Tài liệu Phẫu thuật robot ngoài phúc mạc cắt tiền liệt tuyến tận gốc: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 499
PHẪU THUẬT ROBOT NGOÀI PHÚC MẠC
CẮT TIỀN LIỆT TUYẾN TẬN GỐC
Đỗ Lệnh Hùng*, Chung Tấn Tinh**, Dương Hoàng Lân**, Trần Vĩnh Hưng**
TÓM TẮT
Ung Thư tuyến tiền liệt là một ung thư thường gặp ở nam giới. Trong giai đoạn ung thư chưa xâm lấn,
phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc là điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Phẫu thuật nội soi (PTNS) và gần đây là
PTNS với hỗ trợ robot đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp mổ truyền thống. Đa phần
PTNS robot được thực hiện qua ngã trong phúc mạc. Ngã tiếp cận ngoài phúc mạc có những ưu điểm hơn so với
trong phúc mạc là không tiếp xúc với ruột, tránh nguy cơ tắc ruột sau mổ, tránh xì dò trong ổ bụng gây viêm
phúc mạc hoặc liệt ruột kéo dài, từ đó kéo dài thời gian bình phục và kéo dài thời gian nằm viện. Chúng tôi xin
trình bày một ca lâm sàng đầu tiên cắt tuyến tiền liệt tận gốc qua ngã ng...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật robot ngoài phúc mạc cắt tiền liệt tuyến tận gốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 499
PHẪU THUẬT ROBOT NGOÀI PHÚC MẠC
CẮT TIỀN LIỆT TUYẾN TẬN GỐC
Đỗ Lệnh Hùng*, Chung Tấn Tinh**, Dương Hoàng Lân**, Trần Vĩnh Hưng**
TÓM TẮT
Ung Thư tuyến tiền liệt là một ung thư thường gặp ở nam giới. Trong giai đoạn ung thư chưa xâm lấn,
phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc là điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Phẫu thuật nội soi (PTNS) và gần đây là
PTNS với hỗ trợ robot đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp mổ truyền thống. Đa phần
PTNS robot được thực hiện qua ngã trong phúc mạc. Ngã tiếp cận ngoài phúc mạc có những ưu điểm hơn so với
trong phúc mạc là không tiếp xúc với ruột, tránh nguy cơ tắc ruột sau mổ, tránh xì dò trong ổ bụng gây viêm
phúc mạc hoặc liệt ruột kéo dài, từ đó kéo dài thời gian bình phục và kéo dài thời gian nằm viện. Chúng tôi xin
trình bày một ca lâm sàng đầu tiên cắt tuyến tiền liệt tận gốc qua ngã ngoài phúc mạc bằng phẫu thuật nội soi với
hỗ trợ của Robot.
Từ khóa: Ung thư tuyến tiền liệt, cắt tuyến tiền liệt tận gốc ngoài phúc mạc hỗ trợ Robot.
ABSTRACT
ROBOTIC-ASSISTED LAPAROSCOPIC PROSTATECTOMY EXTRAPERITONEAL
Do Lenh Hung, Chung Tan Tinh, Duong Hoang Lan, Tran Vinh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 499 - 503
Prostate cancer is a common cancer in men. In the stage of non-invasive cancer, radical prostatectomy is the
optimal treatment for patients. Laparoscopic or robot-assisted laparoscopic have more benefits than the traditional
operation. Most of cases have been done in intraperitoneal. From the extraperitoneal approach, we can avoid the
bowel. Therefore, it will reduce the complication such as bowel obstruction, peritonitis due to the leakage from the
bowel, postoperative paralytic ileus. Consequently, the patients will have along period of hospitalization. We
would like to present a case that is extraperitoneal robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy.
Key words: Prostate cancer, extraperitoneal robot-assisted laparoscopic.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến tiền liệt là một ung thư
thường gặp ở nam giới(6). Cắt tuyến tiền liệt tận
gốc hiện vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị.
Các phương pháp phẫu thuật hiện nay gồm có
mổ mở, nội soi hoặc nội soi có hỗ trợ của robot.
Trong đó kỹ thuật mổ nội soi cắt tuyến tiền liệt
với hỗ trợ robot đang ngày càng phát triển và thể
hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương
pháp truyền thống như giảm thiểu biến chứng,
hậu phẫu bệnh nhân hồi phục sớm. Đa số phẫu
thuật cắt tuyến tiền liệt được thực hiện trong
phúc mạc, với kỹ thuật cắt tuyến tiền liệt ngoài
phúc mạc, tuy thời gian tiếp cận ban đầu lâu hơn
do quá trình tạo khoang tiền phúc mạc kéo dài,
nhưng lại giảm thời gian cho việc hút rửa nước
tiểu hoặc máu của phương pháp tiếp cận trong
phúc mạc. Ngoài ra việc thao tác ngoài phúc mạc
sẽ giúp phẫu thuật viên hạn chế tối đa các
thương tổn tạng trong phúc mạc, các biến chứng
xì rò nước tiểu gây viêm phúc mạc, tắc ruột, liệt
ruột sau mổ.
Báo cáo sau sẽ báo cáo về ca nội soi cắt tiền
* Bộ môn tiết niệu, Trường Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM.
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Lệnh Hùng ĐT: 0908144628 Email: dolenhhung@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 500
liệt tuyến tận gốc với hỗ trợ của robot ngoài
phúc mạc đầu tiên tại bệnh viện Bình Dân.
BỆNH ÁN
Hành chính
Bệnh nhân nam Lê Minh Hoàng
Số nhập viện: 17052663.
Sinh năm: 1969 (57 tuổi).
Địa chỉ: Bình Phước.
Nhập viện ngày: 29/11/2017.
Lý do nhập viện
Bệnh viện Victoria chuyển viện.
Bệnh sử
Bệnh nhân được tầm soát ung thư tiền liệt
tuyến bằng PSA liên tục trong 3 năm qua, tháng
10 năm 2017 PSA: 36.28ng/ml nên bệnh nhân
được cho làm sinh thiết giải phẫu bệnh tiền liệt
tuyến.
Kết quả: Carcinôm tuyến, gleason 5(3+2) của
tuyến tiền liệt.
Bệnh viện Victoria chẩn đoán Ung thư tiền
liệt tuyến nên chuyển Bệnh Viện Bình Dân.
Không ghi nhân triệu chứng bất thường đường
tiết niệu của bệnh nhân.
Tiền căn
Hút thuốc lá 15 gói-năm. Chưa ghi nhận
bệnh lý khác.
Thăm khám
Bụng mềm.
Không ấn đau khu trú.
Rung thận, chạm thận âm tính.
Hậu môn trực tràng: Trơn láng, Tuyến tiền
liệt # 30g mật độ chắc.
Cận lâm sàng
Các xét nghiệm thường quy trong giới hạn
bình thường.
MRI: Hình ảnh gợi ý k tiền liệt tuyến lan
toản toàn vùng ngoại biên, xâm lấn túi tinh hai
bên, xâm lấn vỏ bao. Phân giai đoạn: T3bN0.
Xạ hình xương: Chưa ghi nhận bất thường.
Hình 1. Mặt cắt đứng Hình 2. Mặt cắt ngang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 501
Hình 3. Mặt cắt ngang
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật robot ngoài phúc mạc cắt tiền liệt
tuyến tận gốc + nạo hạch chậu hai bên.
Tường trình phẫu thuật
17h30 ngày 30/11/2017
Tạo khoang ngoài phúc mạc bằng bóng. Vào
bụng bằng 5 trocar như hình vẽ.
Hình 4. Vị trí trocar
Docking robot, kéo cắt ở cánh tay số 1,
maryland ở cánh tay số 3, progasp ở cánh tay
số 4. Cắt mở mạc nội chậu. Khâu cầm máu
dorsal vein complex.
Cắt mở cổ bàng quang. Bộc lộ túi tinh và ống
dẫn tinh. Cắt 2 mạch máu nuôi tiền liệt tuyến.
Bóc tách tiền liệt tuyến khỏi trực tràng. Cắt
ngang niệu đạo. Bỏ bệnh phẩm vào bao. Nạo
hạch chậu bịt 2 bên.
Khâu nối cổ bàng quang và niệu đạo bằng
Stratafix 3/0. Mở một đường mổ nhỏ 3cm, kéo
dài vết mổ đặt trocar camera. Lấy bệnh phẩm
ra ngoài. Đóng bụng. Lưu thông folay 16Fr,
bơm bóng 15cc.
Thời gian phẫu thuật: 2giờ.
Máu mất # 100ml.
Hậu phẫu
Bệnh nhân đau rất ít. Thông niệu đạo nước
tiểu trong.
Ngày 3: Dẫn lưu không ra dịch. Rút dẫn lưu.
Ngày 4: Xuất viện, mang thông niệu đạo về.
BÀN LUẬN
Ung thư tuyến tiền liệt là ung thư phổ biến
hàng đầu ở nam giới. Chiếm 27% trong các
loại ung thư(2,6). 15,3% nam giới bị ung thư tiền
liệt tuyến và 2,6%(6) tử vong vì ung thư tiền liệt
tuyến. Năm 1992 nhờ ứng dụng của PSA
(Prostate-Specific Antigen) trong tầm soát ung
thư tiền liệt tuyến và phát triển của hình ảnh
học mà tỉ lệ phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ở
nam giới đã tăng lên đáng kể. 40% nam giới có
PSA tăng (4ng/ml - 10ng/ml) mắc ung thư
tiền liệt tuyến.
Ung thư tuyến tiền liệt tuy có tỉ lệ khác
nhau ở từng chủng tộc nhưng xuất hiện ở tất
cả các quốc gia trên thế giới nên kéo theo đó sẽ
phát triển nhiều phương pháp quản lý và điều
trị khác nhau. Phương pháp tốt nhất vẫn còn
đang tranh cãi. Hiện chưa có cách điều trị ung
thư tiền liệt tuyến nào tốt hơn cắt tuyến tiền
liệt tận gốc. Ba mục đích của việc phẫu thuật
là kiểm soát ung thư, bảo toàn và kiểm soát
lượng nước tiểu và bảo toàn chức năng sinh
dục. Kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật và chọn
lựa phương pháp phẫu thuật sẽ quyết định cả
ba mục tiêu trên. Tỉ lệ tái phát sau cắt tuyến
C
R
R
1
RA
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 502
tiền liệt khoảng 30% tăng cao hơn ở những
bệnh nhân có PSA tăng cao, điểm Gleason cao,
giai đoạn của ung thư và giải phẫu bờ cắt.
Phẫu thuật có thể thực hiện bằng mổ mở, nội
soi hoặc nội soi có hỗ trợ của robot. Cắt tuyến
tiền liệt tận gốc được thực hiện lần đầu tiên bởi
Froust ở Pháp năm 1901, thời gian đầu tỉ lệ tử
vong rất cao, báo cáo lên tới 30%(1,7). Kỹ thuật
được cải thiện và hoàn thiện dần. 90 năm sau,
năm 1991 cuộc phẫu thuật nội soi đầu tiên được
thực hiện bởi Schuessler và cũng không ngừng
được hoàn thiện và phát triển công nghệ mới.
Năm 2000, phẫu thuật nội soi cắt tiền liệt tuyến
tận gốc với hỗ trợ của robot được thực hiện bởi
Binder và đã nhanh chóng được ứng dụng rộng
rãi(2,3). Xuyên phúc mạc vẫn là cách được chọn
lựa nhiều nhất để hạn chế tổn thương, bảo toàn
chức năng và cải thiện kết quả của điều trị. Tuy
nhiên vẫn còn những lo ngại về việc tổn thương
phúc mạc và các cơ quan liên quan. Do đó rất
nhiều trung tâm, đặc biệt ở châu Âu, đã chuyển
sang mổ ngoài phúc mạc.
Phẫu thuật Robot cắt tuyến tiền liệt thường
được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận
trong phúc mạc vì không gian phẫu trường rộng
rãi, với vị trí các trocar quen thuộc từ phẫu thuật
nội soi thông thường. Tiếp cận trong phúc mạc
mặc dù sẽ giảm căng tối thiểu miệng nối chỗ cổ
bàng quang và niệu đạo nhưng lại có một số bất
lợi tiềm ẩn có thể xảy ra, bao gồm nguy cơ
thương tổn ruột, tắc ruột kéo dài với nước tiểu rò
rỉ, tư thế kê bệnh nhân đầu thấp tối đa kéo dài,
và nguy cơ thương tích mạch máu(4,5,8).
Việc tiếp cận trong phúc mạc sẽ có những ưu
điểm hơn so với trong phúc mạc. Khi phẫu thuật
ngoài phúc mạc, máu và nước tiểu sẽ nằm ngoài
khoang phúc mạc, điều đó sẽ hạn chế nguy cơ
tắc ruột sau mỗ. Các thao tác được thực hiện
ngoài phúc mạc sẽ làm giảm sang chấn cho ruột
và mạch máu vì các trocar được quan sát trực
tiếp và vị trí bệnh nhân đầu thấp tối thiểu cùng
với sự bảo vệ của lớp phúc mạc. Các mối quan
tâm chính về cách tiếp cận ngoài phúc mạc là
không gian làm việc hạn chế, thời gian phẫu
thuật kéo dài do tiếp cận ban đầu khó khan, sự xì
khí CO2 vào phúc mạc ảnh hưởng đến không
gian ngoài phúc mạc, và sự căng miệng nối giữa
niệu đạo và cổ bàng quang.
Phẫu trường thao tác, mặc dù nhỏ hơn,
nhưng điều quan trọng là vị trí các trocar cần
tính toán để khi thao tác sao cho hạn chế việc
phạm vào phúc mạc mà vẫn giữ tốt biên độ hoạt
động của các cánh tay Robot.
Sự căng miệng nối chỗ bàng quang và niệu
đạo có thể là vấn đề quan tâm trong việc tiếp cận
ngoài phúc mạc trong quá trình phúc mạc bị đẩy
lên dưới áp lực của khí CO2. Để giảm sự căng
miệng nối này, Ekip đã giảm áp lực CO2 xuống
còn 10 mmHg khi thực hiện nối miệng niệu đạo
vào cổ bàng quang, dưới áp lực này sẽ giúp phúc
mạc và bàng quang trở lại hốc chậu.
Tuy thời gian tiếp cận ban đầu dài hơn
nhưng việc thao tác của phẫu thuật viên sẽ
không nghĩ đến tổn thương trong ổ bụng giúp
phẫu thuật viên thoải mái hơn trong lúc thao
tác. Khi tiếp cận qua phúc mạc, phẫu thuật
viên cần hút sạch các chất như nước tiểu hay
máu vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hậu phẫu
của bệnh nhân. Tiếp cận ngoải phúc mạc giúp
giảm thiểu tối đa các điều trên.
Khi hạn chế các biến chứng như tắt ruột, xì
rò nước tiểu gây viêm phúc mạc, tổn thương các
tạng trong ổ bụng giúp rút ngắn thời gian nằm
viện và bệnh nhân trở lại những sinh hoạt
thường ngày nhanh hơn.
KẾT LUẬN
Việc mổ nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có
hổ trợ Robot giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật,
bệnh nhân hồi phục sớm, hậu phẫu ít đau và
được xuất viện sớm.
Cắt tuyến tiền liệt tận gốc nội soi ngoài phúc
mạc có hổ trợ Robot ngoài việc giải phẫu định
khu rõ ràng giúp hổ trợ phẫu thuật viên mà còn
tránh các tổn thương tạng trong phúc mạc.
Tránh các biến chứng xì rò nước tiểu gây viêm
phúc mạc, tắc ruột và liệt ruột sau mổ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 503
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Badani KK, Kaul S, Menon M (2007). Evolution of robotic
radical prostatectomy: assessment after 2766
procedures. Cancer; 110:1951–1958.
2. Binder J, Kramer W (2001). Robotically-assisted laparoscopic
radical prostatectomy. BJU Int. 87:408–10.
3. Guillonneau B, Cathelineau X, Doublet JD, Vallancien G
(2001). Laparoscopic radical prostatectomy: The lessons
learned. J Endourol. 15:441–5.
4. Menon M, Hemal AK (2004). Vattikuti Institute
prostatectomy: A technique of robotic radical prostatectomy:
Experience in more than 1000 cases. J Endourol. 18:611–9.
5. Patel VR, Tully AS, Holmes R, Lindsay J (2005). Robotic
radical prostatectomy in the community setting-the learning
curve and beyond: Initial 200 cases. J Urol. 174:269–72.
6. Polascik TJ, Oesterling JE, Partin AW, (1999), “Campbell-Walsh
Urology“, 11th edition, chapter 108, pp.2565–2577.
7. Trabulsi EJ, Linden RA, Gomella LG, McGinnis DE, Strup SE,
Lallas CD (2008). The addition of robotic surgery to an
established laparoscopic radical prostatectomy program:
Effect on positive surgical margins. Can J Urol. 15:3994–9.
8. Zorn KC, Gofrit ON, Steinberg GD, Shalhav AL (2007).
Evolution of robotic surgery in the treatment of localized
prostate cancer. Curr Treat Options Oncol. 8:197–210.
Ngày nhận bài báo: 03/01/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_robot_ngoai_phuc_mac_cat_tien_liet_tuyen_tan_goc.pdf