tác giả Okamoto
và Tsuruta giới thiệu vào năm 2000 (5). Trong phương
pháp này sau khi cắt tụy, một ống thông được luồn
vào ống tụy và đầu kia là một cây kim được chọc qua
hỗng tràng và đưa ra ngoài. Cách này đơn giản và kể
cả các phẫu thuật viên ít kinh nghiệm cũng có thể
tiến hành đựơc.
Khâu nối tụy hỗng tràng chúng tôi dùng phương
pháp nối niêm mạc ống tụy và niêm mạc hỗng tràng
có đặt thông nòng. Chỉ dùng để khâu nối là chỉ tan,
sợi nhỏ, thường chúng tôi dùng chỉ PDS 4.0 hoặc
PDS 5.0. Oáng thông nòng để trong ống tụy thường
rơi khoảng 1 tháng sau.
Chỉ khi nào ống tụy quá nhỏ khó khâu nối chúng
tôi áp dụng phương pháp khâu cả mặt cắt tụy.
46
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Trong cách này dùng khâu vắt liên tục cho biến
chứng ít hơn cả, theo nghiên cứu của Tsuji M,
Kimura H, Konishi K và cộng sự.
Chúng tôi không có trường hợp nào cắt tĩnh
mạch cửa và khâu lại nhưng có một trường hợp cắt
động mạch mạc treo tràng trên và khâu lại. Cắt
một phần tĩnh mạch cửa và tái tạo lại không làm
tăng biến chứng và tử vong sau mổ. Theo nghiên
cứu của Van Geenen RCI, Ten Kater FJW, de Wit
LTh và cộng sự.
Đặt stent có làm giảm biến chứng sau phẫu thuật
không? Chúng tôi không có kinh nghiệm nhiều vì số
bệnh nhân đặt stent không nhiều. Theo công trình
nghiên cứu của Pisters PWT và cộng sự (5) thì đặt
stent tiền phẫu không giảm tỉ lệ biến chứng mà còn
tăng nhiễm trùng vết mổ.
Dẫn lưu sau phẫu thuật được đặt ở tất cả các
bệnh nhân của chúng tôi. Chúng tôi không dùng dẫn
lưu hút. Một nghiên cứu của các tác giả thực hiện ở
Memorial Sloan Kettering cancer center thì thấy có
66 bệnh nhân có dẫn lưu và 69 bệnh nhân không dẫn
lưu. Nghiên cứu cho thấy không có sự giảm biến
chứng ở nhóm dẫn lưu so với nhóm không dẫn lưu.
Tử vong sau phẫu thuật liên quan rõ ràng đến
trình độ và kinh nghiệm phẫu thuật viên. Trong
nghiên cứu của Gouma DJ và cộng sự (2).
1994 1995 1996 1997 1998
<5 17,5 14,6 20 13,6 14,6
5 – 9 9,5 8,9 14,3 11,1 9,1
10 – 24 14,3 5,7 5,9 9,7 16,9
>25 0 2,9 1,9 0 0
Những bệnh nhân sau mổ của chúng tôi có
chất lượng cuộc sống khá tốt ở tháng thứ 3 đến
tháng thứ 6. Phần lớn bệnh nhân có lên cân và ăn
uống được. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật là
mối quan tâm của người bệnh và của phẫu thuật
viên. Một nghiên cứu của Huang JJ và cộng sự cho
thấy ở 323 bệnh nhân được phẫu thuật Whipple tại
bệnh viện John Hopkin từ 1981 đến 1997. Các tác
giả đánh giá chất lượng cuộc sống về phương diện
thể chất, tinh thần và xã hội. Các bệnh nhân sau
phẫu thuật cắt tá tụy thường có chất lượng cuộc
sống kém về thể chất và tinh thần vì đau bụng, sụt
cân, mệt mỏi, tiểu đường. Chúng tôi không có điều
kiện đánh giá chất lượng cuộc sống sau mổ nhưng
thấy rằng trong khoảng 8 tháng đầu sau phẫu
thuật cuộc sống của bệnh nhân phẫu thuật
Whipple khá tốt. Thời gian chúng tôi chọn 8 tháng
vì đây là thời gian sống trung bình của bệnh nhân
không điều trị phẫu thuật được.
Chúng tôi có 1 trường hợp tử vong. Trường hợp
này bệnh nhân bị viêm phúc mạc sau mổ vì ống
thông nòng đặt trong quai hỗng tràng xuyên thủng
ruột gây viêm phúc mạc và chảy máu ngay sau khi
mổ. Khi mổ lại bệnh nhân ngưng tim và sống được
thêm 7 ngày.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật Whipple có thể chỉ định trong các
bệnh vùng quanh bóng Vater như ung thư tụy, ung
thư Vater, viêm tụy mạn tính. Tử vong không cao
có thể chấp nhận được, chiếm 1/35 trường hợp.
Thời gian sống thêm là 10 tháng đối với những
trường hợp đã chết và phần lớn còn sống nên chưa
có kết luận được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Minh Hải và cs. So sánh
nối tụy-dạ dày v2 tụy hỗng tràng trong phẫu thuật cắt
bỏ khối tá tụy. Y học TPHCM tập 6 số 2 2002. 177-
183.
2 Gouma DJ, Van Geenen RCI, Van Gulit TM et al.
Rates of complication and death after pancreatico-
duodenectomy: Risk factor and impact of hospital
volume. Ann Surg 2000; Vol 231, No6 786-795.
3 Jimenez RE, Castillo CF, Rattner DW et al. Outcome
of pancreaticoduodenectomy with pyloric preservation
or with antrectomy in treatment of chronic
pancreatitis. Ann Surg 2000; Vol 231, No3 293-300.
4 Ohwada W, Satoh Y, Kawate S et al. Low-dose
erythromycin reduces delayed gastric emptying and
improves gastric motility after Billroth I pyloric
preserving pancreaticoduodenectomy. Ann Surg 2001;
Vol 234, No5 668-674.
5 Okamoto A, Tsuruta K. Fistulazation method: simple
and safe pancreaticojejunostomy afer pancreatico-
duodenectomy. Surgery Vol 127 No 4: 433-438
6 Pisters PVT, Hudec WA, Hess KR et al. Effect of
preoperative biliary decompression on pancreatico-
duodenectomy-associated morbidity in 300 consecutive
patients. Ann Surg 2001; Vol 234, No1 47-55.
7 Povoski SP, Karpeh MS, Conlon KC et al. Association
of preoperative biliary drainage with posoperative
outcome following pancreaticoduodenectomy. Ann Surg
1999; Vol 230, No2 131-142.
47
8 Văn Tần, Nguyễn Cao Cương và cs. Kết quả phẫu
thuật Whipple cải tiến. Y học TPHCM tập 6 số 2
2002. 184-194.
11 Yeo CJ, Cameron JL, Lillemoe KD et al. Does
prophylactic Octreotide decrease the rate of pancreatic
fistula and other complication after
pancreaticoduodenectomy? Results of a prospective
randomized placebo-controlled trial? Ann Surg 2000;
Vol 232, No3 419-429.
9 Tran K, van Eijkc C, Dicarlo D, et al. Occlusion of the
pancreatic duct versus pancreaticojejunostomy. A
prospective randomized trial. Ann Surg 2002; Vol 236,
No4 422-428. 12 Yeo CJ, Cameron JL, Lillemoe KD et al.
Pancreaticoduodenectomy with or without gastrectomy
and extended retroperitoneal lymphadenectomy for
periambullary adenocarcinoma part 2. Randomized
controlled trial evaluating survival, morbidity and
motality. Ann Surg 2002; Vol 236, No3 355-368.
10 Van Geenen RCI, Ten Kate FJW, de Wit LTh et al.
Segmental resection and wedge excision of the portal
and superior mesenteric vein during
pancreaticoduodenectomy. Surgery Vol 129 No 2: 158-
163
48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_whipple_trong_dieu_tri_cac_benh_quanh_bong_vater.pdf