Phát triển nông nghiệp không đều giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu Phát triển nông nghiệp không đều giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long: 271 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHÔNG ĐỀU GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. Nguyễn Ngọc Đỉnh TÓM TẮT Đặc điểm vị trí tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long quy định sự phát triển nông nghiệp không đều giữa các địa phương trong vùng và đạt được những thành tựu, hạn chế. Từ đó chia ra 6 tiểu vùng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số kiến nghị phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Từ khóa: Đặc điểm- Sự phát triển nông nghiệp không đều- thành tựu- hạn chế- 6 tiểu vùng và kiến nghị. 1. Đặc điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long: Theo vị trí địa lý điều kiện tự nhiên cho thấy, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. Đồng bằng Sông Cửu Log là vùng cực Nam củ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nông nghiệp không đều giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
271 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHÔNG ĐỀU GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. Nguyễn Ngọc Đỉnh TÓM TẮT Đặc điểm vị trí tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long quy định sự phát triển nông nghiệp không đều giữa các địa phương trong vùng và đạt được những thành tựu, hạn chế. Từ đó chia ra 6 tiểu vùng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số kiến nghị phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Từ khóa: Đặc điểm- Sự phát triển nông nghiệp không đều- thành tựu- hạn chế- 6 tiểu vùng và kiến nghị. 1. Đặc điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long: Theo vị trí địa lý điều kiện tự nhiên cho thấy, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. Đồng bằng Sông Cửu Log là vùng cực Nam của Việt Nam, nằm ở gần cuối Bán đảo Đông Dương, liền kề với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên vùng có mối quan hệ 02 chiều rất chặc chẽ và quan trọng, giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước. Bờ biển dài trên 700 km ôm một vùng lãnh hãi rộng khoảng 360.000 km với gần 50 đảo lớn nhỏ và các bề trầm tích Cửu Long. Có biên giới đất liền giáp CamPuChia chạy qua 04 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang dài khoảng 420 km, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn khoảng 40.577 km2 chiếm 12% diện tích đất Việt Nam và 1.751.000 dân chiếm 19% dân số cả  Viện Khoa học Xã hội và Vùng Nam bộ TP.HCM. 272 nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc, có lợi thế về phát triển nông nghiệp, trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Đường bộ, giao thông toàn vùng có khoảng 1.500 km quốc lộ, 3.100 km tỉnh lộ, 55.000 km huyện lộ và khoảng 20.000 km hương lộ. Nông thôn có đường đan xuống nhà dân toàn vùng. Hệ thống cầu phà qua sông rạch có khoảng 297 cầu phà trên các quốc lộ và liên tỉnh, tỉnh lộ khoảng 30. 000 cây cầu nông thôn đang được bê tông hóa. Giao thông đường thủy có 37 con sông chiều dài 1.706 km, 70 kênh rạch dài 3.246 km. Toàn vùng có khoảng 18 Trung tâm thương mại và 1.329 Chợ trên bờ, có 8 Chợ Nỗi ở dưới sông ở 8 tỉnh. thành vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giòng cát ven biển và đất phèn. Vùng có gần một nữa diện tích bị ngập lũ từ 3 đến 4 tháng mỗi năm, vừa có mặt hạn chế đối với canh tác nông nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của dân cư, nhưng đồng thời cũng tạo nhiều thuận lợi đối với khai thác thủy sản, tăng độ phì nhiêu cho đất trồng trọt và làm sạch môi trường. Đây là vùng đồng bằng chuyên trồng lúa nước, cây ăn trái nhiệt đới, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước. Đống bằng sông Cửu Long có hệ sinh thái rừng ngập mặn và ngập phèn đặt sắc khoản 360.996 ha nơi lưu giữ và bảo tồn Gene động , thực vât quý hiếm của rừng ngập mặn nhiệt đới, đồng thời tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên môi trường độc đáo phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch. 2. Sự phát triển nông nghiệp không đều giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính đặc điểm trên quy định sự tồn tại và phát triển của từng tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Mỗi tỉnh có điều kiện, địa lý, dân 273 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH cư, dân tộc, tôn giáo khác nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế- xã hội khác nhau, đặc biệt là nông nghiệp cũng khác nhau. Mặc dù vậy, các tỉnh (thành) vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong phát triển theo đặc thù của địa phương mình, thì có một số địa phương tương đồng phù hợp cùng phát triển thành cụm trong vùng về lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế cho thấy, từ các kết quả công trình nghiên cứu khoa học và lợi thế của vùng, nhiều địa phương đã chú trọng phát triển giống cây trồng vật nuôi hướng hàng hóa tập trung, đồng thời nâng cao chất lượng, sản lượng và năng suất trên đơn vị diện tích canh tác: áp dụng các quy trình sản xuất thâm canh, nhiều qui trình phòng trù độc hai tổng hợp theo hướng sinh học, bền vững và thân thiện với môi trường đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn vùng theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, cụ thể là ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nuôi cấy, xử lý biến dị soma, phương pháp đánh dấu maker phần tử để lai tạo, chọn lọc giống nếp, giống lúa có triển vọng đưa vào sản xuất đại trà như gống: QM900, QM7347, AS966,QM6976.TV3,TV4,TV11,TV13, các giống thơm ST chủ yếu ở An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vình; mô hình ứng dụng các các chế sinh học Ometar có nguồn góc từ các loại nấm để diệt các loại sâu, côn trùng hại lúa ở Trà Vinh; hoa kiểng ở Bến Tre, Đồng Tháp; kỹ thuật xử lý kích thích xử lý ra hoa trái vụ như: bưởi, chôm chôm, sầu riêng, cam, xoài; tăng khả năng đậu trái; kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp; các mô hình trồng màu bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước trong mùa khô ở Vĩnh Long, TIền Giang, Bến Tre, Trà Vinh. Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, tập trung theo hướng Eurepgap, VietGap phục vụ xuất khẩu ở Hậu Giang, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh. Các cây trồng ngắn và dài ngày như: mía ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, thơm, khóm (dứa) ở Long An, Tiền Giang, Đậu phọng ở Long An, Trà Vinh. Nghiên cứu ứng dụng nuôi thả oxy ký sinh, thả tập trung để kiểm soát sự phá hoại của bọ cánh cứng, hại 274 dừa ở Hậu Giang, nghiên cứu tồn trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí ở Hậu Giang.. Như vậy, qua thực tế các địa phương đã có tiếng nói chung trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo từng lĩnh vực phát triển từng cụm tỉnh. Điều đó đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ ra. 3. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho thấy, Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được thành tựu đáng kể là sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi cơ cấu gắn với nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao. Công nghiệp chế biến được phát triển, tạo sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ nông sản, góp phần tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư mới và mở rộng nâng cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân trong vùng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế đặt ra: - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp một số địa phương còn mang ttính tự phát, không theo quy hoạch, phát sinh như nhiều vấn đề cần phải xử lý. - Sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp, việc tiêu thụ hàng hóa nông sản còn khó khăn. - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là vùng sâu vùng xa. - Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất chậm điều chỉnh, xuất hiện mặn xâm nhập, phá vỡ kết cấu một số công trình thủy lợi. 4. Những tiểu vùng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chia vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ra thành các tiểu vùng để giải quyết các vấn để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với đặc điểm vị trí địa lý, phù hợp với phát triển nông nghiệp nông thôn, gồm có 6 tiểu vùng: 275 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 1. Tiểu vùng ven và giữa Sông Tiền, Sông Hậu: Có lợi thế về đất phù sa không bị nhiễm mặn, phèn. 2. Tiểu vùng Đồng Tháp Mười:Vùng đất phèn, mới khai thác mạnh từ sâu ngày giải phóng Miền Nam đến nay. 3. Tiểu vùng tứ giác Long Xuyên: Đất bị nhiễm phàn, bị ngập lũ sâu, lũ thường về sớm. 4. Tiểu vùng Tây Sông Hậu: Vùng đất không còn đất hoang hóa. 5. Tiểu vùng bán đảo Cà Mau: không bị ảnh hưởng của lũ, nhưng đất đai bị nhiễm mặn, mặn- phèn nặng. 6. Tiểu vùng ven biển Đông: Bị ảnh hưởng trực tiếp nước biển, mưa ít, gió mạnh, đất đã bị nhiễm mặn. 5. Một số kiến nghị: Từ những đặc điểm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long quy định sự phát triển không đều giữa các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Bộ NN&PTNT đã chĩa ra 6 tiểu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở đó, tôi đề xuất một số kiến nghị sau: 1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chuyển đổi cơ cấu sản xuất và công nghiệp chế biến phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Về thủy lợi, phát triển giao thông, cơ khi nông nghiệp, cung cấp nước sạch nông thôn, trên cơ sở liên kết “bốn nhà” (Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà nước , Nhà doanh nghiệp). 2. Triển khai thực hiện xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, phát triển các công trình phục vụ thương mại. 3. Điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế theo hướng gắn với việc hình thành 6 tiểu vùng, hợp sinh thái công nghệ cao và tương thích với thị trường trong vùng trong nước và Quốc tế. 4. Đẩy mạnh nghiên cứu về giống, sản xuất một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng Sông Cửu Long, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, chuyển giao khoa học công nghệ đến người sản xuất trực tiếp. 276 5. Nghiên cứu toàn diện các khía cạnh của kinh tế mùa nước nổi, theo hướng sống chung với lũ, theo mùa, tiểu vùng. 6. Khẳng định vai trò của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt gần đây kinh tế tư nhân là chủ thể động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường nhất là hộ gia đình nông dân nông thôn theo tiểu vùng và gắn bó xã hội nông thôn mới hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đồng bằng Sông Cữu Long hội nhập và phát triển, 2005 NXB KHXH. 2. Khoa học và công nghệ với sự phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long 2011, hội thảo, Cà Mau. 3. Hội nghị khao học và công nghệ vùng Đồng bằng Sông ửu Long, 2012, kỷ yếu Hậu Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_2722_2207238.pdf
Tài liệu liên quan