Tài liệu Phẫu thuật robot trong tiết niệu: Kết quả một năm ứng dụng tại Bệnh viện Bình Dân: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 563
PHẪU THUẬT ROBOT TRONG TIẾT NIỆU:
KẾT QUẢ MỘT NĂM ỨNG DỤNG TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng**, Trần Vĩnh Hưng*, Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Văn Ân**, Đỗ Vũ Phương**,
Nguyễn Ngọc Châu**, Văn Thành Trung**, Đỗ Anh Toàn**, Lê Trọng Khôi**, Phạm Hữu Đoàn**,
Đỗ Lệnh Hùng**, Nguyễn Tế Kha**, Nguyễn Tiến Đệ**, Trần Đoàn Thiên Quốc**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật robot lần đầu tiên lần đầu tiên được thực hiện trong Tiết niệu tại Việt Nam. Bài
viết này nhằm báo cáo 112 trường hợp (TH) đầu tiên trong một năm dùng Robot da Vinci Si TM thực hiện các
trường hợp phẫu thuật Tiết niệu ở người lớn được thực hiện tại Khoa-Bộ môn Tiết niệu bệnh viện Bình Dân
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Từ 30/11/2016 đến 30/11/2017 có 112 trường hợp bệnh lý Tiết niệu
được phẫu thuật robot bao gồn cả phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật cắt bỏ, ở cả đường tiết niệu trên...
13 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật robot trong tiết niệu: Kết quả một năm ứng dụng tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 563
PHẪU THUẬT ROBOT TRONG TIẾT NIỆU:
KẾT QUẢ MỘT NĂM ỨNG DỤNG TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng**, Trần Vĩnh Hưng*, Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Văn Ân**, Đỗ Vũ Phương**,
Nguyễn Ngọc Châu**, Văn Thành Trung**, Đỗ Anh Toàn**, Lê Trọng Khôi**, Phạm Hữu Đoàn**,
Đỗ Lệnh Hùng**, Nguyễn Tế Kha**, Nguyễn Tiến Đệ**, Trần Đoàn Thiên Quốc**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật robot lần đầu tiên lần đầu tiên được thực hiện trong Tiết niệu tại Việt Nam. Bài
viết này nhằm báo cáo 112 trường hợp (TH) đầu tiên trong một năm dùng Robot da Vinci Si TM thực hiện các
trường hợp phẫu thuật Tiết niệu ở người lớn được thực hiện tại Khoa-Bộ môn Tiết niệu bệnh viện Bình Dân
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Từ 30/11/2016 đến 30/11/2017 có 112 trường hợp bệnh lý Tiết niệu
được phẫu thuật robot bao gồn cả phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật cắt bỏ, ở cả đường tiết niệu trên và đường
tiết niệu dưới. Robot da Vinci Si TM với bốn cánh tay được sử dụng trong tất cả các trường hợp trên. Đánh giá kết
quả ngay trong thời gian nằm viện sau mổ (kết quả sớm).
Kết quả: Trong 52 trường hợp (TH) cắt tuyến tiền liệt (TTL) tận gốc do ung thư TTL: tuổi trung bình:
66,27 (49 – 80), thời gian mổ: 237± 69 phút (105-480), nạo hạch chậu bịt: 20/52 TH, bảo tồn bó mạch thần kinh
cương: 17/52 TH, máu mất: 346±205 ml (80 – 1400), nằm viện sau mổ: 7,33 ngày (2 – 37); Trong 5 TH tạo hình
khúc nối bể thận-niệu quản có một TH thận móng ngựa: tuổi trung bình: 39,5 (23-64), thời gian mổ: 157,5 phút
(120-210), máu mất: 60 mL (10-200) nằm viện sau mổ: 5,25 ngày (3-7); Trong 4 TH cố định âm đạo vào mỏm
nhô xương cùng có một TH cắt tử cung kèm theo: tuổi trung bình: 60 (55-66), thời gian mổ: 233,3 phút (180-
300), máu mất: 66,6 mL (20-150,) nằm viện sau mổ: 4,33 ngày (4-5); Trong 6 TH cắt bướu tuyến thượng thận
tuổi trung bình: 37,5 (26-49), thời gian mổ: 97,5 phút (45-150), máu mất: 75 mL (50-100) nằm viện sau mổ: 8
ngày (4-12); Trong 10 TH cắt một phần thận cho bướu thận nhỏ (bướu mỡ-cơ-mạch và bướu chủ mô thận): tuổi
trung bình: 34 (32-36), thời gian mổ: 210 phút (165-255), máu mất: 50 mL, thời gian thiếu máu nóng: 15 phút
(10-20), nằm viện sau mổ: 5,5 ngày (5-6), Trong 14 TH cắt thận tận gốc cho bướu chủ mô thận: tuổi trung bình:
55,5 (36-75), thời gian mổ: 174,5 phút (120-270), máu mất: 713,6 mL (150-2600), nằm viện sau mổ: 6,6 ngày (4-
9), Trong 4 TH cắt thận-niệu quản cho bướu niệu mạc bể thận: tuổi trung bình: 54 (47-55), thời gian mổ: 240
phút (210-270), máu mất: 800 mL (400-900), nằm viện sau mổ: 6 ngày (5-7); Trong 11 TH cắt bàng quang tận
gốc, chuyển lưu nước tiểu bằng hồi tràng cho bướu bàng quang xâm lấn cơ: tuổi trung bình: 58 (40-83), thời gian
mổ: 469 phút (330-660), máu mất trung bình: 436,3 mL (200-600), nằm viện sau mổ: 15,8 ngày (8-30); Trong 4
TH cắt thận đơn giản vì thận mất chức năng: tuổi: 71,75 (64-80), thời gian mổ: 118,75 phút (45-160), máu mất:
70 mL (30-100), nằm viện sau mổ: 5,75 ngày (4-8); Trong 2 TH cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-
Grégoir: tuổi trung bình: 42 (40-44), thời gian mổ: 180 phút (150-210), máu mất: 50 mL, nằm viện sau mổ: 7
ngày (5-9).
Kết luận: Phẫu thuật robot có ưu thế hơn phẫu thuật nội soi kinh điển nhờ sự phát triển của công nghệ (màn
hình 3D-HD, cánh tay robot vận động uyển chuyển, bàn console giúp thao tác phẫu thuật thoải mái.) giúp bác
sĩ Tiết niệu thực hiện được những phẫu thuật phức tạp với đường cong học tập ngắn hơn. Loạt ứng dụng phẫu
thuật robot của chúng tôi qua 112 TH trong một năm thực hiện đã có kết quả đáng khích lệ.
Từ khóa: Phẫu thuật robot, cắt tuyến tiền liệt tận gốc, cắt bàng quang tận gốc, cắt một phần thận, cắt thận
*Bộ môn Ngoại, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
** Khoa-Bộ môn Tiết niệu, bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: PGS TS Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: Npchoang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 564
tận gốc, cắt tuyến thượng thận.
ABSTRACT
ROBOT-ASSISTED SURGERY IN UROLOGY: OUTCOMES OF ONE-YEAR APPLICATION AT BINH
DAN HOSPITAL
Nguyen Phuc Cam Hoang, Tran Vinh Hung, Vu Le Chuyen, Nguyen Van An, Do Vu Phuong,
Nguyen Ngoc Chau, Van Thanh Trung, Do Anh Toan, Le Trong Khoi, Pham Huu Doan,
Do Lenh Hung, Nguyen Te Kha, Nguyen Tien De, Tran Doan Thien Quoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 563 - 575
Background: Since last year, the robot-assisted surgery has been applied in Urology for the first time in Viet
Nam. This paper reports the first 112 cases of robot-assisted urological procedures using the Robot da Vinci Si TM
system performed at the Department of Urology of Binh Dan hospital in a one-year duration of time.
Materials and Methods: From November 30th 2016 to November 30th 2017, one hundred and twelve robot-
assisted urological procedures, reconstructive and ablative, upper tracts and lower tracts, were performed using
the da Vinci SiTMrobotic system. The perioperative outcomes were assessed and reported.
Results: In 52 cases of robot-assisted prostatectomy: mean age: 66.27 (range: 49–80), operative time: 237± 69
minutues (range: 105-480), pelvic lymphadenectomy: 20/52 cases, neurovascular bundles sparing: 17/52 cases,
estimated blood loss (EBL): 346 ± 205 mL (range: 80 – 1400), postop hospital stay: 7.33 days (range: 2 – 17); In 5
cases of robot-assisted pyeloplasty for Ureteropelvic junction obstruction (UPJO) there was one with horseshoes
kidney: mean age: 39.5 (range: 23-64), operative time: 157.5 minutes (range: 120-210), EBL: 60 mL (range: 10-
200), postop hospital stay: 5.25 days (range: 3-7); In 4 cases of robot-assisted promontofixation for genital prolapse
there was one associated hysterectomy: mean age: 60 (range: 55-66), operative time: 233.3 minutes (range: 180-
300),, EBL: 66.6 mL (range: 20-150), postop hospital stay: 4.33 days (4-5); In 6 cases of robot-assisted
adrenalectomy: mean age: 37.5 (range: 26-49), operative time: 97.5 minutes (range: 45-150), EBL: 75 mL (range:
50-100), postop hospital stay: 8 days (range: 4-12); In 10 cases of robot-assisted partial nephrectomy (Renal
angiomyolipoma (AML) and Renal cell carcinoma (RCC) tumors): mean age: 34 (range: 32-36), operative time:
210 minutes (range: 165 - 255), EBL: 50 mL, warm ischemia time: 15 minutes (range: 10-20), postop hospital
stay: 5.5 days (range:5-6); In 14 cases of robot-assisted radical nephrectomy (AML and RCC tumors): mean age:
55.5 (36-75), (range: 36-75), operative time: 174.5 minutes (range: 120-270), EBL: 713.6 mL (range: 150-2600),
postop hospital stay: 6.6 days (range:4-9); In 4 case of robot-assisted nephroureterectomy for upper tract TCC
tumor: age: 54 (47-55), operative time: 240 minutes (210-270), EBL: 800 mL (400-900),, postop hospital stay: 6
days (range:5-7); In 11 case of robot-assisted radical cystectomy and urinary diversion for muscle-invasive bladder
tumor: age:58 (range: 40-83), operative time: 469 minutes (range: 330-660), EBL: 436.3 mL (range: 200-600),
postop hospital stay: 15.8 days (range: 8-30); In 4 cases of robot-assisted simple nephrectomy for non-functioning
kidney: age: 71.75 (64-80), operative time: 118.75 minutes (range: 45-160), EBL: 70 mL (range: 30-100), postop
hospital stay: 5.75 days (4-8); In 2 cases of robot-assisted ureteral reimplantation of Lich-Grégoir: age: 42,
operative time: 180 minutes, EBL: 50 mL, postop hospital stay: 7 days;
Conclusions: Robot-assisted laparoscopic surgery, with many advantages over standard laparoscopic
surgery thanks to technological innovations (3D-HD monitor and optical system, robotic arms with wrists, the
comfortable console table.) has helped the urologist to perform the sophisticated procedures with shorter
learning curves. Our initial series of 112 robot-assisted urological procedures has achieved encouraging outcomes.
Keywords: Robot-assisted laparoscopy, radical prostatectomy, radical cystectomy, partial nephrectomy,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 565
radical nephrectomy, adrenalectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật robot là bước tiến cao nhất hiện
nay trong kỹ thuật mổ ít xâm hại đã được phổ
biến khá rộng rãi tại các Trung tâm phẫu thuật
lớn ở các nước tiên tiến(10). Từ cuối năm 2016, lần
đầu tiên phẫu thuật robot được thực hiện trên
bệnh nhân người lớn tại Việt Nam.
Mục tiêu
Bài viết này nhằm báo cáo 112 trường hợp
(TH) đầu tiên trong vòng một năm dùng hệ
thống robot da Vinci SiTM thực hiện các trường
hợp phẫu thuật Tiết niệu ở người lớn được
thực hiện tại Khoa-Bộ môn Tiết niệu bệnh viện
Bình Dân
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân bệnh lý tiết niệu người lớn
đến khám và điều trị phẫu thuật tại Khoa-Bộ
môn Tiết niệu bệnh viện Bình Dân được phẫu
thuật bằng hệ thống robot da Vinci SiTM trong
thời gian một năm, từ 30/11/2016 đến 30/11/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Dụng cụ phẫu thuật
Hệ thống robot phẫu thuật da Vinci SiTM với
bốn cánh tay. Hệ thống này gồm hai phần riêng
biệt được kết nối với nhau: hệ thống “Ông chủ -
Đầy tớ” (Master-Slave system).
Phần tháp (Tower) (Hình 1A): được đặt trực
tiếp lên bệnh nhân, gồm có 4 cánh tay robot: 3
cánh tay để giữ các dụng cụ phẫu thuật và 1
cánh tay giữ camera 3-D độ phân giải cao.
Bàn điều khiển (Console) (Hình 1B): là nơi
phẫu thuật viên ngồi và thao tác các cần điều
khiển robot trong khi nhìn vào một màn hình lập
thể có hình ảnh trường mổ 3-D độ phân giải cao
và được phóng đại. Phẫu thuật viên điều khiển 4
cánh tay robot bằng cách dùng các ngón tay thao
tác trên cần điều khiển. Phẫu thuật viên còn
dùng các bàn đạp chân để chọn các nguồn năng
lượng (điện đơn cực hay lưỡng cực).
Ngoài ra, màn hình video thứ hai kết nối với
người phụ mổ với hình ảnh 2-D mà trên màn
hình này hiển thị nơi phẫu thuật viên chính
đang nhìn vào khi mổ.
A B
Hình 1. Hệ thống robot phẫu thuật da Vinci SiTM. A. Tháp (Tower). B. Bàn điều khiển (Console).
Các dụng cụ phẫu thuật chính
Kéo cong điện đơn cực HotShearsTM(2) (Hình
2): dùng để phẫu tích và đốt điện đơn cực.
Forceps điện lưỡng cực Maryland(2) (Hình 3):
dùng để nắm mô, vén mô, phẫu tích tù đầu, và
đốt điện lưỡng cực. Dùng trong phẫu thuật bàng
quang, tuyến tiền liệt.
Forceps ProGraspTM(2) (Hình 4): dụng cụ
không có năng lượng có đặc điểm tương tự
forceps đốt điện lưỡng cực có lỗ.
Forceps điện lưỡng cực có lỗ(2) (Hình 5): dùng
để nắm mô, vén mô, phẫu tích tù đầu, và đốt
điện lưỡng cực. Dùng trong phẫu thuật thận,
đường tiết niệu trên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 566
Kẹp mang kim lớn(2) (Hình 6): dùng để khâu
nối niệu đạo-cổ bàng quang, tạo hình cổ bàng
quang, khâu đóng phúc mạc.
Tư thế bệnh nhân và phân bố các port
Bệnh nhân phẫu thuật Thận-ĐườngTiết niệu
trên (Hình 7, Hình 8, Hình 9).
Bệnh nhân phẫu thuật vùng niệu quản đoạn
xa, phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt(2,8)
(Hình 10, Hình 11).
Hình 2. Kéo điện
HotShearsTM
Hình 3. Forceps điện
lưỡng cực Maryland
Hình 4. Forceps
ProGraspTM
Hình 5. Forceps điện
lưỡng cực có lỗ
Hình 6. Kẹp mang kim lớn Hình 7. Phòng mổ cho tạo hình cắt rời bể thận bên trái qua phúc mạc(2)
Hình 8. Phân bố port trong tạo hình bể thận trái qua phúc mạc(2)
Hình 9. Tư thế bệnh nhân mổ tạo hình bể thận phải
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 567
A B C D
Hình 10. Cắt tuyến tiền liệt tận gốc. A. Các mốc đặt port. B. Tư thế Trendelenberg dốc 300. C. Vị trí các port. D.
Docking
A B
Hình 11. A.B. Phân bố các port trong cắt tuyến tiền liệt tận gốc(7)
KẾT QUẢ
Từ 30/11/2016 đến 30/11/2017: có 112 bệnh
nhân Tiết niệu người lớn đầu tiên được phẫu
thuật bằng hệ thống robot da Vinci™: 52 TH
cắt tuyến tiền liệt tận gốc cho ung thư tuyến
tiền liệt; 5 TH tạo hình khúc nối bể thận-niệu
quản; 10 TH cắt một phần thận cho bướu chủ
mô thận nhỏ; 14 TH cắt thận tận gốc cho bướu
chủ mô thận; 11 TH cắt bàng quang tận
gốc+tạo hình bàng quang bằng hồi tràng nối
thẳng; 4 TH treo cổ bàng quang vào mỏm nhô
xương cùng điều trị sa sinh dục; 6 TH cắt
bướu tuyến thượng thận; 4 TH cắt thận-niệu
quản cho ung thư tế bào chuyển tiếp bể thận; 4
TH cắt thận đơn giản cho thận mất chức năng;
2 TH cắm lại niệu quản vào bàng quang.
Năm mươi hai trường hợp cắt tuyến tiền liệt
tận gốc
Tuổi trung bình (TB): 66,27 (49 – 80);
PSA máu TB (ng/mL): 41,5 (4,5 – 100)
Kích thước tuyến tiền liệt trên MSCT/MRI
(mL): 33,36 (20 – 60)
Kỹ thuật mổ: nội soi trong phúc mạc (theo kỹ
thuật Montsouris)
Thời gian mổ TB (phút): 237 ± 69 (105 – 480)
Máu mất TB (mL): 346 ± 205 (80 – 1400)
Nạo hạch chậu bịt tiêu chuẩn: 20/52 TH;
Chừa bó mạch thần kinh cương: 17 / 52 TH
Cắt tĩnh mạch lưng dương vật, khâu sau:
10/52 TH, Khâu cột tĩnh mạch lưng dương vật,
cắt sau: 42/52 TH; Làm mũi khâu Rocco
(Rocco’stitch): 20/52 TH
Rút ống dẫn lưu hậu phẫu (ngày): 5,67 ± 4,05
(1 – 33)
Nằm viện sau mổ TB (ngày): 7,33 ± 4,33
(2 – 17)
Bảng 1. Giai đoạn bướu
Giai đoạn Trước mổ Sau mổ
T1b 4 6
T2a 3 10
T2b 9 7
T2c 5 2
T3a 3 15
T3b 12
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 568
Bảng 2. Điểm Gleason
Gleason Trước mổ Sau mổ
4 1 1
5 7 6
6 12 12
7 17 16
8 8 8
9 3 9
10 1
Biến chứng gần trong hậu phẫu bao gồm
- 9 trường hợp tụ dịch trong đó có 2 trường
hợp phải mổ lại dẫn lưu.
- 2 trường hợp tụt thông Foley phải đặt lại.
- 1 trường hợp tràn khí dưới da
- 1 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp
- 1 trường hợp thoát vị bẹn nghẹt sau mổ
phải mổ cấp cứu
Tiểu không kiểm soát sau mổ kéo dài từ 3
tuần đến 2 tháng gặp ở 16/52 trường hợp. Chưa
khảo sát rối loạn cương dương.
Trị số PSA huyết thanh trung bình sau mổ là
0,26 ng/ml, cao nhất là 3,42 ng/ml và thấp nhất là
0,05 ng/ml.
Đường cong học tập khả quan khi trường
hợp đầu tiên mổ 480 phút (8 giờ) và trường hợp
cuối cùng mổ 105 phút (1 giờ 45 phút).
Không có trường hợp nào có biến chứng với
độ Clavien > 1 hoặc phải chuyển mổ mở.
Hình 12. BN Lâm Văn Th., 58T, UT TTL, cT3bNoMo.
A. MRI trước mổ. B. Xạ hình xương
Năm trường hợp tạo hình khúc nối bể thận-
niệu quản
Giới: Nam: 3; Nữ: 2;Tuổi TB: 39,5 (23-64);
ASA 2: 5 TH; Bên P: 2 TH; Bên T: 3 TH.
Tổn thương hệ niệu kết hợp: Thận móng
ngựa: 1 TH; Sạn thận cùng bên: 2 TH.
Phương pháp mổ: Tạo hình khúc nối cắt
rời+lấy sạn thận: 2 TH; Tạo hình khúc nối cắt
rời: 3 TH.
Thời gian mổ TB (phút): 157,5 (120-210); Máu
mất TB (mL): 60 (10-200).
Dùng cánh tay thứ 4: 3/5 TH; Nằm viện sau
mổ TB (ngày): 5,25 (3-7).
A. B.
Hình 13. A,B. MSCT tiêm cản quang:hẹp khúc nối bể thận-niệu quản phải
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 569
Mười trường hợp cắt một phần thận cho bướu
thận nhỏ
Giới: 4 bệnh nhân nữ, 6 bệnh nhân nam; Tuổi
TB: 34 (32-36); ASA2: 7 TH; ASA3: 3 TH.
Kích thước bướu TB (mm): 34 (31-37).
Bướu bên P: 4 TH; Bướu bên T: 6 TH.
4/10 trường hợp không dùng được cánh tay
thứ tư (để dùng ProGrasp™) do khi đặt port bị
“chỏi” giữa cánh tay thứ ba và thứ tư.
Thời gian mổ (phút): 210 (165-255); Thời gian
thiếu máu nóng TB (phút): 15 (10-20).
Cặp cuống thận: Dây thắt mạch máu: 2 TH;
Bulldog nội soi: 8 TH.
Khâu chủ mô thận 2 lớp: lớp trong dùng chỉ
V-Loc® 3-0, lớp ngoài dùng chỉ vicryl® 1-0.
Máu mất TB: 50 mL; Nằm viện sau mổ TB
(ngày): 5,5 (5-6).
Mô học bướu: bướu mỡ-cơ-mạch (AML): 4
TH và bướu ung thư tế bào thận (CC-RCC): 6
TH.
A B C
Hình 14. Bướu thận trái CC-RCC cực dưới. A. Phim MSCT tiêm cản quang. B.C. Mẫu bệnh phẩm bướu
Mười bốn trường hợp cắt thận tận gốc cho
bướu thận
Giới: 5 bệnh nhân nữ, 9 bệnh nhân nam;Tuổi
TB: 55,5 (36-75); ASA2: 8 TH; ASA3: 6 TH.
Kích thước bướu TB (mm): 75,25 (50-3125).
Bướu bên P: 6 TH;Bướu bên T: 8 TH.
Thời gian mổ (phút): 174,5 (120-270).
Máu mất TB (mL): 713,6 (150-2600);Nằm viện
sau mổ TB (ngày): 6,6 (4-9).
Chuyển mổ mở vì bướu lớn, xâm lấn: 2/14
trường hợp (14,3%).
Mô học bướu: mô viêm mạn tính xơ hóa: 1
TH; bướu mỡ-cơ-mạch (AML): 4 TH và bướu
ung thư tế bào thận (CC-RCC): 9 TH.
Mười một trường hợp cắt bàng quang tận
gốc+chuyển lưu nước tiểu ngòai cơ thể hoặc
trong cơ thể bằng hồi tràng
Giới: Nam: 10; Nữ: 1.
Tuổi TB: 58(40-83); Chỉ số ASA trước mổ:
ASA2: 9 TH, ASA3: 2 TH.
Bướu bàng quang tái phát: 5/11 TH; Bướu
bàng quang xâm lấn cơ: 4/11 TH; Bướu bàng
quang lớn / lan tỏa: 2/11 TH.
Thời gian mổ TB (thời gian console, phút):
469 (330-660).
Lượng máu mất TB (mL): 436,3 (200-600)
Cắt bàng quang tận gốc theo kỹ thuật theo
cấu trúc cơ thể học của Guru.
- Cắt bàng quang không nạo hạch chậu: 4/11
TH (4 trường hợp đầu).
- Cắt bàng quang + nạo hạch chậu-bịt: 7 / 11
TH (7 trường hợp sau).
Chuyển lưu nuớc tiểu
- Chuyển lưu qua ống hồi tràng ngoài cơ thể:
4 /11 TH (có 1 bệnh nhân nữ)
- Tạo hình bàng quang ngoài cơ thể nối
thẳng: 1 /11 TH
- Tạo hình bàng quang trong cơ thể nối
thẳng: 6 / 11 TH, cắm lại niệu quản vào bàng
quang: 4 TH dùng thông oxy làm nòng, 2 TH
dùng thông JJ làm nòng.
Trung tiện: 3,7 ngày (3-5);Rút ống dẫn lưu:
7,1 ngày (4-14).
Nằm viện sau mổ TB (ngày): 15,8 (8-30)
Biến chứng sau mổ: 3/11 TH (27,3%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 570
- Bán tắc ruột vào ngày hậu phẫu 15, điều trị
bảo tồn: 1 TH.
- Tắc ruột ngày hậu phẫu 5 do hẹp chỗ nối
phục hồi lưu thông ruột: 1 TH.
- Suy thận cấp ngày hậu phẫu 1: 1 TH.
2 trường hợp sau phải mổ lại cắt bỏ bàng
quang tân tạo, trường hợp suy thận cấp được lọc
máu cấp cứu.
Mô học bướu sau mổ: bướu tế bào chuyển
tiếp (TCC) cả 11 trường hợp; bướu chưa xâm lấn
cơ: 3/11 TH; bướu xâm lấn cơ: 8/11 TH. Hạch âm
tính trên tất cả 7 trường hợp có nạo hạch chậu.
A B C D
Hình 15. Bướu bàng quang.
A.B. MSCT tiêm cản quang, dựng hình. C. Bệnh phẩm. D. Sẹo sau mổ (tạo hình bàng quang ngoài cơ thể nối thẳng)
A B C D
Hình 16. A,B. Bệnh phẩm. C. Sẹo sau mổ (tạo hình bàng quang trong cơ thể).
D. Sẹo sau mổ (chuyển lưu qua ống hồi tràng ngoài cơ thể)
Bốn trường hợp treo cổ bàng quang vào mỏm
nhô xương cùng (Sacrocolpopexy)
Tuổi TB: 60 (55-66); ASA 2: 4 TH.
Cách mổ: 2 TH treo cổ bàng quang vào mỏm
nhô xương cùng; 1 TH cắt tử cung + treo cổ bàng
quang vào mỏm nhô xương cùng; 1 TH cố định
mỏm âm đạo vào mỏm nhô xương cùng.
Thời gian mổ TB (phút): 233,3 (180-300); Máu
mất (mL): 66,6 (20-150).
Nằm viện sau mổ TB (ngày): 4,33(4-5).
Sáu trường hợp cắt bướu tuyến thượng thận
Giới: 2 nam; 4 nữ; Tuổi TB: 37,5 (26-49);
ASA1: 3 TH; ASA 2: 2 TH,; ASA3: 1 TH.
Kích thước bướu (mm): 34,5 (30-39).
Thời gian mổ TB (phút): 97,5 (45-150); Máu
mất TB (mL): 75 (50-100).
Nằm viện sau mổ TB (ngày): 8 (4-12).
Mô học bướu: bướu Myelolipoma 1 TH;
Schwannoma: 3 TH; Pheochromocytoma: 2 TH.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 571
A B C
Hình 17. Schwannoma tuyến thượng thận phải. A.B. MSCT tiêm càn quang. C. Mẫu bệnh phảm bướu
Bốn trường hợp cắt thận-niệu quản cho ung
thư tế bào chuyển tiếp bể thận
Giới: Nam: 2 TH,Nữ: 2 TH;Tuổi TB: 54 (47 –
55);ASA2: 3 THASA3: 1 TH.
Bên P: 2 TH,bên T: 2 TH.
Thời gian mổ (phút): 240 (210 – 270); Máu
mất (mL): 800 (400-900); Nằm viện sau mổ
(ngày): 6 (5-7).
Mô học bướu: ung thư biểu mô tế bào
chuyển tiếp cả 4 TH.
A B C
Hình 18. Bướu niệu mạc bể thận phải. A. MSCT tiêm cản quang. B.C. Mẫu bệnh phẩm
Bốn trường hợp cắt thận đơn giản vì thận mất
chức năng
Giới: Nam: 1 TH,Nữ: 3 TH;Tuổi TB: 71,75
(64– 80); ASA2: 3 TH; ASA4: 1 TH.
Thời gian mổ TB (phút): 118,75 (45-160); Máu
mất TB (mL): 70 (30-100); Thời gian rút ống dẫn
lưu (ngày): 4 (3-5); Nằm viện sau mổ TB (ngày):
5,75 (4-8).
Mô học thận: Viêm thận-bể thận mạn tính xơ
hóa: 2; Thận chướng nước: 2.
Hai trường hợp cắm lại niệu quản phải vào
bàng quang
Giới: Nữ: 1 TH, Nam: 1 TH,Tuổi TB: 42 (40-
44), ASA2: 2 TH
Chẩn đóan trước mổ: hẹp niệu quản phải sát
bàng quang.
Kỹ thuật mổ: cắm lại niệu quản vào bàng
quang ngã ngoài bàng quang (Lich-Grégoir)
Thời gian mổ (phút): 180 (150-210); Máu mất
(mL): 50 (30-70); Nằm viện sau mổ (ngày): 7 (5-9).
A B
Hình 19. Hẹp niệu quản chậu phải. A.B. MSCT tiêm
cản quang
BÀN LUẬN
Những lợi ích của hệ thống robot phẫu thuật
Về phía phẫu thuật viên
Hệ thống robot phẫu thuật làm tăng độ khéo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 572
léo, độ chính xác của phẫu thuật, tăng tầm cử
động, giúp làm giảm rung tay, phân độ cử động
và tăng công thái học (ergonomics) và sự thoải
mái cho phẫu thuật viên. Hệ thống da Vinci™
mang đến hình ảnh 3D, phóng đại, vững chắc,
không gây mỏi mắt do chính phẫu thuật viên
điều khiển trực tiếp. Phẫu thuật viên thao tác cả
camera và từ hai đến ba cánh tay mang dụng cụ.
Công nghệ Endowrist™ của da Vinci™ (Hình
20) cho phép sử dụng các dụng cụ với 7 độ tự do.
Các cử động của dụng cụ được điều khiển bởi
ngón tay, bàn tay và cổ tay của phẫu thuật viên
làm cho phẫu thuật bằng robot có cảm giác gần
với phẫu thuật mở hơn so với mổ nội soi ổ bụng
tiêu chuẩn. Với những lợi ích này, hệ thống
robot phẫu thuật cho phép các phẫu thuật viên
chưa có kinh nghiệm về nội soi ổ bụng tiêu
chuẩn có thể học tập để thực hiện ngay các phẫu
thuật nội soi phức tạp như cắt tuyến tiền liệt tận
gốc, tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản,..(10)
A B
Hình 20. A. Endowrist™. B. Bàn tay phẫu thuật viên điều khiển dụng cụ(11).
Về phía bệnh nhân(10): có thể giúp giảm mất
máu, giảm tỉ lệ truyền máu, thời gian nằm viện,
thời gian đặt thông và các biến chứng phẫu
thuật, chức năng cơ quan được bảo tồn tốt hơn.
Các lợi ích khác là đường rạch da nhỏ, ít đau
hơn, hồi phục nhanh hơn và nhanh trở về với
công việc. Riêng cắt tuyến tiền liệt tận gốc đã
được chứng minh là làm giảm lượng máu mất
và tỉ lệ truyền máu(7).
Các phẫu thuật Tiết niệu nào được ưu tiên thực
hiện bằng robot?
Theo Schachter(10), thứ tự ưu tiên như sau:
- Cắt tuyến tiền liệt(2,5,11)
- Tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản(6)
- Cắt bàng quang tận gốc(13)
- Cắt thận (cắt một phần thận, cắt thận tận
gốc, cắt thận-niệu quản)(1,14)
- Treo cổ bàng quang vào mỏm nhô xương
cùng(7)
- Nối ống dẫn tinh
- Phẫu thuật tiết niệu nhi (cắt thận, cắt một
phần thận, tạo hình bể thận, chống ngược dòng
bàng quang-niệu quản)
- Cắt tuyến thượng thận(9)
- Niệu quản giải, cắm niệu quản vào niệu
quản(8)
Nói chung, các phẫu thuật vùng chậu như
cắt tuyến tiền liệt, cắt bàng quang, treo cổ bàng
quang vào mỏm nhô xương cùng, cho thấy ưu
điểm của robot mang lại so với mổ mở rõ rệt hơn
các phẫu thuật thận như cắt thận. Các phẫu
thuật vùng chậu như cắt tuyến tiền liệt tận gốc
có bản đồ phân bố các trocar tương đối hằng
định hơn so với phẫu thuật thận thường có bản
đồ phân bố trocart thay đổi theo hình dạng bụng
của bệnh nhân (bụng bè so với bụng thon). Cũng
vì vậy trong phẫu thuật tuyến tiền liệt, việc
docking tương đối dễ hơn so với phẫu thuật
thận (dễ bị “chỏi” các cánh tay robot). Đáng chú
ý là trong năm trường hợp mổ tạo hình khúc nối
có hai trường hợp không dùng được cánh tay
thứ tư và trong sáu trường hợp cắt một phần
thận có hai trường hợp không dùng được cánh
tay thứ tư đều từ nguyên nhân đặt port bị “chỏi”
các cánh tay robot. Trong phẫu thuật robot, cánh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 573
tay thứ tư có vai trò đặc biệt quan trọng để dùng
dụng cụ ProGrasp™ để giữ hay vén mô gần
vùng thao tác, giúp nông hóa vùng thao tác hay
phơi bày rõ hơn vùng này.
Cùng trong một phẫu thuật, hệ thống robot
giúp dễ thực hiện các kỹ thuật chuyên biệt đòi
hỏi tính uyển chuyển của cử động của dụng cụ
phẫu thuật. Thí dụ: trong cắt tuyến tiền liệt dùng
robot sẽ dễ thực hiện khâu nối niệu đạo-cổ bàng
quanh hơn, khi làm mũi khâu Rocco thấy rõ ràng
cấu trúc mô hơn và khâu dễ hơn, khâu cột tĩnh
mạch lưng dương vật dễ dàng hơn; Trong tạo
hình khúc nối bể thận-niệu quản thấy thì khâu
nối niệu quản-bể thận khá dễ dàng, nhanh
chóng, tầm nhìn rõ và bao quát hơn, mũi khâu tự
tin là kín nước hơn. Trong khâu nối, nếu dùng
loại chỉ có gai (barbed suture) như V-loc® hay
Stratafix® giúp khâu nhanh và kín hơn vì sợi chỉ
có cơ chế tự giữ mối chỉ khi khâu.
Hệ thống ủy nhiệm
Theo các tác giả(10), phẫu thuật viên robot cần
được ủy nhiệm bằng một hệ thống ủy nhiệm tốt
bao gồm: (1) Lập Ban chứng nhận phẫu tbuật
robot, (2) Ưu tiên như nhau cho cả phẫu thuật
mở và nội soi ổ bụng tiêu chuẩn được thực hiện
bằng robot, (3) Hoàn thành một khóa huấn luyện
robot đặc biệt, (4) Thực hiện phẫu thuật robot
trên động vật thực nghiệm, (5) Quan sát phẫu
thuật robot được thực hiện mẫu mực, (6) Làm
người phụ mổ tại giường trong phẫu thuật
robot, (7) Thực hiện các ca phẫu thuật robot đầu
tiên dưới sự giám sát của giám thị (proctorship),
và (8) tiếp tục theo dõi kết quả phẫu thuật.
Riêng chúng tôi đã được huấn luyện khóa
ngắn ngày tại các Trung tâm huấn luyện phẫu
thuật robot được chứng nhận bởi Intuitive như
bệnh viện Severance, bệnh viện Asan, Seoul,
Hàn quốc, được cấp Giấy chứng nhận phẫu
thuật viên robot (Certificate of da Vinci system
Training as a Console Surgeon) sau khi trải qua
huấn luyện trên mô hình và trên động vật thực
nghiệm (heo) và kiến tập 6 ca phẫu thuật robot
bởi các phẫu thuật viên robot giàu kinh nghiệm
của Trung tâm này. Ba phẫu thuật viên robot về
Tiết niệu khi về nước được thực hiện 5 trường
hợp phẫu thuật dưới sự giám sát của giám thị là
phẫu thuật viên robot người nước ngoài gồm:
một TH tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản, hai
TH cắt tuyến tiền liệt, một TH cắt một phần thận,
một TH treo cổ bàng quang vào mỏm nhô xương
cùng. Trong các ca mổ có giám thị này, người mổ
và giám thị đã thay nhau giữa hai vai trò phẫu
thuật viên chính và người phụ mổ tại giường.
Nhận xét về loạt phẫu thuật robot đầu tiên này
Nhìn chung trong loạt phẫu thuật đầu tiên
này, hai loại phẫu thuật được ưu tiên dùng phẫu
thuật robot chiếm tỉ lệ cao nhất: cắt tuyến tiền
liệt tận gốc (52 trường hợp), kế đến là cắt một
phần thận-cắt thận tận gốc cho bướu chủ mô
thận (24 trường hợp), kế đến là 11 trường hợp
cắt bàng quang tận gốc cho ung thư bàng quang,
chuyển lưu nước tiểu bằng hồi tràng ngòai cơ
thể và trong cơ thể, đáng chú ý lá có 6/11 trường
hợp tạo hình bàng quang bằng hồi tràng trong
cơ thể nối thẳng.
Loạt lớn nhất là ung thư tuyến tiền liệt,
mặt bệnh mà robot thể hiện tính ưu việt rõ
ràng nhất so với mổ mở và nội soi ổ bụng tiêu
chuẩn. Trong loạt này có đến 27 trường hợp
bướu ăn lan ra ngoài vỏ bọc tuyến tiền liệt và
túi tinh (15 trường hợp T3aNoMo và 12
trường hợp T3bNoMo) vẫn mổ robot thành
công. Trong mổ nội soi ổ bụng tiêu chuẩn,
chúng tôi rất e ngại các trường hợp bướu xâm
lấn ra ngoài vỏ bao vì dễ chuyển mổ mở do
mô ung thư thâm nhiễm cứng.
Sáu trường hợp đầu tiên tạo hình bàng
quang trong cơ thể nối thẳng trong lọat này là
đỉnh cao kỹ thuật mổ mà chúng tôi đã đạt được,
tuy thời gian mổ còn dài. Qua những trường hợp
đầu tiên dùng robot mổ bệnh lý ung thư này
chúng tôi có suy nghĩ rằng dùng robot ngoài việc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 574
giúp nạo hạch vùng dễ dàng nó còn giúp phẫu
thuật trừ căn dễ thành công mà không bị chuyển
mổ mở nhờ những tính năng ưu việt đã nêu
trên. Các nghiên cứu tổng hợp gần đây của các
tác giả(2,4,10) dần đã xác định lợi ích của robot
trong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt, cắt bàng
quang tận gốc cho ung thư so với mổ mở hay mổ
nội soi ổ bụng tiêu chuẩn.
Vấn đề thu nạp bệnh nhân, số ca mổ để duy trì
hệ thống
Để thu nạp bệnh nhân phẫu thuật robot cần
giải thích rõ những lợi điểm của phẫu thuật
robot so với nội soi ổ bụng tiêu chuẩn (khó) và so
với mổ mở (dễ hơn). Kinh nghiệm riêng trong
thời gian vừa qua của chúng tôi thấy cần phải
kết hợp các yếu tố: (1) Hiệu ứng tuyền thông
(truyền hình, phát thanh, hội thảo, apphích, tờ
rơi,), (2) Uy tín của phẫu thuật viên (được
huấn luyện bài bản ở các Trung tâm huấn luyện
của Intuitive Surgical® ở nước ngoài, kinh
nghiệm và thâm niên phẫu thuật), (3) Sự tận tụy
của phẫu thuật viên khi tư vấn cho bệnh nhân
giúp dễ thuyết phục bệnh nhân chấp nhận phẫu
thuật công nghệ cao vốn có giá thành cao hơn.
Điều khó khăn trở ngại trong thu nạp bệnh
nhân là ưu tiên thu nạp bệnh nhân ước muốn
và có khả năng chi trả chi phí phẫu thuật robot
hay bệnh nhân có phương pháp mổ ưu tiên
dùng robot? Nếu thu nạp bệnh nhân có ước
muốn phẫu thuật robot bất chấp loại phẫu
thuật sẽ thực hiện thì có nguy cơ đẩy cao tỉ lệ
giá thành/hiệu quả không cần thiết, nếu ưu tiên
thu nạp bệnh nhân có bệnh lý ưu tiên chỉ định
phẫu thuật robot thì trong nhóm bệnh nhân
này sẽ có nhiều người không chi trả nổi được
giá thành của phẫu thuật trong bối cảnh Bảo
hiểm y tế chưa chi trả, số trường hợp mổ vì vậy
sẽ bị giới hạn.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật robot có ưu thế hơn phẫu thuật
nội soi kinh điển nhờ sự phát triển của công
nghệ (màn hình 3D-HD, cánh tay robot vận
động uyển chuyển, bàn điều khiển giúp thao tác
phẫu thuật thoải mái.) giúp bác sĩ Tiết niệu
thực hiện được những phẫu thuật phức tạp với
đường cong học tập ngắn hơn. Lọat ứng dụng
phẫu thuật robot của chúng tôi qua 112 truờng
hợp đầu tiên trong một năm qua đã có kết quả
đáng khích lệ. Cần thực hiện thêm nhiều trường
hợp hơn nữa trong thời gian tới đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aron M, Berger A, and Gill IS (2011). Robot-Assisted Radical
and Partial Nephrectomy. Atlas of Robotic Urologic Surgery,
Current Clinical Urology. Humana Press:133-141.
2. Du Y, Long Q, Guan B, Mu L, Tian J, Jiang Y, Bai X, Wu D
(2018). Robot-Assisted Radical Prostatectomy Is More
Beneficial for Prostate Cancer Patients: A System Review and
Meta-Analysis. Med Sci Monit;24:272-287.
3. Guru KA (2017). Robot-assisted radical cystectomy / Anterior
Exenteration with lymph node dissection. Anatomical
foundation and description of surgical technique. Video
presentation. Roswell Park Cancer Institute.
4. Huang X, Wang L, Zheng X, Wang X (2017). Comparison of
perioperative, functional, and oncologic outcomes between
standard laparoscopic and robotic-
assisted radical prostatectomy: a systemic review and
meta-analysis. Surg Endosc;31(3):1045-1060.
5. John H, Peter Wiklund P, Witt JH (2013). Atlas of Robotic
Prostatectomy. Springer.
6. Leveillee RJ, Bracho J, Williams SK, Shields JM, and Moore CR
(2011). Robot-Assisted Pyeloplasty. Atlas of Robotic Urologic
Surgery, Current Clinical Urology. Humana Press:159-172
7. McGee S.M., Shimko M.S., Elliott D.S., and Chow G.K. (2011).
Robot-Assisted Laparoscopic Sacrocolpopexy. Atlas of Robotic
Urologic Surgery, Current Clinical Urology. Humana Press:107-
118.
8. Mufarrij P, Hyams E, and Stifelman M (2011). Robot-Assisted
Ureteral Reconstruction. Atlas of Robotic Urologic Surgery,
Current Clinical Urology. Humana Press:187-214.
9. Patel MN, Patil N, Bhandari M, Narra V, Menon M, Rogers
CG (2011). Robot-Assisted Total and Partial Adrenalectomy.
Atlas of Robotic Urologic Surgery, Current Clinical Urology.
Humana Press:121-132.
10. Schachter LR, Kaufman MR, Herrell SD (2008). Establishment
of a Robotic Prostatectomy Program, Robotics in Urologic
Surgery, Saunders, Elsevier, Copyright © by Saunders:79-84
11. Stern JM and Lee DI (2011). Transperitoneal Robot-Assisted
Laparoscopic Radical Prostatectomy: Anterior Approach. Atlas
of Robotic Urologic Surgery, Current Clinical Urology. Humana
Press:33-46.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 575
12. Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Văn Ân,
Trần Vĩnh Hưng, Nguyễn Tiến Đệ, Nguyễn Tế Kha, Nguyễn
Ngọc Châu, Đỗ Anh Toàn, Đỗ Lệnh Hùng, Phạm Hữu Đoàn,
Nguyễn Trọng Khôi (2017). Áp dụng kỹ thuật nội soi robot để
phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc do ung thư: Kinh
nghiệm sau một năm thực hiện. Báo cáo tại Buổi lễ kỷ niệm
222 trường hợp phẫu thuật robot đầu tiên tại bệnh viện Bình
Dân ngày 28/10/2017.
13. Wang GJ, Scherr DS (2011). Robot-Assisted Radical
Cystoprostatectomy. Atlas of Robotic Urologic Surgery, Current
Clinical Urology. Humana Press:91-105.
14. Willis D, Pugh J, Parekattil SJ, Atalah H, Su LM (2011). Robot-
Assisted Radical Nephroureterectomy. Atlas of Robotic Urologic
Surgery, Current Clinical Urology. Humana Press:143-158.
Ngày nhận bài báo: 25/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_robot_trong_tiet_nieu_ket_qua_mot_nam_ung_dung_ta.pdf