Tài liệu Phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự thân trong dị tật tai nhỏ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
101
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÀNH TAI BẰNG SỤN SƯỜN TỰ THÂN
TRONG DỊ TẬT TAI NHỎ
Nguyễn Anh Tuấn*, Nguyễn Bá Khoa*, Nguyễn Hữu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dị tật tai nhỏ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống. Phẫu
thuật tạo hình vành tai khó khăn và phức tạp.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả nghiên cứu: 157 bệnh nhân dị tật tai nhỏ được phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự
thân tại BV TMH TP.HCM từ 12/2009 - 10/2017. Kết quả: Nam: nữ = 47,1 - 52,9%. Tai P: T = 65 - 35%. Độ II:
III = 27,7:71,3%. Phẫu thuật giai đoạn 1: Vạt da bao khung sụn tai hoại tử 1 phần đầu xa 10,2%. Biến chứng:
thủng màng phổi 1,3%; Chảy máu: 0,6%. Phẫu thuật giai đoạn 2: Da ghép hoại tử 1 phần 10,2%. Kích thước
vành tai mới so với tai đối diện: tương đương: 40,1%; lớn hơn: 54,2%; nhỏ hơn: 5,7%. Bệnh nhân hài lòng:
67,5%; Chấp nhận được: 31,9%. Không hài lòng: 0,6%...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự thân trong dị tật tai nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
101
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÀNH TAI BẰNG SỤN SƯỜN TỰ THÂN
TRONG DỊ TẬT TAI NHỎ
Nguyễn Anh Tuấn*, Nguyễn Bá Khoa*, Nguyễn Hữu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dị tật tai nhỏ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống. Phẫu
thuật tạo hình vành tai khó khăn và phức tạp.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả nghiên cứu: 157 bệnh nhân dị tật tai nhỏ được phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự
thân tại BV TMH TP.HCM từ 12/2009 - 10/2017. Kết quả: Nam: nữ = 47,1 - 52,9%. Tai P: T = 65 - 35%. Độ II:
III = 27,7:71,3%. Phẫu thuật giai đoạn 1: Vạt da bao khung sụn tai hoại tử 1 phần đầu xa 10,2%. Biến chứng:
thủng màng phổi 1,3%; Chảy máu: 0,6%. Phẫu thuật giai đoạn 2: Da ghép hoại tử 1 phần 10,2%. Kích thước
vành tai mới so với tai đối diện: tương đương: 40,1%; lớn hơn: 54,2%; nhỏ hơn: 5,7%. Bệnh nhân hài lòng:
67,5%; Chấp nhận được: 31,9%. Không hài lòng: 0,6%.
Kết luận: Phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự thân là một trong những phẫu thuật khó, thời
gian phẫu thuật dài. Biến chứng thường gặp là hoại tử đầu xa vạt da (10,2%) do nhiễm trùng vết mổ hoặc do
thao tác phẫu thuật. Tỉ lệ thành công 67,5%.
Từ khóa: Dị tật tai nhỏ, sụn sườn tự thân.
ABSTRACT
EAR RECONSTRUCTION WITH AUTOLOGOUS RIB CARTILAGE IN MICROTIA
Nguyen Anh Tuan, Nguyen Ba Khoa, Nguyen Huu Thuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 101 – 106
Background: Microtia affects the psychology of the patient, reducing the quality of life. Ear reconstruction is
difficult and complicated.
Study method: Respective, study on multiple cases.
Results: 157 patients with Microtia were subjected to ear reconstruction with autologous costal t at Ho Chi
Minh City Hospital from December 2009 to October 2017. Results: Male: female = 47.1 - 52.9%. Ear Right: left =
65 - 35%. Grade II: III = 27.7: 71.3%. Stage 1 surgery: Necrosis flat is frequency complication 10.2%.
Complications: pleural perforation 1.3%; Bleeding: 0.6%. Stage 2 surgery: Necrosis part of skin graft 10.2%.
New ear size compared to opposite ear: Equivalent to 40.1%; Bigger: 54.2%; Smaller: 5.7%. Patient satisfaction:
67.5%; Accepted: 31.9%. Not satisfied: 0.6%.
Conclusion: Ear reconstruction with autologous rib cartilage is one of the hardest, long-term surgical
procedures. Necrosis flat is frequency complication 10.2% whose causes are resection flat or infections. Success
rate was 67.5%.
Keywords: Microtia, autologous rib cartilage.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật tai nhỏ bẩm sinh không phải là bệnh lý
đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng đến tâm lý
và thẩm mỹ cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân tự
ti, mất tự tin trầm trọng; Các em không hòa
đồng với các bạn và làm giảm kết quả học tập
đáng kể; đối với người lớn sẽ giảm chất lượng
cuộc sống, giảm năng suất lao động.
Hiện nay phẫu thuật tạo hình vành tai trong
Khoa Tạo Hình Thẩm Mỹ, BV TMH TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Anh Tuấn, ĐT: 0908496649. Email: drtuan07@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
102
dị tật tai nhỏ là một trong những phẫu thuật khó
khăn và phức tạp trong phẫu thuật tạo hình
thẫm mỹ. Trên thế giới có một số tác giả báo cáo
về phẫu thuật này, tại Việt Nam có vài bài báo
cáo nhưng chưa có công trình nào công bố đầy
đủ và rõ ràng. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài
này để giúp việc điều trị bệnh nhân bị dị tật tốt
hơn và đỡ tốn kém hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá vạt da che phủ khung sụn sau mổ
1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
Đánh giá vết mổ lấy sụn sườn và các biến
chứng: tràn khí màng phổi, chảy máu, tụ máu,
đau vết mổ (Giai đoạn 1).
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật nâng
khung sụn sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng (Giai
đoạn 2) về kích thước và sự hài lòng của bệnh
nhân.
ĐỐI TƯƠNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân bị dị tật tai nhỏ 1 hoặc 2
bên, tuổi từ 8 - 45 tuổi vào BV TMH TP.HCM
phẫu thuật tạo hình vành tai từ tháng 12/2009
đến 10/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca có
can thiệp lâm sàng và không có nhóm chứng.
Trình tự thực hiện
Chúng tôi thực hiện theo kỹ thuật của
Nagata năm 1985. Quá trình phẫu thuật gồm 2
thì chính, cách nhau 6 tháng(2,7,8).
Giai đoạn 1
Chuyển chuyển mẫu da nhỏ tạo hình dái tai
dùng kỹ thuật chữ Z. Qua đường rạch da chữ Z
bóc tách vạt da tạo khoang chứa khung sụn
(Hình 1).
Tạo khung sụn vành tai: lấy sụn sườn 6-7 và
8 sau đó khắc gọt tạo khung sụn vành tai mới
(Hình 2).
Cấy khung sụn vào khoang vừa bóc tách.
Dẫn lưu và hút liên tục trong 4 ngày với áp lực
âm 10 - 20 cm nước để vạt da ôm sát khung sụn,
giúp khung sụn được sống tốt và giảm máu tụ.
Hình 1: Tạo hình dái tai bằng kỹ thuật vạt chữ Z
Hình 2: Khung sụn vành tai tạo hình từ sụn sườn
Giai đoạn 2
Rạch da sau khung sụn, bóc tách mặt sau để
nâng khung sụn.
Ghép da vết mổ thiếu da mặt sau khung sụn
và vùng sau tai.
Đánh giá kết quả
Kích thước vành tai mới
So sánh kích thước vành tai mới với kích
thước vành tai bên đối diện của bệnh nhân.
Kết quả:
Tương đương = kích thước vành tai bên đối
diện của bệnh nhân ± 10%,
Nhỏ hơn < 90% kích thước vành tai bên đối
diện của bệnh nhân,
Lớn hơn > 110% kích thước vành tai bên đối
diện của bệnh nhân.
Sự hài lòng của bệnh nhân
Qua bảng khảo sát tự đánh giá của bệnh
nhân sau phẫu thuật 3 mức độ:
Hài lòng (vành tai mới giống vành tai đối
diện ≥ 70%),
Chấp nhận được (vành tai mới giống vành
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
103
tai đối diện ≥ 50% và < 70%),
Thất bại (không hài lòng với kết quả).
Phương pháp thống kê
Dùng phần mềm STATA 12.0 xử lý số liệu về
tỉ lệ phần trăm, lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình.
KẾT QUẢ
Từ 12/2009 - 10/2017 chúng tôi đã thực hiện
157 trường hợp đã được phẫu thuật tạo hình
vành tai bằng sụn sườn tự thân.
Giới- Tuổi
Biểu đồ 1: Tỉ lệ nam-nữ
Tuổi nhỏ nhất 8; Tuổi lớn nhất 38; Trung
bình: 22,7.
Vị trí và phân loại
Bảng 1: Vị trí dị tật tai nhỏ
Vị trí n Tỉ lệ
Tai phải 100 63,7%
Tai trái 53 33,8%
2 tai 4 2,5%
Bảng 2: Phân loại dị tật tai nhỏ
Phân loại n Tỉ lệ
Độ I 0 0
Độ II 45 27,7%
Độ III 112 71,3%
Thời gian phẫu thuật
Giai đoạn 1
Có 57 bệnh nhi (8 - 14 tuổi) thời gian phẫu
thuật ngắn (< 4 giờ).
Có 23 bệnh nhân lớn tuổi và mập, thời gian
phẫu thuật kéo dài (> 4 giờ):
Nhanh nhất 3 giờ 30 phút,
Lâu nhất 4 giờ 40 phút,
Trung bình: 3 giờ 55 phút.
Giai đoạn 2
Nhanh nhất 2 giờ 15 phút.
Lâu nhất 3 giờ 20 phút.
Trung bình: 2 giờ 35 phút.
Phẫu thuật giai đoạn 1
Vạt da tại chỗ
Vạt da sống tốt: 141/157 (89,8%).
Hoại tử 1 phần đầu xa: 16/157 (10,2%).
2 trường hợp vết mổ nhiễm trùng (cấy dịch:
Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa).
Xử trí chuyển vạt da tại chỗ che phủ vết thương
lộ sụn. Kết quả: 1 trường hợp khung sụn thoái
hoá teo nhỏ.
14 trường hợp có thể do vạt da hơi căng hoặc
đầu xa vạt da bị bầm dập trong lúc bóc tách.
Vết mổ nơi lấy sụn sườn
Đau
Bảng 3: Mức độ đau vết mổ lấy sụn sườn
Đau vết mổ N Tỉ lệ
Đau ít 0 0
Đau trung bình 25 15,9%
Đau nhiều 132 84,1%
Bệnh nhân đau nhiều sau mổ: Không đáp
ứng với nhóm giảm đau ngoại biên
(paracetamol). Giảm đau khi sử dụng nhóm
giảm đau trung ương (nidal, paracetamol +
codein) và hết đau trung bình sau 4 ngày (ít nhất
1 ngày, lâu nhất 7 ngày).
Đau trung bình: 25 (15,9%): bệnh nhân hết
đau khi đã được sử dụng thuốc giảm đau ngoại
biên: paracetamol.
Lành thương
Tốt: 152 (96,8%).
Tụ dịch: 5 (3,2%). Xử trí: cắt bớt chỉ, thay
băng. Vết mổ lành sau 2 tuần.
Sẹo mổ nơi lấy sụn sườn
Bảng 4: Sẹo lành vết mổ
Sẹo N Tỉ lệ
Sẹo lồi 110 70,1%
Sẹo phẳng 47 29,9%
Tỉ lệ sẹo lồi vết mổ vùng bờ sườn cao
(70,1%). Những bệnh nhân sau chúng tôi đã kết
74
47%
83
53%
tỉ lệ giới tính
nam nữ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
104
hợp thêm nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi
sau mổ (băng ép, chích steroid) nên kết quả có
chiều hướng tốt hơn (tỉ lệ sẹo lồi giảm).
Biến chứng
Thủng màng phổi
2 trường hợp (1,3%). Bệnh nhân mập, thành
ngực rất dày. Xử trí: khâu kín màng phổi. Kết
quả: tốt.
Chảy máu
Có 1 trường hợp (0,6%). Bệnh nhân bị chảy
máu vết mổ sau xuất viện do đội nón bảo hiểm,
nón bảo hiểm đè vào khung sụn gây tổn thương
động mạch thái dương nông gây chảy máu. Xử
trí: mở lại vết mổ, đốt cầm máu. Kết quả: tốt.
Tỉ lệ biến chứng thấp (1,9%).
Phẫu thuật giai đoạn 2
Da ghép
Da ghép sống tốt, vết mổ lành sẹo bình
thường: 141/157 (89,8%).
Da ghép hoại tử 1 phần 16/157 (10,2%).
Lộ sụn: Lí do: trong quá trình bóc tách để
nâng khung sụn đã làm rách lộ sụn Xử trí:
chuyển vạt da tại chỗ che sụn.
Không lộ sụn do diện tích da ghép quá nhỏ
so với diện tích cần ghép nên khi ghép vào thì
mảnh da quá căng. Xử trí: ghép da.
Kích thước vành tai mới:
Bảng 5: Kích thước vành tai mới so với vành tai đối
diện
Kích thước N Tỉ lệ
Tương đương 63 40,1%
Lớn hơn 85 54,2%
Nhỏ hơn 9 5,7%
Sự hài lòng của bệnh nhân
Bảng 6: Sự hài lòng của bệnh nhân
Sự hài lòng N Tỉ lệ
Hài lòng 106 67,5%
Chấp nhận được 50 31,9%
Không hài lòng 1 0,6%
BÀN LUẬN
Giới - Tuổi
Bệnh nhân không kể giới tính, tuổi tác đều
rất mặc cảm với bệnh lý và mong muốn được
phẫu thuật.
Vị trí và phân loại
Vị trí và phân loại dị tật tai nhỏ giống như
các y văn: thường gặp độ 3 và bên tai phải nhiều
hơn(1,3,4,5,6).
Thời gian phẫu thuật
Giai đoạn 1
Bệnh nhi (8 - 14 tuổi) thành ngực mỏng, sụn
sườn mềm, dễ bóc tách, dễ gọt tạo hình khung
sụn, vì vậy thời gian phẫu thuật ngắn (< 4 giờ).
Bệnh nhân lớn tuổi và mập, thành ngực dày,
sụn sườn cứng nên bóc tách và khâu gọt khung
sụn rất khó, do đó thời gian phẫu thuật kéo dài
(> 4 giờ).
Phẫu thuật giai đoạn 1
Vạt da tại chỗ
Phần lớn trường hợp (89,8%) vạt da che
khung sụn vành tai sống tốt. Tuy nhiên có
10,2% trường hợp hoại tử 1 phần vạt da. Để
hạn chế biến chứng này, cần bóc tách tạo vạt
da vừa đủ (độ dày, độ rộng) và cầm máu tốt,
đồng thời thực hiện thao tác nhẹ nhàng để hạn
chế tổn thương mô sẽ dễ gây hoại tử vạt da,
nhất là đầu xa.
Vết mổ nơi lấy sụn sườn
Đau: Phần lớn bệnh nhân (84,1%) đau nhiều
sau lấy sụn sườn. Cần lưu ý cho thuốc giảm đau
sau mổ 5 - 7 ngày; có thể dùng giảm đau trung
ương 1 - 5 ngày.
Lành thương: Phần lớn vết thương lành tốt
Sẹo mổ nơi lấy sụn sườn
Tỉ lệ sẹo lồi vết mổ vùng bờ sườn cao
(70,1%). Những bệnh nhân sau chúng tôi đã kết
hợp thêm nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi
sau mổ (băng ép, chích steroid) nên kết quả có
chiều hướng tốt hơn (tỉ lệ sẹo lồi giảm). Cần áp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
105
dụng thêm các phương pháp điều trị sẹo lồi để
vết mổ đẹp hơn.
Biến chứng
Thủng màng phổi
Biến chứng thủng màng phổi thấp (1,3%).
Cần lưu ý những bệnh nhân bệnh nhân mập,
thành ngực rất dày.
Chảy máu
Tỉ lệ biến chứng thấp (1,9%).
Theo Brent B biến chứng nhiễm trùng, chảy
máu và hoại tử vạt da tỉ lệ 1,6%(3) thấp hơn tỉ lệ
các biến chứng của chúng tôi. Khác biệt này có
thể do điều kiện vô trùng tốt hơn, trang thiết bị
phẫu thuật hiện đại, chuyên biệt hơn (khi tạo
hình khung sụn, sử dụng chỉ nylon kim tròn, 2
đầu, 1 sợi chỉ 1 nốt chỉ, tại Việt Nam hiện chưa
có loại chỉ chuyên biệt này, kính lúp vi phẫu khi
bóc tách vạt da để hạn chế tổng thương và đảm
bảo độ dày cần thiết cho vạt da).
Phẫu thuật giai đoạn 2
Da ghép
Phần lớn da ghép sống tốt, vết mổ lành sẹo
bình thường (89,8%) vì đây là phẫu thuật sạch,
mạch máu vùng hố mổ phong phú nên tỉ lệ
thành công cao.
Kích thước vành tai mới
Vành tai mới thường có kích thước lớn hơn
vành tai bình thường do:
Độ dày của khung sụn lớn hơn để khi khâu
tạo hình khung sụn ít bị gãy,
Vạt da che phủ khung sụn thường được bóc
tách đủ độ dày và phản ứng xơ sẹo sau mổ (chấn
thương, tụ máu) làm cho da bao quanh vành
tai mới dày hơn da vành tai bình thường.
Do vậy để tạo kích thước vành tai mới tương
đương kích thước vành tai đối diện theo kinh
nghiệm của chúng tôi cần tạo khung sụn có kích
thước hơi nhỏ hơn tai đối diện, khí đươc bao
phủ bởi vạt da bóc tách vừa đủ sẽ cho kết quả là
kích thước vành tai mới tương đương kích thước
vành tai đối.
Thực hiện phẫu thuật ở bệnh nhân trẻ, với
các trang thiết bị tốt (kim chỉ, kính lúp, đèn
đầu...) sẽ cho kết quả sau phẫu thuật tốt hơn.
Sự hài lòng của bệnh nhân
Phương pháp phẫu thuật cho kết quả hài
lòng (67,5%) và chấp nhận được (31,9%) tương
đương nghiên cứu của Brent B 100% bệnh nhân
hài lòng với kết quả(3). Bệnh nhân hài lòng cao
sau phẫu thuật do nếu trước mổ, bệnh nhân
không có tai hoặc vành tai chỉ là một mẫu da
nhỏ, thì sau mổ bệnh nhân có vành tai mới gần
giống vành tai bình thường bên đối diện, giúp
bệnh nhân gần giống với người bình thương
xung quanh. Hơn nữa khi có vành tai bệnh nhân
dễ dàng mang kính hoặc mang khẩu trang,
những điều tưởng như bình thương nhưng
không thực hiện được trước phẫu thuật.
Hình 3: Sau mổ 1 năm
KẾT LUẬN
Qua 157 bệnh nhân được phẫu thuật tạo
hình vành tai bằng sụn sườn tự thân tại BV
TMH TP.HCM từ 12/2009 - 10/2017, bước đầu
chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: đây là
một trong những phẫu thuật khó, thời gian
phẫu thuật dài (thời gian phẫu thuật thì 1và 2
trung bình là 3 giờ 55 phút và 2 giờ 35 phút) và
phải thực hiện nhiều giai đoạn (≥ 2). Phẫu
thuật ở bệnh nhân nhỏ tuổi (8 - 14) thường dễ
hơn người lớn. Đau sau mổ tại vùng lấy sụn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
106
sườn rất nhiều và kéo dài trung bình 4 ngày.
Biến chứng thường gặp là hoại tử đầu xa vạt
da (10,2%) do nhiễm trùng vết mổ hoặc do
thao tác phẫu thuật. Tỉ lệ thành công 67,5%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anghinoni M (2015). Auricular reconstruction of congenital
microtia: personal experience in 225 cases. ACTA
otorhinolaryngologica italica; 35: 191-197.
2. Baluch N (2014). Auricular reconstruction for microtia: A
review of available methods. Plast Surg (Oakv); 22(1): 39–43.
3. Brent B (1992). Auricular repair with autogenous rib cartilage
grafts: Two decades of experience with 600 cases. Plast Reconstr
Surg; 90:355–74.
4. Brent B (2002). Microtia repair with rib cartilage grafts: A review
of personal experience with 1000 cases. Clin Plast Surg; 29: 257–71.
5. Brent BD (1997). Reconstruction of the ear. Plastic Surgery.
Lippincott – Raven. New York, 413-430.
6. Khondoker, MS (2010). Microtia reconstruction: our experiences
of first 10 cases in Bangladesh. Original Article, p: 14-19.
7. Nagata S (1995). Total auricular reconstruction with a three-
dimensional costal cartilage framework. Ann Chir Plast Esthet;
40: 371–99.
8. Nagata SA (1993). New method of total reconstruction of the
auricle for microtia. Plast Reconstr Surg; 92(2): 187–201.
Ngày nhận bài báo: 04/08/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_tao_hinh_vanh_tai_bang_sun_suon_tu_than_trong_di.pdf