Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long từ đầu thế kỷ XXI đến nay thành tựu, hạn chế và khuyến nghị

Tài liệu Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long từ đầu thế kỷ XXI đến nay thành tựu, hạn chế và khuyến nghị: 48 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ NCS. Huỳnh Tâm Sáng – Hoàng Văn Tuấn TÓM TẮT Nông nghiệp từ lâu đã đóng vai trò quan trọng giúp phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Vì vậy, nhìn nhận lại các chính sách phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long cùng những thành tựu và hạn chế là cần thiết và có ý nghĩa thời sự. Bài viết điểm lại những chính sách tiêu biểu của Đảng và Nhà nước từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Qua đó, bài viết trình bày những thành tựu tiêu biểu và làm rõ những hạn chế để trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị góp phần phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Từ khóa: nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long, thành tựu, hạn chế, thách thức. 1. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long Đồng...

pdf20 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long từ đầu thế kỷ XXI đến nay thành tựu, hạn chế và khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ NCS. Huỳnh Tâm Sáng – Hoàng Văn Tuấn TÓM TẮT Nông nghiệp từ lâu đã đóng vai trò quan trọng giúp phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Vì vậy, nhìn nhận lại các chính sách phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long cùng những thành tựu và hạn chế là cần thiết và có ý nghĩa thời sự. Bài viết điểm lại những chính sách tiêu biểu của Đảng và Nhà nước từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Qua đó, bài viết trình bày những thành tựu tiêu biểu và làm rõ những hạn chế để trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị góp phần phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Từ khóa: nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long, thành tựu, hạn chế, thách thức. 1. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là phần lãnh thổ nằm ở cực Nam của Tổ quốc và nằm ở hạ lưu sông Mekong, phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Đông và Nam giáp Biển Đông, Bắc giáp Campuchia, Tây giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu nhất của Đông Nam Á với diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha và dân số trên 17 triệu người1, bao gồm “các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer cùng cộng cư trên vùng đất này đã tạo nên một nguồn lực to lớn trong  Trường Đại học Thủ Dầu Một.  Trường Đại học Thủ Dầu Một. 1 Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm thông tin Sài Gòn (2005), Tây Nam Bộ tiến vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 17. 49 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH việc khai khẩn và phát triển đồng bằng sông Cửu Long”1. Xét về mặt địa giới hành chính, đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành trên tổng số 63 tỉnh thành của cả nước: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. Trong 13 tỉnh thành, đồng bằng sông Cửu Long có 6 tỉnh thành không có biển (An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An) và 7 tỉnh có biển (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau). Là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước và sở hữu nhiều nguồn lực và tiềm năng phát triển, đồng bằng sông Cửu Long giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung2. Tuy là một vùng “đất mới” (cả theo nghĩa địa chất và nghĩa lịch sử) nhưng đồng bằng sông Cửu Long sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế - xã hội. Về điều kiện tự nhiên, trước hết phải kể đến khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long có nền nhiệt cao và ổn định trong toàn vùng nên có thể phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Thứ hai là đất đai, được lũ bồi đắp phù sa hàng năm nên đất đai của vùng rất màu mỡ. Thêm nữa, đồng bằng sông Cửu Long còn có khá nhiều loại đất đai khác nhau phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm: 1,2 triệu ha đất phù sa tốt (chiếm 29,7%), 1,6 triệu ha đất phèn (chiếm 40%), 744 ngàn ha đất mặn (chiếm tỷ lệ 16,7%), 134 ngàn ha đất xám (chiếm 3,4%). Thứ ba là nguồn nước, sở hữu khoảng 2.500km sông rạch tự nhiên, 3.000km kênh nhân tạo và 1 triệu ha bề mặt ngập nước theo mùa nên đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nước mặt rất lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, các con sông rạch tự nhiên, các kênh đào và khoảng 1 triệu ha bề mặt ngập nước theo mùa còn là nơi sinh trưởng và cư trú của nhiều hệ động, thực vật thích nghi với 1 Trần Phỏng Diểu, “Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang, số 97, 4-2013, tr. 14. 2 Phát biểu khai mạc của Thường trực Ban Chỉ đạo Diễn đàn MDEC - Sóc Trăng 2014. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Kỷ yếu Hội thảo “Tái cơ cấu phát triển nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, 2014, tr. 3. 50 cả môi trường nước ngọt và mặn, trong đó nhiều loài cho hiệu quả kinh tế cao1. Bên cạnh những thuận lợi về mặt tự nhiên thì ưu điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long như nguồn lao động dồi dào, lao động dần chuyển biến và bước đầu có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ngày càng được mở rộng cũng là những ưu thế nổi bật, góp phần phát triển nông nghiệp trong suốt thời gian qua2. Bên cạnh đó, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc người cư trú khác biệt nhau về mọi phương diện. Mặc dù các tộc người cư trú có mặt vào các thời điểm khác nhau và giữa các tộc người có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, tổ chức xã hội, tôn giáo nhưng trải qua một khoảng thời gian dài cộng cư trên cùng một lãnh thổ thì các tộc người đã có quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa3. Những giá trị chung giữa các tộc người là điều kiện căn bản mang đến sự ổn định cho phát triển nông nghiệp. Với những lợi thế từ điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, đặc biệt là thuận lợi về mặt khí hậu, đất đai và nguồn nước, đồng bằng sông Cửu Long đã sớm trở thành vùng trọng điểm về sản xuất lương thực và thực phẩm của cả nước. Hàng năm, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của vùng chiếm khoảng 40%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản chiếm trên 42% tổng nông - lâm - thủy sản của cả nước. Sản lượng lúa của vùng chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa; hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu và trên 94% giá trị xuất khẩu gạo của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước: diện tích nuôi chiếm 71%, sản lượng nuôi chiếm 72% của cả nước và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm đến 75% của cả nước. Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long còn sở hữu tiềm năng phát triển chăn nuôi để cung cấp thịt, trứng cho nội vùng, cho cả nước và xuất khẩu. Hàng năm có đến 50% sản lượng các sản phẩm vật nuôi chính (thịt, trứng các loại) được đưa ra khỏi vùng để cung ứng cho các vùng lân cận và tham gia xuất khẩu4. Với 1 Nguyễn Thế Bình, “Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập”, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Hà Nội, 2015, tr. 225-226. 2 Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông (đồng chủ biên) (2013), Địa lí nông – lâm – thủy sản Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, tr. 271. 3 Ngô Văn Lệ, “Hoạt động “thương hồ” của người Việt Nam Bộ”, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Số 3 (22) -2015, tr. 18. 4 Nguyễn Thế Bình, “Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập”, Tlđd, tr. 224.. 51 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH những tiềm năng kể trên, đồng bằng sông Cửu Long đang tiếp tục đóng góp vào đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ở phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách chiến lược nhằm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiêu biểu có thể kể đến Nghị quyết số 21-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010” của Bộ Chính trị ban hành ngày 20- 1-2003. Đây là Nghị quyết nhằm định hướng phát triển toàn diện cho đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, vấn đề nông nghiệp đã được Nghị quyết chỉ rõ: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động đối với nông - lâm - ngư nghiệp phải áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất trên một hécta đất canh tác. Ổn định sản lượng và nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và góp phần xuất khẩu1. Nghị quyết số 21- NQ/TW của Bộ Chính trị cung cấp định hướng thống nhất, tổng thể, bền vững và có tính lâu dài cho sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Nói cách khác, Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra một bước đột phá mới cho việc phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm đầu thế kỷ XXI. Quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện sáng tạo các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Tính đến cuối năm 2010, ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã có bước phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực lúa gạo, thủy sản, trái cây. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng từ 56.292 tỉ đồng (năm 2001) lên 101.000 tỉ đồng (năm 2010), tăng trưởng bình quân trong giai đoạn là 2001-2010 đạt 6,9%/năm; thu nhập trên mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp trong vùng tăng từ 20,2 triệu đồng/ha 1 Nghị quyết số 21-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2010” của Bộ Chính trị ban hành ngày 20-1-2003. 52 (năm 2001) lên gần 38 triệu đồng/ha (năm 2010); sản xuất trái cây đạt 3,5 triệu tấn, chiếm 70% cả nước; thủy sản đạt 1,9 triệu tấn, chiếm 58% cả nước. Sản xuất lúa, trái cây, nuôi trồng thủy sản cũng gặt hái được nhiều tiến bộ rõ nét khi đã hình thành được một số mô hình tập trung chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế1. Những thành tựu đạt được có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy công cuộc đổi mới cho cả vùng. Tiếp đến, trên cơ sở xem xét Báo cáo kết quả tổng kết của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và ý kiến của các cơ quan liên quan sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 14-8-2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 28-KL/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011- 2020” với mục tiêu và phương hướng phát triển đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia có quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao Tập trung hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp năng lượng, sinh hóa, công nghiệp chế tác trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hình thành cơ cấu hệ thống đê điều, cống đập ngăn mặn, ứng phó với nước biển dâng và tác động của thượng nguồn sông Mekong... Để cụ thể hóa những mục tiêu và phương hướng của Kết luận số 28- KL/TW, Bộ Chính trị đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cơ bản đến năm 2020, trong đó chú trọng: (i) điều chỉnh quy hoạch theo hướng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, phát huy sức mạnh tổng thể của vùng, hình thành vùng kinh tế công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; (ii) xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và lớn theo hướng liên doanh, liên kết chặt chẽ, phát triển bền vững. Thực hiện tốt việc giữ 1,7 triệu ha đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020; đồng thời đảm bảo yêu cầu dự trữ 4 triệu tấn lúa cho quốc gia. Triển khai nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng giá trị sản xuất trên diện tích nuôi trồng thuỷ sản và canh tác nông 1 Nguyễn Văn Cường, “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 11 (21) - 2013, tr. 85. 53 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH nghiệp lên gấp 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2010; (iii) Đầu tư, nâng cấp mở rộng, chỉnh trang các trung tâm thương mại, chợ nông sản, thuỷ sản theo hướng văn minh, hiện đại. Khai thông liên vận, thông quan các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá sản phẩm chủ lực của vùng1. Nhìn chung, những chủ trương phát triển nông nghiệp cho đồng bằng sông Cửu Long mà Bộ Chính trị đề ra trong Kết luận số 28-KL/TW là cụ thể và toàn diện hơn so với những chủ trương trong Nghị quyết số 21-NQ/TW. Trong đó, chủ trương tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa của Kết luận số 28-KL/TW có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước chuyển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sang nền sản xuất nông nghiệp với công nghệ cao, góp phần đưa kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của vùng, đưa nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long tiến lên văn minh hiện đại2. Bên cạnh đó, sự phát triển từ các chủ trương cho thấy Đảng ta đang đi đúng hướng với những gì đã khẳng định trong Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”3. Bên cạnh đó, để cụ thể hóa những mục tiêu và phương hướng của Kết luận số 28-KL/TW, ngày 21-11-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2270/QĐ-TTg về “Kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” với một số nhiệm vụ cơ bản là: (i) hoàn 1 Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14/8/2012 của Ban Chấp hành Trung ương “Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thời kỳ 2011 – 2020”, Cổng thông tin Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tại địa chỉ: truy cập ngày 2/12/2016. 2 Phạm Ngọc Hòa, “Một số vấn đề đặt ra từ thực tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, tập 18, số X1-2015, tr. 15. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 124. 54 thiện quy hoạch nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; (ii) xây dựng kế hoạch đầu tư cho sản xuất lúa, gạo, cây ăn quả, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu tôm, cá tra, ba sa đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch và xây dựng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đầu tư xây dựng các công trình chống ngập úng cho các đô thị lớn đồng bằng sông Cửu Long; (iii) hoàn thành các dự án thuộc chương trình đầu tư khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá; dự án thuộc chương trình củng cố nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; tổ chức triển khai thực hiện các chương trình như bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng nông thôn mới, đề án dự trữ lúa gạo nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực...; (iv) rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách, các Đề án, chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 20501. Tuy nhiên, trước khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 28-KL/TW khoảng hơn một tháng thì vào ngày 19-7-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 939/QĐ-TTg “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, nhất là lợi thế về sản xuất nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển với mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng bền vững. Trong đó những nhiệm vụ cơ bản, bao gồm: một là, phát triển đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; sản phẩm xuất khẩu chính của cả nước với hai mặt hàng chiến lược là lúa gạo và thuỷ sản; hình thành các khu, vùng chuyên canh sản xuất lớn ứng dụng công nghệ cao, gắn với việc phát triển nông thôn mới; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo định hướng của thị trường. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân 5,2%/năm giai đoạn 2011- 2015 và tăng 4,9%/năm giai đoạn 2016-2020; hai là, xác định cây lúa là cây 1 Quyết định số 2270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, Thư viện pháp luật, tại địa chỉ: hoi/Quyet-dinh-2270-QD-TTg-nam-2013-Ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-dong-bang-song-Cuu- Long-2020-214111.aspx, truy cập ngày 2/12/2016. 55 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH trồng chủ lực, tiếp tục đầu tư khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; khuyến khích phát triển vùng sản xuất lúa lớn, chuyên canh (mô hình cánh đồng mẫu lớn), nhất là các địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp; ba là, quy hoạch và phát triển các vùng cây ăn quả theo hướng tập trung chuyên canh, chú trọng lai tạo các giống mới có giá trị kinh tế cao; phát triển các cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, bông vải, đậu nành, mía... tiến tới thay thế các nông sản nguyên liệu nhập khẩu. Giữ vững diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 khoảng 1,8 - 1,85 triệu ha1. Nhằm xây dựng các nội dung cho lộ trình phát triển đồng bằng sông Cửu Long toàn diện hơn đến năm 2020, ngày 12-2-2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 245/QĐ-TTg về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu tổng quát là xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, cạnh tranh và hiệu quả, bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011- 2015 đạt bình quân 5,4%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 5,0%/năm. Trong đó, định hướng phát triển nông nghiệp là “thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng lúa. Duy trì và ổn định diện tích đất lúa đến năm 2020 khoảng 772,2 nghìn ha (trong đó đất chuyên lúa là 720,7 nghìn ha). Diện tích cây ăn quả khoảng 68 nghìn ha”2. Quy hoạch này là cơ sở cho việc lập điều chỉnh, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long3. 1 “Quyết định số 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, tại địa chỉ: tail&document_id=162 393, truy cập ngày 2/12/2016. 2 “Quyết định số 245/QĐ-TTg về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” vào ngày 12-2-2014, Thư viện Pháp luật, tại địa chỉ: mai/Quyet-dinh-245-QD-TTg-nam-2014-Quy-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-trong-diem-Cuu-Long- 2020-2030-221350.aspx, truy cập ngày 2/12/2016. 3 Bộ Công Thương, “Phát triển thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long” trong Kỷ yếu Hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng, ngày 6-11-2014, tr. 32. 56 Những định hướng trên sẽ góp phần thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long (thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau, tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang) và đóng góp lớn hơn vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, vùng kinh tế trọng điểm cũng là “cầu nối” cho hội nhập kinh tế khu vực và qua đó góp phần vào công cuộc hội nhập kinh tế phía Nam. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, đồng bằng sông Cửu Long luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trên phương diện hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của vùng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và định hướng phát triển nông nghiệp. Những chủ trương và chính sách phát triển nông nghiệp ngày một cụ thể và toàn diện hơn. 2. Những thành tựu tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long Trên cơ sở những chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Trong trồng trọt, trước hết phải kể đến việc sản xuất lương thực. Nếu như diện tích cây lương thực có hạt của vùng năm 2000 chỉ đạt 3.803,8 nghìn ha, sản lượng chỉ đạt 1.6754,5 nghìn tấn thì đến năm 2010 diện tích đã tăng lên đến 3.966.505 ha (chiếm 45,6% diện tích cây lương thực có hạt cả nước), sản lượng tăng lên đến 21.770.000 tấn, chiếm 47,7% sản lượng lương thực của cả nước. So với các vùng khác thì sản lượng lương thực của vùng cao hơn hẳn1. Trong cơ cấu sản xuất lương thực, lúa là cây lương thực tăng liên tục cả về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng: Về sản lượng, tính đến năm 2014 sản lượng lúa đạt khoảng 25,2 triệu tấn, tăng gấp khoảng 1,5 lần so với năm 2000 (16,702 triệu tấn). Tăng trưởng sản lượng lúa không chỉ giúp đảm bảo nhu cầu lương thực trong vùng, cả nước, dự trữ quốc gia mà còn phục vụ cho xuất khẩu; về năng suất, tính đến năm 2014 năng suất lúa bình quân đạt 59,4 tạ/ha, tăng gấp khoảng 1,4 lần so với năm 2000 (42,3 tạ/năm). Năng suất tăng nhanh là do nông dân đã tích cực áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất, nhất là 1 Tổng cục thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 80-82; Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Bé Ba, “An ninh lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 32 (66) - 2011, tr. 7. 57 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH sử dụng giống mới, biện pháp “3 giảm - 3 tăng”, thu hoạch cơ giới và rút ngắn được khoảng chênh lệch năng suất giữa các hộ trồng lúa; về diện tích gieo trồng lúa, từ năm 2000 đến năm 2014, diện tích gieo trồng lúa tăng 301 nghìn ha, từ 3.945,8 nghìn ha lên 4.246,80 nghìn ha1 trong khi diện tích lúa ở nhiều vùng khác trong cả nước đang có xu hướng giảm. Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long gia tăng đã góp phần quan trọng ổn định diện tích gieo trồng lúa của đất nước2. Nguyên nhân diện tích gieo trồng lúa gia tăng là do hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn thiện và phát huy hiệu quả, nhất là hệ thống kiểm soát lũ, dẫn nước vào sâu nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, hệ thống kiểm soát mặn ngọt vùng Bán đảo Cà Mau và các khu vực ven Biển Đông được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện không chỉ đảm bảo sản xuất lúa ổn định và đạt hiệu quả cao mà còn tạo thuận lợi cho khai hoang, phục hóa diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất3. Bên cạnh cây lúa, một số cây loại cây lương thực khác cũng đạt được nhịp độ tăng trưởng ở mức tương đối cao. Tiêu biểu có thể kể đến sự tăng nhanh cả về diện tích, sản lượng và năng suất của cây ngô. Diện tích ngô tăng từ 19 nghìn ha năm 2000 lên 37,7 nghìn ha năm 2010. Sản lượng ngô cũng tăng tương ứng từ 51,8 nghìn tấn năm 2000 lên 200,4 nghìn tấn năm 2010. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống, phân bón nên năng suất ngô của vùng cũng tăng nhanh, từ năng xuất là 27,3 tạ/ha năm 2000 tăng lên 53,2 tạ/ha năm 2010, cao hơn năng suất trung bình của cả nước 1,3 lần (cả nước 41,1 tạ/ha năm 2010)4; hay là sự tăng nhanh cả về diện tích, sản lượng và năng suất của cây khoai lang. Diện tích khoai lang tăng từ 9,9 nghìn ha năm 2000 lên khoảng trên 20 nghìn ha năm 2013, sản lượng khoai lang tăng từ 124,1 nghìn tấn năm 2000 lên khoảng 486 nghìn tấn năm 2013, năng suất cũng theo đó đạt 1 Nguyễn Hoàng Đan, Nguyễn Khắc Thời, Bùi Thị Ngọc Dung, “Đánh giá tình hình sử dụng đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 13, Số 8 – 2015, tr. 1438; Lê Thanh Tùng, “Sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2000-2010”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 22/1/2014, tại địa chỉ: Dong-bang-Song-Cuu-Long-giai-doan-2000-2010-4540.html, truy cập ngày 3/12/2014. 2 Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông (chủ biên) (2013), Địa lí nông – lâm – thủy sản Việt Nam, Sđd, tr. 273. 3 Nguyễn Hoàng Đan, Nguyễn Khắc Thời, Bùi Thị Ngọc Dung, “Đánh giá tình hình sử dụng đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tlđd, tr. 1436. 4 Tổng cục thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Sđd, tr. 108, 110, 112; Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông (chủ biên) (2013), Địa lí nông – lâm – thủy sản Việt Nam, Sđd, tr. 274. 58 bình quân 24 tấn/ha năm 2013. Trong các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long là tỉnh có diện tích khoai lang lớn nhất. Tính đến năm 2013, toàn tỉnh Vĩnh Long trồng gần 9.857 ha (chiếm 48% diện tích toàn vùng), năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha. Đáng chú ý là, từ năm 2003 đến nay, năng suất khoai lang của Vĩnh Long luôn cao nhất trong các tỉnh thành cả nước vì thổ nhưỡng nơi đây đặc biệt thích hợp để trồng và trình độ thâm canh khoai lang của nông dân cao1. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các loại cây lương thực, trong những năm gần đây nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thâm canh, ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và tuyển lựa sử dụng được nhiều giống tốt nên năng suất và chất lượng các loại trái cây không ngừng tăng lên2. Tính đến năm 2015, đồng bằng sông Cửu Long có trên 307.000 ha cây ăn quả, chiếm tỉ lệ 37,5% so với cả nước và sản lượng hàng năm đạt khoảng 3,5 triệu tấn quả các loại. Trong đó, những tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn là Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre với nhiều loại cây ăn quả chủ lực có giá trị kinh tế cao như: chuối, xoài, cam, dứa, bưởi, thanh long3. Đặc biệt, hiện nay nông dân các địa phương của vùng đã và đang tích cực triển khai sản xuất cây ăn trái theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agriculture Production - GAP)4. Vùng đã có khoảng 9.400 ha thanh long, trên 1 Tổng cục thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Sđd, tr. 114, 118; Thông tấn xã Việt Nam, “Đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa khoai lang”, Trang tin Xúc tiến Thương mại – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 9/12/2013, tại địa chỉ: vn/64/109/78641/Default.aspx, truy cập ngày 3/12/2016. 2 Lê Anh, “Phát triển bền vững cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 24/8/2016, tại địa chỉ: cay-an-trai-vung-dong-bang-song-cuu-long-404218.html, truy cập ngày 3/12/2016. 3 Bích Dương, “Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Trung tâm khuyến nông quốc gia, 16/8/2016, tại địa chỉ: VN/dien-dan-khuyen-nong-nong-nghiep/lien-ket-giua-san-xuat-va-tieu-thu-trai-cay-vung-dong-bang- song-cuu-long_t114c102n14540, truy cập ngày 3/12/2016. 4 GAP là quy trình, công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm. Đặc biệt, GAP còn quan tâm an toàn phúc lợi cho người lao động (người lao động phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được lao động trong điều kiện tối ưu, thoáng mát). Một số tiêu chuẩn GAP là: GAP toàn cầu (Global GAP), GAP Châu Âu (Euro GAP), ASEAN GAP, VietGAP. Lưu Đình Lệ Thúy, “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) tại Bình Dương”, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Dương, 10/6/2014, tại địa chỉ: , truy cập ngày 3/12/2016. 59 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 150 ha xoài, gần 50 ha sầu riêng, 120 ha nhãn được cấp chứng nhận tiêu chuẩn GAP Việt Nam hoặc tiêu chuẩn GAP Việt Nam toàn cầu1. Các loại cây ăn quả đạt chuẩn GAP còn góp phần xây dựng thương hiệu cho các loại trái cây ngon, phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đây là hướng đi mới của đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp và được đánh giá là phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước2. Tiếp bước sự phát triển của trồng trọt, ngành thủy sản cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Sự phát triển của ngành thể hiện rõ nhất là từ sau năm 2000, năng suất và sản lượng thủy sản đã tăng lên đáng kể nhờ sự thâm canh hóa và hiện đại hóa để nâng cao giá trị sử dụng đất3. Nếu như diện tích nuôi thủy sản năm 2000 chỉ đạt 445.154,2 ha, sản lượng đạt 365.141 tấn thì đến năm 2014 diện tích nuôi thủy sản đạt gần 800.000 ha (tăng 354,7 nghìn ha so với năm 2000) và sản lượng đạt trên 2,4 triệu tấn, trong đó có 1,2 triệu tấn cá tra, 400.000 tấn tôm phục vụ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD4. Trong cơ cấu ngành thủy sản thì tôm được chọn nuôi nhiều nhất. Nếu năm 2000, diện tích nuôi tôm của vùng chỉ có 250.000 ha thì đến năm 2011 diện tích nuôi tôm của 8 tỉnh ven biển đồng bằng Sông Cửu Long đã lên đến trên 580.000 ha và chiếm trên 80% diện tích nuôi tôm của cả nước, cho sản lượng vào khoảng 367.000 tấn5. Bên cạnh tôm thì nuôi cá cũng đạt được tốc độ phát triển ở mức cao. Năm 2000 sản lượng cá nuôi của đồng bằng sông Cửu Long đạt 234755 tấn đến đến năm đến năm 2009 sản lượng này đã tăng lên 1 Thông tấn xã Việt Nam, “Liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại địa chỉ: truy cập ngày 3/12/2016. 2 Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Nguyện, Ngô Thị Thanh Vân, “Phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 – 2020”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 400-2011, tr. 64. 3 Trần Văn Việt, “Vai trò và tiềm năng của ngành thủy sản đối với sự phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 27-2013, tr. 143. 4 Thông tấn xã Việt Nam, “Phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long chưa xứng với tiềm năng”, Trang tin Xúc tiến Thương mại – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 28/1/2015, tại địa chỉ: truy cập ngày 3/12/2016; Tổng cục thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Sđd, tr. 180, 186. 5 Trịnh Thị Long – Dương Công Chinh, “Nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long – Những tồn tại và thách thức ảnh hưởng đến phát trển bền vững nghề nuôi”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Số 13 – 03/2013. 60 1.029.910 tấn và đến năm 2015 là 1.123 ngàn tấn1. Một thành tựu nổi bật nữa trong sản xuất nông nghiệp là sự phát triển của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm của nông dân chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Tính đến tháng 10-2014, đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành được nhiều vùng chăn nuôi trọng điểm mang lại giá trị kinh tế cao với (i) tổng đàn bò 977.873 con, chiếm 13% tổng đàn bò cả nước. Trong đó, đàn bò sữa có 23.573 con, chiếm 10,4% lượng bò sữa cả nước; (ii) tổng đàn heo trên 3,47 triệu con, chiếm 13% tổng đàn heo cả nước; (iii) tổng đàn gia cầm trên 58,24 triệu con, chiếm 17,8% tổng đàn gia cầm cả nước2. Các tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An đã triển khai thực hiện được nhiều mô hình xử lý chất thải, chăn nuôi an toàn sinh học bảo vệ môi trường khá tốt. Mỗi năm đàn gia súc của vùng thải ra gần 5 triệu tấn chất thải rắn và trên 2,5 triệu chất thải lỏng. Đây là vấn đề rất đáng quan ngại tại nhiều địa phương phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc. Để bảo vệ môi trường, các địa phương đã đẩy mạnh phương án chăn nuôi kết hợp với biogas. Kết quả là có khoảng 16.533 bể biogas và túi nilon được xây dựng để xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường3. Trong hơn một thập kỷ rưỡi, nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phát triển tương đối toàn diện. Nông nghiệp phát triển giúp cải thiện đời sống nông dân và thúc đẩy tính hiệu quả của nhiều ngành kinh tế khác. Trong thời gian qua, những thành tựu góp phần khẳng định tính đúng đắn của các chính sách phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long của Đảng và Nhà nước. Từ đó, tạo động lực và niềm tin để Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đề ra các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của 1 Tạ Hà, “Năm 2015: giá cá tra giảm kỷ lục”, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 22/2/2016, tại địa chỉ: tra-giam-ky-luc.htm, truy cập ngày 3/12/2016; Tổng cục thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Sđd, tr. 182. 2 Mỹ Thanh, “Cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn”, Báo điện tử Cần Thơ, 21/7/2015, tại địa chỉ: , truy cập ngày 3/12/2016. 3 Thanh Phong, “Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, 12/8/2015, tại địa chỉ: truy cập ngày 23/5/2017. 61 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH đồng bằng sông Cửu Long và xu thế phát triển chung của cả nước trong thời gian tới. 3. Giải pháp thúc đẩy nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long Với những thành tựu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vựa lúa gạo, thủy hải sản, trái cây lớn và phong phú nhất Việt Nam. Các sản phẩm chủ lực của vùng là lúa gạo, thủy sản, trái cây đã tạo thành dấu ấn đặc trưng của vùng. Những thành tựu nông nghiệp không chỉ đảm bảm an ninh lương thực mà hàng năm còn cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm nông nghiệp cho hoạt động xuất khẩu của cả nước. Những thành quả trong phát triển nông nghiệp thúc đẩy những bước tiến về kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được cùng tiềm năng và lợi thế phát triển nông nghiệp của vùng, trong thời gian tới nông nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa khi đồng bằng sông Cửu Long giải quyết tốt các khó khăn chủ yếu như: một là, sản xuất nhỏ lẻ, không đồng bộ, khó kết nối với thị trường trong và ngoài nước. Giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; thông tin về thị trường hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, khó tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hai là, nguồn lao động ở nông thôn đang có xu hướng giảm và “lão hóa” do lao động trẻ ở nông thôn có trình độ học vấn có xu hướng rời bỏ nông thôn và lao động phổ thông di dân đến làm việc tại các thành phố lớn ngày càng tăng1. Đây là lực cản trong phát triển nông nghiệp của vùng trong tương lai; ba là, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia nhưng mức đầu tư cho vùng còn thấp. Do vậy, sản xuất nông nghiệp thiếu bảo đảm về điều kiện hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Công nghệ chế biến còn khá lạc hậu, giá thành còn cao, tỷ lệ hao hụt, thất thoát sau thu hoạch còn lớn2. Trong điều kiện nguồn lực đồng bằng sôn Cửu Long còn hạn chế thì “một bộ phận nông dân và cán bộ vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của cấp trên, chưa thật sự 1 Ngô Anh Tín, “Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014, tr. 65. 2 Nguyễn Phong Quang, “Cơ cấu lại và phát triển bền vững nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở liên kết vùng” trong Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2015), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 30 năm đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 88. 62 quan tâm, chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới”1. Sự chậm trễ và chủ quan càng khiến những khó khăn càng thêm chồng chất. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, bài viết đề xuất một số gợi ý góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, đặc biệt cần chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng về nước. Hiện nay, hiện tượng El Nino và việc Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông đã gây ra hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long khiến nông dân thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, xây dựng các công trình thủy lợi, hồ đập ngăn mặn, trữ ngọt là rất cần thiết. Những công trình này sẽ giúp vùng chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu mức độ tổn thương do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra. Đồng thời, tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh sống của nông dân cũng sẽ được đảm bảo. Một số việc làm cơ bản cần chú trọng, bao gồm: (i) địa phương và người dân chủ động tu sửa và hoàn chỉnh hệ thống cống/bọng và bờ bao ngăn mặn, chủ động tích nước sớm khi gặp năm khô hạn; (ii) tập trung hoàn chỉnh các hệ thống và dự án thủy lợi ven biển như Cần Đước - Cần Giuộc (Long An), Bảo Định - Gò Công (Tiền Giang), Bắc Bến Tre, Nam Măng Thít (Trà Vinh)... hoàn thiện hệ thống đê biển và công trình dưới đê theo quy hoạch tổng thể của vùng trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; (iii) xem xét chuyển dịch kế hoạch xây dựng các giải pháp công trình quy mô lớn ở cửa sông sớm hơn kế hoạch được duyệt là sau năm 2030 để chủ động trữ, giữ và phân phối nước ngọt ổn định với khối lượng lớn trong mùa khô ở cấp vùng và liên vùng. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các nước ở thượng lưu sông Mekong và Ủy hội sông Mekong để xây dựng các quy trình vận hành hệ thống hồ chứa thượng lưu. Đây là những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn2. 1 Đỗ Nam – Nhựt Trung – Phùng Dũng, “Phát triển bền vững nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long”, 15/3/2017, Báo Nhân dân điện tử, tại địa chỉ: bang-song-cuu-long.html, truy cập ngày 23/5/2017. 2 Nguyễn Ngọc Anh, “Hạn - mặn lịch sử 2016 ở Đồng bằng sông Cửu Long: bài học kinh nghiệm và những giải pháp ứng phó”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 29/8/2016, tại địa chỉ: 63 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Thứ hai, đẩy mạnh liên kết vùng. Liên kết vùng là một trong những cơ sở quan trọng để đồng bằng sông Cửu Long cơ cấu lại nền nông nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí và cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương; hướng đến hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái và xây dựng nông thôn mới, giúp nông dân trở thành “doanh nhân nông nghiệp” - làm giàu bằng chính nghề nông. Với ý nghĩa đó, trong thời gian tới đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh liên kết vùng trên cơ sở thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau: (i) quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung - cầu thị trường, gắn với mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng, giá trị nông sản. Các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân, giữa người dân với người dân, nhằm tổ chức, hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm chặt chẽ hơn; (ii) trên cơ sở các quyết định, quy định của Chính phủ về liên kết của từng vùng, từng địa phương, các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long có thể ký kết các thỏa thuận, quy chế liên kết trong một số lĩnh vực có thế mạnh, nhất là trong nông nghiệp, thủy sản và có thể triển khai ngay vào thực tế để phát huy hiệu quả của các mô hình liên kết đã có; (iii) về lâu dài, trong sản xuất lúa, cá tra, tôm phải có sự điều chỉnh từ cơ cấu sản xuất, theo hướng phân bổ lại nguồn lực đầu tư phù hợp; gắn kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại hiệu quả cao hơn cho người sản xuất và kinh doanh. (iv) tăng cường năng lực hợp tác nghiên cứu khoa học - công nghệ giữa các địa phương, giữa đồng bằng sông Cửu Long với các vùng miền khác trong cả nước, kết hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn lựa các giống cây, con cho năng suất và chất lượng cao1. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, những thành tựu từ việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa làm bật vai trò và vị thế đi đầu của vùng. Vì vậy, đồng bằng sông Cửu Long cần tăng cường ứng dụng khoa học - công dong-bang-song-cuu-long-bai-hoc-kinh-nghiem-va-nhung-giai-phap-ung-pho.htmlm, truy cập ngày 14/12/2016. 1 Nguyễn Phong Quang, “Cơ cấu lại và phát triển bền vững nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở liên kết vùng”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, tại địa chỉ: tren-co-so-lien-ket-vung-7020.html, truy cập ngày 12/12/2016. 64 nghệ vào sản xuất nông nghiệp để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu1. Trong thời gian tới, đồng bằng sông Cửu Long cần (i) tập trung cải tạo cây trồng, vật nuôi, tạo và nhân nhanh các giống có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao bằng cách tăng cường hơn nữa năng lực nghiên cứu, kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn được những giống có hiệu quả nhất; (ii) trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi cần quan tâm phát triển các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các công nghệ phục vụ sản suất sản phẩm nông nghiệp sạch. Trong bảo vệ cây trồng, áp dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IMP), tăng cường sử dụng các sản phẩm vi sinh, kết hợp sử dụng hóa chất không độc hại hoặc ít độc hại. Bên cạnh áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học, cũng cần kết hợp sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cổ truyền như sử dụng các côn trùng “thiên địch” để bảo vệ mùa màng; (iii) áp dụng công nghệ mới vào tất cả các khâu như sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (iv) xây dựng thí điểm một số khu công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Sau đó, nhân rộng ra để tạo bước chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp2. Thứ tư, tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản. Chế biến nông sản có ý nghĩa quyết định đến giá trị và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản. Hiện nay, năng lực chế biến nông sản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến nông sản của toàn vùng. Công nghiệp chế biến nông sản chỉ ở mức sơ chế là chủ yếu, tỷ lệ chế biến chuyên sâu còn thiếu và yếu nên chưa tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao3. Do đó, 1 “Ứng dụng khoa học tăng năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp”, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 10/3/2017, tại địa chỉ: - VN/language/vi-VN/Default.aspx, truy cập ngày 23/5/2017. 2 Phạm Thắng, “Giải pháp nào cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, Số 790-2008, tr. 57; Hoàng Thị Ngọc Loan, “Những vấn đề đặt ra đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Cộng sản, 25/9/2014, tại địa chỉ: thon/2014/29376/Nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-qua-trinh-day-manh-cong.aspx, truy cập ngày 12/12/2016. 3 Thùy Dương – Như Hoa, “Nhìn thẳng vướng mắc để ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững”, Báo Công thương, 15/3/2017, 65 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH tích cực đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến nông sản và tập trung vào các ngành chế biến lúa gạo, thủy sản, thịt, hoa quả, nước giải khát có ý nghĩa cấp thiết: (i) về chế biến lúa gạo, vùng cần có chính sách khuyến khích và ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có thiết bị, công nghệ nâng cao tỷ lệ thu hồi gạo, hình thành các trung tâm chế biến lớn có công nghệ liên hoàn khép kín từ khâu sấy khô đến bảo quản và chế biến, từ đó sản xuất ra các loại gạo có chất lượng cao cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; (ii) về chế biến thủy sản, các địa phương trong vùng cần tích cực kêu gọi các nhà đầu tư có công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh hiện đại tại các địa phương có nguồn nguyên liệu lớn như An Giang, Kiên Giang, Cà Mau Đặc biệt, cần khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy thủy sản đóng hộp, các nhà máy chế biến nhằm tận dụng phụ phẩm của thủy sản để tạo ra giá trị gia tăng cao; (iii) về chế biến rau quả, trước hết là tiếp tục nâng cao hiệu quả và tận dụng công suất chế biến của các nhà máy hiện có ở An Giang và Kiên Giang. Song song đó, cũng cần xây dựng thêm các nhà máy chế biến rau quả để đáp ứng nhu cầu chế biến của toàn vùng1. Những khó khăn và thách thức cho sự phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long có thể được phân thành hai nhóm: nhân tố bên trong (địa lý, thành phần dân cư, cơ cấu lao động) và nhân tố bên ngoài (chủ yếu là cơ chế và chính sách của địa phương và Trung ương). Xét về nhân tố bên ngoài thì chính sách của Trung ương có tính chất chỉ đạo và quy định thực tiễn triển khai ở địa phương; trong khi đó, địa phương giữ vai trò trực tiếp điều phối, kiểm tra và đôn đốc quá trình thực hiện. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế và chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp của vùng hiện còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nông nghiệp còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của xã hội. “Mặc dù nông nghiệp phát triển ở mức khá cao nhưng kém bền vững; mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo; chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh”2. Bên cạnh gây trở ngại cho phát triển nông nghiệp thì những hạn chế này còn ảnh hưởng to lớn vuong-mac-de-nganh-lua-gao-dong-bang-song-cuu-long-phat-trien-ben-vung.html, truy cập ngày 23/5/2017. 1 Thông tấn xã Việt Nam, “Công nghiệp chế biến sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Trang tin Xúc tiến Thương mại – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10/11/2010, tại địa chỉ: truy cập ngày 12/12/2016. 2 Phạm Ngọc Hòa, “Một số vấn đề đặt ra từ thực tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Tlđd, tr. 17. 66 đến nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Để khắc phục những hạn chế trên, bà Victoria Kwakwa - Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh “xây dựng mối quan hệ đối tác cùng phát triển” nên là nội dung trọng tâm. Cụ thể là mối quan hệ đối tác “trước tiên là giữa Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương, giữa các địa phương và giữa các bộ, ngành, và giữa các cơ quan Việt Nam với các tổ chức phát triển, các nhà tài trợ quốc tế”1 phải được phát triển trên cơ sở liên kết bền vững. Đây là nội dung quan trọng và có tính thực tiễn cao khi huy động sự chung tay của các bên liên quan; và quan trọng là tạo lợi ích đan xen để nêu cao tinh thần trách nhiệm trong các chiến lược và kế hoạch triển khai. Tóm lại, nhìn nhận những hạn chế và xem xét những bước phát triển của vùng không nằm ngoài mục tiêu đề ra và áp dụng các mô hình quản lý, khai thác và chế biến giúp mang lại hiệu quả thiết thực cho nông nghiệp của vùng. Đây chính là bước đi chiến lược để phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long tương xứng với thế mạnh và tiềm năng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm thông tin Sài Gòn (2005), Tây Nam Bộ tiến vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ngô Anh Tín, “Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 15 (25) - Tháng 03- 04/2014. 3. Ngô Văn Lệ, “Hoạt động “thương hồ” của người Việt Nam Bộ”, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Số 3 (22) - 2015. 4. Nguyễn Hoàng Đan, Nguyễn Khắc Thời, Bùi Thị Ngọc Dung, “Đánh giá tình hình sử dụng đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 13, Số 8 – 2015. 5. Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Bé Ba, “An ninh lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 32 (66) – 2011. 6. Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông (đồng chủ biên) (2013), Địa lí nông – lâm 1 “Nâng cao vị thế của Đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Doanh nhân Sài Gòn điện tử, 30/6/2016, tại địa chỉ: cuu-long/1098282/, truy cập ngày 23/5/2017. 67 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH – thủy sản Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Thế Bình, “Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập”, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Hà Nội, 2015. 8. Nguyễn Văn Cường, “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 11 (21) – 2013. 9. Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Nguyện, Ngô Thị Thanh Vân, “Phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 – 2020”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 400-2011. 10. Phạm Ngọc Hòa, “Một số vấn đề đặt ra từ thực tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, tập 18, số X1-2015. 11. Phạm Thắng, “Giải pháp nào cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, Số 790-2008. 12. Trần Phỏng Diểu, “Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang, số 97, 4-2013. 13. Trần Văn Việt, “Vai trò và tiềm năng của ngành thủy sản đối với sự phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 27-2013. 14. Trịnh Thị Long – Dương Công Chinh, “Nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long – Những tồn tại và thách thức ảnh hưởng đến phát trển bền vững nghề nuôi”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Số 13 – 2013. 15. Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2015), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 30 năm đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_4108_2207221.pdf
Tài liệu liên quan