Tài liệu Phẫu thuật bảo tồn khớp háng điều trị các bướu xương vùng cổ - Mấu chuyển xương đùi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 131
PHẪU THUẬT BẢO TỒN KHỚP HÁNG ĐIỀU TRỊ
CÁC BƯỚU XƯƠNG VÙNG CỔ - MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI
Văn Đức Minh Lý*; Cao Thỉ*
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá kết quả và lượng giá khả năng phẫu thuật bảo tồn khớp háng trong điều trị các bướu
xương và tổn thương giả bướu vùng cổ - mấu chuyển xương đùi.
Số liệu và Phương pháp: Từ 2012 – 2018, có 65 ca bướu xương đầu gần xương đùi các loại điều trị
nội trú tại khoa CTCH – BV Chợ Rẫy được tác giả trực tiếp phẫu thuật điều trị và theo dõi. Trong đó có 13
ca bướu xương và tổn thương giả bướu vùng cổ và mấu chuyển xương đùi được phẫu thuật theo phương
thức bảo tồn khớp háng gồm các bước nạo bướu + ghép xương và kết hợp (KHX) bên trong. 13 ca này gồm 8
bệnh nhân nam và 5 nữ, trong độ tuổi trung bình 22,4 với thời gian theo dõi trung bình 19,93 tháng. Gãy
bệnh lý vùng cổ - mấu chuyển xảy ra ở 3 ca, các trường hợp còn lại đều có tổn thương hủy xương...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật bảo tồn khớp háng điều trị các bướu xương vùng cổ - Mấu chuyển xương đùi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 131
PHẪU THUẬT BẢO TỒN KHỚP HÁNG ĐIỀU TRỊ
CÁC BƯỚU XƯƠNG VÙNG CỔ - MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI
Văn Đức Minh Lý*; Cao Thỉ*
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá kết quả và lượng giá khả năng phẫu thuật bảo tồn khớp háng trong điều trị các bướu
xương và tổn thương giả bướu vùng cổ - mấu chuyển xương đùi.
Số liệu và Phương pháp: Từ 2012 – 2018, có 65 ca bướu xương đầu gần xương đùi các loại điều trị
nội trú tại khoa CTCH – BV Chợ Rẫy được tác giả trực tiếp phẫu thuật điều trị và theo dõi. Trong đó có 13
ca bướu xương và tổn thương giả bướu vùng cổ và mấu chuyển xương đùi được phẫu thuật theo phương
thức bảo tồn khớp háng gồm các bước nạo bướu + ghép xương và kết hợp (KHX) bên trong. 13 ca này gồm 8
bệnh nhân nam và 5 nữ, trong độ tuổi trung bình 22,4 với thời gian theo dõi trung bình 19,93 tháng. Gãy
bệnh lý vùng cổ - mấu chuyển xảy ra ở 3 ca, các trường hợp còn lại đều có tổn thương hủy xương tạo
khuyết hổng lớn đe dọa gãy bệnh lý.
Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình 150 phút, lượng máu mất TB 800ml. Thời gian nằm viện từ 5-7
ngày. Không có bệnh nhân nào bị nhiễm trùng vết mổ. Đến lần khám cuối chưa phát hiện nào trường hợp bướu
tái phát, gãy bệnh lý lại hoặc biến chứng cơ học của implant. Tất cả các Bn đều hết đau vùng khối u và có thể đi
lại, sử dụng chi hữu dụng. Một số ca đã đạt được kết quả hồi phục hoàn toàn theo thời gian xa; một số trường
hợp được phẫu thuật gần đây, thời gian theo dõi còn ngắn tuy nhiên lâm sàng tiến triển tốt cả về chức năng, liền
xương ghép và độ vũng cơ học của dụng cụ.
Kết luận: Chúng tôi nhận thấy rằng với các khối u xương và tổn thương giả bướu vùng đầu gần xương
đùi, kể cả các tổn thương hủy xương khối lớn hoặc có tính xâm lấn như u đại bào xương; phương pháp điều trị
phẫu thuật nạo bướu, ghép xương và KHX điều trị hoặc dự phòng gãy bệnh lý tiến triển đủ hiệu quả điều trị và
bảo tồn được khớp háng cho bệnh nhân.
Từ khóa: bướu đại bào xương, bọc xương, đầu gần xương đùi, bảo tồn khớp háng
ABSTRACT
HIP JOINT - SPARING SURGERY IN TREATMENT BONE TUMOR OF PROXIMAL FEMUR
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 131-137
Purpose: We aim the result of treatment procedures and evaluate ability developing a hip joint – sparing
strategy for surgical treatment of bone tumor of proximal femur in our study.
Materials and methods: From 2012 – 2018, we have surgically treated for 13 cases bone tumor of proximal
femur including benign and aggressive lesion as giant cell tumor at Orthopedic department, Cho Ray hospital
following a hip joint – sparing surgical strategy. The procedures inluded steps in orderly: currettage the tumor +
internal fixation + bone gfafts. Thirteen patients (8 males and 5 females) have the average age was 22,4 years and
the average follow – up time was 19,93 months. Pathologic fracture happened at three cases, and the remaining
cases have a massive lesion of proximal femur impending pathologic fractures.
Results: The average operation time was 150 minutes, and the average intraoperative blood loss was 800 ml.
The time was hospitalized about 5-7 days. There has no case of post – operative wound infection as other peri –
operation complications. At the time of presentation, there is no case suffered tumor recurrence, pathologic
fractures again or implant failures. All of patients had no complanied pain at the tumor site and can using the
*Bộ môn Chấn thương chỉnh hình & Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths BS Văn Đức Minh Lý ĐT: 0918109122 Email: Lyvandm@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 132
affected limb for ambulatory usefully.
Conclusions: We suggest that with the benign bone tumor of the proximal femur, including aggressive
lesion as giant cell tumor can surgically treated primaliry by curettage the tumor, internal fixation and bone
grafts. This is an effective procedures for treatment that can help hip joint – sparing for the patients.
Key words: hip joint – sparing, bone cyst, giant cell tumor, proximal femur
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đầu gần xương đùi là một trong những vị
trí thường gặp bướu xương và tổn thương giả
bướu. Các loại bướu và tổn thương giả bướu
hay gặp như: bọc xương, bọc xương phồng
máu, bướu sợi xương, bướu đại bào
xương...(3,6). Đặc điểm chung các tổn thương
này hay gây hủy xương vùng cổ mấu chuyển
xương đùi, tổn thương lan rộng đe dọa hay
gãy bệnh lý thật sư gây ra đau, đi khập khiễng
hay mất khả năng đi lại.
Phẫu thuật điều trị đòi hỏi trong các trường
hợp gãy bệnh lý hoặc tổn thương hủy xương
tiến triển gây đau, đe dọa gãy bệnh lý(4). Hiện tại
phẫu thuật điều trị các bướu xương vùng này
vẫn chưa có sự thống nhất. Phẫu thuật bảo tồn
lại khớp háng bằng cách cố gắng nạo bướu ghép
xương có phải phù hợp với mọi sang thương
xương ở vị trí này?
Hình 1: Giới hạn giải phẫu học của vùng háng và đầu gần xương đùi (5)
Hình 2: Bệnh nhân nam, 42 tuổi, bướu đại bào giai đoạn tấn công, gãy bệnh lý. Sau mổ bướu ghép xương KHX
4 tháng, bệnh nhân đau nhiều lại vùng khớp háng giống như trước mổ, dấu hiệu bướu tái phát trên Xquang (ca
lâm sàng thu thập)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 133
Hình 3: Trường hợp gãy bệnh lý do bướu đại bào xương và bộc xương phồng máu được cắt mổ rộng + thay khớp
nhân tạo với các loại khớp hiện có (ca lâm sàng thu thập).
Một vài trường hợp trên lâm sàng dù tổn
thương lành tính tiến triển nhưng vẫn được
phẫu thuật cắt khối u và thay chỏm nhân tạo
như 2 ca minh họa sau, từ đó đặt ra khả năng
an toàn về mặt bệnh học và độ bền vững cơ
học của khớp nhân tạo so với khớp háng thật
của bệnh nhân (Hình 3).
Việc cắt khối u + thay khớp háng nhân tạo
chuôi dài chuyên dụng vẫn còn là một kỹ thuật
thách thức ở nước ta do nguồn khớp thích hợp,
kinh phí vá các kỹ thuật, biến chứng có thể xảy
ra sau thay khớp.
Hình 4: Thay khớp háng nhân tạo chuyên dụng sau
cắt khối u(1).
Trong điều kiện chưa có thể thay khớp
háng chuôi dài chuyên dụng cho bướu xương
vị trí này, với nỗ lực bảo tồn lại khớp háng,
chúng tôi đã phẫu thuật cắt nạo khối u, ghép
xương và KHX bằng các phương tiện hiện có
cho các trường hợp bướu lành vị trí vùng cổ
mấu chuyển, đầu gần xương đùi. Kết quả
trong lô nghiên cứu đạt được khả quan giúp
bệnh nhân bảo tồn lại được khớp háng thật và
và có thể đạt chức năng chi hữu dụng trong
sinh hoạt hàng ngày.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu:
Các bệnh nhân bướu xương và tổn thương
giả bướu vùng cổ - mấu chuyển (đầu gần xương
đùi) điều trị nội trú tại khoa Chấn thương -
Chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là nghiên
cứu tiền cứu, mô tả. Tất cả các số liệu được thu
thập theo Mẫu Bệnh án nghiên cứu Bướu xương
và tổn thương dạng bướu vùng háng. Chẩn đoán
phải có đủ dữ kiện: Lâm sàng (LS) – Hình ảnh
học (HAH) – GPBL.
+ Hình ảnh học trước mổ gồm X - quang
khung chậu thẳng, X - quang xương đùi bên tổn
thương kích thước chuẩn giúp đáng giá vị trí
kích thước khối u, gãy bệnh lý, biến dạng trục
chi nếu có
+ CT Scan ngoài việc đo đạc kích thước khối
u còn giúp đánh giá tình trạng gãy bệnh lý hoặc
gãy vi thề -> kết hợp xương (KHX) điều trị hoặc
KHX chủ động ngừa gãy bệnh lý.
+ MRI giúp phân giai đoạn khối u.
+ Phân loại và phân giai đoạn bướu dựa theo
bảng phân loại của Enneking cải tiến của PGS.
Lê Chí Dũng.
Các trường hợp phẫu thuật 2 thì bởi cùng
một phẫu thuật viên:
Thì 1: phẫu thuật sinh thiết + GPBL.
Thì 2: phẫu thuật điều trị triệt để. Thời gian
giữa 2 đợt phẫu thuật trung bình từ 2 - 3 tuần.
PT sinh thiêt lần đầu ngoài mục đích xác định
chính xác loại bướu để quyết định hướng điều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 134
trị cũng như giúp PTV có cái nhìn “cận cảnh”
trong lòng khối u, ước lượng khối lượng
xương ghép, đánh giá tình trạng gãy/dọa gãy
bệnh lý nhằm chuẫn bị cho đợt PT điều trị
kế tiếp.
Phương pháp phẫu thuật
Đối với các trường hợp bướu không phải ác
tính, phẫu thuật cắt nạo bướu + kết hợp xương +
ghép xương.
Đường mổ và tư thế Bn: Bệnh nhân nằm
ngửa trên bàn, kê mông bên bị tổn thương, sử
dụng màn tăng sáng hỗ trợ.
Đường mổ phía ngoài qua đỉnh mấu
chuyển lớn xương đùi cắt cân mạc, mở bao
khớp bộc lộ vùng mấu chuyển cổ xương đùi
cắt nạo bướu.
Cắt nạo bướu
Nạo qua cửa sổ xương. Có thể mở cửa sổ
xương mới đủ lớn hoặc mở rộng cửa sổ xương
từ vỏ xương phình mỏng/ bị phá hủy mặt ngoài.
Nạo chính bằng curette + đốt nhiệt, một số
trường hợp có mài cao tốc tăng cường.
Hình 5: Hình minh họa các bước phẫu thuật(2).
Các loại xương ghép đã sử dụng:
Xương ghép tự thân: xương mào chậu
(xương xốp, xương vỏ), xương mác.
Xương ghép đồng loại đông khô.
Xương tổng hợp dạng khoáng (calcium
phosphate).
Phương pháp KHX
Nẹp DHS.
Nẹp khóa.
Đinh chốt đùi dài.
Đinh Gamma.
Hình 6: Nạo bướu bằng curette và mài cao tốc tăng cường qua cửa sổ xương (ca lâm sàng 7).
Hình 7: Bệnh nhân nam, 24 tuổi, gãy bệnh lý đầu trên xương đùi do bọc xương được mổ nạo bướu KHX nẹp
DHS + ghép xương mão chậu và xương mác cùng bên (ca lâm sàng 9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 135
Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả chức năng theo hệ thống
đánh giá chức năng các PT tái tạo sau cắt bướu
của Enneking (1987).
Kế hoạch tái khám định kỳ mỗi tháng/3
tháng đầu, sau đó mỗi 2-3 tháng tùy tình trạng
sức khỏe và điều kiện đi lại của BN.
Kết quả thành công khi thang điểm Harris
tăng 20 điểm so với sau mổ + hình ảnh implant /
x-quang vững + không cần tái tạo cấu trúc đùi
thêm nữa hay theo bảng điểm cụ thể như sau:
≤ 70 điểm: kém;
70 - 79 điểm: vừa;
80 - 89 điểm: tốt;
90 – 100 điểm: rất tốt.
Đau: không/ít/ trung bình / nhiều.
Xương: lành xương; huỷ xương tiến triển;
tiêu xương ghép, gãy lại.
Chức năng: BT; hạn chế ít; cần phương tiện
hỗ trợ; mất chức năng.
Nhiễm trùng vết mổ.
Phát: dựa vào LS - HAH, Sinh thiết lại để
chẩn đoán bướu.
Biến chứng khác trong mổ và các biến
chứng muộn khác trong quá trình thăm khám,
theo dõi bệnh.
KẾT QUẢ
Theo số liệu trong lô nghiên cứu của chúng
tôi về Bướu xương và tổn thương giả bướu vùng
háng và đầu gần xương đùi, điều trị nội trú tại
khoa CTCH – Bệnh viện Chợ Rẫy: số liệu từ
tháng 01/2012 – 8/2018, trong cho 65 ca 13 ca các
loại được phẫu thuật bảo tồn khớp háng.
Đặc điểm bệnh học (theo kết quả ST + GPBL)
Bảng 1. Dữ kiện Bệnh nhân
Ca bệnh Tuổi/giới Chẩn đoán Vị trí khối u KHX GX (TT, ĐL, XK) Thời gian theo dõi
(tháng) Chỏm Cổ MC
1. 22/Nam BXPM + + - DHS TT + ĐL 65
2. 26/Nữ LSS - + + ĐC TT 72
3. 46/Nam U sợi - + + DHS TT 8
4. 25/Nữ NSS - + + ĐC TT + XK 3
5. 19/Nam BĐBX - + + NK TT + ĐL 2
6. 25/Nữ BXPM - + + ĐC TT + XK 2
7. 20/Nữ BĐBX - - + DHS TT 24
8. 18/Nam BXPM + + + DHS TT + ĐL 11
9. 24/Nam BX - + + DHS TT 50
10. 32/Nam BĐBX + + + DHS TT 4
11. 19/Nữ NSS + + + DHS TT + ĐL 40
12. 34/Nam BĐBX - + + DHS TT 14
13. 27/Nam BĐBX + + + NK TT + ĐL 4
MC: Mấu chuyển BX: Bọc xương BPMX: Bọc phình mạch xương NSS: Nghịch sản sợi LSS: Loạn sản sợi
US: U sợi BĐBX: Bướu đại bào xương TT: Tự thân ĐL: Đồng loại XK: Xương khoáng tổng hợp.
Liên quan PT
Thời gian phẫu thuật trung bình 150 phút,
lượng máu mất TB 800ml. Thời gian nằm viện từ
5-7 ngày. Không có bệnh nhân nào bị nhiễm
trùng vết mổ sau này.
Kết quả chung bước đầu
Thời gian theo dõi TB
Gần 2 năm. Một số trường hợp phẫu thuật
gần đây kết quả còn ngắn hạn, lâm sàng có tiến
triển tốt nhưng chúng tôi chưa đánh giá kết quả
cuôi cùng, cần thời gian theo dõi thêm.
Về mặt bệnh học
Không có trường hợp nào trong lô nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận bướu tái phát đến
hiện tại, kể cả các trường hợp có gãy bệnh lý.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 136
Về kết quả KHX + ghép xương
Các trường hợp theo dõi được # 4-6 tháng
trở lên đều đạt được lành xương ghép, dụng cụ
KHX còn vững chắc.
Về chức năng
Các Bệnh nhân đạt được mong muốn giữ lại
chân, có thể sử dụng chi trong công việc cuộc
sống hàng ngày. Điểm Enneking TB đạt từ khá –
tốt. Đánh giá kết quả chức năng theo hệ thống
đánh giá chức năng các PT tái tạo sau cắt bướu
của Enneking (1987)(1).
BÀN LUẬN
Các bướu xương và tổn thương giả bướu
vùng cổ mấu chuyển xương đùi tuy ít gặp hơn
vùng gối nhưng do vai trò chức năng, vị trí
Giải phẫu học chịu lực phần dưới cơ thể nên
việc phẫu thuật điều trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Việc điều trị phẫu thuật sau khi có kết quả
ST + GPBL giúp có cái nhìn rõ ràng hơn tổn
thương bên trong và cũng giúp xác định bản
chất khối u, giúp ích trong quá trình cắt nạo
mô bướu các loại bướu lành dạng tấn công hay
bướu giáp biên ác như bướu đại bào xương
cần quá trình nạo bướu hiệu quả, kết hợp mài
cao tốc và đốt nhiệt kèm theo.
Xương ghép
Xương ghép xốp tự thân cung cấp nguồn
máu nuôi dồi dào đẩy nhanh quá trình lành
xương hơn là xương ghép xốp đồng loại dạng
thể trơ. Ngoài ra đa số các truồng hợp tổn
thương phình mỏng vỏ xương, hoặc mở cửa sổ
xương đủ lớn để nạo bướu cần tái tạo lại vỏ
xương vùng mấu chuyển bằng vách vỏ xương
mào chậu. Xương mác mang lại nguồn ghép
hiệu quả làm trụ nâng đở vững chắc vách
trong vùng calca chống biến dạng gập góc cổ
xương đùi/ gãy bệnh lý khi bệnh nhân đi đứng,
chịu lực.
Phương tiện KHX
Đinh Gamma/ đinh đùi mang lại sự vũng
chắc, Bn có thể chống chân đi lại sớm hơn là các
phương tiện như nẹp DHS và nẹp khóa đầu trên
xương đùi.
Hình 8: Bệnh nhân nữ 25, tuổi, Bọc phồng mạch xương. Mổ nạo bướu, ghép xương, KHX đinh chốt Gamma.
BN có thể đi nạng chịu lực nhẹ tăng dần sau 1 tháng.
Về khả năng bảo tồn khớp háng
Có một số trường hợp kích cỡ khối u lớn, tổn
thương hủy xương tạo hốc tiến triển đến chỏm
xương đùi, sau PT điều trị bằng nạo bướu triệt
để + ghép xương vẫn đạt được lành xương,
không biến chứng hoại tử chỏm xương đùi và
bướu không tái phát sau 3 năm theo dõi.
Tác giả Bulen Erol và cộng sự nghiên cứu hồi
cứu 62 bệnh nhân trẻ em có tổn thương lành tính
đầu gần xương đùi gồm các loại bọc xương, bọc
xương phình máu, nghịch sản sợi không sinh
xương được mổ sinh thiết, nạo bướu, ghép
xương và KHX bên trong; thời gian theo dõi
trung bình 45 tháng. Điểm trung bình trước và
sau mổ theo thang điểm MSTS tăng từ 13,3%
đến 96,6%. Tác giả nhận thấy rằng phác đồ điều
trị này có thể cung cấp tốt sự kiểm soát mô bướu
cũng như giúp phục hồi chức năng và lành
xương tốt trên Xquang(2).
Tác giả A. E. Wijsbek, B. L. Vazquez Gracia
trong nghiên cứu chuyên sâu về điều trị các
bướu đại bào đầu gần xương đùi với 24 bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 137
nhân trong khoảng thời gian 1974 – 2012, trong
đó 10 bệnh nhân được mổ bảo tồn khớp háng
bằng nạo bướu có hoặc không ghép xương hỗ
trợ; thay khớp háng toàn phần 9 bệnh nhân và
thay khớp nhân tạo chuyên dụng 5 ca, trong đó
11 ca có gãy bệnh lý đều được mổ thay khớp.
Kết quả tái phát ở 5 bệnh nhân mổ thay khớp
toàn phần và 3 bệnh nhân mổ nạo bướu bảo tồn
khớp háng. Trong 10 ca bảo tồn khớp háng có 6
ca thành công chỉ với 1 lần mổ duy nhất, 3 ca cần
thay lại bằng khớp háng toàn phần và 1 ca thay
khớp háng chuyên dụng. Như vậy chỉ có 25%
các ca giữ lại được khớp háng tự nhiên và 60%
bệnh nhân không có gãy bệnh lý được bảo tồn
khớp háng thành công(5,7).
Nghiên cứu của chúng tôi nằm trong Nghiên
cứu tổng thể về điều trị các Bướu xương và tổn
thương giả bướu đầu gần xương đùi các loại, kể
cả các trường hợp Bướu ác nguyên phát hoặc di
căn được mổ bảo tồn khớp háng cải thiện chất
lượng cuộc sống bệnh nhân. Bước đầu đạt được
kết quả khả quan bướu không tái phát và chức
năng chi thể chấp nhận được.
KẾT LUẬN
Chúng tôi nhận thấy rằng với các khối u
xương và tổn thương giả bướu vùng đầu gần
xương đùi, kể cả các tổn thương hủy xương khối
lớn hoặc gãy bệnh lý kèm theo. Phương pháp
điều trị nạo bướu, ghép xương KHX điều trị
hoặc dự phòng gãy bệnh lý tiến triển đủ hiệu
quả điều trị và bảo tồn được khớp háng cho
bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bickels J, Meller I, et al (2001), “Proximal and total femur
resection with Endoprosthetic reconstruction”. In: Malawer
M, Musculoskeletal Cancer surgery - Treatment of Sarcomas and
Allied Diseases, chapter 29, pp. 438–456. Kluwer Academic
Publishers, USA.
2. Erol B, Topkar MO, Aydemir AN, Okay E, et al (2016), “A
treatment strategy for proximal benign bone lesions in
children and recommend surgical procedures: retrospective
analysis of 62 patients”. Arch Orthop Trauma Surg, 136(8), pp
1051 - 1061.
3. Lê Chí Dũng (2003), “Phân loại bướu xương”. In: Lê Chí
Dũng. Bướu xương: Lâm sàng - Hình ảnh Y học - Giải phẫu bệnh
và Điều trị, Chương 2 “Đại cương về Bướu xương”, trang 27 –
33, NXB Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nakamura T, Matsumine A, Asanuma K, Matsubara T, et al
(2015), “Treatment of benign bone tumors including femoral
neck lesion using compression hip screw and synthetic bone
graft”. SICOT J, vol 1, p. 15.
5. Nguyễn Quang Quyền (2007), “Giải phẫu học vùng háng và
đùi”, chương “Chi dưới”. In: Nguyễn Quang Quyền. Atlas Giải
phẫu Người, trang 485 – 547, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh.
6. Văn Đức Minh Lý, Lê Chí Dũng (2010), “Nghiên cứu bước
đầu các Bướu xương và tổn thương giả bướu vùng háng và
đầu gần xương đùi”. Tạp chí Y học Tp. HCM, chuyên đề Ngoại
khoa, Phụ bản của tập 14 – số 1, trang 292 – 298.
7. Wijsbek AE, Vazquez-Gracia BL, et al (2014), “Giant cell
tumor of the proximal femur: is joint – sparing management
ever successful?”. The Bone and Joint Journal, vol. 96-B (1), pp 127 -131.
Ngày nhận bài báo: 8/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_bao_ton_khop_hang_dieu_tri_cac_buou_xuong_vung_co.pdf