Tài liệu Phẫu thuật nội soi thì 2 điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái và trực tràng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 214
PHẪU THUẬT NỘI SOI THÌ 2 ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT
DO UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRÁI VÀ TRỰC TRÀNG
Dương Bá Lập*, Trần Văn Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tắc ruột do ung thư đại tràng phải đã được đồng thuận cắt nối 1 thì trong phẫu thuật cấp cứu.
Tuy nhiên, phẫu thuật để điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái và trực tràng cho đến nay vẫn còn nhiều
tranh luận.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đại
tràng trái, trực tràng sau khi đã được mở hậu môn nhân tạo (HMNT) giải áp trên dòng trong điều trị tắc ruột do
ung thư đại tràng trái và trực tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca. Bệnh nhân ung thư đại tràng
trái hoặc trực tràng được điều trị cấp cứu bằng mở HMNT trên dòng, sau đó phẫu thuật nội soi thì 2 cắt u đại
tràng hoặc trực tràng tại bệnh viện Bình Dân trong thời gian từ th...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi thì 2 điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái và trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 214
PHẪU THUẬT NỘI SOI THÌ 2 ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT
DO UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRÁI VÀ TRỰC TRÀNG
Dương Bá Lập*, Trần Văn Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tắc ruột do ung thư đại tràng phải đã được đồng thuận cắt nối 1 thì trong phẫu thuật cấp cứu.
Tuy nhiên, phẫu thuật để điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái và trực tràng cho đến nay vẫn còn nhiều
tranh luận.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đại
tràng trái, trực tràng sau khi đã được mở hậu môn nhân tạo (HMNT) giải áp trên dòng trong điều trị tắc ruột do
ung thư đại tràng trái và trực tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca. Bệnh nhân ung thư đại tràng
trái hoặc trực tràng được điều trị cấp cứu bằng mở HMNT trên dòng, sau đó phẫu thuật nội soi thì 2 cắt u đại
tràng hoặc trực tràng tại bệnh viện Bình Dân trong thời gian từ tháng 8/2017 – 11/2018
Kết quả: Từ 8/2017 – 11/2018 có 10 bệnh nhân (4 nam, 6 nữ) tắc ruột do ung thư đại tràng trái hay trực
tràng được nhập viện và PTNS thì 2 cắt u. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 61,5 ± 15,1. Tỉ lệ chuyển mổ mở là
0%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 247 ± 28,4 phút. Thời gian nằm viện 21,9 ± 3,6 ngày. Số hạch nạo vét
trung bình là 20,8 ± 7,8 hạch. Có 1 trường hợp (10%) rò miệng nối và được điều trị bảo tồn. Không có tử vong
sớm sau mổ.
Kết luận: PTNS cắt u thì 2 sau khi mở HMNT trên dòng cho kết quả sớm an toàn, có thể thực hiện mà vẫn
đảm bảo nguyên tắc phẫu thuật về mặt ung thư học. Bệnh nhân có thời gian mang HMNT ngắn và có được
những ưu điểm của phẫu thuật nội soi
Từ khóa: ung thư đại trực tràng, tắc ruột, phẫu thuật nội soi, hậu môn nhân tạo
ABSTRACT
SECONDARY STAGE LAPAROSCOPY IN TREATMENT OF MALIGNANT LEFT-SIDED COLONIC
AND RECTAL OBSTRUCTION
Duong Ba Lap, Tran Van Minh Tuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 214 - 219
Background: The treatment of malignant right-sided colonic obstruction has been approved with single
stage resection in emergency situations. However, the procedure for left-sided colonic and rectal obstruction still
remains controversial.
Objective: The aim of this research is to give an assessment of the early outcomes of the secondary stage
laparoscopic left-hemicolectomy, after performing a temporary decompressing colostomy, in the management of
malignant left-sided colonic and rectal obstruction.
Objects and method: Prospective Observational study. This study includes patients diagnosed with colonic
or rectal obstruction and primarily treated with decompressing colostomy, then they underwent a secondary
laparoscopic left-hemicolectomy at Binh Dan hospital from 8/2017 to 11/2018.
Result: From 8/2017 to 11/2018, there were 10 admitted patients (4 males, 6 females) diagnosed with colonic
* Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,
** Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc ThS. Dương Bá Lập ĐT: 0913675764 Email: balapbvbd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 215
or rectal obstruction and underwent secondary stage laparoscopic tumor resection. The average age was 61.5 ±
15.1. The percentage of conversion to laparotomy was 0%. The mean operation time was 247 ± 28.4 minutes. The
average hospital stay time was 21.9 ± 3.6 days. The average number of harvested nodes was 20.8 ± 7.8 nodes.
There was only one case was reported with anastomotic leakage which was treated successfully with non-
operation management. There was zero case reported with postoperative mortality.
Inclusion: The secondary stage laparoscopic tumor resection after depressurization by forming a temporary
colostomy is being proved as a not-too-complicated procedure, this might give a safe early outcome and provide
surgeon an opportunity to follow the principles of oncologic surgery. The patients from this study have a brief
period of time struggling with the colostomy bag and may be offered the benefits of laparoscopy.
Keywords: colorectal cancer, colonic obstruction, laparoscopy, colostomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3
trong các loại ung thư thường gặp trên thế
giới(3). Mỗi năm có thêm 1,65 triệu trường
hợp mắc mới và 835000 trường hợp tử vong
do ung thư đại trực tràng(3,4). Tắc ruột là một
trong những biến chứng thường gặp của ung
thư đại trực tràng chiếm tỉ lệ 7-29% các
trường hợp biến chứng của ung thư đại trực
tràng cần phẫu thuật cấp cứu(3,12). Điều trị tắc
ruột do ung thư, đặt biệt là ung thư đại tràng
trái và trực tràng còn nhiều tranh luận(4,5,9).
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng
trái hiện nay là phẫu thuật Hartman, cắt u
đưa 2 đầu ra làm HMNT, mở HMNT sau đó
cắt u thì 2, cắt đại tràng và nối ngay thì đầu
với rửa ruột hoặc không trong mổ. Mới gần
đây là đặt stent qua chỗ tắc và thực hiện
phẫu thuật lần 2(2,5,10,17). Các phương pháp
phẫu thuật nối ngay thì đầu cho kết quả
phẫu thuật sớm tốt, tỉ lệ xì rò miệng nối
không khác biệt với cắt u thì 2(1,14). Tuy nhiên,
với kết quả lâu dài còn đang tranh luận.
Với các bệnh nhân tắc ruột do ung thư
đại tràng trái và trực tràng, việc phẫu thuật
cắt u thì đầu dường như khó có thể thực hiện
phẫu thuật theo đúng tiêu chuẩn ung thư và
có nguy cơ bỏ sót những tổn thương khi đại
tràng có 2 hay nhiêu u kết hợp(2,17). Mở
HMNT trên dòng để giảm áp và thực hiện
phẫu thuật cắt u thì 2 với việc nạo hạch triệt
để như là một phương pháp làm cải thiện
tiên lượng sống cho việc điều trị(2,17). Ngày
nay, với sự phát triển của PTNS, phẫu thuật
cắt đại trực tràng nội soi được xem như là
tiêu chuẩn điều trị. Với ung thư đại tràng,
phẫu thuật nội soi có thể nạo giúp hạch rộng
rãi, cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân,
đồng thời cũng thể hiện được kết quả sớm
của phẫu thuật như giảm đau sau phẫu
thuật, thời gian hồi phục sớm. Đối với các
trường hợp tắc ruột do ung thư đại tràng,
việc mở HMNT trên dòng để chuyển lưu
phân tạm thời đồng thời có thời gian để hồi
sức cho bệnh nhân, đánh giá tình trạng bệnh
và chuẩn bị ruột trước khi phẫu thuật nội soi
cắt đại trực tràng đã cho kết quả khá tốt so
với các phương pháp mổ mở hay cắt u và nối
ngay thì đầu(2,13,17).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn
khảo sát tính khả thi của phẫu thuật nội soi
cắt đại trực tràng thì 2 sau khi đã được mở
HMNT chuyển lưu phân tạm thời, qua đó
đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi
trong điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng
trái và trực tràng. Từ đó có thể có một quan
điểm mới trong việc điều trị tắc ruột do ung
thư đại tràng trái và trực tràng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được nhập viện bệnh viện
Bình vì tắc ruột do u đại tràng trái hoặc trực
tràng. Được phẫu thuật thì đầu mở HMNT
trên dòng để chuyển lưu phân và được phẫu
thuật nội soi cắt u thì 2.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 216
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân tắc ruột do ung thư đại trực
tràng có dấu hiệu viêm phúc mạc.
Thời gian
Từ tháng 8/2017 – 11/2018
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, báo cáo loạt ca.
Kỹ thuật
Bệnh nhân tắc ruột đều được chụp CT-Scan
để chẩn đoán nguyên nhân và xác định vị trí
tắc và loại trừ biến chứng thủng u
Ở thì đầu: bệnh nhân sẽ được mở HMNT
trên dòng gần chỗ u với 1 đường tại chỗ mở
HMNT. Đoạn ruột dãn phía trên sẽ được đưa
ra ngoài làm HMNT chuyển lưu phân.
1 tuần sau bệnh nhân sẽ được nội soi đại
trực tràng để xác định khối u, làm sinh thiết và
khảo sát toàn bộ khung đại trực tràng để loại
trừ có nhiều u.
Thì 2: bệnh nhân sẽ được PTNS cắt khối u
đại trực tràng lập lại lưu thông ruột (thông
thường khoản 10-14 ngày sau phẫu thuật lần
1). Khi phẫu thuật sẽ áp dụng kỹ thuật cắt toàn
bộ mạc treo đại tràng (CME) hay cắt toàn bộ
mạc treo trực tràng (TME) tuỳ theo vị trí u. Các
mạch máu chính sẽ được cột tận gốc. Bệnh
phẩm sẽ được quan sát tính toàn vẹn của bao
mạc treo đại trực tràng, các hạch sẽ được phẫu
tích để đếm số lượng hạch nạo vét được và gửi
giải phẫu bệnh để xác định số hạch di căn.
Các dữ liệu phân tích
Đặc điểm của bệnh nhân
Tuổi, giới tính, bệnh lý nội khoa đi kèm,
điểm ASA, vị trí u, vị trí mở HMNT.
Đặc điểm của phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật mở HMNT, thời gian
phẫu thuật cắt u thì 2, thời gian giữa 2 lần phẫu
thuật, phương pháp phẫu thuật cắt u thì 2, số
ngày nằm viện, biến chứng của phẫu thuật
Đặc điểm mẫu bệnh phẩm
Số hạch nạo vét được.
Các dữ liệu được thu thập sẽ được phân
tích bằng phần mền SPSS.
KẾT QUẢ
Từ tháng 8/2017 – 11/2018, có 10 bệnh nhân
(6 nữ và 4 nam) tắc ruột do ung thư đại tràng
trái được phẫu thuật cấp cứu làm HMNT
chuyển lưu phân và sau đó phẫu thuật nội soi
cắt u thì 2.
Bảng 1: Đặc tính bệnh nhân
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN (n=10)
Giới
Nam - Nữ
40 % - 60%
Tuổi trung bình (Thấp nhất – Cao
nhất)
61,5 ± 15,1 tuổi
(45 tuổi -87 tuổi)
ASA: II
III
40%
60%
Bệnh lý nội khoa đi kèm:
Hô hấp
Tim mạch
Rối loạn nước điện giải
20%
40%
90%
Vị trí u: Góc lách
Xuống
Sigma
Trực tràng
10%
20%
40%
30%
Vị trí mở HMNT
Đại tràng ngang
Đại tràng sigma
30%
70%
U niều nơi 20%
Loại phẫu thuật thì 2:
Cắt đại tràng trái
Cắt trước
Cắt trước thấp
30%
40%
60%
Bảng 2: Các đặc điểm liên quan đến phẫu thuật
Đặc điểm
Thời gian phẫu thuật
mở HMNT
44,4 ± 15,3 phút (ngắn nhất 30 phút
– dài nhất 60 phút)
Thời gian phẫu thuật
cắt u thì 2
247 ± 28,4 phút (ngắn nhất 200
phút – dài nhất 280 phút)
Thời gian chờ giữa 2
lần phẫu thuật
11,2 ± 2,9 ngày (ngắn nhất 9 ngày –
dài nhất 11ngày)
Chuyển mổ mở 0
Sso lượng hạch nạo
vét
20.8 ± 7,8 hạch. (ít nhất 15 hạch –
28 hạch)
Số trường hợp có
hạch di căn
60%
Thời gian nằm viện 21,9 ± 3,6 ngày (18 ngày – 27 ngày)
Các bệnh nhân tắc ruột do ung thư đại trực
tràng có tuôỉ trung bình cao (61,5 ± 15,1 tuổi).
Có đến 60% bệnh nhân có bệnh lý hô hấp hay
tim mạch đi kèm, và hầu hết bệnh nhân tắc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 217
ruột đều có rối loạn điện giải tại thời điểm tắc
ruột (90%).
Bảng 3: Biến chứng phẫu thuật
Biến chứng Tỉ lệ (n =10)
Nhiễm trùng vết mổ 60%
Rò miệng nối 10%
Tổn thương mạch máu lớn 0
Mang HMNT vĩnh viễn 0
Tử vong 0
Có 1 trường hợp ung thư đại tràng sigma
kèm theo polyp trực tràng cao to khoản 1,5cm
(giải phẫu bệnh là nghịch sản nặng) được cắt
đồng thời với phẫu thuật thì 2 và 1 trường hợp
ung thư trực tràng có polyp to 1,5cm ở đại
tràng ngang, được nội soi cắt polyp trước khi
phẫu thuật thì 2
Tất cả bệnh nhân đều được di động góc
lách trong quá trình phẫu thuật để tránh miệng
nối căng. Tất cả các miệng nối đều thực hiện
bằng Băng đạn (trong đó 7 trường hợp thực
hiện miệng nối tận tận bằng Băng đạn vòng, 3
trường hợp thực hiện miệng nối bên – bên
bằng Băng đạn thẳng).
Có 1 trường hợp bệnh nhân được thực
hiện miệng nối bên – bên bằng băng đạn
thẳng có rò miệng nối vào ngày hậu phẫu thứ
7. Chỗ dò khu trú ra thành bụng ngay vị trí
đã mở HMNT. Bệnh nhân được điều tị bảo
tồn và chố rò tự đóng lại ở ngày hậu phẫu
thứ 14.
BÀN LUẬN
Trong điều trị tắc ruột do ung thư đại
tràng trái và trực tràng cho đến nay vẫn còn
nhiều tranh luận, chưa đưa ra một ý kiến
thống nhất về các phương pháp điều trị(4).
Hiện nay, có 2 ý kiến trong việc điều trị tắc
ruột do ung thư đại tràng trái và trực tràng.
Đó là phẫu thuật cắt u ngay thì đầu (cắt u nối
ngay, hoặc phẫu thuật Hảtman) và phẫu
thuật trì hoãn (mở HMNT trên dòng hay đặt
Stent để giải áp, sau đó cắt u thì 2). Trong báo
cáo của Emma Öistämö(13) về phẫu thuật điều
trị tắc ruột do ung thư đại tràng từ năm 1997
-2013, tỉ lệ tử vong sớm sau phẫu thuật ở
nhóm cắt u thì đầu (12%) cao hơn so với
nhóm phẫu thuật trì hoãn (0%) và nhóm
phẫu thuật thì đầu có tỉ lệ phải mang HMNT
vĩnh viễn cao hơn (35% so với 21%). Jiang(8) u
so sánh giữa 2 nhóm phẫu thuật cắt u thì đầu
và phẫu thuật trì hoãn ở 143 bệnh nhân ung
thư đại tràng trái trực tràng, nhóm cắt u thì
đầu có tỉ lể xì rò miệng nối (10.9% so với
1,1%) và tử vong cao (7,5% so với 1,1%) hơn
nhóm phẫu thuật trì hoãn. Tỉ lệ mang HMNT
vĩnh viễn cũng cao hơn ở nhóm cắt u thì đầu
(12,2% so với 3,4%). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, không có tỉ lệ tử vong sau mổ.
Khoảng 60% bệnh nhân nhập viện trong tình
trạng cấp cứu có các bệnh lý liên quan về tim
mạch và hô hấp (thiếu máu cơ tim, viêm
phổi, hen phế quản) và 90% bệnh nhân có rối
loạn nước điện giải. Các bệnh nhân này được
phẫu thuật mở HMNT tại chỗ với thời gian
phẫu thuật ngắn ( trung bình 44,4 phút) và
xâm lấn tối thiếu nên giảm phần nào nguy cơ
phẫu thuật cho bệnh nhân. Trong quá trình
đợi phẫu thuật thì 2, các bệnh nhân được
điều chỉnh các rối loạn về nội khoa để chuẩn
bị an toàn cho cuộc mổ. Có thể điều này làm
giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân ở
lần mổ sau.
Lợi ích của PTNS trong phẫu thuật ung thư
đại trực tràng so với mổ mở đã được chưang
minh bởi nhiều nghiên cứu với lợi ích về thẩm
mỹ, giảm đau sau mổ, thời gian họat động của
ruột sớm hơn và thời gian hồi phục sớm
hơn(11,15). Tuy niên, PTNS đại trực tràng cho
những bệnh nhân đã từng có phẫu thuật ở
vùng bụng trước đó vẫn còn là một vấn đề khó
khăn bởi phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của
phẫu thuật viên. Năm 2013, Masashi
Yamamoto và cộng sự(18) đã so sánh 2 nhóm
PTNS cho các bệnh nhân ung thư đại tràng
không có phẫu thuật vùng bụng trước đó và có
phẫu thuật vùng bụng trước đó, tác giả nhận
thấy không có sự khác biệt về kết quả sớm của
phẫu thuật giữa 2 nhóm cũng như khả năng
chuyển mổ mở của 2 nhóm. Tác giả kết luận,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 218
PTNS cắt đại trực tràng cho những bệnh nhân
có phẫu thuật vùng bụng trước đó có thể chấp
nhận được, và cho kết quả tốt. Trong báo cáovề
PTNS cắt u đại trực tràng sau khi mở HMNT
giải áp trên dòng, Jui-Ho Wang và cộng sự(17)
nhận thấy, dính trong ổ bụng rất ít chủ yếu là
xung quanh HMNT và không làm ảnh hưởng
nhiều đến quá trình phẫu thuật. Tương tự như
vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, khi PTNS
lại cho bệnh nhân sau mở HMNT giải áp với
đường vào nhỏ tại chỗ thì ổ bụng của bệnh
nhân dính rất ít, chủ yếu là mạc nối lớn đến
bám dính ở chỗ mở HMNT và việc gỡ dính này
không quá khó khăn, không ảnh hưởng nhiều
đến cuộc phẫu thuật và không có bệnh nhân
nào phải chuyển mổ mở vì dính trong ổ bụng.
Hình 1: HMNT ở hố chậu trái và mạc nối lớn bám dính xung quanh HMNT
Theo Jui-Ho Wang(17), thời gian tốt nhất cho
phẫu thuật cắt u thì 2 sau khi mở HMNT là sau 2
tuần (từ 14 – 20 ngày) vì nếu phẫu thuật sớm thì
vùng quanh HMNT vẫn chưa vững chắc và khi
bơm hơi có thể làm tụt HMNT vào ổ bụng.
Trong báo cáo này, chúng tôi thực hiện phẫu
thuật cắt u thì 2 từ ngày thứ 10 – ngày thứ 14.
Chúng tôi nhận thấy các trường hợp mổ sớm
hơn 10 ngày, đoạn đại tràng trên chỗ tắc vẫn còn
dãn to, thành ruột còn phù nề nhiều, nên việc
chọn lựa Băng đạn cho miệng nối cần to hơn (sử
dụng Băng đạn vòng 31mm đến 33mm).
So sánh kết quả về mặt ung thư học giữa
nhóm phẫu thuật cắt u thì đầu và phẫu thuật trì
hoãn, nhiều báo cáo nhận thấy thời gian sống
lâu dài của phẫu thuật cắt u thì 2 tốt hơn so với
cắt u thì đầu(2,13,16). Trong những năm cuối thế kỷ
20, sự chấp nhận của kỹ thuật CME (cắt toàn bộ
mạc treo đại tràng) hay TME ( cắt toàn bộ mạc
treo trực tràng) đã cải thiện tỉ lệ sống lâu dài của
bệnh nhân(6,7). Kỹ thuật này sẽ lấy toàn bộ mạc
treo quanh đại tràng hay trực tràng, không làm
phá vỡ bao mạc treo đại tràng, đồng thời nạo vét
được một cách tối đa các hạch vùng. Kỹ thuật
này rất khó thực hiện trong tình trạng tắc
ruột(8,13). Öistämö E và cộng sự(13) thấy rằng với
phẫu thuật nội soi cắt u thì 2 thì số hạch nạo vét
được nhiều hơn so với phẫu thuật cắt u thì đầu
(21 hạch so với 7,1 hạch). Đây là yếu tố tiên
lượng chính, làm ảnh hưởng đến thời gian sống
còn của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi thực hiện kỹ thuật CME hoặc TME
(tuỳ theo vị trí u), số lượng hạch nạo vét được
20.8 ± 7,8 hạch. (ít nhất 15 hạch – 28 hạch). Trong
số này có đến 60% bệnh nhân có di căn hạch
vùng. Nạo vét hạch vùng tốt sẽ giúp đánh giá
giai đoạn ung thư chính xác và có thái độ điều trị
hỗ trợ sau phẫu thuật tốt, làm tăng thời gian
sống còn của bệnh nhân.
KẾT LUẬN
PTNS cắt u thì 2 sau khi mở HMNT trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 219
dòng để chuyển lưu phân ở những bệnh nhân
tắc ruột do ung thư đại tràng trái và trực tràng
có thể thực hiện dễ dàng vì ổ bụng dính một
cách tối thiểu, tỉ lệ biến chứng và tử vong sau mổ
thấp. Phương pháp này giúp đạt được kết quả
ung thư học tốt, có thể giúp cải thiện tiên lượng
sống lâu dài của bệnh nhân. Tuy số liệu còn hạn
chế, nhưng cũng sẽ góp phần có một cách tiếp
cận mới trong điều trị tắc ruột do ung thư đại
tràng trái và trực tràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Awotar GK, Guan G, Sun W, Yu H et al (2017). Reviewing the
Management of Obstructive Left Colon Cancer: Assessing the
Feasibility of the One-stage Resection and Anastomosis After
Intraoperative Colonic Irrigation. Clin. Colorectal Cancer,
vol.16, no.2, pp.e89–e103.
2. Chereau N, Lefevre JH, Lefrancois M, Chafai N, Parc Y, and
Tiret E (2013). Management of malignant left colonic
obstruction: is an initial temporary colostomy followed by
surgical resection a better option?. Colorectal Dis, vol.15, no.11,
pp.e646-53.
3. Fitzmaurice C, Allen C, Barber RM, Barregard L et al (2017).
Global, regional, and national cancer incidence, mortality,
years of life lost, years lived with disability, and disability-
adjusted life-years for 32 cancer groups, 1990 to 2015: A
Systematic Analysis for the Global Burden of Disease Study
Global Burden. JAMA Oncol, vol.3, no.4, pp: 524–548.
4. Frago R, Ramirez E, Millan M, Kreisler E, Del Valle E and
Biondo S (2014). Current management of acute malignant
large bowel obstruction: A systematic review. Am. J. Surg.,
vol. 207, no.1, pp.127–138.
5. Grundmann RT (2013). Primary colon resection or
Hartmann’s procedure in malignant left-sided large bowel
obstruction? The use of stents as a bridge to surgery. World J.
Gastrointest. Surg, vol. 5, no.1, pp.1–4
6. Heald RJ, Husband EM, and Ryall RDH (1982). The
mesorectum in rectal cancer surgery??? the clue to pelvic
recurrence?. Br. J. Surg, vol.69, no.10, pp.613–616.
7. Hohenberger W, Weber K, Matzel K, Papadopoulos T, and
Merkel S (2009). Standardized surgery for colonic cancer:
Complete mesocolic excision and central ligation - Technical
notes and outcome. Color. Dis, vol.11, no.4, pp.354–364,.
8. Jiang JK, Lan YT, Lin TC, Chen WS, et al (2008). Primary vs.
delayed resection for obstructive left-sided colorectal cancer:
Impact of surgery on patient outcome. Dis. Colon Rectum,
vol.51, no.3, pp.306–311.
9. Lee YM, Law WL, Chu KW, and Poon RT (2001). Emergency
surgery for obstructing colorectal cancers: a comparison
between right-sided and left-sided lesions. J. Am. Coll. Surg.,
vol. 192, no.6, pp.719–725.
10. Min CK, Kim HO, Lee D, Jung KU et al (2016). Obstructive
Left Colon Cancer Should Be Managed by Using a Subtotal
Colectomy Instead of Colonic Stenting. Ann. Coloproctol.,
vol.32, no.6, pp.215–220.
11. Nishiguchi K, Okuda J, Toyoda M, Tanaka K, and Tanigawa
N (2001). Comparative evaluation of surgical stress of
laparoscopic and open surgeries for colorectal carcinoma. Dis.
Colon Rectum, vol.44, no.2, pp.223–230.
12. Ohman U (1982). Prognosis in patients with obstructing
colorectal carcinoma. Am. J. Surg, vol. 143, no.6, pp.742–747
13. Öistämö E, Hjern F, Blomqvist L, Falkén Y, Pekkari K, and
Abraham-Nordling M ( 2016). Emergency management with
resection versus proximal stoma or stent treatment and
planned resection in malignant left-sided colon obstruction.
World J. Surg. Oncol, vol.14, no.1, pp.1–7
14. Sasaki K, Kazama S, Sunami E, Tsuno NH et al (2012). One-
stage segmental colectomy and primary anastomosis after
intraoperative colonic irrigation and total colonoscopy for
patients with obstruction due to left-sided colorectal cancer.
Dis Colon Rectum, vol.55, no.1, pp.72–78
15. Schwenk W, Haase O, Neudecker J, and Muller JM (2005).
Short term benefits for laparoscopic colorectal resection.
Cochrane database Syst. Rev, no.3, p.CD003145
16. Wang C (2017). Safety, quality and effect of complete
mesocolic excision vs non-complete mesocolic excision in
patients with colon cancer: a systemic review and meta-
analysis. Color. Dis, vol.19, no.11, pp.962–972.
17. Wang JH, Kung YH, King TM, Chang MC, and Hsu CW
(2015). Comparison of laparoscopic versus open surgery in a
three-stage operation for obstructive left-sided colorectal
cancer. J. Chinese Med. Assoc, vol.78, no.10, pp.584–590
18. Yamamoto M, Okuda J, Tanaka K, Kondo K, Asai K et al
(2013). Effect of previous abdominal surgery on outcomes
following laparoscopic colorectal surgery. Dis. Colon Rectum,
vol.56, no.3, pp.336–342
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_noi_soi_thi_2_dieu_tri_tac_ruot_do_ung_thu_dai_tr.pdf