Tài liệu Phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở người cao tuổi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Trần Văn Phơi*, Nguyễn Hoàng Bắc*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Công trình nghiên cứu nhằm so sánh một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều
trị giữa 2 nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi trong cắt túi mật nội soi để đánh giá vai trò cắt túi mật nội soi
ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Những bệnh nhân được mổ cắt túi mật
nội soi tại Bệnh viện Đại học Y dược từ 1-2001 đến 10-2001. Chúng tôi loại những trường hợp ghi nhận
không đầy đủ.
Kết quả: Trong 322 trường hợp cắt túi mật nội soi của chúng tôi có 100 trường hợp cắt túi mật ở người
trên 60 tuổi. Có 60% bệnh nhân trên 60 tuổi có những bệnh mãn tính khi cắt túi mật nội soi. Tỉ lệ nam/nữ
cần cắt túi mật nội so...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Trần Văn Phơi*, Nguyễn Hoàng Bắc*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Công trình nghiên cứu nhằm so sánh một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều
trị giữa 2 nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi trong cắt túi mật nội soi để đánh giá vai trò cắt túi mật nội soi
ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Những bệnh nhân được mổ cắt túi mật
nội soi tại Bệnh viện Đại học Y dược từ 1-2001 đến 10-2001. Chúng tôi loại những trường hợp ghi nhận
không đầy đủ.
Kết quả: Trong 322 trường hợp cắt túi mật nội soi của chúng tôi có 100 trường hợp cắt túi mật ở người
trên 60 tuổi. Có 60% bệnh nhân trên 60 tuổi có những bệnh mãn tính khi cắt túi mật nội soi. Tỉ lệ nam/nữ
cần cắt túi mật nội soi ở người cao tuổi gần giống người trẻ tuổi. 72% vách túi mật mỏng, ổ bụng sạch ở 80%
và 94% được mổ từ 1 đến 2 giờ, 100% viêm mãn và 97% trung tiện trong 2 ngày đầu.
Kết luận: Tuy có nhiều bệnh mãn tính hơn so với người trẻ tuổi nhưng về thời gian mổ biến chứng và
kết quả điều trị ngang với cắt túi mật nội soi ở người trẻ.
SUMMARY
LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY IN ELDERLY PATIENTS
Tran Van Phoi, Nguyen Hoang Bac * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1: 35 - 38
Aims: comparing on factors of clinical signs, laboratory test and result between two group- elderly and
young patients - in order to confirm the role of laparoscopic cholecystectomy in elderly patients.
Backgrounds and methods: Cross-sectional study. Patients were operated at university medical center
from January 2001 to October 2001. We excluded the patient with not fully detail recorded.
Results: In 322 patients laparoscopic cholecystectomy, we have 100 patients over 60. 60% patients over
60 have chronic diseases. Male/Female ratio is the same between two groups. 72% wall of gallbladder is
thin, peritoneal cavity is clear in 80% and 94% of operating time is 1-2hour. 100% of gallbladder is chronic
inflammation and 97% bowel movement become normal in the first 2 days.
Conclusion: There is much more chronic disease in elderly patients than young patients but operating
time, complications and results is the same in 2 groups.
Từ khi được áp dụng lần đầu tiên bởi Philippe
Mouret vào năm 1987 ở Pháp, cắt túi mật nội soi đã
nhanh chóng phổ biến khắp thế giới để điều trị sỏi
túi mật. Cắt túi mật nội soi được áp dụng ở Việt
Nam từ năm 1992 (9) và cũng nhanh chóng trở nên
phổ biến (10). Ban đầu cắt túi mật nội soi chỉ thực
hiện ở những bệnh nhân ít nguy cơ phẫu thuật. Khi
đã thành thạo cắt túi mật nội soi được mở rộng chỉ
định cho nhiều nhóm đối tượng trong đó có người
cao tuổi. Đặc điểm của những bệnh nhân trong
nhóm này là có nhiều bệnh mãn tính đi kèm. Ngay
cả trong phẫu thuật cắt túi mật mổ mở kinh điển
mổ ở người cao tuổi cũng khó khăn hơn so với người
trẻ tuổi, chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này.
Công trình nghiên cứu nhằm so sánh một số
yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị
giữa 2 nhóm bệnh nhân cao tuổi và trẻ tuổi để xác
định khả năng của phẫu thuật nội soi ở nhóm bệnh
nhân cao tuổi.
* Bộ môn ngoại trường ĐHYD TP.HCM
Chuyên đề Ngoại khoa 35
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Những bệnh nhân cắt túi mật nội soi do sỏi túi
mật từ 1. 2001 đến 10. 2001. Không đưa vào nghiên
cứu các bệnh nhân đủ dữ liệu, được 322 trường hợp.
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang.
Bệnh nhân được cắt túi mật nội soi và theo dõi
trong khi nằm viện. Ghi nhận các triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng. Phúc trình mổ và theo dõi
trong khi còn nằm viện.
Trước khi phẫu thuật, chúng tôi làm các xét
nghiệm tiền phẫu đặc biệt điện tim, ở 2 nhóm để
xác định tần suất bệnh tim trong nhóm bệnh.
những bệnh nhân nào có bệnh tim, cao huyết áp,
hay bất thường trên điện tim, khi mổ chúng tôi chỉ
bơm hơi CO2 với áp lực thấp từ 8-10mmHg. Các
bệnh nhân trẻ được bơm hơi với áp lực cao hơn 12-
14mmHg.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tuổi
Dưới 60 Trên 60
Số BN 222 100
Tỉ lệ 68, 9 31, 1
Như thế chúng ta thấy người cao tuổi có viêm
túi có tỉ lệ khoảng 31% so với người trẻ
Bảng 2: Giới
Dưới 60 Trên 60
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Nam 42 19 12 12
Nữ 180 81 88 88
Ở người trẻ và người cao tuổi tỉ lệ nam và nữ
mắc bệnh gần giống nhau không có sự khác biệt rõ
Bảng 3: Tiền sử bệnh
Bệnh tim Bệnh phổi Tiểu đường Bệnh khác
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Trẻ tuổi 28 12 3 1 5 2 46 21
Cao tuổi 35 35 2 2 3 3 20 20
Bệnh khác là những bệnh ngoài bệnh tim, bệnh
phổi, tiểu đường. Đó là các bệnh viêm dạ dày, viêm
khớp...
Ở người cao tuổi có 60% mắc các bệnh khác đi
kèm khi phẫu thuật. Trong đó bệnh tim chiếm 35%
và bệnh khác chiếm 20%.
Bảng 4: Giá trị BUN
Trẻ Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Bình thường 184 83 72 72
Cao 38 17 28 28
Để đánh giá bệnh thận, chúng ta đo BUN. Ở
nhóm bệnh nhân cao tuổi tỉ lệ BUN cao hơn bình
thường nhiều hơn ở nhóm người trẻ.
Bảng 5: Vách túi mật trên siêu âm
Mỏng Phù nề Dầy
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Trẻ tuổi 152 68 3 1 67 31
Cao tuổi 72 72 0 0 28 28
Hai dạng vách túi mật mỏng và dầy gặp nhiều
nhất. Ở người cao tuổi chiếm 100% và ở người trẻ
tuổi chiếm 99%.
Bảng 6: Ổ bụng
Trẻ Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Sạch 188 85 80 80
Dịch 2 1
Dính 32 14 20 20
Không có sự khác biệt về tình trạng ổ bụng của
người trẻ có sỏi túi mật cần mổ và người cao tuổi.
Bảng 7: Thời gian mổ
Trẻ Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Dưới 1 giờ 80 36 36 36
1 – 2 giờ 128 58 58 58
2 – 3 giờ 11 5 6 6
Trên 3 giờ 4 1
Thời gian mổ ở nhóm cao tuổi và trẻ tuổi ngang
nhau. Đây là ưu điểm của phẫu thuật nội soi khi
không kéo dài thời gian mổ.
Bảng 8: Giải phẫu bệnh
Trẻ tuổi Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Viêm mãn 221 99 100 100
Viêm cấp 1 1
Ở cả 2 nhóm bệnh nhân viêm túi mật mãn do
sỏi là chủ yếu, viêm túi mật cấp không đáng kể.
Chuyên đề Ngoại khoa 36
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Bảng 9: Trung tiện
Trẻ tuổi Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Dưới 1 ngày 3 1 1 1
2 ngày 88 40 47 47
3 ngày 123 55 49 49
4 ngày 8 4 3 3
Không thấy có sự khác biệt về thống kê giữa
người cao tuổi và người trẻ tuổi về ngày có lại trung
tiện
Bảng 10: Kháng sinh
Trẻ tuổi Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Dưới 2 ngày 196 88 85 85
Trên 3 ngày 26 12 15 15
Sử dụng kháng sinh cũng không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê
Bảng 11: Ngày xuất viện
Trẻ tuổi Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
1 ngày 1 0, 5 1 1
2 ngày 41 18, 5 17 17
3 ngày 111 50, 0 51 51
4 ngày 54 24, 0 21 21
5 ngày 9 4, 5 5 5
Trên 5 ngày 6 2, 5 5 5
Phần lớn bệnh nhân được xuất viện trước ngày
thứ 3. Thời gian xuất viện trung bình ở người cao
tuổi là là 3, 4 ngày ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất
là 12 ngày.
Bảng 12: Kết quả
Trẻ tuổi Cao tuổi
BN Tỉ lệ BN Tỉ lệ
Tốt 153 69 69 69
Trung bình 69 31 31 31
Chúng tôi gọi bệnh nhân có kết quả tốt là bệnh
nhân mổ không biến chứng và xuất viện trong vòng
3 ngày. Bệnh nhân có kết quả trung bình là bệnh
nhân mổ không biến chứng nặng nhưng do đau, tụ
dịch trên siêu âm phải nằm lâu hơn 3 ngày. Kết quả
điều trị giống nhau ở cả 2 nhóm.
BÀN LUẬN
Cắt túi mật nội soi được ứng dụng vào hoàn
cảnh Việt Nam và trở nên phổ biến từ thập kỷ
90(9,10). Tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi cần cắt túi mật nội
soi giống như tác giả Montori ở Canada vào khoảng
31%(8). Đây thực sự là một vấn đề đáng quan tâm vì
trong thời gian gần nay với sự cải thiện điều kiện
sống dân số tuổi thọ nước ta có khuynh hướng ngày
càng tăng.
Tỉ lệ nữ nhiều đáng kể so với bệnh nhân nam
88% so với 12%, tuy nhiên sự phân bố nam/nữ ở
người trẻ cũng cho kết quả tương tự. So với nghiên
cứu của Tagle(12) ghi nhận 43% là nam 57% nữ, theo
Coelo thì nữ chiếm 78% và nam chiếm 22%. Như
thế tỉ lệ nam phải cắt túi mật do sỏi túi mật ở công
trình này có thấp hơn so với nước ngoài.
Bệnh nhân cao tuổi có bệnh mãn tính nhiều
đáng kể so với bệnh nhân trẻ tuổi. Có 60% bệnh
nhân có bệnh mãn tính trong đó bệnh tim mạch là
nhiều nhất chiếm 35%. Theo Tagle thì tỉ lệ cao
huyết áp ở bệnh nhân cao tuổi là 44%. Bệnh phổi là
7% trong khi chúng tôi chỉ ghi nhận 3% bệnh phổi
nay có lẽ chúng tôi đã thận trọng khi chỉ định mổ,
không mổ cho những bệnh nhân có bệnh phổi nên
không ghi nhận nhiều tỉ lệ bệnh này. Một số khuyến
cáo nên mổ cho những bệnh nhân cao tuổi nhất là
những bệnh nhân có ASA III bằng phương pháp
không bơm hơi. Chúng tôi không có kinh nghiệm
trong lãnh vực này vì tất cả bệnh nhân chúng tôi
mổ đều dùng bơm hơi CO2. Những bệnh nhân này
khi mổ chúng tôi bơm hơi với áp lực thấp 8 –
10mmHg và không ghi nhận tai biến đáng kể nào
do bơm hơi.
Với áp lực này có làm giảm áp lực máu trong hệ
thống tĩnh mạch gan hay không, có ảnh hưởng đến
chức năng gan không? Chúng tôi không nghiên cứu
được khía cạnh này. Điều này không xảy ra khi mổ
mở(11).
Chỉ định mổ cắt túi mật ở người cao tuổi chủ
yếu trong viêm túi mật mãn tính 100% trường hợp
và chỉ một trường hợp viêm túi mật cấp ở người trẻ.
Đây là đặc điểm của bệnh viện không có hệ thống
cấp cứu nên không có nhiều bệnh nhân viêm cấp.
Với các tác giả khác, 3 chỉ định điều trị chính là cơn
đau quặn mật, viêm đường mật viêm tụy cấp. Có lẽ
do đặc điểm này nên bệnh nhân chúng tôi có
Chuyên đề Ngoại khoa 37
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
thời gian nằm viện tương đối ngắn chỉ 3, 4 ngày so
với các tác giả khác như Tagle, thời gian nằm viện
trung bình trong 5 ngày. Theo Laycock 53, 5% (5) cắt
túi mật nội soi do viêm túi mật cấp do sỏi. Thời gian
nằm viện trung bình là 7, 6 ngày.
Tỉ lệ chung chuyển sang mổ mở là 0% theo
Montori. Không ghi nhận trường hợp nào phải
chuyển sang mổ mở. Tuy nhiên theo một số tác giả
tỉ lệ này đáng kể. Chuyển mổ hở 3% theo Tagle (12)
theo Filiras thì tỉ lệ này là 10, 6%. Theo Miheiro là
15%.
Biến chứng ở người cao tuổi sau cắt túi mật nội
soi không nhiều hơn so với người trẻ.
Không tử vong trong nhóm nghiên cứu. Tử
vong Tagle cũng ghi nhận 2 trường hợp, do nhiễm
trùng huyết và suy đa cơ quan. Tử vong 1% theo
Filiras(3). Tử vong Miheiro là 2%. Tử vong 1, 4%(6).
Không so sánh kết quả mổ nội soi và mổ mở
trong cắt túi mật nội soi ở người cao tuổi và trẻ tuổi
vì chúng tôi không mổ mở. Theo một số nghiên cứu
nước ngoài mổ mở nhiều biến chứng hơn so với mổ
nội soi.
Theo nghiên cứu, khi so sánh cắt túi mật nội soi
ở bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi không có sự khác
biệt về tỉ lệ biến chứng cũng như kết quả điều trị. Có
được kết quả này là do chúng tôi chọn bệnh cẩn
thận nhất là khi mổ ở người cao tuổi chúng tôi duy
trì bơm hơi ở mức 10mmHg trở xuống. Như thế rõ
ràng cắt túi mật nội soi ở người cao tuổi không có
trở ngại đáng kể nào cho dù nhóm bệnh nhân này
có nhiều bệnh mãn tính hơn bệnh nhân trẻ tuổi.
Kết quả này phù hợp nhận định của các tác giả nước
ngoài. Không có sự khác biệt trong biến chứng và
kết quả điều trị cắt túi mật ở bệnh nhân trên 70 và
bệnh nhân trẻ về các yếu tố khảo sát.
KẾT LUẬN
Tuy có nhiều bệnh mãn tính hơn so với người
trẻ tuổi nhưng về thời gian mổ biến chứng và kết
quả điều trị ngang với cắt túi mật nội soi ở người trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dhoste-K; Lacoste-L; Karayan-J; Lehuede-MS; Thomas-
D; Fusciardi-J. Haemodynamic and ventilatory changes
during laparoscopic cholecystectomy in elderly ASA III
patients. Can-J-Anaesth. 1996 Aug; 43 (8): 783-8
2. Feldman-MG; Russell-JC; Lynch-JT; Mattie-A.
Comparison of mortality rates for open and closed
cholecystectomy in the elderly: Connecticut statewide
survey. J-Laparoendosc-Surg. 1994 Jun; 4 (3): 165-72
3. Firilas-A; Duke-BE; Max-MH. Laparoscopic
cholecystectomy in the elderly. Surg-Endosc. 1996 Jan;
10 (1): 33-5 discussion 36
4. Ido-K; Suzuki-T; Kimura-K; Taniguchi-Y; Kawamoto-C;
Isoda-N; Nagamine-N; Ioka-T; Kumagai-M.
Laparoscopic cholecystectomy in the elderly: analysis
of pre-operative risk factors and postoperative
complications. J-Gastroenterol-Hepatol. 1995 Sep-Oct;
10 (5): 517-22
5 Laycock, -W-S; Siewers, -A-E; Birkmeyer, -C-M;
Wennberg, -D-E; Birkmeyer, -J-D. Variation in the use
of laparoscopic cholecystectomy for elderly patients
with acute cholecystitis. Arch-Surg. 2000 Apr; 135 (4):
457-62
6 Massie-MT; Massie-LB; Marrangoni-AG; D'Amico-FJ;
Sell-HW Jr. Advantages of laparoscopic
cholecystectomy in the elderly and in patients with
high ASA classifications. J-Laparoendosc-Surg. 1993
Oct; 3 (5): 467-76
7 Milheiro-A; Castro-Sousa-F; Oliveira-L; Joao-Matos-M.
Pulmonary function after laparoscopic cholecystectomy
in the elderly (see comments). Br-J-Surg. 1996 Aug; 83
(8): 1059-61
8 Montori, -A; Boscaini, -M; Gasparrini, -M; Miscusi, -G;
Masoni, -L; Onorato, -M; Montori, -J. Gallstones in
elderly patients: impact of laparoscopic
cholecystectomy. Can-J-Gastroenterol. 2000 Dec; 14
(11): 929-32
9 Nguyễn Đình Hối và CS – Cắt túi mật bằng phẫu thuật
nội soi. Ngoại khoa 2001 40, 1: 7-14.
10 Nguyễn Tấn Cường – Điều trị sỏi túi mật bằng Phẫu
thuật cắt túi mật qua soi ổ bụng. Luận án PTSKHYD,
TPHCM, 1997.
11 Sato, -K; Kawamura, -T; Wakusawa, -R. Hepatic blood
flow and function in elderly patients undergoing
laparoscopic cholecystectomy. Anesth- Analg. 2000
May; 90 (5): 1198-202
12 Tagle-FM; Lavergne-J; Barkin-JS; Unger-SW.
Laparoscopic cholecystectomy in the elderly. Surg-
Endosc. 1997 Jun; 11 (6): 636-8.
Chuyên đề Ngoại khoa 38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_cat_tui_mat_noi_soi_o_nguoi_cao_tuoi.pdf