Tài liệu Phát triển văn hóa học đường ở trường đại học nước ta: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
54
Phát triển văn hóa học đường ở trường đại học nước ta
The development of school culture at Vietnamese universities
TS. Biền Quốc Thắng,
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Bien Quoc Thang, Ph.D.,
Industrial University of Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Văn hóa luôn gắn liền với trường đại học và trường đại học cũng là một trong những nơi biểu hiện sinh
động, cụ thể nhất của văn hóa. Bằng các phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, lôgíc
và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, bài viết đã đưa ra quan niệm về văn hóa học đường ở trường đại học.
Bên cạnh đó, bài viết còn nêu bật vai trò quan trọng việc phát triển văn hóa học đường ở trường đại học
đối với sự tồn tại và phát triển của chính bản thân nó.
Từ khóa: văn hóa, văn hóa học đường, văn hóa học đường ở trường đại học.
Abstract
Culture is always associated with the university and the university is also one of the most lively, spec...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển văn hóa học đường ở trường đại học nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
54
Phát triển văn hóa học đường ở trường đại học nước ta
The development of school culture at Vietnamese universities
TS. Biền Quốc Thắng,
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Bien Quoc Thang, Ph.D.,
Industrial University of Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Văn hóa luôn gắn liền với trường đại học và trường đại học cũng là một trong những nơi biểu hiện sinh
động, cụ thể nhất của văn hóa. Bằng các phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, lôgíc
và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, bài viết đã đưa ra quan niệm về văn hóa học đường ở trường đại học.
Bên cạnh đó, bài viết còn nêu bật vai trò quan trọng việc phát triển văn hóa học đường ở trường đại học
đối với sự tồn tại và phát triển của chính bản thân nó.
Từ khóa: văn hóa, văn hóa học đường, văn hóa học đường ở trường đại học.
Abstract
Culture is always associated with the university and the university is also one of the most lively, specific
expressions of culture. By means of analysis and synthesis, comparison and reconciliation, logic and
history, induction and deduction, the article introduces an idea of school culture at university. In
addition, the article highlights the importance of developing school culture at universities for its own
survival and development.
Keywords: culture, school culture, school culture at universities.
1. Văn hóa học đường ở trường đại học
“Văn hóa học đường” là một bộ phận
của khái niệm “văn hóa”. Nếu như khái
niệm “văn hóa” có lịch sử nghiên cứu hàng
trăm năm nay, thì khái niệm “văn hóa học
đường” mới xuất hiện cách đây khoảng vài
chục năm. Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc,
thuật ngữ “văn hóa học đường” xuất hiện
khoảng đầu những năm 1990 ở các nước
nói tiếng Anh như: Mĩ, Úc [4, tr.8]. Mặc dù
còn khá mới mẻ, song trong những năm
gần đây ở nước ta, vấn đề này đã nhận
được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều
học giả, nhà khoa học. Hiện có khá nhiều
quan niệm, định nghĩa khác nhau về văn
hóa học đường, mỗi một quan niệm đều có
tính hợp lý của nó, nhưng vẫn chưa có một
quan niệm hay định nghĩa nào được xem là
hoàn chỉnh, chính thống. Kết quả đó cũng
dễ dàng lý giải bởi văn hóa nói chung, văn
hóa học đường nói riêng thuộc hình thái ý
thức xã hội, do đó, quan niệm về nó thường
có sự thay đổi theo tiến trình phát triển của
xã hội, theo nhận thức của loài người. Thế
nên, quan niệm về văn hóa học đường của
một xã hội nào đó có thể phù hợp với một
xã hội nhất định, trong một điều kiện lịch
sử cụ thể chứ không thể là mẫu số chung
của tất cả xã hội, của xuyên suốt tiến trình
lịch sử.
BIỀN QUỐC THẮNG
55
Tuy nhiên, theo chúng tôi khi đề cập
đến văn hóa học đường ở trường đại học
trước hết phải đề cập đến các bộ phận cơ
bản cấu thành nó như: cơ sở vật chất, trang
thiết bị; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên,
nhân viên; lực lượng học viên, sinh viên;
các nội quy, quy chế. Bên cạnh đó, văn hóa
học đường ở trường đại học còn biểu hiện
thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử,
ăn mặc, văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa
tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, của giảng viên, nhân viên phục vụ đào
tạo, của lực lượng sinh viên, học viên.
Có thể nói, giáo dục không chỉ là một
bộ phận quan trọng hàng đầu, mà còn là
một trong những biểu hiện cơ bản của văn
hóa. Do đó, nói đến văn hóa là nói đến tất
cả các hệ thống giá trị vật chất, tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt
động thực tiễn và các phương thức sử dụng
nó để phục vụ nhu cầu tồn tại, phát triển
của con người. Như vậy, đề cập đến văn
hóa là đề cập đến các giá trị biểu hiện trên
các phương diện vật chất và tinh thần của
xã hội nhằm mang lại những điều tốt đẹp
cho con người. Với điểm xuất phát đó,
chúng tôi thiết nghĩ: văn hoá học đường ở
trường đại học là hệ thống các giá trị vật
chất và tinh thần từ đó giúp đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên, nhân viên, lực lượng
sinh viên, học viên có những suy nghĩ, tình
cảm và hành động tốt đẹp.
Từ xưa đến nay, trường đại học luôn
được xem là một trong những cơ sở, trung
tâm văn hóa của xã hội. Song, trình độ văn
hóa ở mỗi trường đại học không phải khi
nào cũng giống nhau, không cần phải phát
triển; mà chính bản thân nó phải luôn được
quan tâm, đầu tư nhằm phát triển hơn cho
phù hợp với sự vận động, biến đổi của xã
hội. Vì vậy, phát triển văn hóa học đường
chính là quá trình hoàn thiện các nhân tố
cấu thành và những hình thức biểu hiện cơ
bản của nó từ trình độ thấp đến trình độ
cao, từ chỗ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn trên nguyên tắc phủ định những nhân
tố tiêu cực và kế thừa, phát huy các nhân tố
tích cực. Do đó, phát triển văn hóa học
đường, nhất là văn hóa học đường ở trường
đại học một mặt góp phần vào việc ổn
định, phát triển xã hội, mặt khác nó có ý
nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của bản
thân mỗi trường đại học.
2. Vai trò phát triển văn hóa học
đường ở trường đại học nước ta
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
tập trung phân tích vai trò của việc phát
triển văn hóa học đường ở trường đại học
trên các phương diện cơ bản như:
Thứ nhất, phát triển văn hóa học
đường là cơ sở quan trọng để thực hiện
quá trình giáo dục và đào tạo
Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt
Nam khi bàn về văn hóa đã nhấn mạnh: khi
nói đến văn hóa không chỉ đề cập đến nội
dung tư tưởng, mà còn phải đặc biệt chú ý
đến “cả trong hình thức biểu hiện, trong
các phương tiện chuyển tải nội dung” [3,
tr.90]. Theo đó, khi đề cập đến văn hóa học
đường trước hết phải đề cập đến các bộ
phận thể hiện “nội dung tư tưởng” như:
mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo,
cách thức truyền tải kiến thức, hình thức
giao tiếp, hành vi ứng xử Bên cạnh đó,
cần phải chú ý đến các bộ phận thuộc “hình
thức biểu hiện”, “phương tiện chuyển tải”
như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ
giảng viên, nhân viên, lực lượng sinh viên,
hệ thống các nội quy, quy chế... Có thể nói,
hai phương diện kể trên là một chỉnh thể
thống nhất của một trường đại học, chúng
không tách rời nhau mà có mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại, hỗ trợ và bổ sung
cho nhau cùng phát triển. Nếu như “hình
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA
56
thức biểu hiện”, “phương tiện chuyển tải”
là tiền đề, phương tiện cho “nội dung tư
tưởng” bộc lộ, thể hiện; thì ngược lại “nội
dung tư tưởng” sẽ góp phần làm cho “hình
thức biểu hiện”, “phương tiện chuyển tải”
phát triển và hoàn thiện hơn theo thời gian.
Từ xưa đến nay, sứ mệnh hàng đầu,
quan trọng nhất của mỗi trường đại học
chính là việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục
và đào tạo. Để tạo cơ sở cho việc thực hiện
sứ mệnh này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT,
trong đó quy định rất chi tiết và cụ thể về
các tiêu chuẩn cần đạt được của một cơ sở
giáo dục đại học như: diện tích đất đai, cơ
sở vật chất - thiết bị; đội ngũ giảng viên -
nhân viên - nghiên cứu viên - cán bộ quản
lý; chương trình đào tạo - hoạt động đào
tạo; hoạt động khoa học - công nghệ - hợp
tác quốc tế [1]. Các tiêu chuẩn trên không
chỉ là cơ sở để các trường đại học xác định
chỉ tiêu tuyển sinh, thực hiện năng lực đào
tạo; mà còn là tiêu chí quan trọng để đánh
giá trình độ văn hóa học đường của chính
trường đại học đó. Một trường đại học có
trình độ phát triển văn hóa cao trước hết
các yếu tố cấu tạo nên chính bản thân ngôi
trường đó phải tương xứng, phù hợp và
thống nhất với nhau. Ví dụ như, nếu số
lượng sinh viên, nhân viên, giảng viên quá
đông sẽ tạo ra sự quá tải, sức ép về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, chính sách tiền
lương từ đó chất lượng đào tạo khó được
đảm bảo. Ngược lại, nếu số lượng sinh
viên, nhân viên, giảng viên quá ít, hoặc bất
hợp lý về cơ cấu, trình độ chuyên môn,
ngành nghề đào tạo sẽ không tạo ra được
sự nhịp nhàng, tính ổn định trong việc thực
hiện quá trình giáo dục và đào tạo, cũng
như trong việc tổ chức các hoạt động đoàn
thể. Hay, nếu như các nội quy, quy chế của
một trường đại học nào đó không đầy đủ,
thiếu đồng bộ, không phù hợp với đặc điểm
tâm lý, lứa tuổi, ngành nghề đào tạo của
sinh viên, học viên, hoạt động nghề nghiệp
của đội ngũ giảng viên, nhân viên sẽ làm
cho công tác vận hành các hoạt động, nhất
là các hoạt động học tập, giảng dạy khó có
thể đi vào nề nếp, quy cũ, thống nhất; chất
lượng giáo dục và đào tạo vì thế cũng khó
đảm bảo được chất lượng – điều đó cũng
đồng nghĩa với việc văn hóa học đường
của chính bản thân ngôi trường đó có trình
độ phát triển không cao. Chính vì vậy, để
thực hiện tốt nhiệm vụ, sứ mệnh của mình,
mỗi trường đại học phải quan tâm, đầu tư
phát triển văn hóa học đường đến một trình
độ nhất định. Bởi văn hóa học đường là cơ
sở, bản lề có tầm quan trọng đặc biệt đối với
sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi
trường đại học.
Thứ hai, phát triển văn hóa học
đường là tiền đề quan trọng để nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo
Phát triển văn hóa học đường không chỉ
là cơ sở, bản lề mà còn là tạo ra tiền đề để
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đối với mỗi trường đại học, chất lượng giáo
dục và đào tạo là thước đo quan trọng nhất
để biết được trình độ phát triển văn hóa học
đường của bản thân ngôi trường đó. Trên
thực tế, văn hóa học đường luôn luôn có tỷ
lệ thuận với chất lượng giáo dục và đào tạo.
Chất lượng giáo dục và đào tạo quy định
nên văn hóa học đường và ngược lại, văn
hóa học đường luôn là tiền đề để nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo. Do đó, để
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đòi
hỏi mỗi trường đại học phải quan tâm đến
việc phát triển văn hóa học đường.
Văn hóa học đường ở trường đại học
không chỉ thể hiện ở sự tương xứng, đầy
đủ, đồng bộ mà còn thể hiện ở sự chuyên
nghiệp, hiện đại của các bộ phận cấu thành
BIỀN QUỐC THẮNG
57
và các hình thức biểu hiện của nó. Một
trường đại học có trình độ văn hóa học
đường cao không chỉ đầy đủ các phòng học,
phòng thí nghiệm mà các phòng học,
phòng thí nghiệm đó phải kiên cố, thoáng
mát, có kiến trúc mĩ thuật, có các trang thiết
bị hiện đại, tiên tiến... Hay đối với thư viện
của trường đại học, không chỉ đầy đủ,
phong phú các đầu sách, tài liệu tham khảo,
mà cách thức sách sắp xếp, bài trí, cung
cách phục vụ, thời gian tiếp đón bạn đọc
cũng phải chuyên nghiệp, phù hợp. Nếu văn
hóa học đường phát triển ở trình độ cao sẽ
tạo ra điều kiện cho các hoạt động giáo dục
và đào tạo diễn ra thuận lợi; là chất xúc tác
cho “trò ham học, thầy ham dạy”; từ đó làm
cho chất lượng hoạt động giáo dục và đào
tạo của trường đại học ấy được nâng cao.
Hoặc xét trên phương diện các chủ thể
quan trọng nhất của trường đại học là: đội
ngũ giảng viên, lực lượng sinh viên, học
viên. Trước hết, đối với đội ngũ giảng
viên: văn hóa học đường của đội ngũ này
không chỉ thể hiện ở học hàm, học vị, trình
độ chuyên môn, nội dung truyển tải kiến
thức đến với người học; mà còn thể hiện ở
tác phong, cách thức ăn mặc, giọng nói, sự
nhiệt tình, phương pháp giảng dạy... Còn
đối với sinh viên, học viên: văn hóa học
đường của lực lượng này không chỉ thể
hiện ở điểm chuẩn đầu vào, sự hiểu biết
mà còn được biểu hiện ở việc giờ giấc đến
lớp, quá trình chuẩn bị tài liệu, hoạt động
trong lớp học như thế nào Nếu như các
nhân tố trên diễn tra theo hướng tích cực –
nghĩa là có văn hóa cao: giảng viên khi lên
lớp có tác phong chững chạc, nhiệt tình,
phương pháp giảng dạy sinh động, hấp
dẫn, giọng nói rõ ràng, truyền cảm dễ
nghe còn đối với sinh viên, học viên; đi
học đúng giờ, chuẩn bị bài học, tài liệu học
tập đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng
bài sẽ làm cho tiết học rất bộ ích, thú vị
và có ý nghĩa. Ở đó, người giảng viên thấy
được sự cầu thị, ham học hỏi của sinh viên,
học viên mà tích cực, sáng tạo, dồn nhiều
tâm huyết hơn trong cách thức truyền tải
kiến thức Mặt khác, sự mô phạm, kiến
thức uyên bác, tri thức sâu rộng, tác phong
đĩnh đạc của giảng viên sẽ góp phần lay
động, cảm hóa, thôi thúc sinh viên tích cực
đi sâu tìm hiểu nhằm có kiến thức tốt nhất,
đầy đủ nhất; từ đó làm cho chất lượng hoạt
động giáo dục và đào tạo được nâng cao và
nhân lên. Còn ngược lại, nếu như các nhân
tố trên diễn ra theo hướng tiêu cực – văn
hóa thấp; sẽ gây ra sự ức chế, chán nãn,
tâm lý “giảng cho qua chuyện” của giảng
viên; cách thức học tập gượng ép, đối phó
của sinh viên, học viên; tạo ra không khí
lớp học căng thẳng, kéo theo chất lượng
giảng dạy, quá trình tiếp thu tri thức của
sinh viên, học viên có chất lượng không
cao. Từ việc dẫn ra một số minh chứng cụ
thể như trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy
rằng: chất lượng giáo dục và đào tạo của
một trường đại học phụ thuộc rất lớn vào
trình độ phát triển văn hóa học đường của
chính bản thân ngôi trường đó. Vì vậy, để
tồn tại, phát triển nhanh và bền vững,
không còn cách nào khác bản thân mỗi
trường đại học phải quan tâm đặc biệt đến
phát triển văn hóa học đường một cách
toàn diện, với các chiến lược phát triển bài
bản, khoa học và có hệ thống.
Thứ ba, phát triển văn hóa học
đường là tạo lập môi trường thuận lợi để
thực hiện quá trình giáo dục con người
toàn diện
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lấn thứ XI của Đảng ta đã xác định, xây
dựng con người Việt Nam trong giai đoạn
tới là: “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo
đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA
58
công dân, tuân thủ pháp luật” [2, tr.105].
Từ quan điểm trên, xét một cách chung
nhất, con người toàn diện được nhìn nhận
trên ba phương diện cơ bản: trí tuệ, đạo
đức và thể chất.
Trước hết, về trí tuệ - tức là sự hiểu
biết, tri thức, trí lực của con người. Đây là
yếu tố không thể thiếu để làm nên vẽ đẹp
và sức mạnh của con người trong thời đại
ngày nay. Để có được tri thức, sự hiểu biết,
nâng cao trí lực, con người có thể đạt được
bằng nhiều cách thức khác nhau; song, có
một cách khá phổ biến, hiệu quả, được đại
đa số người thừa nhận đó chính là việc
được giáo dục và đào tạo trong môi trường
sư phạm, đặc biệt là ở trường đại học. Với
cơ sở vật chất (lớp học, thư viện, phòng thí
nghiệm), cùng với đội ngũ giảng viên là
những người có trình độ cao, nhiều tâm
huyết, có năng lực sư phạm, khả năng
nghiên cứu, sáng tạo người học không
chỉ được trang bị những tri thức cơ bản,
nền tảng; mà còn được trang bị những tri
thức chuyên ngành, có tính chuyên sâu, hệ
thống gắn liền với ngành nghề đào tạo, vừa
đáp ứng nhu cầu nâng cao tri thức, sự hiểu
biết của bản thân, vừa đáp ứng yêu cầu lao
động sản xuất của xã hội. Trong quá trình
trang bị, truyền bá tri thức, đội ngũ giảng
viên ở trường đại học còn có vai trò trong
việc gợi mỡ, định hướng, rèn luyện quá
trình tự học, tự nghiên cứu, phát huy tư duy
độc lập, năng lực sáng tạo, phản biện, kỹ
năng giao tiếp, làm việc nhóm cho sinh
viên và học viên.
Bên cạnh tri thức và sự hiểu biết,
trường đại học còn là nơi góp phần hoàn
thiện nhân cách, đạo đức cho sinh viên, học
viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng: một con người toàn diện phải vừa
“hồng”, vừa “chuyên”, vừa có “đức”, vừa
có “tài”. Trong hai yếu tố đó, Người xem
đạo đức là gốc của con người, “có tài mà
không có đức là người vô dụng”. Có thể
nói, đạo đức, nhân cách của mỗi con người
được hình thành và phát triển thông qua sự
tác động qua lại lẫn nhau giữa các mối
quan hệ. Trong đó, giáo dục và đào tạo với
con người là một trong những mối quan hệ
cơ bản và có tầm quan trọng đặc biệt nhất
đối với sự hình thành, phát triển và hoàn
thiện đạo đức, nhân cách của con người.
Trường đại học không chỉ xác định các nội
dung, chương trình nhằm đào tạo nên
những con người theo các giá trị, chuẩn
mực đạo đức, nhân cách nhất định; mà còn
xây dựng chương trình, nội dung, thực hiện
các hình thức, biện pháp giáo dục và đào
tạo nhằm hoàn thiện đạo đức, nhân cách
cho sinh viên, học viên. Không những thế,
trường đại học còn là “màng lọc” che chắn
hữu hiệu nhất những ảnh hưởng tiêu cực từ
bên ngoài xã hội. Chính sự mô phạm, đạo
đức mẫu mực của đội ngũ nhà giáo chính
là những tấm gương sáng, sự lan tỏa, cảm
hóa to lớn để hướng sinh viên đến với các
giá trị cao đẹp của đạo đức, nhân cách, của
các giá trị chân – thiên – mỹ. Vì vậy, khó
có thể có được những con người phát triển
đầy đủ nhân cách, đạo đức đáp ứng tốt yêu
cầu của cuộc sống khi không thông qua
giáo dục và đào tạo, hoặc thực hiện quá
trình giáo dục và đào tạo không tốt ở
trường đại học. Ngoài việc, phát triển tri
thức, xây dựng nhân cách, đạo đức; trường
đại học còn là nơi trực tiếp góp phần tăng
cường sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai - những
tố chất cần thiết của người lao động ngày
nay. Sinh viên, học viên tốt nghiệp ra
trường được xem là nguồn nhân lực chất
lượng cao, giữ vai trò quan trọng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế của đất nước. Nguồn nhân lực
đó chỉ có thể phát triển toàn diện cả về trí
BIỀN QUỐC THẮNG
59
lực, thể lực và các hoạt động xã hội khác
nếu được thực hiện quá trình giáo dục và
đào tạo tốt.
Như vậy, một con người toàn diện đòi
hỏi phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như: tri
thức, đạo đức, nhân cách và thể lực. Các
yếu tố cơ bản kể trên không thể có tự
nhiên, hoặc tự phát hình thành, mà phải
được diễn ra thông quá môi trường giáo
dục và đào tạo. Có thể khẳng định, chính
môi trường văn hóa ở trường đại học là nơi
lý tưởng nhất để con người phát triển toàn
diện bản thân.
Thứ tư, phát triển văn hóa học đường
là điều kiện để xây dựng bản sắc, tạo lập
thương hiệu, khẳng định vị thế của nhà
trường trong đời sống xã hội
Trên phương diện từ nguyên, “bản” có
nghĩa là cơ bản, bản chất; “sắc” là sắc màu,
sắc thái. Bản sắc chính là những đặc trưng,
thuộc tính cơ bản nhất của mỗi sự vật, hiện
tượng; nó chính là nó, là cơ sở để phân biệt
với các sự vật, hiện tượng khác loại và
cùng loại. Theo đó, bản sắc văn hóa học
đường ở trường đại học chính là những nét
đặc trưng, cơ bản nhất để nhận diện hay
phân biệt giữa trường này với trường khác.
Bản sắc đó không chỉ bộc lộ ở tên trường,
cảnh quan, khuôn viên, cơ sở vật chất,
trang thiết bị của chính ngôi trường đó;
mà còn thể hiện ở quy mô đào tạo, số
lượng ngành nghề đào tạo, hệ đào tạo,
chương trình đào tạo; số lượng giảng viên,
nhân viên Hay bản sắc văn hóa học
đường của trường đại học cũng có thể biểu
hiện thông qua “tên tuổi” của một số giảng
viên, thành tích trường đó đạt được. Và
quan trọng nhất đó chính là sinh viên –
hình ảnh thu nhỏ của nhà trường.
Thương hiệu của trường đại học “được
thể hiện qua tên giao dịch của trường, gắn
liền với bản sắc riêng, uy tín và hình ảnh
của nhà trường nhằm gây dấu ấn sâu đậm
đối với người học, đối tác, nhà tuyển dụng
và phân biệt với các trường khác trong hoạt
động đào tạo.” [4]. Thương hiệu được xem
là một tài sản phi vật chất rất có giá trị đối
với bản thân mỗi trường đại học. Trên thế
giới đã có một số trường đại học có thương
hiệu mạnh, tạo nên danh tiếng như: đại học
Harvard (Mỹ), đại học Cambridge, Oxford
(Anh), đại học Tokio (Nhật Bản), đại học
NUS (National University of Singapore),
đại học ANU (Australia National
University)... Ngày nay, trước sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các cơ sở giáo dục đại học,
chỉ trường nào xây dựng được bản sắc,
khẳng định được thương hiệu, tạo lập được
vị thế trong đời sống xã hội sẽ thu hút được
nhiều gia đình đăng ký cho con em mình
vào học tập, nhận được nhiều nguồn vốn
đầu tư từ xã hội, hay tạo sự yên tâm, tin
tưởng cho các nhà tuyển dụng, đối tác; đồng
thời cũng là niềm tự hào đối với mỗi sinh
viên, học viên không chỉ trong quá trình học
tập mà cả khi đã ra trường. Chính vì vậy, để
để tạo nên bản sắc, xây dựng thương hiệu,
khẳng định được vị thế của mình trong đời
sống xã hội không còn con đường nào khác
bản thân mỗi trường đại học phải tập trung
đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa học
đường nếu không muốn mình bị thất thế
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ
sở giáo dục đại học hiện nay.
3. Kết luận
Khi xem xét văn hóa học đường nói
chung và văn hóa học đường ở trường đại
học nói riêng cần phải xem xét một cách
toàn diện trong một chỉnh thể thống nhất
bởi các bộ phận cấu thành và những cách
thức biểu hiện cơ bản của chúng. Chính các
bộ phận cấu thành và những cách thức biểu
hiện cơ bản của chúng là cơ sở, tiền đề
quan trọng để trường đại học đó thực hiện
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA
60
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
đồng thời, chúng cũng là môi trường thuận
lợi để trường đại học đó thực hiện quá trình
giáo dục con người toàn diện, điều kiện để
xây dựng bản sắc, tạo lập thương hiệu,
khẳng định vị thế của bản thân mình trong
đời sống xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (2015),
Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT về Quy định
chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại
học, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn hóa soi
đường cho quốc dân đi (Văn kiện của Đảng
về văn hóa), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Phạm Minh Hạc (2013), “Giáo dục giá trị xây
dựng văn hóa học đường”, Tạp chí Đại học
Sài Gòn, Quyển số 17 - Tháng 11.
5.
hoc/xay-dung-thuong-hieu-cho-mot-truong-
dai-hoc-phai-bat-dau-tu-dau-
20170311161442526.htm.
Ngày nhận bài: 13/6/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_0292_2215055.pdf