Tài liệu Phát triển tạp chí khoa học trường Đại học Hải Phòng đáp ứng yêu cầu Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập: 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
PHÁT TRIỂN TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ - HỘI NHẬP
Đào Văn Hiệp, Nguyễn Thị Thanh Nhàn,
Bùi Bá Khiêm, Vũ Thị Thu Huyền, Đỗ Thị Thái Linh
Trường Đại học Hải Phòng
Email: dvhiep@dhhp.edu.vn
Ngày nhận:07/10/2019
Ngày PB đánh giá:18/10/2019
Ngày duyệt đăng:25/10/2019
TÓM TẮT: Bài viết này sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu thu được qua khảo sát để
phân tích và đánh giá hoạt động của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải Phòng qua 06 năm
thành lập và phát triển. Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá tạp chí khoa học, nghiên cứu đã chỉ
ra một số kết quả mà Tạp chí đã đạt được trên con đường đổi mới theo hướng hội nhập. Cụ
thể, Tạp chí không chỉ là tấm gương phản chiếu năng lực nghiên cứu, diễn đàn khoa học của
giảng viên và các nhà nghiên cứu mà còn khẳng định danh tiếng cho nhà trường; tính đa dạng
của hội đồng biên tập được khẳng định ngay từ khi thành lập Tạp chí; quy trình phản biện...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển tạp chí khoa học trường Đại học Hải Phòng đáp ứng yêu cầu Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
PHÁT TRIỂN TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ - HỘI NHẬP
Đào Văn Hiệp, Nguyễn Thị Thanh Nhàn,
Bùi Bá Khiêm, Vũ Thị Thu Huyền, Đỗ Thị Thái Linh
Trường Đại học Hải Phòng
Email: dvhiep@dhhp.edu.vn
Ngày nhận:07/10/2019
Ngày PB đánh giá:18/10/2019
Ngày duyệt đăng:25/10/2019
TÓM TẮT: Bài viết này sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu thu được qua khảo sát để
phân tích và đánh giá hoạt động của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải Phòng qua 06 năm
thành lập và phát triển. Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá tạp chí khoa học, nghiên cứu đã chỉ
ra một số kết quả mà Tạp chí đã đạt được trên con đường đổi mới theo hướng hội nhập. Cụ
thể, Tạp chí không chỉ là tấm gương phản chiếu năng lực nghiên cứu, diễn đàn khoa học của
giảng viên và các nhà nghiên cứu mà còn khẳng định danh tiếng cho nhà trường; tính đa dạng
của hội đồng biên tập được khẳng định ngay từ khi thành lập Tạp chí; quy trình phản biện và
chất lượng phản biện được đánh giá tương đối phù hợp; công tác biên tập và xuất bản ngày
càng được cải thiện; website của tạp chí cũng được xây dựng và đưa vào hoạt động. Tuy
nhiên, cùng với hướng phát triển Trường Đại học Hải Phòng thành trường đại học định hướng
ứng dụng, thực hành đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nâng tầm Tạp chí. Bài viết cũng đề xuất một
số hàm ý chính sách nhằm phát triển Tạp chí theo hướng Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập.
Từ khóa: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải Phòng, chất lượng, hiệu quả, hội nhập
DEVELOPE THE SCIENCE JOURNAL OF HAI PHONG UNIVERSITY
MEETING THE QUALITY - EFFECTIVENESS - INTEGRATION REQUIREMENTS
Abstract: This article uses secondary data and data collected through the survey to
analyze and evaluate the activities of the Scientific Journal of Hai Phong University over 06
years of establishment and development. Compared with the criteria for assessing scientific
journals, the research has shown some achievements of the journal on the path of innovation
towards integration. Specifically, the journal has not only been a reflection of research
capacity, a scientific forum of lecturers and researchers but also affirmed the reputation of the
university. Furthermore, the diversity of the editorial board has been confirmed right from the
9 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019
moment the magazine was established; the review process and the quality of the review has
been evaluated to be relatively appropriate; editorial and publishing work has been
increasingly improved; the magazine's website has been built and put into operation.
However, along with the development of Hai Phong University into an application-oriented
university, there exists room for further improvement of the Journal. The paper also proposes
some basic policy implications to develope the Journal in the direction of Quality –
Effectiveness - Integration.
Keywords: Sciense Journal of Haiphong University, quality, intergration
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạp chí Khoa học là một kênh thông tin
quan trọng của trường đại học. Tạp chí đóng
vai trò cầu nối để các thành tựu trong đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ trong nhà trường có thể đến gần hơn với
xã hội. Chất lượng, uy tín của tạp chí khoa học
là một trọng số những tiêu chí cơ bản, có
trọng số cao trong các bảng xếp hạng các
trường đại học trên thế giới. Phát triển tạp chí
khoa học là một trong những điều kiện tiên
quyết để đưa một trường đại học phát triển
theo định hướng ứng dụng, thực hành.
Thực hiện Mục tiêu phấn đấu của Nhà
trường là xây dựng Trường Đại học Hải
Phòng trở thành Trung tâm Giáo dục - Đào
tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ vững mạnh vùng Duyên hải Bắc
bộ và cả nước. Để góp phần vào thực hiện
thành công mục tiêu đó, việc nâng cao chất
lượng và uy tín của Tạp chí khoa học Trường
Đại học Hải Phòng trực thuộc trường đóng
một vai trò vô cùng quan trọng.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải
Phòng với sứ mệnh là công bố các tác phẩm,
công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ,
giáo viên, học viên; tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về công tác giáo dục, đào tạo. Cùng
với truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển
Nhà trường, tạp chí khoa học đã được cấp phép
hoạt động 06 năm, Tạp chí đã được Hội đồng
chức danh giáo sư nhà nước ngành kinh tế đưa
vào danh mục tính điểm. Tuy nhiên, đứng
trước yêu cầu phát triển của nhà trường theo
hướng đi chất lượng - hiệu quả - đáp ứng yêu
cầu xã hội, Tạp chí phải đổi mới, nâng cao chất
lượng để khẳng định vị thế trong điều kiện tự
chủ, hội nhập của Nhà trường. Bài viết này
thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng
hoạt động của Tạp chí, qua đó gợi mở một số
hàm ý chính sách nhằm phát triển Tạp chí khoa
học Trường Đại học Hải Phòng theo hướng
chất lượng - hiệu quả - hội nhập.
2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khung phân tích
Trong bài viết này, khung phân tích sử
dụng dựa trên các tiêu chí đánh giá tạp chí
khoa học theo chuẩn quốc tế. Trên thế giới,
các tiêu chí đánh giá của hai tổ chức xếp
hạng tạp chí khoa học quốc tế ISI và Scopus
đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên
thế giới một cách khắt khe và kỹ lưỡng để
đưa vào cơ sở dữ liệu của họ.
Năm 2017, danh sách ISI bao gồm
khoảng 10.000 tạp chí; Scopus bao gồm 18.500
tạp chí (Trần Văn Nhung, 2017). Mặc dù có
những ý kiến chưa thống nhất, nhưng ISI và
10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Scopus vẫn là một trong rất ít cách phân loại
được thừa nhận và sử dụng rộng rãi khi bàn luận
về chất lượng khoa học của các công trình
nghiên cứu. Các tạp chí khoa học thuộc ISI và
Scopus là những tạp chí được cộng đồng khoa
học quốc tế công nhận. Liên Hợp Quốc, các
chính phủ và các tổ chức quốc tế thường sử
dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch
định các chính sách khoa học, kỹ thuật (Lê Quốc
Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2014). Nhìn
chung, tiêu chí của ISI và Scopus có nhiều điểm
tương đồng và tập trung đánh giá: (1) Thể thức
xuất bản; (2) Hình thức trình bày; (3) Hội đồng
biên tập; (4) Nội dung khoa học của Tạp chí; (5)
Website của tạp chí. Bài viết này sẽ được sử
dụng những tiêu chí đó như là cơ sở để đánh giá
thực trạng hoạt động của Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Hải Phòng.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu,
bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, thống kê so sánh kết hợp với phương
pháp phân tích và tổng hợp. Nguồn dữ liệu
cho nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập
từ các báo cáo về kết quả hoạt động của
Tạp chí, các bài báo và các tài liệu có liên
quan. Dữ liệu sơ cấp, nhóm tác giả tiến
hành khảo sát từ tháng 6 đến tháng 9 năm
2019 để lấy ý kiến đánh giá về Tạp chí từ
phía người phản biện, người viết và các
độc giả. Phiếu câu hỏi được thiết kế với
nội dung bao phủ các khía cạnh hoạt động
của tạp chí. Dữ liệu phiếu khảo sát được
thu thập qua kênh online và phát phiếu
trực tiếp. Lượng phiếu hỏi thu về và có thể
sử dụng trong phân tích là 125 phiếu từ
các nhà khoa học, các nhà quản lý, độc
giả. Mẫu khảo sát được thể hiện trong
bảng 1. Kết quả dữ liệu được xử lý trên
Microsoft Excel.
Bảng 1: Mô tả về mẫu khảo sát
Đặc điểm
Giới tính Nhóm tuổi Học hàm, học vị Tổ chức công tác
Nam Nữ =60
Cử
nhân
Thạc
sĩ
GS,
PGS,
TS
Trường
ĐHHP
Trường
ĐH,
CĐ
khác
CQQL,
DN
Số lượng 73 52 11 37 46 14 17 10 37 78 75 37 13
Tỷ lệ % 58,4 41,6 8,8 29,6 36,8 11,2 13,6 8,0 29,6 62,4 60 29,6 10,4
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TẠP
CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI
PHÒNG
3.1 Thể thức xuất bản, hình thức
trình bày, chính sách của tạp chí
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải
Phòng (Science Journal of Haiphong
University), được Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp giấy phép xuất bản, Bộ Khoa học
và Công nghệ cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN
(1859-2368) năm 2013, phát hành hai tháng 1
kỳ, ngôn ngữ xuất bản Tiếng Việt và Tiếng
Anh. Sau 06 năm hoạt động, Tạp chí đã xuất
bản được 38 số với gần 500 bài báo khoa học
11 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019
thuộc khối hai khối ngành Tự nhiên - Kinh tế
- Kỹ thuật, Giáo dục - Khoa học xã hội và
Nhân văn.
Ngay từ khi mới thành lập, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Hải Phòng đã quan
tâm đến việc xây dựng các chính sách để
hướng Tạp chí hoạt động một cách bài bản.
Chính sách đó thực hiện thông qua sứ mệnh,
tôn chỉ, mục đích và phạm vi của Tạp chí.
- Sứ mệnh của Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Hải Phòng: là tạp chí khoa
học đa ngành, đa lĩnh vực, công bố kế quả
các công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên,
công nghệ, nghệ thuật, nông, lâm, ngư,
nghiệp các bài báo biên khảo, dịch thuật,
thông tin khoa học và nghiên cứu chuyên đề
về các lĩnh vực nêu trên.
- Tôn chỉ, mục đích của Tạp chí: Phản
ánh hoạt động giáo dục đào tạo của Trường
và công bố các tác phẩm, công trình nghiên
cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học viên;
Tuyên truyền phổ biến các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về công tác giáo dục và đào tạo được thể hiện
trong giấy phép hoạt động báo chí in số
329/GP-BTTTT, ngày 23/8/2013 của Bộ
Thông tin Truyền thông.
Với vai trò trực thuộc Trường Đại học
Hải Phòng, Tạp chí hoạt động nhằm hỗ trợ,
thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học
và đào tạo thông qua các chức năng cơ bản:
(i) Nghiên cứu phục vụ hoạch định phát triển
thành phố Hải Phòng và cả nước; (ii) Xác lập
uy tín khoa học và nâng cao năng lực nghiên
cứu của các nhà khoa học; (iii) Kênh giao
tiếp học thuật của cộng đồng nghiên cứu
khoa học; (iv) Kiểm định chất lượng nghiên
cứu khoa học thông qua quy trình phản biện;
(v) Cơ sở dữ liệu tham khảo/trích dẫn cho
các nghiên cứu tương lai.
- Phạm vi nghiên cứu của Tạp chí
Khoa học bao gồm vấn đề lý thuyết và thực
tiễn trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên - Kinh
tế - Kỹ thuật, Khoa học giáo dục - Xã hội và
nhân văn.
Trong quá trình hoạt động, Tạp chí đã
từng bước ban hành các quy chế, quy định,
quy trình. Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Hải Phòng nghiêm chỉnh chấp hành các quy
định pháp luật của Nhà nước; tuân thủ tôn
chỉ, mục đích được đề ra.
3.2. Hội đồng biên tập
Hội đồng ban biên tập Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Hải Phòng hiện nay gồm
21 thành viên. Đảm bảo số lượng và tỷ trọng
các thành viên từ các viện nghiên cứu và các
trường đại học lớn. Hiện nay, các thành viên
bao gồm các nhà khoa học đầu ngành thuộc
nhiều lĩnh vực. Thành viên của Hội đồng
biên tập đủ để bao quát hầu hết các lĩnh vực
chính mà Tạp chí đăng tải. Hội đồng biên tập
đã tập hợp được những nhà khoa học có tên
tuổi trong nước. Hội đồng Biên tập tạp chí cơ
bản đã định hướng các chủ đề nội dung khoa
học được trao đổi và thẩm định tính khoa học
đối với các công trình sẽ được công bố. Các
nhà khoa học này làm việc theo một quy
trình thống nhất, thường là các phản biện kín,
để xác định các bản thảo gửi tới có hội đủ sự
cần thiết và các điều kiện (Tính khoa học?
Tính mới? Mối liên quan với các công trình
khác?...) xuất bản hay không?...
3.3. Bài viết đăng trên tạp chí
3.3.1. Về số lượng, cơ cấu bài đăng
Kể từ số phát hành đầu tiên năm 2013
đến hết tháng 10 năm 2019, Tạp chí Khoa
12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
học Trường Đại học Hải Phòng đã công bố
474 bài, trong đó có: 51 bài đăng do tác giả
từ viện, trường đại học khác (chiếm
10,76%); 22 bài do tác giả từ các cơ quan
quản lý, doanh nghiệp (4,64%); 401 bài viết
là do các giảng viên, nghiên cứu sinh, cao
học viên và sinh viên Trường Đại học Hải
Phòng (84,6%). Tạp chí đã công bố các bài
viết có hàm lượng khoa học và tin cậy, cung
cấp cho sinh viên, học viên sau đại học và
giảng viên những kiến thức và những kết
quả nghiên cứu mới trong khoa học. Tạp chí
có sức thu hút đối với cộng đồng nghiên cứu
khoa học, có sự gia tăng của các tác giả từ
các trường đại học, học viện khác và các cơ
quan quản lý cũng như các nhà hoạch định
chính sách. Số lượng bài báo đăng trên tạp
chí có sự ổn định và tính chọn lọc nhằm
đảm bảo chất lượng. Các tác giả ngoài
trường thường xuyên công bố công trình
chứng tỏ Tạp chí đó đã trở thành diễn đàn
đối với các nhà khoa học trong và ngoài
trường. Mặt khác, cũng nhờ việc công bố
các công trình khoa học của các tác giả từ
cơ quan quản lý, doanh nghiệp, viện trường
trên toàn quốc mà cơ hội tiếp nhận những
thông tin và thành tựu nghiên cứu mới, quá
trình giao lưu khoa học trên phạm vi quốc
gia, quốc tế đối với các nhà khoa học trở
nên sâu sắc và bền vững hơn.
Hình 1: Cơ cấu bài viết trên tạp chí phân theo lĩnh vực hoạt động của tác giả
giai đoạn 2013-2019
(Nguồn: Phòng Khoa học Công nghệ - Trường ĐHHP)
Về cơ cấu bài viết, số lượng bài viết
đăng tải có xu hướng tăng lên ở tất cả các
nhóm phân theo học hàm/học vị của tác
giả. Số lượng và tỷ trọng tác giả bài viết có
10,76%
4,64%
84,60%
13 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019
trình độ thạc sĩ, cử nhân là 277 người,
chiếm 58,44%. Số lượng và tỷ trọng bài
viết của tác giả có học hàm/học vị là GS,
PGS, TS là 197, chiếm 41,56% và luôn có
mức gia tăng trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, so với các tạp chí khoa học
chuyên ngành lớn trong nước, số lượng và
tỷ trọng vẫn còn hạn chế, do một số ngành
của Tạp chí chưa được đưa vào danh mục
tính điểm của Hội đồng chức danh giáo sư
nhà nước nên nhiều bài viết có chất lượng
tốt của các tác giả trong và ngoài trường
thường gửi đăng trên các tạp chí được tính
điểm cao.
Hình 2: Cơ cấu bài viết trên tạp chí phân theo học hàm, học vị của tác giả
giai đoạn 2013-2019
(Nguồn: Phòng Khoa học Công nghệ - Trường ĐHHP)
Về cơ cấu ngành nghề chuyên môn,
qua số liệu thống kê tại hình 3 cho thấy, Tạp
chí là diễn đàn để các nhà khoa học các khối
ngành Khoa học tự nhiên - Kinh tế - Kỹ
thuật; Khoa học giáo dục – Xã hội và Nhân
văn công bố các kết quả nghiên cứu của
mình. Một số đơn vị có bài đăng đều đặn trên
tạp chí như: Khoa Du lịch, Ngữ văn – Địa lý,
Giáo dục Mầm non, Kế toán – Tài chính.
Qua đó, có thể khẳng định Tạp chí là công
cụ, phương tiện trong đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, cổng
thông tin quan trọng của Trường Đại học Hải
Phòng. Cũng chính từ đây, xã hội, giới khoa
học có thể nhận biết, “định dạng”, đánh giá
năng lực, uy tín, thương hiệu, sự kết nối của
cơ sở giáo dục đại học với các cá nhân, đơn
vị liên quan nói riêng và xã hội nói chung.
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ giảng
viên cơ hữu của trường với quy mô gần 800
người, trong đó có 106 giảng viên là GS,
PGS, TS thì số lượng bài viết trên vẫn chưa
tương xứng, cơ cấu chưa đồng đều giữa các
khối ngành.
14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Hình 3: Số lượng tác giả bài viết tại các đơn vị Trường Đại học Hải Phòng
giai đoạn 8/2013 - 10/2019
(Nguồn: Phòng Khoa học Công nghệ - Trường ĐHHP)
3.3.2. Về chất lượng bài viết
Chất lượng bài viết là nhân tố quyết
định chất lượng của Tạp chí nên luôn được
tập trung ưu tiên. Nhờ chú trọng nâng cao
chất lượng bài viết, chất lượng tạp chí không
ngừng nâng cao. Điều này được thể hiện ở
chỗ cơ bản các bài viết đều có định dạng và
nội dung của một bài báo khoa học. Các bài
viết có sử dụng phương pháp nghiên cứu phù
hợp, ứng dụng các mô hình định lượng đã gia
tăng trong những năm gần đây. Chất lượng
bài viết của Tạp chí còn được thể hiện qua
việc bài báo của Tạp chí đã được các công
trình của tác giả ngoài trường trích dẫn nhiều
trên các tạp chí khác.
Ghi nhận sự tiến bộ về mặt chất lượng,
Theo quyết định số Quyết định số 19/QĐ-
HĐCDGSNN ngày 19 tháng 7 năm 2017
"Phê duyệt Danh mục các tạp chí khoa học
chuyên ngành được tính điểm công trình
khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu
chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm
2017" của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà
nước, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải
Phòng được đưa vào danh mục Tạp chí khoa
học tính điểm công trình đối với Hội đồng
xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS,
PGS ngành Kinh tế. Đây là dấu mốc quan
trọng trong lộ trình phát triển của Tạp chí
Khoa học nhà trường, đồng thời góp phần
khẳng định thương hiệu, uy tín trong hoạt
động NCKH và ĐT của Trường Đại học Hải
Phòng. Đồng thời là căn cứ để các cơ sở đào
tạo sau đại học trong cả nước điều chỉnh, bổ
sung Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải
Phòng vào Danh mục các tạp chí được điểm
công trình khoa học theo chuyên ngành phù
15 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019
hợp khi học viên cao học, nghiên cứu sinh
bảo vệ luận văn, luận án.
3.4. Quy trình về thẩm định chất
lượng bài viết
Tạp chí luôn thực hiện quy trình phản
biện chặt chẽ theo quy trình của tạp chí lớn,
uy tín. Mỗi bài viết gửi đăng tạp chí được
phản biện kín bởi một đến hai chuyên gia
trong lĩnh vực chuyên môn của bài viết.
Một số trường hợp đặc biệt, Ban biên tập
mời thêm một phản biện nữa. Trong quy
trình này, việc thẩm định bài viết được thực
hiện bởi các chuyên gia, các nhà khoa học
có uy tín và chuyên sâu trong lĩnh vực của
bài viết. Tạp chí cũng quy định và nhấn
mạnh việc thẩm định tập trung vào hàm
lượng khoa học của bài viết. Để nâng cao
chất lượng phản biện, Tạp chí đưa ra quy
định đánh giá, thẩm định bài viết tập trung
vào các tiêu chuẩn: (i) những đóng góp của
bài viết về mặt học thuật (đóng góp mới về
lý thuyết, kết quả thực nghiệm hay phương
pháp nghiên cứu) và thực tiễn (đóng góp
cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà
quản lý doanh nghiệp, tổ chức); (ii) tổng
quan nghiên cứu và sự phù hợp của cơ sở
lý thuyết; (iii) tính chặt chẽ và độ tin cậy
của kết quả nghiên cứu.
Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù cũng
có những ý kiến khác biệt, nhưng đa số ý
kiến phản biện được đánh khá tốt (mean>3,
thang điểm từ 1-5) và thời gian phản biện
cũng tương đối hợp lý. Khi so sánh sự đánh
giá của nhóm thuộc Trường Đại học Hải
Phòng và một số tạp chí khác, kể cả nhóm
tạp chí được tính điểm cao, 67% ý kiến khảo
sát rằng chất lượng phản biện Tạp chí khá tốt
so với các tạp chí khác tại khu vực Hải
Phòng và các Tạp chí khác.
Tuy nhiên, quy trình và công tác phản
biện của Tạp chí còn nhiều điểm cần khắc
phục. Người phản biện chủ yếu là những nhà
khoa học trong trường, trong nước; chưa có
người phản biện là các nhà khoa học uy tín ở
nước ngoài. Một số phản biện nhiều lúc còn
dễ dãi, chưa yêu cầu cao đối với việc sửa
chữa, hoàn thiện bài viết; tính phê phán khoa
học chưa cao.
3.5 Công tác biên tập và xuất bản
Để phát triển và nâng cao chất lượng
của một tạp chí khoa học, việc biên tập sơ
loại là bước đầu tiên giúp sàng lọc và đảm
bảo sự phù hợp về nội dung và hình thức bài
viết gửi đến Tạp chí. Sau khi tiếp nhận bản
thảo, Ban biên tập sơ loại bài viết để kiểm tra
sự phù hợp, các yêu cầu về nội dung và hình
thức theo tiêu chuẩn của Tạp chí. Bài viết đạt
yêu cầu mới được chấp nhận gửi đi phản biện
kín. Trong quá trình biên tập, nhìn chung,
việc thông tin tình trạng bài viết với tác giả
được đảm bảo. Tạp chí đã xây dựng quy
trình, quy trình tiếp nhận và xử lý bản thảo rõ
ràng, công khai và minh bạch. Tạp chí luôn
cố gắng thông báo rõ thời gian phản biện bài
báo và bảo đảm thời gian quy định. Công tác
lưu trữ hồ sơ, cập nhật và có những liên hệ
thường xuyên với các tác giả sau khi bài báo
được đăng. 71% ý kiến được hỏi có đánh giá
tốt về tính chuyên nghiệp và sự hỗ trợ hiệu
quả của ban biên tập, tuy nhiên vẫn còn
những ý kiến đánh giá trái chiều.
3.6 Mức độ trích dẫn và sự sẵn có
nội dung trực tuyến
Những năm gần đây, các bài viết đăng
trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải
Phòng đã được các nhà nghiên cứu đọc và
trích dẫn ngày càng tăng. Các trích dẫn này
chủ yếu được thực hiện trong các công trình
16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
luận văn, luận án và các bài hội thảo trong
nước và quốc tế. Từ năm 2018, Tạp chí đã
tham gia vào mã nguồn mở trong Trung tâm
thông tin của thành phố Hải Phòng và Trung
tâm Khoa học công nghệ quốc gia để mở
rộng khả năng giao lưu, khai thác thông tin
khoa học.
Tạp chí cũng đã xây dựng và vận hành
trang web để độc giả không những nắm
thông tin, quy định của tạp chí mà còn có thể
truy cập và download các bài viết đăng tải
trên Tạp chí.
4. Những đóng góp của Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Hải Phòng
Qua 06 năm xây dựng và phát triển,
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải Phòng
đã có những đóng góp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Tạp chí đã chuyển tải đến
công chúng lượng tri thức to lớn, phong phú
về nhiều vấn đề khoa học kỹ thuật, kinh tế,
xã hội, giáo dục và nhiều lĩnh vực hoạt động
của tổ chức, doanh nghiệp. Với những bài
báo có hàm lượng khoa học và đa dạng, tạp
chí đã góp phần thực hiện khai sáng và
truyền bá tri thức khoa học và có những đóng
góp về mặt học thuật và lý luận.
Thứ hai, Tạp chí có nhiều bài viết giới
thiệu về những phương pháp giảng dạy hiện
đại, những kinh nghiệm trong giảng dạy, học
tập các môn khoa học kinh tế, kỹ thuật, giáo
dục Từ đó góp phần giúp cán bộ giảng dạy
các môn khoa học trong và ngoài trường đổi
mới, nâng cao chất lượng và phương pháp
giảng dạy. Những kết quả đó đã góp phần
tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào
tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại
học Hải Phòng, đưa Trường trở thành Trung
tâm giáo dục đào tạo khu vực Duyên hải Bắc
Bộ và cả nước.
Thứ ba, Tạp chí thực sự trở thành diễn
đàn cho cán bộ, giáo viên, học viên sau đại
học và sinh viên trao đổi kinh nghiệm về học
tập, nghiên cứu, giảng dạy. Quá trình nghiên
cứu, chuẩn bị bản thảo và xuất bản trên của
Tạp chí cũng đã giúp nâng cao trình độ của
giảng viên. Thông qua việc chuẩn bị bản thảo
bài báo khoa học mà nghiên cứu sinh đã rèn
luyện kỹ năng viết luận văn, luận án. Tạp chí
góp phần tích cực cho việc đào tạo và nghiên
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, học
viên sau đại học và sinh viên của Trường Đại
học Hải Phòng và các trường đại học, cao
đẳng khu vực Duyên hải Bắc Bộ và cả nước.
Thứ tư, Tạp chí trở thành địa chỉ tin
cậy để các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ
sở khoa học để xây dựng chính sách phát
triển kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng và giáo
dục đào tạo. Hàng trăm bài viết trên Tạp
chí tập trung vào những vấn đề cơ bản, vừa
bức xúc trong giáo dục đào tạo, sản xuất,
tiêu dùng, kết cấu hạ tầng và xã hội đã
đóng góp tích cực vào việc đổi mới nhận
thức, tư duy lý luận và thực tiễn về phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố và đất
nước. Bên cạnh đó, nhiều bài viết đã giới
thiệu các văn bản pháp luật mới, những
sáng kiến trong sản xuất, kỹ thuật, các mô
hình nghiên cứu của các địa phương, các
quốc gia trên thế giới được đúc kết thành
các bài học kinh nghiệm và phục vụ cho
hoạch định chính sách và sản xuất tại các
doanh nghiệp. Tạp chí là cầu nối quan
trọng để các nhà khoa học trong và ngoài
trường đại học đóng góp cho quá trình
hoạch định và thực thi chính sách phát triển
thành phố Hải Phòng và cả nước.
17 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019
5. Hàm ý chính sách đối với Tạp chí
khoa học Trường Đại học Hải Phòng
Để nâng cao chất lượng của một tạp
chí khoa học, trong thời gian tới cần thực
hiện một số định hướng:
Thứ nhất, lãnh đạo nhà trường cần
đánh giá đúng vai trò chức năng của tạp chí,
đầu tư con người, phương tiện và ngân sách
đúng mức để tạp chí hoạt động hiệu quả. Đầu
tư cho phát triển tạp chí được xem như chi
đầu tư thương hiệu của nhà trường.
Thứ hai, xây dựng một môi trường
nghiên cứu khoa học lành mạnh, độc lập, thuận
lợi và hấp dẫn và khơi dậy sự đam mê sáng tạo
nghiên cứu của đội ngũ giảng dạy trong trường.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động nghiên
cứu khoa học bằng các hình thức, biện pháp
thiết thực như hỗ trợ tài chính, gia tăng cơ
hội thăng tiến, khen thưởng vật chất và tinh
thần. Tổ chức các sinh hoạt câu lạc bộ, mở
lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu và viết
báo khoa học; khuyến khích giảng viên học
ngoại ngữ để nâng cao khả năng viết bài
bằng Tiếng Anh).
Thứ tư, tích cực, chủ động mở rộng
mối liên kết hợp tác giữa các tạp chí khoa
học chuyên ngành uy tín, đồng thời có chính
sách và quan hệ tốt để thu hút được các
chuyên gia phản biện có uy tín trong và
ngoài nước.
Thứ năm, phát huy tốt hơn nữa vai trò
và đa dạng hóa hội đồng biên tập, tiếp tục đa
dạng hóa hội đồng biên tập. Trong đó, đặc
biệt chú ý mở rộng các nhà khoa học đang là
thành viên hội đồng biên tập các tạp chí quốc
tế thuộc diện ISI, Scopus; tăng cường quảng
bá tạp chí với cộng đồng khoa học trong
nước và quốc tế để tăng mức độ trích dẫn của
bài viết.
Tóm lại, cùng với sứ mệnh phát triển
Trường Đại học Hải Phòng trở thành Trung
tâm giáo dục đào tạo, chuyển giao công
nghệ vững mạnh khu vực Duyên hải Bắc bộ
và cả nước, Tạp chí Khoa học sẽ tiếp tục nỗ
lực, không ngừng đổi mới theo hướng nâng
cao chất lượng, đa dạng hóa loại hình, mở
rộng thu hút độc giả, nâng cao uy tín và đẩy
nhanh quá trình hội nhập với các tạp chí uy
tín. Qua đó, đảm bảo quyền lợi cho tác giả
đăng bài, đồng thời thu hút những bài đăng
có chất lượng của các nhà khoa học trong và
ngoài nước góp phần xây dựng và phát triển
Trường Đại học Hải Phòng vượt mốc 60
năm tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Duy Hiển, A comparative study of research capabilities of East Asian countries and
implications for Vietnam, High Educ., (Springer), Vol. 60, p. 615-626, 2010.
2. Lê Quốc Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 209 tháng 11/2014
3. Kim Ngọc (2016), Tiêu chuẩn quốc tế của tạp chí khoa học và việc áp dụng tại Việt Nam, Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(105) - 2016.
4. Trần Văn Nhung (2017), Thực trạng Tạp chí Khoa học ở Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn xét
công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, Nxb Bách khoa, Hà Nội.
5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 362/QĐ-TTg, ngày 03/4/2019, về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Hà NộI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44418_140263_1_pb_5361_2213193.pdf