Tài liệu Phẫu thuật bảo tồn điều trị vỡ xoang trán tại Bệnh viện Nhân Dân 115: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
** Bộ môn TMH, trường ĐHYD TP.HCM
PHẪU THUẬT BẢO TỒN ĐIỀU TRỊ VỠ XOANG TRÁN
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Phạm Văn Toàn*, Huỳnh Thanh*, Trương Ngọc Thủy Tiên*, Nguyễn Hữu Khôi**
TÓM TẮT
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp trong điều trị các trường hợp vỡ xoang trán luôn là
một thách thức đối với phẫu thuật viên. Bởi trên một bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều kiểu vỡ. Khi
can thiệp phẫu thuật sao cho vừa bảo đảm thám sát, vừa nâng chỉnh có hiệu quả tốt, vừa bảo đảm tính
thẩm mỹ và trả lại chức năng bình thường của xoang. Từ tháng 01/2002 đến nay, BV. Nhân dân 115 đã
thực hiện phương pháp phẫu thuật chỉnh hình bảo tồn xoang trán bằng việc sử dụng phương tiện nội soi
và dung cụ cải tiến (ký hiệu TT) cho 52 trường hợp bước đầu đạt kết quả rất khả quan. Đường...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật bảo tồn điều trị vỡ xoang trán tại Bệnh viện Nhân Dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
** Bộ môn TMH, trường ĐHYD TP.HCM
PHẪU THUẬT BẢO TỒN ĐIỀU TRỊ VỠ XOANG TRÁN
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Phạm Văn Toàn*, Huỳnh Thanh*, Trương Ngọc Thủy Tiên*, Nguyễn Hữu Khôi**
TÓM TẮT
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp trong điều trị các trường hợp vỡ xoang trán luôn là
một thách thức đối với phẫu thuật viên. Bởi trên một bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều kiểu vỡ. Khi
can thiệp phẫu thuật sao cho vừa bảo đảm thám sát, vừa nâng chỉnh có hiệu quả tốt, vừa bảo đảm tính
thẩm mỹ và trả lại chức năng bình thường của xoang. Từ tháng 01/2002 đến nay, BV. Nhân dân 115 đã
thực hiện phương pháp phẫu thuật chỉnh hình bảo tồn xoang trán bằng việc sử dụng phương tiện nội soi
và dung cụ cải tiến (ký hiệu TT) cho 52 trường hợp bước đầu đạt kết quả rất khả quan. Đường mổ vào
xoang trán nhỏ qua đó bộc lộ thành trước xoang trán và khoan một lỗ 0,5 x 1cm để đưa dụng cụ TT và
ống nội soi vào xoang trán. Với kỹ thuật này tiết kiệm được tổ chức lành, kiểm tra đánh giá thương tổn
trước và sau mổ. Dụng cụ TT đưa đến tận ổ gãy để nâng chỉnh với can thiệp tối thiểu vào niêm mạc
xoang nhất là vùng phễu trán và tránh được dẫn lưu qua ngách trán, rút ngắn thời gian mổ và điều trị.
SUMMARY
RESERVATIVE SURGERY FOR FRONTAL SINUS FRACTURE TREATMENT
AT HOSPITAL REPUBLIC 115
Pham Van Toan, Huynh Thanh, Truong Ngoc Thuy Tien, Nguyen Huu Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 137 – 140
Choosing the appropriate surgical technique for frontal sinus fracture treatment have always been
the challenge to the ENT surgeons, especially in cases of complicated fractures. The most appropriate
approach to frontal sinus is aimed to ensure that the frontal sinus could be assessed thoroughly as well as
replaced adequately to be recovered aesthetically and functionally. In 115 People's Hospital ENT
department from January 2002 to now, we have carried out the so called Reservative Replacement
Technique on 52 cases of frotal sinus fratures with optimistic innitial results. Through a small incision and
trephination at the anterior wall of FS, we can assess the inner sinus endoscopically and replace the
fractures adequatelly using the modified instruments (so – called TT) which minimize the injury to frontal
recess and to normal tissues, avoiding the long-term drainage through frontal recess and reducing the
period of surgery and recovery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương đầu mặt, trong đó có chấn thương
gây vỡ xoang trán (XT) là một cấp cứu thường gặp ở các
cơ sở điều trị. Chỉ có một lực va chạm mạnh với tốc độ
lớn (tai nạn giao thông, bị đánh...) mới gây vỡ xoang
trán. Vỡ xoang trán có thể gây nguy cơ thương tổn nội
sọ, biến dạng về mặt thẩm mỹ và gây ra những biến
chứng sớm, muộn như: viêm xoang trán cấp – mạn,
viêm màng não, áp xe não, viêm xương, u nhầy...
Điều trị vỡ xoang trán rất cần có một quy trình xử
trí an toàn và khoa học nhằm tái tạo phục hồi đường
cong của trán trước khi bị chấn thương trả lại chức
năng bình thường của xoang và phòng tránh được
những biến chứng sớm, muộn có thể xảy ra.
Mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu phương
pháp phẫu thuật chỉnh hình bảo tồn xoang trán cho
các kiểu vỡ xoang trán – khối mũi trán.
* Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân 115
137
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân bị vỡ xoang trán có di lệch,
không đưa vào nhóm nghiên cứu các trường hợp vỡ
nát vụn, vỡ thành sau di lệch nhiều có dò dịch não
tủy đã ổn định về chấn thương sọ não, ngực, bụng....
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả hồi cứu và tiền cứu
Những bệnh nhân bị chấn thương vỡ xoang trán
có triệu chứng thực thể và hình ảnh CT Scan vỡ
xoang trán có di lệch đã được xử trí cấp cứu, theo dõi
và điều trị ổn định về các chuyên khoa: Ngoại thần
kinh, ngực, bụng....
Tiến hành mổ sớm khi điều kiện của bệnh nhân
cho phép: điều kiện sinh tồn, tri giác, dấu hiệu khu
trú.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp vô cảm
Các bệnh nhân phẫu thuật được gây tê tại chỗ
hoặc gây mê nội khí quản.
Các bước phẫu thuật
Đường vào: rạch da 1,5 – 2cm ở giữa đầu trong
cung mày. Khi có vết thương thì sử dụng vết thương
làm đường vào nếu không đủ rộng thì rạch thêm.
Bóc tách cố gắng tránh làm tổn thương bó mạch
thần kinh, rạch cốt mạc bộc lộ thành trước xoang
trán và khoan một lỗ 0,5 x 1,5cm vào xoang trán (có
sử dụng phim định vị xoang trán).
Bơm rửa hút máu tụ trong xoang trán.
Dùng ống nội soi đưa qua lỗ khoan vào trong
xoang để kiểm tra đánh giá thương tổn của xoang.
Kiểm tra sự lưu thông của ngách trán:
. Bảo bệnh nhân (gây tê) bịt mũi ngậm miệng
thổi nếu ngách trán thông thì có bong bóng xì lên
trong xoang trán.
. Dùng chất đánh dấu xanh methylen (gây mê)
vào trong xoang trán sau một thời gian soi ngách mũi
giữa nếu có chất đánh dấu là ngách trán thông.
. Chỉnh hình di lệch.
Chọn vị trí để nâng chỉnh sau đó luồn dụng cụ
TT qua lỗ khoan và áp sát mặt dụng cụ vào mặt dưới
thành xoang một tay nâng chỉnh, một tay đặt ở mặt
trên tương ứng vừa nâng, vừa đánh giá kết quả nâng
chỉnh xoay theo chiều nan quạt giấy.
Nâng chỉnh khối mũi trán (sau khi đã nâng chỉnh
thành trước xoang trán) nâng chỉnh bằng hai đường:
Đường trên đưa dụng cụ TT qua lỗ khoan hướng
xuống phễu trán và áp sát dụng cụ vào thành xoang.
Đường dưới đưa dụng cụ Martin vào hốc mũi.
Sau khi đưa dụng cụ vào và kiểm tra sao hai đầu
dụng cụ tương ứng "gần sát nhau" lực nâng đồng thời
một lúc vừa nâng chỉnh vừa kiểm tra kết quả.
Sau khi nâng chỉnh kiểm tra lại kết quả và sự lưu
thông của ngách trán.
Kết xương: cố định những mảnh xương cài
không chắc bằng chỉ vicryl 2.0 hoặc chỉ thép hoặc
khâu da treo cố định nên nẹp đặt trước trán.
Bơm rửa xoang và đặt dẫn lưu bằng dây kim cánh
bướm qua vết mổ.
Đóng vết mổ 2 lớp.
Hậu phẫu: Rút ống dẫn lưu trung bình 48 giờ.
Nếu cần thiết có thể làm lại bên đối diện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số yếu tố dịch tễ học của vỡ
xoang trán.
Số ca thực hiện là 52 trường hợp.
Giới: Nam 44 (84,62%) > Nữ 8 (15,58%)
Tuổi: Trình bày ở bảng 1.
Tuổi 16 – 30 31 – 40 41 – 50 Trên 50
Số cas (%) 39 (75,1) 7 (13,4) 5 (9,60) 1 (1,92)
Nguyên nhân: có 3 nhóm tai nạn giao thông
(TNGT), sinh hoạt (TNSH) và lao động (TNLĐ) được
trình bày ở bảng 2.
TNGT TNSH TNLĐ
45 cas (86,56%) 6 cas (11,52%) 1 cas (1,92%)
138
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Triệu chứng và tổn thương
Triệu chứng lâm sàng: có 9 dấu hiệu lâm
sàng
Sưng nề vùng trán: 52 cas tỷ lệ: 100%
Sụp lõm vùng trán: 52 cas tỷ lệ: 100%
Rối loạn cảm giác (đau – tê): 52 cas tỷ lệ: 100%
Bất tỉnh: 34 cas tỷ lệ: 65,38%
Chảy máu mũi: 30 cas tỷ lệ: 57,69%
Vết thương vùng trán: 19 cas tỷ lệ: 36,54%
Sụp bờ ổ mắt, bầm tím: 21 cas tỷ lệ: 40,38%
Sụp khối mũi trán: 04 cas tỷ lệ: 7,7%
Lệch vẹo, sụp tháp mũi: 15 cas tỷ lệ: 28,84%
Dấu hiệu Xquang: CT Scan
Vỡ thành trước xoang trán đơn thuần: 35 cas, tỷ
lệ: 67,3%
Vỡ thành trước + vỡ thành sau: 13 cas, tỷ lệ:
25,0%
Vỡ thành trước + vỡ thành sau + sụp khối mũi
trán: 04 cas, tỷ lệ: 7,7%
Vị trí thương tổn
Vị trí thương tổn thành trước xoang trán
Sụp lõm một bên: 31 trường hợp, tỷ lệ: 51,69%
Sụp lõm hai bên: 21 trường hợp, tỷ lệ: 40,38%
Vị trí thương tổn thành sau xoang trán
Nứt xương: 08 trường hợp, tỷ lệ: 15,38%
Di lệch ít: 09 trường hợp, tỷ lệ: 17,30%
Các loại tổn thương xoang trán
Vỡ sụp thành trước xoang trán đơn thuần: 35
trường hợp, tỷ lệ: 67,3%
Vỡ sụp thành trước - vỡ thành sau xoang trán
không di lệch, di lệch ít không có dò DNT: 13
trường hợp, tỷ lệ: 25,0%
Vỡ thành trước – vỡ thành sau di lệch ít, sụp
khối mũi trán không có dò DNT: 04 trường hợp,
tỷ lệ: 7,7%
Phẫu thuật
Phương pháp vô cảm
Gây tê 44 trường hợp, gây mê NKQ 04 trường
hợp.
Phương pháp phẫu thuật
Chỉnh thành trước xoang trán: 48
Chỉnh hình thành trước xoang trán + nâng khối
mũi trán: 04
Kết hợp nâng xương chính mũi: 15
Kết hợp chỉnh hình xoang hàm: 03
Đánh giá kết quả
Phục hồi chức năng xoang trán:
48 trường hợp Xquang xoang trở lại bình thường
04 trường hợp Xquang xoang còn mờ
Sự lưu thông của ngách trán:
Ngay trong cuộc mổ: 29 trường hợp
Sau mổ 2 ngày: 46 trường hợp
Sau mổ 3 – 5 ngày: 52 trường hợp
Rối loạn cảm giác
Vùng da trán sau mổ 1 – 2 tuần bệnh nhân hết
đau nhưng còn tê vùng trán sau 3 tháng còn một số
ít còn cảm giác tê bì vùng trán.
Tâm thần kinh
Không có trường hợp nào động kinh hay giảm
sút trí nhớ, có một số thay đổi tính tình sau một thời
gian là ổn định.
Thẩm mỹ
. Vết mổ: 49 trường hợp sẹo nhỏ mịn, 3 trường
hợp sẹo dính, hơi lớn do vết thương mất chất.
. Đường cong của trán: 35 trường hợp đường
cong của trán cân đối hai bên: 16 trường hợp còn lõm
nhẹ, xấu 01 trường hợp.
. Viêm nhiễm: có 03 trường hợp viêm xoang mạn
nhưng không có ứ dịch ở trong xoang.
139
BÀN LUẬN
Về các triệu chứng lâm sàng và X
quang
Triệu chứng: Sưng nề, rối loạn cảm giác, sụp lõm
vùng xoang trán thường gặp và có giá trị gợi ý chẩn
đoán.
Triệu chứng: Bất tỉnh, chảy máu mũi, vết thương
vùng trán, thương tổn ổ mắt và sụp khối mũi trán
thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương nặng
có thương tổn kết hợp kèm theo.
Xquang: Xquang qui ước có giá trị sàng lọc, CT
Scan có giá trị chẩn đoán và điều trị.
Về phẫu thuật
Lựa chọn phương pháp vô cảm: đa số các trường
hợp gây tê kết hợp với tiền mê chỉ định rộng rãi,
bệnh nhân hợp tác trong cuộc mổ.
Sử dụng phương tiện nội soi và dụng cụ cải tiến
TT nên đường vào xoang trán nhỏ tránh phải rạch da
và bộc lộ rộng như các đường mổ kinh điển với đường
mổ này ít gây thương tổn, tiết kiệm được tổ chức lành
giữ được cốt mạc để bảo tồn những mảnh xương vỡ
tạo điều kiện tốt cho nâng chỉnh và cố định ổ gãy.
Dụng cụ nội soi giúp đánh giá sát thực những
thương tổn và đánh giá sự lưu thông của ngách trán
trước và sau mổ.
Dụng cụ cải tiến TT với kích cỡ khác nhau và đưa
vào trong xoang trán được dễ dàng. Mặt phẳng của
dụng cụ được áp sát vào mặt dưới thành xoang (chỗ
gãy) để nâng chỉnh, đồng thời dễ di chuyển tịnh tiến
theo chiều nan quạt giấy làm cho quá trình nâng
chỉnh được liên tục đạt hiệu quả cao và làm hạn chế
tối thiểu thương tổn niêm mạc xoang nhất là vùng
phễu trán.
Sau mổ đặt dẫn lưu qua vết mổ tránh được ứ
đọng dịch làm giảm áp lực giúp cho niêm mạc giảm
xung huyết phù nề và phục hồi nhanh chóng, đồng
thời giúp cho việc kiểm tra và điều trị sau mổ bởi sau
mổ niêm mạc có thể bị phù nề gây bít tắc sự lưu
thông của ngách trán.
Cố định mảnh xương và khâu treo da nên nẹp cố
định giúp cho sự phục hồi đường cong của trán đạt
kết quả cao.
KẾT LUẬN
Đa số các trường hợp vỡ xoang trán chúng tôi đã
thực hiện phương pháp phẫu thuật bảo tồn xoang
trán bước đầu đạt kết quả rất khả quan, về ưu điểm
phương pháp này là: Đường vào xoang trán nhỏ tiết
kiệm được tổ chức lành, bảo đảm được tính thẩm mỹ
và phục hồi chức năng của xoang tránh được dẫn lưu
qua ngách trán. Đây là một phẫu thuật an toàn được
chỉ định cho các kiểu vỡ: vỡ sụp thành trước xoang
trán đơn thuần hoặc kèm theo vỡ bờ ổ mắt, vỡ ngách
trán, hoặc vỡ thành sau xoang trán không hay di lệch
ít không có dò dịch não tủy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Donald PJ, Frontal sinus fractures. Cumminge
otolaryngology Head – Neck, Mospy, 1993, 901 – 919.
2 E.Bradley Strong, MD. Frontal sinus fractures
eMedicin. Com, May 15, 2002.
3 Kelly D.Sweeney, MD. Frontal sinus fractures. Dept.
of otolaryngolory, UTMB, Grand Rounds February 22,
1995.
4 Khalid Al- Seibeih, MD. Martin Descrosiers, MD,
FRCSC, Bi. Frontal Enclascopic resection of Frontal
sinus osteomalaryngoscope 108: February 1998, 295 –
298.
5 Levin SB, et al, Evalation and Treatment of Frontal
sinus Fracture Otolaryngology Head – Neck Surg 95:
19 – 22, 1986.
6 Montgomery, W.W: Surgery of the Frontal sinus in:
W. Montgomery, eds Surgey of the upper respiatory
system, Philadelphia: Lea & Febiger, 1979: 117 – 173.
7 Spiros Manolidis, Management of frontal sinus
Trauma. Seminars in plastic surgery/ volume 16, No. 3
– 2002, 261 – 271.
8 Stanley RB, JR. Management of frontal sinus
fractures. Facial plastic Surg 1988; 5: 231 – 235.
9 Wallis A, Donald PJ. Frontal sinus fractures: a review
of 72 cases Laryngosope 1988, Jun; 98 (6 ptl) 593-8.
140
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_bao_ton_dieu_tri_vo_xoang_tran_tai_benh_vien_nhan.pdf