Tài liệu Phát triển thị trường đầu ra cho nông sản ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
45Ngày nhận bài: 23/7/2017; Ngày phản biện: 14/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Trường Sỹ quan Chính trị; e-mail: dinhquyennd@gmail.com
(2) Trường Sỹ quan Chính trị; e-mail: trunghieu1077@gmail.com
Thị trường đầu ra cho nông sản là một bộ
phận của thị trường hàng hóa dịch vụ, hình thành
và phát triển khi sản xuất nông nghiệp chuyển
từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng
hóa. Các yếu tố cấu thành thị trường đầu ra cho
nông sản bao gồm: cung, cầu nông sản, giá cả
hàng nông sản trên thị trường, cạnh tranh của thị
trường đầu ra cho nông sản và kết cấu hạ tầng
của thị trường đầu ra cho nông sản. Đó là nơi giải
quyết đầu ra cho quá trình sản xuất nông nghiệp,
là nơi thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh
vực trao đổi mua bán hàng nông sản giữa những
người sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản.
Thị trường đầu ra cho nông sản ở vùng dân
tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận trong hệ thống
th...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển thị trường đầu ra cho nông sản ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
45Ngày nhận bài: 23/7/2017; Ngày phản biện: 14/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Trường Sỹ quan Chính trị; e-mail: dinhquyennd@gmail.com
(2) Trường Sỹ quan Chính trị; e-mail: trunghieu1077@gmail.com
Thị trường đầu ra cho nông sản là một bộ
phận của thị trường hàng hóa dịch vụ, hình thành
và phát triển khi sản xuất nông nghiệp chuyển
từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng
hóa. Các yếu tố cấu thành thị trường đầu ra cho
nông sản bao gồm: cung, cầu nông sản, giá cả
hàng nông sản trên thị trường, cạnh tranh của thị
trường đầu ra cho nông sản và kết cấu hạ tầng
của thị trường đầu ra cho nông sản. Đó là nơi giải
quyết đầu ra cho quá trình sản xuất nông nghiệp,
là nơi thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh
vực trao đổi mua bán hàng nông sản giữa những
người sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản.
Thị trường đầu ra cho nông sản ở vùng dân
tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận trong hệ thống
thị trường đầu ra cho nông sản của cả nước, vừa
mang những đặc điểm chung song lại có tính đặc
thù do nguồn lực phát triển nông nghiệp, truyền
thống văn hóa, tâm lý, tập quán. Với nhiều lợi thế
để phát triển nông nghiệp, vùng DTTS nước ta có
hệ thống nông sản khá đa dạng, phong phú, nhiều
đặc sản có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt. Việc
phát triển thị trường đầu ra cho nông sản ở vùng
DTTS có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Một là, thị trường đầu ra cho nông sản phát
triển góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tái
cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng DTTS. Thị
trường đầu ra sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng
suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Bởi vì, sự
lớn lên không ngừng của nhu cầu tiêu dùng hàng
nông sản vừa là tín hiệu vừa là động lực trực tiếp
thúc đẩy người sản xuất mở rộng sản xuất nông
nghiệp hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Mặt khác, để đứng vững trên thị trường, nâng
cao sức cạnh tranh, người sản xuất phải thực hiện
tổng hợp nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Những
biện pháp phát triển nông nghiệp đáp ứng nhu
cầu của thị trường vừa là nội dung của đề án “tái
cơ cấu ngành nông nghiệp” vừa đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn trên địa bàn vùng DTTS. Hơn nữa, quá
trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong nước và xuất khẩu sẽ thu về một lượng nội,
ngoại tệ không nhỏ, do đó nâng cao khả năng tích
lũy vốn và huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế của
vùng DTTS để đầu tư xây dựng nông thôn ngày
càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có
cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội phát triển ngày càng hiện đại.
Hai là, thị trường đầu ra cho nông sản
phát triển kích thích việc khai thác và sử dụng
có hiệu quả tài nguyên và tiềm năng nông nghiệp
vùng DTTS. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là
sản xuất ra nông sản để bán, do đó người sản xuất
nông nghiệp có thể sản xuất ra một khối lượng
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN Ở
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
Phạm Văn Định(1) - Trần Văn Hiếu(2)
Phát triển thị trường đầu ra cho nông sản có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình tái sản xuất nông nghiệp ở vùng dân tộc
thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay thị trường đầu ra cho nông sản ở vùng dân tộc thiểu số còn tồn
tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào. Vì vậy, cần thực hiện đồng
thời nhiều nội dung để phát triển thị trường đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Thị trường; thị trường đầu ra nông sản, nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
46 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
nông sản hàng hóa nhiều hay ít là tùy thuộc vào
sức tiêu thụ nông sản trên thị trường. Thị trường
không những quyết định số lượng mỗi loại nông
sản hàng hóa mà còn quyết định cơ cấu nông sản
hàng hóa được sản xuất ra. Nếu thị trường đầu
ra cho nông sản được mở rộng, thường xuyên có
thêm thị trường mới, nông sản sản xuất ra bao
nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu, sẽ có tác dụng kích
thích người sản xuất nông nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau trong vùng DTTS mở
rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật khai thác có hiệu
quả các nguồn lực và tài nguyên nông nghiệp của
vùng DTTS để tạo ra ngày càng nhiều nông sản
hàng hóa phục vụ nhu cầu của thị trường trong
nước và xuất khẩu. Thông qua thực hiện giá trị
của hàng hóa nông sản, thị truờng hoàn trả chi
phí sản xuất và lợi nhuận cho người sản xuất, tạo
điều kiện cho họ tích lũy, mở rộng sản xuất, khai
thác tốt hơn tài nguyên nông nghiệp của vùng.
Đồng thời, phát triển thị trường đầu ra cho nông
sản sẽ làm cho phân công lao động xã hội trong
nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo
hướng chuyên môn hóa; làm xuất hiện nhiều
ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn cho
phép khai thác triệt để nguồn lao động tại chỗ và
tài nguyên.
Ba là, thị trường đầu ra cho nông sản phát
triển góp phần tăng cường mối quan hệ giữa
nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, giữa
kinh tế thành thị với kinh tế nông thôn miền núi.
Với tư cách là đầu vào của sản xuất nông nghiệp,
các ngành công nghiệp, dịch vụ (phục vụ sản xuất
nông nghiệp) cung ứng kịp thời các tư liệu sản
xuất như máy móc, công cụ, giống, vốn, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo cho quá
trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên quy mô
lớn được thực hiện có hiệu quả, với năng suất,
chất lượng cao, bán được trên thị trường, làm cho
thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người
nông dân trong vùng DTTS tăng lên, rút ngắn sự
chênh lêch giữa thành thị và nông thôn. Đến lượt
nó, thu nhập, đời sống của nông dân tăng lên kéo
theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghiệp
như tivi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại di động và
các dịch vụ như: giải trí, du lịch, giáo dục cũng
tăng lên sẽ góp phần mở rộng thị trường hàng tiêu
dùng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, tăng
cường mối liên hệ giữa kinh tế thành thị và kinh tế
nông thôn. Ngược lại, sự phát triển của các ngành
công nghiệp, dịch vụ làm cho thu nhập và đời
sống của người lao động hoạt động trong khu vực
này ngày càng được nâng cao, là thị trường rộng
lớn đòi hỏi hộ nông dân ra sức sản xuất và cung
ứng lượng hàng nông sản với số lượng ngày càng
nhiều, chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu
của họ. Sự tác động tương hỗ qua lại này làm tăng
cường mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp với
ngành công nghiệp và dịch vụ, mối quan hệ giữa
kinh tế thành thị và kinh tế nông thôn.
Bốn là, thị trường đầu ra cho nông sản phát
triển có tác dụng nâng cao đời sống vật chất, văn
hóa tinh thần cho đồng bào DTTS. Hầu hết đồng
bào DTTS hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
ở địa bàn nông thôn. Việc phát triển xuất nông
nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn gắn với hoạt
động có hiệu quả thị trường đầu ra cho nông sản
sẽ bảo đảm cho đồng bào bù đắp được chi phí sản
xuất và có lợi nhuận, làm tăng thu nhập. Khi thu
nhập tăng lên sẽ là điều kiện tiên quyết để nâng
cao đời sống vật chất và quan tâm tiếp cận, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của
đồng bào các DTTS.
Những năm qua, thị trường đầu ra cho
nông sản ở vùng DTTS đã có chuyển biến rõ rệt.
Việc cung cấp nông sản trên thị trường có sự gia
tăng về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngày càng
hợp lý; nhu cầu nông sản trên thị trường không
ngừng tăng lên; hình thức giao dịch hàng nông
sản ngày càng đa dạng và phong phú; nhiều lực
lượng, nhiều thành phần kinh tế tham gia lưu
thông nông sản trên thị trường. Tuy nhiên, thị
trường đầu ra cho nông sản còn ở trình độ thấp
và chưa hoàn thiện, sự phối hợp giữa cung và cầu
thiếu hiệu quả, còn mang nặng tính tự phát, nông
sản của vùng DTTS vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa
những sản phẩm nông sản chưa đạt tiêu chuẩn về
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng
còn thiếu sản phẩm nông sản sạch, có chất lượng
cao đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng và các cơ
sở công nghiệp chế biến; giá cả thị trường biến
động thất thường đặc biệt là các mặt hàng trái cây
và rau vụ đông; khả năng cạnh tranh còn thấp;
hệ thống thương nghiệp chuyên doanh hàng nông
sản chưa được tổ chức chặt chẽ, hoạt động kém
hiệu quả.
Vì vậy, để phát triển thị trường đầu ra cho
nông sản ở vùng DTTS cần thực hiện đồng thời
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
47Số 19 - Tháng 9 năm 2017
nhiều nội dung. Trước tiên, cần tăng cung nông
sản, phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp hàng
hóa, nâng cao tỷ suất nông sản hàng hóa trong
tổng khối lượng sản phẩm nông nghiệp của vùng
DTTS để tăng cung nông sản trên thị trường. Cần
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học
kỹ thuật hiện đại, các quy trình sản xuất tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng các vùng
chuyên canh sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn;
phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất
“nông nghiệp công nghệ cao” để tạo ra sản phẩm
có chất lượng cao, “nông sản sạch”, an toàn; có
biện pháp phù hợp, thu hút các doanh nhân trong
và ngoài vùng DTTS và doanh nhân nước ngoài
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành các
công ty nông nghiệp chuyên sản xuất nông sản
hàng hóa.
Đồng thời, tăng cầu về nông sản. Cầu về
hàng nông sản rất đa dạng, bao gồm cầu cho tiêu
dùng cá nhân, cầu về nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến và cầu phục vụ xuất khẩu. Cần phải chú
trọng sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hạ giá thành đối với các mặt hàng nông
sản của vùng DTTS; phát triển công nghiệp chế
biến nông sản trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn
có trên địa bàn và các vùng lân cận; chú trọng xây
dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ
lực, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, hoạt
động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ
hàng nông sản trong và ngoài nước để tăng cầu
về nông sản.
Đặc biệt, phát triển hệ thống thương
nghiệp chuyên doanh nông sản. Cần có biện pháp
phù hợp trong xây dựng và phát huy chức năng,
vai trò của từng lực lượng trong hệ thống thương
nghiệp chuyên mua, bán hàng nông sản của vùng
DTTS. Chú trọng xây dựng các doanh nghiệp
thương nghiệp nhà nước mua bán nông sản trên
địa bàn theo hướng nắm và chi phối việc tiêu thụ
các mặt hàng nông sản chủ lực, phát huy vai trò
trong điều tiết thị trường, định hướng, dẫn dắt các
lực lượng khác để đảm bảo sự hoạt động ổn định
của thị trường. Xây dựng các Hợp tác xã kiểu mới
trong nông nghiệp theo hướng cung cấp dịch vụ
đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp trong
vùng DTTS. Tổ chức quản lý chặt chẽ hệ thống
tư thương, không để tư thương ép giá nông dân
khi vào vụ thu hoạch, khuyến khích tư thương
liên kết làm đối tác lâu dài với các Hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn để tiêu thụ nông
sản cho nông dân.
Tạo sự cạnh tranh giữa các chủ thể tham
gia sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản của vùng
DTTS trên thị trường. Cần tạo ra những yếu tố
kích thích sự cạnh tranh trên thị trường đầu ra
cho nông sản cả trong sản xuất và tiêu thụ nông
sản. Tạo sự cạnh tranh tích cực, lành mạnh sẽ
làm cho thị trường đầu ra cho nông sản phát triển
cả về quy mô, cơ cấu và dung lượng thị trường.
Bởi vì các biện pháp cạnh tranh lành mạnh trong
sản xuất và tiêu thụ sẽ làm cho năng suất lao
động trong nông nghiệp tăng lên, hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao chất lượng nông sản. Đó là
những điều kiện quan trọng để mở rộng quy mô
thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh của
các mặt hàng nông sản của vùng DTTS trên thị
trường trong và ngoài nước.
Đa dạng hóa các hình thức giao dịch hàng
nông sản. Sự phát triển sản xuất hàng hóa nói
chung, nông nghiệp hàng hóa nói riêng kéo theo
sự xuất hiện nhiều hình thức thức giao dịch nông
sản. Cần tạo điều kiện để phát triển đa dạng các
hình thức giao dịch hàng nông sản trên thị trường
để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường
đầu ra cho nông sản, góp phần làm giảm thiểu
rủi ro về biến động giá cả các mặt hàng nông sản
trên thị trường.
Bên cạnh đó, cần phát triển các loại hình
thuộc kết cấu hạ tầng của thị trường đầu ra cho
nông sản. Việc sản xuất nông sản hàng hóa ở
vùng DTTS là hướng tới thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng nông sản chứ không phải bản
thân người sản xuất ra nó. Quá trình sản xuất và
tiêu dùng diễn ra không đồng thời, có sự tách biệt
về mặt không gian và thời gian. Vì vậy, để hàng
nông sản của vùng DTTS vượt qua khoảng cách
về không gian, kịp thời đến với người tiêu dùng,
cần phải thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ
mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống chợ, trung
tâm thương mại, siêu thị, đẩy mạnh các hoạt
động hội chợ hàng nông sản, các hoạt động xúc
tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm
nông sản trên hệ thống truyền thanh, truyền hình,
internet Để làm được điều này đòi hỏi vùng
DTTS cần phải có sự đầu tư về vốn, huy động
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
48 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
các nguồn lực nhằm xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng của thị trường; có biện pháp chỉ đạo các cơ
quan, ban, ngành chức năng trong lĩnh vực giao
thông vận tải, thương mại chủ động xây dựng kế
hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận
tải, thông tin liên lạc, hệ thống thương mại, các
hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, quảng bá,
xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản.
Phát triển thị trường đầu ra cho nông sản
ở vùng DTTS là vấn đề lớn, khó khăn, phức tạp.
Vì vậy, cần tập trung thực hiện đồng thời các
nội dung, với sự nỗ lực cao của các lực lượng có
liên quan, trong đó sự thống nhất nhận thức và
hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương, các cấp, các ngành, các thành phần kinh
tế và toàn thể đồng bào các DTTS là nhân tố có ý
nghĩa quyết định.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, 2012;
[2] Phạm Thành Công, Định hướng phát
triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng nông sản Việt Nam hiện nay, Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, (11/2013);
[3] Bùi Bằng Đoàn và Bùi Thị Mai Linh,
Nghiên cứu giải pháp tăng cường kết nối sản xuất
với thị trường của hộ nông dân các tỉnh vùng
trung du miền núi Đông Bắc, Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế, (2/2013);
[4] Ngô Thị Tuyết Mai, Quan điểm và giải
pháp phát triển xuất khẩu bền vững hàng nông
sản, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (161/2010);
[5] Đặng Phong Vũ, Thị trường tiêu thụ
nông phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay - đặc điểm và phương hướng phát triển, Luận
án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2000.
DEVELOPMENT OF RETAIL MARKET FOR AGRICULTURE
IN ETHNIC MINORITY AREAS IN THE CURRENT PERIOD
Abstract: Developing agricultural output markets plays a very important role in
the socio-economic development and reproduction of agriculture in ethnic minority areas.
However, the output market in the argiculture in ethnic minority areas face many difficulties,
directly affecting the lives of people. Therefore, it is necessary to simultaneously implement
many contents to develop output markets for ethnic minority agricultural products to meet
the requirements of industrialization, modernization and international integration.
Keywords: Market; Output markets for agricultural products, agriculture, and ethnic
minorities
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 191_822_1_pb_5129_2151989.pdf