Tài liệu Phẫu thuật robot qua ngả ngực cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản: Kinh nghiệm bước đầu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 330
PHẪU THUẬT ROBOT QUA NGẢ NGỰC CẮT THỰC QUẢN VỚI NẠO
HẠCH 3 VÙNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN:
KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU
Lâm Việt Trung*, Trần Phùng Dũng Tiến*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư thực quản là một trong những ung thư đường tiêu hoá hay gặp. Phẫu thuật nội soi
ngực bụng và nạo hạch 3 vùng đã được nhiều tác giả thực hiện và báo cáo với kết quả khá tốt. Tuy nhiên thì nạo
hạch vùng ngực còn nhiều khó khăn do hạn chế của phẫu thuật nội soi. Một số báo cáo ứng dụng Robot Da vinci
trong phẫu thuật nạo hạch ung thư thực quản đã cho thấy những ưu điểm do tính linh hoạt của các cánh tay
robot và khả năng quan sát rõ ràng giúp các thao tác trở nên chính xác, giảm các biến chứng sau mổ.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng Robot Davinci trong phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3
vùng điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng – phương pháp nghiê...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật robot qua ngả ngực cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản: Kinh nghiệm bước đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 330
PHẪU THUẬT ROBOT QUA NGẢ NGỰC CẮT THỰC QUẢN VỚI NẠO
HẠCH 3 VÙNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN:
KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU
Lâm Việt Trung*, Trần Phùng Dũng Tiến*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư thực quản là một trong những ung thư đường tiêu hoá hay gặp. Phẫu thuật nội soi
ngực bụng và nạo hạch 3 vùng đã được nhiều tác giả thực hiện và báo cáo với kết quả khá tốt. Tuy nhiên thì nạo
hạch vùng ngực còn nhiều khó khăn do hạn chế của phẫu thuật nội soi. Một số báo cáo ứng dụng Robot Da vinci
trong phẫu thuật nạo hạch ung thư thực quản đã cho thấy những ưu điểm do tính linh hoạt của các cánh tay
robot và khả năng quan sát rõ ràng giúp các thao tác trở nên chính xác, giảm các biến chứng sau mổ.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng Robot Davinci trong phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3
vùng điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca. Chọn lựa các bệnh nhân ung
thư thực quản có sử dụng Robot Davinci trong phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3 vùng.
Kết quả: Từ 8/2018 – 2/2019, có 5 trường hợp phẫu thuật Robot Da vinci phẫu thuật cắt thực quản nạo
hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cả 5 bệnh nhân là nam giới, tuổi trung bình 61,2
8,6. Vị trí u 1/3 giữa 3 ca và 1/3 dưới hai ca. Tất cả bệnh nhân đều trong giai đoạn III theo NCCN, trong đó
cT3 ba trường hợp, cT4a hai trường hợp. Tất cả bệnh nhân đều được hoá trị tân hỗ trợ với Docetaxel, Cisplatin
và Capecitabin trước mổ 3 chu kỳ. Thời gian từ sau hoá trị đến lúc mổ trung bình 4-6 tuần. Thời gian mổ thì
ngực với Robot trung bình 120 phút. Thời gian mổ tổng cộng trung bình 380 phút. Thì bụng được thực hiện
bằng nội soi thông thường. Không có tai biến trong mổ, lượng máu mất không đáng kể. Chỉ có 1 trường hợp
nhiễm trùng vết mổ cổ sau mổ. Không có xì rò miệng nối thực quản cổ và không có tử vong.
Kết luận: Phẫu thuật Robot Da vinci thì ngực trong phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3 vùng điều trị ung
thư thực quản là khả thi, an toàn và mang lại kết quả điều trị tốt. Cần có thêm số lượng bệnh nhân nghiên cứu và
thời gian theo dõi cũng như nhóm so sánh để đánh giá tốt hơn kết quả của phương pháp này.
Từ khóa: cắt thực quản bằng robot qua ngả ngực, ung thư thực quản, nạo hạch 3 vùng
ABSTRACT
TRANSTHORACIC ROBOTIC SURGERY IN THREE FIELD ESOPHAGECTOMY FOR TREATMENT
OF ESOPHAGEAL CANCER – EARLY EXPERIENCES
Lam Viet Trung, Tran Phung Dung Tien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 330 – 335
Background: Esophageal cancer is one of the most common gastrointestinal cancers. Lapthoracoscopic
esophagectomy had been performed by many authors and reported with quite good results. However,
thoracoscopic mediastinal lymph node dissection still remain the difficult and challenging due to limitations of
laparoscopic instruments. A number of reports on the use of Robot Davinci thoracoscopic lymph node have shown
advantages due to the true view and flexibility of the robotic arms... to help the operations become accurate and
minimizing complications after surgery.
*Khoa Ngoại Tiêu hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS BS Lâm Việt Trung ĐT: 0913753595 Email: drlamviettrung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 331
Objectives: To evaluate the results of the initial use of Robot Davinci in esophagectomy with three field
lymph node dissection for treatment of esophageal cancer at Cho Ray Hospital.
Methods: Prospective study. We include all patients with esophageal cancers who were underwent
thoracoscopic Robotic esophagectomy with three field lymph node dissection at Choray hospital.
Results: From 8/2018 - 2/2019, there are 5 cases of thoracoscopic Robotic esophagectomy with three field
lymph node dissection at Cho Ray hospital. All 5 patients were male, the average age was 61.2 8.6. Tumor was
in middle 1/3 in 3 cases and lower 1/3 in two cases. All patients were in stage III according to NCCN, in which
cT3 had three cases and cT4a two cases. All patients got neoadjuvant chemotherapy with Docetaxel, Cisplatin and
Capecitabine for 3 cycles before surgery. Surgery start about 4 – 6 weeks after chemotherapy. Mean operation
time in thoracoscopic Robotic phase was about 120 minutes. Overall mean operation time was about 380 minutes.
The abdominal and cervical phases were performed by conventional laparoscopy. There was no incidence during
operation. Blood loss was negligible. Only 1 case of cervical wound infection. There is no anastomotic leakage and
no mortality.
Conclusion: Thoracoscopic Robotic esophagectomy with three field lymph node dissection in treatment of
esophageal cancer is feasible and safe with good results. It is needed to have more patients and longer follow-up
time and control group to better evaluate the results of this method.
Keywords: thoracoscopic robotic esophagectomy, esophageal cancer, three-field lymphadenectomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tế bào gai thực quản có độ ác cao,
tiên lượng xấu với diễn tiến di căn hạch sớm(9,10).
Do đó, phẫu thuật nạo hạch rộng rãi 3 vùng cổ-
trung thất-bụng, kết hợp với áp dụng điều trị tân
hỗ trợ cho u giai đoạn II và III là phương pháp
chủ lực trong điều trị ung thư thực quản(2,3). Nạo
hạch trung thất, đặc biệt là vùng quanh 2 thần
kinh quặt ngược thanh quản là chìa khóa của
phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư thực
quản(1,12). Tuy nhiên, đây là phẫu thuật khó đòi
hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm cũng
như kỹ năng nhằm giúp bệnh nhân tránh được
các biến chứng của tổn thương thần kinh quặt
ngược thanh quản như khàn tiếng, rối loạn chức
năng hầu họng hay hít sặc. Phẫu thuật cắt thực
quản nội soi có robot hỗ trợ lần đầu được báo
cáo năm 2006 bởi van Hillegersberg và cộng
sự(13) mang đến nhiều hứa hẹn trong việc ứng
dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị
triệt căn ung thư thực quản. Phẫu thuật robot
với khả năng quan sát 3 chiều, các dụng cụ với
khớp nối linh hoạt, phẫu trường ổn định mang
lại những ưu thế rõ ràng trong việc phẫu thuật ở
những khoang sâu, hẹp của cơ thể. Phẫu thuật
viên có thể dễ dàng thao tác chính xác mà không
mất quá nhiều thời gian huấn luyện.
Với kinh nghiệm phẫu thuật nội soi ngực-
bụng cắt thực quản từ năm 2003(11) đến nay, cùng
với kinh nghiệm thao tác phẫu thuật robot cho
các bệnh nhân ung thư đại trực tràng, từ tháng
08 năm 2018, chúng tôi bắt đầu tiến hành phẫu
thuật robot qua ngả ngực cắt thực quản kèm nạo
hạch 3 vùng để điều trị ung thư thực quản. Tính
đến tháng 02 năm 2019, chúng tôi đã triển khai
cắt thực quản với robot qua ngả ngực kết hợp
với nội soi ổ bụng và nạo hạch ba vùng trong
điều trị ung thư thực quản. Nghiên cứu nhằm
đánh giá tính khả thi và kết quả bước đầu của
phương pháp phẫu thuật này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo tiến cứu, mô tả loạt ca.
Đối tượng
Chúng tôi ghi nhận 5 trường hợp ung thư
tế bào gai thực quản được phẫu thuật với
robot Da Vinci qua ngả ngực cắt thực quản
kèm nạo hạch 3 vùng tại Khoa Ngoại Tiêu hóa,
Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 08 năm 2018 đến
tháng 02 năm 2019.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 332
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân có khối u thực quản ngực
với kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô
tế bào gai.
Mức độ xâm lấn trên CT scan và/hoặc siêu
âm qua nội soi ≤T4a.
Chưa di căn xa trên CT scan và/hoặc PET-CT.
Đồng ý tiến hành phẫu thuật với robot Da
vinci hỗ trợ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp không thể tiến hành phẫu
thuật xâm lấn tối thiểu như dính màng phổi
nhiều (không thể tiếp cận dụng cụ vào khoang
phẫu thuật).
Mức độ xâm lấn quan sát thực tế trong mổ
là T4b.
Có di căn xa phát hiện được trong mổ.
Kỹ thuật mổ
Thì ngực
Bệnh nhân nằm nghiêng trái, được đặt nội
khí quản 2 lòng (double lumen tracheostomy
tube), xẹp chủ động phổi phải. CO2 được bơm
với áp lực 8 mmHg.
Xe đẩy phẫu thuật (surgical cart) đặt chếch
về phía lưng và đầu bệnh nhân. Vị trí các trocars
để đặt các cánh tay robot được minh họa như
trong hình vẽ. Phẫu thuật viên phụ mổ đứng
phía trước bệnh nhân.
Quan sát và đánh giá tổn thương. Tiến hành
di động thực quản bao gồm mô mỡ và hạch dọc
theo thực quản thành một khối. Bắt đầu từ trụ
hoành phải đi lên theo mặt phẳng giải phẫu giữa
mạc bao quanh mô mỡ cạnh thực quản và màng
ngoài tim (mạc treo thực quản), nạo các hạch
trung thất dưới, hạch quanh carina và hạch phế
quản gốc hai bên. Ở trung thất trên, thực quản
được di động và nạo các hạch trung thất trên
phải. Tĩnh mạch đơn được kẹp bằng hem-o-lok
và cắt ngang. Trong da số trường hợp, động
mạch phế quản phải cũng được cắt đi. Thực
quản tiếp tục được di động hoàn toàn ở trung
thất trên. Chú ý tìm và tránh tổn thương ống
ngực ở vùng này. Sau khi di động phần lớn thực
quản, chúng tôi thường cắt ngang thực quản
bằng máy cắt thẳng giúp nạo hạch quanh thần
kinh quặt ngược thanh quản trái dễ hơn. Tiếp
tục nạo hạch quanh thần kinh quặt ngược thanh
quản trái từ quai động mạch chủ đến hết trung
thất trên để hoàn tất nạo hạch trung thất toàn bộ.
Sau khi giải phóng toàn bộ thực quản,
kiểm tra nở phổi và đặt dẫn lưu khoang màng
phổi phải.
Thì bụng
Chúng tôi tiến hành phẫu thuật thì bụng
bằng phẫu thuật nội soi kinh điển.
Bệnh nhân nằm ngửa, dang 2 chân, 2 tay
khép. Màn hình nội soi đặt phía trên trái bệnh
nhân, phẫu thuật viên chính đứng bên phải,
người cầm camera đứng giữa hai chân bệnh
nhân, phẫu thuật viên phụ đứng bên trái bệnh nhân.
Giải phóng bờ cong lớn dạ dày, bảo tồn cung
mạch vị mạc nối phải. Thắt và cắt động mạch vị
phải tại vị trí cách môn vị khoảng 3cm, bảo tồn
2-3 nhánh vào dạ dày. Nạo các hạch quanh tâm
vị (nhóm 1, 2, 3a) và các hạch nhóm 7, 8a, 9, 11p.
Thắt động tĩnh mạch vị trái tận gốc.
Giải phóng thực quản khỏi trụ hoành và kéo
xuống ổ bụng. Cắt mở rộng khe hoành phải.
Mở bụng đường giữa trên rốn khoảng 4cm,
cắt tạo hình ống dạ dày dọc bờ cong lớn bằng
máy cắt nối thẳng để tạo hình ống dạ dày kiểu
Akiyama. Ống dạ dày có chiều dài khoảng 35-
40cm, ngang khoảng 4cm.
Thì cổ
Rạch da hình vòng cung theo nếp cổ dưới.
Bộc lộ thực quản cổ, bảo tồn cơ ức đòn chũm.
Nạo hạch cổ hai bên thuộc các nhóm hạch dọc
thần kinh quặt ngược thanh quản, các hạch
cạnh thực quản cổ, hạch cạnh bó mạch cảnh
trong phía dưới sụn nhẫn, và các hạch trên
đòn hai bên.
Kéo ống dạ dày từ ổ bụng lên cổ trái qua
trung thất sau. Tiến hành nối thực quản cổ - ống
dạ dày tận- bên với máy nối tròn CDH25 hoặc
EEA25. Đóng cân cơ, dẫn lưu kín vùng cổ hai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 333
bên. Mở hỗng tràng nuôi ăn, đóng bụng và các
lỗ trocars.
KẾT QUẢ
Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019,
có 5 trường hợp phẫu thuật Robot Da vinci phẫu
thuật cắt thực quản nạo hạch 3 vùng điều trị ung
thư thực quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đặc điểm
bệnh nhân được trình bày theo Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
N
Tuổi 53-75
Giới (số bệnh nhân)
Nam 5
Nữ 0
Vị trí u (số bệnh nhân)
Ngực giữa 3
Ngực dưới 2
cT (số bệnh nhân)
T3 3
T4a 2
cN (số bệnh nhân)
N0 4
N1 1
Giai đoạn trước mổ (số bệnh nhân)
II 2
III 1
IVa 2
Hóa trị tân hỗ trợ (số chu kỳ)
DCX
*
3-6
* DCX: docetaxel, cisplatin và capecitabine
Thời gian từ sau hoá trị tân hỗ trợ đến lúc
mổ trung bình 4-6 tuần. Thời gian mổ tổng cộng
từ 360 phút đến 550 phút. Thời gian mổ thì ngực
với robot từ 120 phút đến 150 phút (không kể
thời gian docking). Thì bụng được thực hiện
bằng nội soi thông thường (2 trường hợp), mổ
mở (2 trường hợp) và gần đây nhất, khi kinh
nghiệm thao tác cũng như docking được nâng
cao, có 1 trường hợp chúng tôi sử dụng robot hỗ
trợ trong cả thì bụng. Không có tai biến trong
mổ, lượng máu mất không đáng kể. Có 1 trường
hợp nhiễm trùng vết mổ cổ và 1 trường hợp
viêm phổi sau mổ. Không có xì rò miệng nối
thực quản-cổ và không có tử vong. Kết quả
trong và sau mổ được tóm tắt trong Bảng 2.
Bảng 2: Kết quả trong và sau mổ
N
Tư thế bệnh nhân thì ngực (số bệnh nhân)
Nghiêng trái 5
Ngả tiếp cận thì ngực (số bệnh nhân)
Robot 5
Ngả tiếp cận thì bụng (số bệnh nhân)
Robot 1
Nội soi 2
Mổ mở 2
Thời gian mổ (phút) 360-550
Số hạch nạo được (hạch)
Trung thất 10-26
Bụng 5-18
Cổ 3-15
Chung 21-59
Biến chứng (số bệnh nhân)
Viêm phổi 1
Nhiễm trùng vết mổ 1
Khàn tiếng 0
Tử vong sớm (số bệnh nhân) 0
BÀN LUẬN
Ung thư biểu mô tế bào gai thực quản có
diễn tiến rất phức tạp và tiên lượng xấu. Việc
điều trị cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất mà
nguyên nhân chính là do phẫu thuật cắt thực
quản là một phẫu thuật xâm lấn nhiều, tỉ lệ tai
biến, biến chứng cũng như tử vong còn cao.
Phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch triệt căn đòi
hỏi phẫu thuật viên phải tiếp cận vào vùng
trung thất trên để lấy sạch các hạch quanh thần
kinh quặt ngược phải và trái, vốn là một trong
những vùng bị di căn hạch nhiều nhất(1,12). Tuy
nhiên, đây là một kỹ thuật rất phức tạp với tỉ lệ
tai biến, biến chứng cao. Việc tiếp cận vùng
trung thất trên, đặc biệt là bên trái vốn đã khó,
việc giữ cho phẫu trường được ổn định cũng
phức tạp không kém vì khoang để nạo hạch
quanh thần kinh quặt ngược thanh quản trái chỉ
là một khe hẹp được tiếp cận sau khi vén khí
quản cách xa cột sống ngực. Do đó, việc sử dụng
robot hỗ trợ trong thì ngực của phẫu thuật cắt
thực quản mang đến nhiều hứa hẹn trong việc
giúp giảm tai biến, biến chứng cũng như nâng
cao chất lượng nạo hạch đối với phẫu thuật nạo
hạch trung thất toàn bộ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 334
Ưu điểm của phẫu thuật robot trong thì ngực
Những ưu điểm của robot da Vinci về mặt
kỹ thuật như: (1) cảm nhận được chiều sâu
thông qua hình ảnh 3 chiều; (2) thao tác linh hoạt
với cánh tay robot có các khớp nối xoay chuyển
trong phạm vi đến 540; (3) thao tác ổn định của
cả dụng cụ và camera là điều không cần bàn cãi.
Do đó, trong những phẫu thuật đòi hỏi nhiều về
kỹ năng như nạo hạch thực quản, robot hứa hẹn
mang đến nhiều kết quả khả quan.
Chất lượng nạo hạch
Tại khoa chúng tôi, khi tiến hành phẫu thuật
nội soi ngực bụng cắt thực quản nạo hạch 3
vùng để điều trị ung thư thực quản, chúng tôi
ghi nhận số hạch trung thất nạo được trung bình
là 13,8 hạch(4). Với 5 trường hợp phẫu thuật robot
thì ngực điều trị ung thư thực quản, chúng tôi
ghi nhận 1 trường hợp nạo được 10 hạch trung
thất và 4 trường hợp còn lại nạo được từ 14 hạch
đến 26 hạch trung thất. Sẽ cần thêm nhiều
trường hợp để đánh giá về kết quả tốt hơn của
phẫu thuật robot ngả ngực, nhưng kết quả ban
đầu là tốt và phù hợp với những ưu điểm của
phẫu thuật robot. Ưu thế của robot thể hiện rõ
nhất khi phẫu tích hạch vùng trung thất trên,
đặc biệt là bên trái, khi giữ được phẫu trường ổn
định, ít gây sang chấn khi vén khí quản cũng
như thao tác chính xác quanh thần kinh quặt
ngược. Điều này cũng tương tự như ghi nhận
trước đây của Park và cộng sự(7) và Osaka và
cộng sự(6).
Tổn thương thần kinh quặt ngược thanh quản
Như đã đề cập, phẫu thuật robot giúp việc
phẫu tích vùng trung thất trên được dễ dàng và
ổn định hơn qua đó giúp giảm thiểu những
thương tổn (đụng dập, kéo căng, phỏng do năng
lượng) trên thần kinh quặt ngược thanh quản,
đặc biệt là bên trái. Trong 5 trường hợp phẫu
thuật robot đã thực hiện, chúng tôi chưa ghi
nhận trường hợp nào có tổn thương trong lúc
mổ hay khàn tiếng sau mổ, tương quan với 6
(10,7%) trường hợp khàn tiếng sau mổ sau phẫu
thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng tại
khoa chúng tôi(4). Suda và cộng sự(8) cũng ghi
nhận tỉ lệ liệt dây thanh và khàn tiếng sau mổ ở
nhóm phẫu thuật robot thấp hơn nhóm phẫu
thuật nội soi kinh điển.
Đau và hồi phục sau mổ
Với 5 trường hợp sử dụng robot hỗ trợ phẫu
thuật thì ngực, chúng tôi ghi nhận phẫu thuật
robot kiểm soát đau rất tốt. Tuy chưa so sánh
trực tiếp với phẫu thuật nội soi kinh điển nhưng
với cơ chế dụng cụ xoay quanh vị trí cố định trên
trocar tiếp xúc với thành bụng (remote center)
của phẫu thuật robot, các trocars robot sẽ ít gây
sang chấn trên thành ngực hơn trong phẫu thuật
nội soi, điều này có thể giúp lý giải bệnh nhân ít
đau sau mổ hơn.
Nhược điểm của phẫu thuật robot
Thời gian mổ
Với việc lắp các cánh tay robot phức tạp hơn
và mất nhiều thời gian hơn, cùng với một số khó
khăn ban đầu như thiếu cảm giác lực khi thao
tác robot, phẫu thuật robot thường có thời gian
mổ kéo dài hơn phẫu thuật nội soi thông
thường. Tuy nhiên, việc thao tác chính xác, ít
rung, phẫu trường ổn định, nhiều tác giả đã ghi
nhận phẫu thuật robot làm giảm lượng máu
mất, phẫu tích chính xác, ít lặp lại(5,8), qua đó,
thời gian mổ (không tính thời gian docking)
không quá kéo dài so với phẫu thuật nội soi
thông thường. Khi so với các bệnh nhân được
phẫu thuật nội soi ngực bụng cắt thực quản nạo
hạch triệt để tại khoa chúng tôi (280-450 phút)(4),
thời gian phẫu thuật robot có dài hơn (360-550
phút), tuy nhiên, chúng tôi tin rằng khi kinh
nghiệm phẫu thuật tăng thêm, thời gian mổ
robot sẽ ngày càng được rút ngắn.
KẾT LUẬN
Vẫn còn quá sớm để có kết luận toàn diện
giữa phẫu thuật robot, phẫu thuật nội soi thông
thường và phẫu thuật mổ mở cắt thực quản kèm
nạo hạch, tuy nhiên, phẫu thuật robot bước đầu
đã cho thấy được những ưu điểm vốn có của nó
khi tiến hành phẫu tích tinh tế ở những khoang
nhỏ, góc sâu khó, cần độ ổn định cao. Kết quả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 335
nghiên cứu ban đầu đã cho thấy đây là một
phẫu thuật khả thi, an toàn, rất hiệu quả trong
phẫu tích nạo hạch vùng trung thất, vốn là một
trong những thì khó của phẫu thuật cắt thực
quản với nạo hạch ba vùng điều trị ung thư thực
quản. Các kết quả ban đầu này là tiền đề để
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đánh giá vai trò
của phẫu thuật robot trong cắt thực quản điều trị
ung thư thực quản với số lượng bệnh nhân
nhiều hơn và thời gian theo dõi lâu hơn nhằm
đánh giá chính xác hơn các kết quả về mặt kỹ
thuật, chức năng và ung thư học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akiyama H, Tsurumaru M, Udagawa H, Kajiyama Y (1994).
"Radical lymph node dissection for cancer of the thoracic
esophagus". Ann Surg, 220(3):364-372; discussion 372-363.
2. Kitagawa Y, Uno T, Oyama T, Kato K, Kato H, Kawakubo H, et
al (2019). "Esophageal cancer practice guidelines 2017 edited by
the Japan esophageal society: part 2". Esophagus, 16(1):25-43.
3. Kitagawa Y, Uno T, Oyama T, Kato K, Kato H, Kawakubo H, et
al. (2019). "Esophageal cancer practice guidelines 2017 edited by
the Japan Esophageal Society: part 1". Esophagus, 16(1):1-24.
4. Lâm Việt Trung, Trần Phùng Dũng Tiến, Bùi Đức Ái, Trần Vũ
Đức, Đoàn Ngọc Giao, Nguyễn Võ Vĩnh Lộc, et al (2018). Kết
quả sớm của phẫu thuật cắt thực quản nội soi ngực bụng với nạo hạch
3 vùng điều trị ung thư thực quản. Hội nghị khoa học kĩ thuật Đại
học Y Dược TP Hồ Chí Minh lần thứ 35.
5. Motoyama S, Sato Y, Wakita A, Kawakita Y. Nagaki Y, Imai K,
et al (2019). "Extensive Lymph Node Dissection Around the Left
Laryngeal Nerve Achieved With Robot-assisted Thoracoscopic
Esophagectomy". Anticancer Res, 39(3):1337-1342.
6. Osaka Y, Tachibana S, Ota Y Suda T, Makuuti Y, Watanabe T, et
al. (2018). "Usefulness of robot-assisted thoracoscopic
esophagectomy". Gen Thorac Cardiovasc Surg, 66(4):225-231.
7. Park SY, Kim DJ, Yu WS, Jung HS (2016). "Robot-assisted
thoracoscopic esophagectomy with extensive mediastinal
lymphadenectomy: experience with 114 consecutive patients
with intrathoracic esophageal cancer". Dis Esophagus, 29(4):326-
332.
8. Suda K, Ishida Y, Kawamura Y, Inaba K, Kanaya S, Teramukai
S, et al. (2012). "Robot-assisted thoracoscopic lymphadenectomy
along the left recurrent laryngeal nerve for esophageal
squamous cell carcinoma in the prone position: technical report
and short-term outcomes". World J Surg, 36(7):1608-1616.
9. Tachimori Y, Ozawa S, Numasaki H, Ishihara R, Matsubara H,
Muro K, et al (2018). "Comprehensive Registry of Esophageal
Cancer in Japan, 2011". Esophagus, 15(3):127-152.
10. Tachimori Y, Ozawa S, Numasaki H, Matsubara H, Shinoda M,
Toh Y, et al (2016). "Efficacy of lymph node dissection by node
zones according to tumor location for esophageal squamous cell
carcinoma". Esophagus, 13:1-7.
11. Trần Phùng Dũng Tiến, Lâm Việt Trung, Trần Vũ Đức, Nguyễn
Thị Minh Huệ, Nguyễn Minh Hải (2011). "Phẫu thuật nội soi
ngực bụng điều trị ung thư thực quản 1/3 giữa và dưới". Y học
TP. Hồ Chí Minh, 15:14-19.
12. Tsurumaru M, Kajiyama Y, Iwanuma Y, Udagawa H, Akiyama
H (2015). Three-Field Esophagectomy. In Sugarbaker David J.,
Bueno Raphael, Colson Yolonda L, Jaklitsch Michael T, Krasna
Mark J, Mentzer Steven J (Eds.). Adult Chest Surgery, 2nd ed, pp.
173-182.
13. van Hillegersberg R, Boone J, Draaisma WA, Broeders IA,
Giezeman MJ, Borel Rinkes IH (2006). "First experience with
robot-assisted thoracoscopic esophagolymphadenectomy for
esophageal cancer". Surg Endosc, 20(9):1435-1439.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_robot_qua_nga_nguc_cat_thuc_quan_voi_nao_hach_3_v.pdf