Tài liệu Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu: Quan điểm và hướng đi mới: 215
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU : QUAN ĐIỂM VÀ HƯỚNG ĐI MỚI
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Đặng Kim Khôi
Lê Thị Hà Liên
Phạm Đức Thịnh
ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5
triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước.
ĐBSCL có lợi thế to lớn để phát triển một nền nông nghiệp hàng
hóa đa dạng đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau
trong và ngoài nước. Ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 32,3% GDP vùng
tạo sinh kế cho 49,3% lao động tại đồng bằng, giúp đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia và phục vụ xuất khẩu, đồng thời góp phần lớn trong giảm tỷ lệ nghèo
ấn tượng từ khoảng 15% xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2006-2016. Tuy
nhiên, hiện nay nông nghiệp ĐBSCL đang phải đồng thời đối mặt với 3 thá...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu: Quan điểm và hướng đi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
215
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU : QUAN ĐIỂM VÀ HƯỚNG ĐI MỚI
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Đặng Kim Khôi
Lê Thị Hà Liên
Phạm Đức Thịnh
ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5
triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước.
ĐBSCL có lợi thế to lớn để phát triển một nền nông nghiệp hàng
hóa đa dạng đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau
trong và ngoài nước. Ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 32,3% GDP vùng
tạo sinh kế cho 49,3% lao động tại đồng bằng, giúp đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia và phục vụ xuất khẩu, đồng thời góp phần lớn trong giảm tỷ lệ nghèo
ấn tượng từ khoảng 15% xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2006-2016. Tuy
nhiên, hiện nay nông nghiệp ĐBSCL đang phải đồng thời đối mặt với 3 thách
thức lớn từ biến đổi khí hậu, các hoạt động phát triển ở thượng nguồn sông Mê
Công và các hoạt động phát triển nội tại, khiến ngành nông nghiệp tăng trưởng
chậm lại và kém bền vững. Thực trạng này đòi hỏi trong giai đoạn tới phải có
hướng đi mới cho nông nghiệp ĐBSCL một cách chiến lược và căn cơ theo tinh
thần đổi mới của Nghị quyết 120/NQ-CP ngày của Chính phủ về phát triển bền
vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH.
1. Quá trình chuyển đổi nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian qua
Thành tựu
Trong ba thập kỷ qua, hệ thống canh tác ĐBSCL chịu ảnh hưởng tổng
hợp của chính sách, thủy lợi, thị trường xuất khẩu, tiến bộ kỹ thuật công nghệ,
môi trường, đô thị hóa và công nghiệp hóa1, trong đó động lực kinh tế đóng vai
trò quyết định. Hệ thống nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tăng vụ và đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời phát triển
theo hướng thâm canh và có xu hướng chuyển sang chất lượng cao, an toàn.
Với chính sách an ninh lương thực và hệ thống đê bao phát triển, hệ
thống lúa đã chuyển từ lúa mùa 1 vụ sang 2 đến 3 vụ cao sản và dần định hình
các vùng chuyên canh lúa 3 vụ. Diện tích lúa 3 vụ hiện chiếm khoảng 45% diện
Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT-IPSARD
Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT-IPSARD
Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT-IPSARD
Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT-IPSARD
1ICEM 2015
Đ
216
tích lúa ĐBSCL1. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hệ thống lúa có xu hướng
chuyển từ lúa 2/3 vụ sang lúa 1 vụ/2 vụ luân canh màu hoặc chuyên màu,
chuyển sang lúa xen canh thủy sản (lúa-tôm càng xanh), luân canh thủy sản
(lúa-tôm sú/tôm thẻ) hoặc chuyên canh tôm và chuyển sang cây ăn trái. Trong
giai đoạn 2011-2017, đã có 41 bộ giống lúa được lai tạo, xác nhận đưa sản xuất
thử, trong đó có nhiều giống ngắn ngày, giúp né mặn, tránh lũ, chịu phèn, chịu
mặn tốt hơn. Ở hầu hết các vùng đã chuyển mạnh từ giống lúa chất lượng thấp,
trung bình sang giống lúa chất lượng cao, nếp, thơm hiện chiếm đến khoảng
83%2 diện tích. Quy trình canh tác lúa trong một thời gian dài sử dụng nhiều
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất, tuy nhiên, gần đây đã có
hướng phát triển bền vững và thích nghi tốt hơn với BĐKH như ‘Ba giảm, ba
tăng’, ‘một phải năm giảm’, ‘một phải sáu giảm’, giảm lượng giống gieo sạ.
Các kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cũng ngày
càng được áp dụng rộng rãi hơn.
Diện tích cây ăn trái phát triển mạnh 2 bên hạ lưu sông Tiền, sông Hậu
và bắt đầu lan rộng ra các vùng đê bao triệt để, ít bị ảnh hưởng của lũ. Tổng
diện tích trái cây của toàn vùng tăng 53% giai đoạn 2000 - 2016, đạt 323 nghìn
ha vào năm 20163. Giống trái cây phát triển đa dạng với nhiều loại giống nhập
từ nước ngoài cho năng suất cao. Kỹ thuật canh tác cũng có nhiều tiến bộ vượt
bậc giúp người nông dân chủ động rải vụ theo ý muốn. Tiêu chuẩn VietGAP,
GlobalGAP cũng bắt đầu được áp dụng.
Diện tích nuôi trồng thủy sản mở rộng nhanh chóng chủ yếu là cá tra ở
vùng thượng nguồn và tôm ở vùng ven biển. Trong giai đoạn 2008-2015, diện
tích thủy sản tăng khoảng 30%, tuy nhiên diện tích rừng lại giảm 9%4, phần lớn
là chuyển sang phát triển thủy sản. Giống và thức ăn thủy sản được cải tiến dẫn
đến sự chuyển dịch hình thức nuôi trồng từ nuôi quảng canh lên nhiều hình
thức đa dạng hơn gồm quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, siêu
thâm canh với mật độ thả giống dày hơn, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật tốt hơn tạo
năng suất cao và giúp phòng tránh dịch bệnh và ô nhiễm.
Chăn nuôi có xu hướng gia tăng tại ĐBSCL và trở thành ngành tiềm năng
với các sản phẩm gia cầm, lợn, bò thịt, bò sữa, dê, ong... chủ yếu đáp ứng nhu
cầu nội vùng Chăn nuôi trang trại bắt đầu phát triển cả về số lượng, chất lượng
và công nghệ chăn nuôi.
Với quá trình chuyển đổi trên, ĐBSCL đã phát triển thành một vùng kinh
tế năng động, có mức tăng trưởng GDP tương đối cao là 8,25%/năm trong giai
đoạn 2001-2016, đạt 512 nghìn tỷ đồng vào năm 2016. Giá trị sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản của vùng tăng bình quân 7,15%/năm giai đoạn 2001-
2010, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (5,32%/năm) và tăng ở tất cả 3
1 IPSARD tính toán dựa trên Niên giám thống kê 13 tỉnh ĐBSCL
2 Báo cáo của Cục Trồng trọt vụ Đông Xuân 2017/2018
3 IPSARD tính toán dựa theo Niên Giám thông kê 13 tỉnh ĐBSCL
4 IPSARD tính toán dựa theo Niên Giám thông kê 13 tỉnh ĐBSCL
217
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
ngành thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp1. ĐBSCL là khu vực dẫn đầu cả
nước về xuất khẩu lúa gạo, trái cây và thủy sản. Vùng cung cấp 90% sản lượng
gạo xuất khẩu của cả nước, chiếm 20% thị phần gạo thương mại toàn cầu, với
kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD năm 2016. Hầu như toàn bộ xuất khẩu
cá tra đến từ ĐBSCL với sản lượng cá tra hơn 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất
khẩu khoảng 1,7 tỷ USD năm 2016. Sản xuất tôm của vùng chiếm 80% sản
lượng, đóng góp 60% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước, với kim ngạch
xuất khẩu 3,15 tỷ USD năm 2016. Xuất khẩu trái cây của đồng bằngtăng trưởng
nhanh chóng trong thời gian qua với kim ngạch từ năm lên khoảng 329 triệu lên
khoảng 1,1 tỷ USD trong giai đoạn 2010 - 20162. Với 75% dân cư tập trung ở
nông thôn, thành tựu phát triển nông nghiệp của ĐBSCL thời gian qua đã hỗ trợ
mạnh mẽ cho giảm tỷ lệ nghèo ấn tượng từ khoảng 13% xuống còn dưới 5,2%
trong giai đoạn 2006-20163.
Hạn chế
Mặc dù đã đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu và nỗ lực chuyển đổi nhưng
ngành nông nghiệp ĐBSCL vẫn còn phát triển thiếu bền vững và chưa mang lại
thu nhập ổn định cho người nông dân. Nông nghiệp vẫn tăng trưởng theo chiều
rộng dựa trên thâm canh tăng vụ. Việc tập trung quá mức vào sản xuất lúa thâm
canh, chuyển sang hệ thống canh tác 3 vụ lúa/năm và phát triển thủy sản thiếu
quy hoạch đã tạo ra những hệ lụy đáng báo động về sinh thái, môi trường, đa
dạng sinh học và hiệu quả sử dụng tài nguyên, góp phần vào việc làm gia tăng
các tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế nội tại lên đồng bằng như ô
nhiễm nguồn nước mặt từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, từ các cống, đập
ngăn mặn dẫn đến tăng cường sử dụng nước ngầm và làm sụt lún đất. Chủng
loại sản phẩm chưa đa dạng và chất lượng sản phẩm chưa cao. Vệ sinh an toàn
thực phẩm vẫn là vấn đề quan ngại nhất, nhiều sản phẩm có lợi thế nhưng
không đi vào được các phân khúc thị trường cao cấp hoặc nếu có thì nhiều lô
hàng bị trả lại do không đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn của thị
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, thương hiệu, năng lực cạnh tranh của
nông sản. Do vậy, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp của vùng đã chậm lại, từ
mức 7,15%/năm giai đoạn 2001-2010, xuống còn khoảng 5% vào giai đoạn
2011-2016. Cùng với đó là việc đóng góp của ngành nông nghiệp ĐBSCL vào
GDP nông nghiệp toàn quốc cũng giảm dần từ mức 52,8% vào năm 2000,
xuống còn 37% năm 2015. Cơ cấu nội ngành dịch chuyển với tốc độ khá chậm,
đến gần đây vẫn chủ yếu dựa vào trồng trọt (trên 60% tổng giá trị sản xuất nông
lâm thủy sản)4.
Sinh kế người nông dân ĐBSCL vì thế cải thiện tương đối chậm so với
mặt bằng chung cả nước và thiếu ổn định. Thu nhập bình quân đầu người hàng
1 IPSARD tính toán dựa theo Niên Giám thông kê 13 tỉnh ĐBSCL
2 Do không có số liệu thống kê chính thức, nên giá trị xuất khẩu được ước lượng bằng việc
nhân tỷ lệ % đóng góp sản lượng của ĐBSCL trong cả nước với tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây
của Việt Nam.
3 Tổng cục thống kê, 2017.
4 IPSARD tính toán dựa theo Niên Giám thông kê 13 tỉnh ĐBSCL
218
tháng của người dân ĐBSCL năm 2016 là 2,798 triệu đồng, thấp hơn mức trung
bình toàn quốc khoảng 251 nghìn đồng. Tỷ lệ nghèo của ĐBSCL năm 2016 là
5,2% cao hơn khá nhiều so với mức 2,4% Đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ lao
động di cư ra khỏi khu vực khá cao với mức 6,7% tổng dân số vào năm 2014 và
đây là vùng duy nhất cả nước có di cư thuần ra khỏi vùng, và phần lớn đi vào
khu vực phi chính thức1.
2. Một số chính sách phát triển nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian
qua
Trong những năm vừa qua, Đảng, chính phủ, các ban ngành, các địa
phương đã ban hành nhiều chiến lược, chính sách định hướng phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng của vùng bền vững và thích ứng
với biến đổi khí hậu (BĐKH). Cho đến nay đã có 8 bản quy hoạch và chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của ĐBSCL được ban hành. Gần đây nhất, năm
2014, Thủ tướng CP đã ban hành Quyết định 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT đã ban
hành Quyết định 639/QĐ-BNN-KH phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông
thôn vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện
BĐKH; Quyết định 805/BNN-KH quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng kinh
tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Trong ngành
nông nghiệp cũng có nhiều chiến lược, quy hoạch, chính sách nông nghiệp
vùng được ban hành như quy hoạch tổng thể thủy lợi, quy hoạch lúa Thu Đông
ĐBSCL, thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, cây ăn quả, chiến lược chăn
nuôi, chiến lược phát triển thủy sản, quy hoạch tổng thể thủy sản, quy hoạch
cảng cáNhằm thúc đẩy thực hiện liên kết vùng kinh tế, Thủ tướng CP đã ban
hành Quyết định 593/QĐ-TTg vào năm 2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát
triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020.
Đặc biệt, ngày 17 tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với
BĐKH. Nghị quyết xác định tầm nhìn đến năm 2100 là “ĐBSCL phát triển bền
vững, an toàn, thịnh vượng, trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng
hoá chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng
tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm
nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện
đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng biển đổi khí hậu, đảm bảo an
toàn trước thiên tai; tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý; đa dạng sinh
học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất,
tinh thần của người dân được nâng cao”. Mục tiêu đến năm 2050 là ĐBSCL
trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, trình độ tổ chức xã hội
tiên tiến; thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước; sinh kế
của người dân được bảo đảm; các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn
1 IPSARD tính toán dựa theo Niên Giám thông kê 13 tỉnh ĐBSCL
219
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
và phát triển.
3. Các cơ hội và thách thức của ĐBSCL trong thời gian tới
3.1. Cơ hội và thách thức cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL
Từ bối cảnh phát triển trong thời gian tới, có thể phân tích các cơ hội và
thách thức cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL như sau:
3.1.1. Cơ hội
Cơ hội thị trường rộng lớn
Các dự báo về thị trường ở trên cho thấy ĐBSCL có cơ hội rộng lớn để
mở rộng thị trường cho các sản phẩm mà ĐBSCL có lợi thế, đặc biệt là các cơ
hội cho các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng cao vào các thị trường cao cấp.
Sản phẩm tôm, cá tra, trái cây có cơ hội lớn nhất. Tôm có tiềm năng tiếp tục mở
rộng ra thị trường dự báo sẽ thiếu hụt hơn 1 triệu tấn năm 2030, với các thị
trường lớn là Nhật, Châu Âu, Mỹ. Cá tra có cá thị trường lớn là Châu Âu, Mỹ,
Trung Quốc và các thị trường mới nổi như châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Trái
cây có tiềm năng mở rộng cả thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm gạo
tuy nhu cầu trong nước và thế giới có xu hướng giảm nhưng thị trường gạo chất
lượng cao vẫn còn rộng mở như Châu Âu, Nhật Bản. Bên cạnh đó,thị trường
Trung Quốc rộng lớn vẫn là cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam.
Cơ hội ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất
Các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ 4.0 mở ra
cơ hội cho ngành nông nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, quản lý
sản xuất, nâng cao năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá trị gia tăng cho
sản phẩm. Đồng thời, các tiến bộ cũng giúp cơ giới hóa, tự động hóa, giải
phóng sức lao động. Đặc biệt, các tiến bộ này có thể tạo hướng đi mới để thay
đổi thể chế tổ chức sản xuất từ cách thức liên kết nông dân, cách thức liên kết
quản lý chuỗi giá trị, vốn là điểm nghẽn khó xử lý của quá trình chuyển đổi
nông nghiệp ở ĐBSCL.
3.1.2. Thách thức
Sụt lún
Theo kết quả ban đầu của nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam với Viện Địa kỹ
thuật Na Uy (Norway Geotechnical Institute - NGI) cho tỉnh Cà Mau thì tốc độ sụt
lún địa chất do khai thác nước ngầm ở Cà Mau là 1,9÷2,8 cm/năm. Kết hợp với kịch
bản nước biển dâng, dự báo đến cuối thế kỷ 21 tỷ lệ lún vùng ven biển có thể đạt
220
khoảng 10cm/năm. Tuy nhiên, theo kết quả tính toán của ĐH Utrecht, Hà Lan, với
tốc độ sụt lún trong 25 năm qua đã là khoảng 1-4,7cm/năm, trong tương lai tốc độ sụt
lún của ĐBSCL sẽ cao hơn số liệu trên.1
Ngập
Theo kịch bản kịch bản phát thải trung bình RCP 4.5 của Bộ TNMT 2016, các
tỉnh ĐBSCL có nguy cơ ngập 38,9% diện tích trong đó một số tỉnh có nguy cơ bị
ngập hầu hết như Hậu Giang (trên 80%), Kiên Giang (trên 76%) và Cà Mau (gần
60%).
Xâm nhập mặn
Theo kịch bản phát thải của Bộ TNMT 20122 dựa vào mực NBD và sự thay đổi
dòng chảy ở hạ lưu sông Mê Kông, trong 50 năm tới, khoảng 47% diện tích của
ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi độ mặn 4‰ và có tới 64% diện tích ảnh hưởng bởi độ
mặn 1‰.
Lũ và biến động dòng chảy sông Mê Kông
Trong những năm bình thường (đa số các năm), dòng chảy mùa lũ và mùa khô
đều bình thường do tác động ngược chiều của BĐKH và thủy điện hồ chứa. BĐKH
làm gia tăng dòng chảy lũ, thủy điện có hồ chứa lớn làm giảm dòng chảy lũ và ngược
lại vào mùa khô. Trong những năm El Nino gây khô hạn hoặc đặc biệt khô hạn, tình
trạng khô hạn sẽ nghiêm trọng hơn do các đập hồ chứa và các đập dâng thủy điện gia
tăng tích nước, làm nước chậm về hạ lưu. Ngược lại, trong những năm La Nina gây
mưa nhiều, lũ cao, dòng chảy mùa lũ sẽ gia tăng, lũ cao hơn do các đập có hồ chứa
lớn xả lũ lúc đạt đỉnh, gây tình trạng lũ chồng lũ.
Sạt lở
Xu thế chung dự báo trong tương lai là bồi ít, xói nhiều, xói nhanh. Trong
những năm tới, xói lở bờ biển sẽ tiếp tục có xu thế gia tăng. Theo kịch bản năm 2050
của ICEM 2016, dưới tác động chính của BĐKH và phát triển thượng nguồn, tất cả
sáu tỉnh dọc theo bờ biển sẽ trải qua tình trạng xói lở trong khoảng từ 34 đến
44m/năm, gấp đôi so với những gì đã trải qua trong 40 năm qua.
Biến động giá cả và thị trường
Thị trường rộng mở và quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam, bên cạnh cơ
hội, còn mang lại các thách thức về các biến động khó lường của thị trường, đặc biệt
khi nông sản ĐBSCL đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc
Dư thừa lao động
Đầu ra thiếu ổn định trong khi chi phí sản xuất tăng và điều kiện sản xuất khó
khăn tạo lực đẩy lao động ra khỏi nông nghiệp trong khi việc làm phi nông nghiệp
chưa đáp ứng kịp, dẫn đến tình trạng lao động dôi dư. Các tiến bộ của khoa học công
nghệ ngày càng sử dụng ít lao động, nguy cơ một lực lượng lớn mất việc và quay trở
1 P S J Minderhoud, et al, 2017, Impacts of 25 years of groundwater extraction on s ubsidence
in the Mekong delta,Vietnam.
2 A2 -kịch bản phát thải cao, B2 - kịch bản phát thải trung bình
221
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
lại đồng bằng cần phải được tính đến trong dài hạn. Đó là chưa kể đến bản thân
ngành nông nghiệp đang đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất và ứng dụng công
nghệ cũng sẽ có ít nhu cầu lao động hơn.
4. Một số định hướng chuyển đổi nông nghiệp lớn
Theo tinh thần của Nghị quyết 120/NQ-CP, một số quan điểm chuyển đổi
nông nghiệp quan trọng trong thời gian tới: (i) Chuyển từ ứng phó với BĐKH sang
thích ứng với BĐKH; (ii) chuyển từ chủ trương ngọt hóa, ngăn mặn sang coi nước
mặn và nước lợ cũng là tài nguyên cho phát triển kinh tế xã hội; (iii) chuyển từ nền
nông nghiệp phát triển ngăn cách với biển sang kết nối hài hòa, phát triển kinh tế và
sinh thái biển bền vững; (iv) chuyển từ tư duy an ninh lượng thực dựa vào cây lúa
sang trục chiến lược mới là thủy sản-trái cây-lúa; (v) chuyển từ nền nông nghiệp
thuần túy sản xuất dựa trên tăng diện tích, sản lượng sang nền nông nghiệp thương
mại theo nhu cầu thị trường dựa trên chất lượng và giá trị gia tăng cao; (vi) chuyển từ
phát triển cục bộ sang quy hoạch tích hợp, đa ngành, có điều phối liên kết vùng, liên
kết ngành; (vii) áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”, trong đó ưu tiên nguồn lực thực
hiện các giải pháp hối tiếc thấp; (viii) chuyển đổi phải phù hợp với năng lực, mong
muốn, đồng thuận và huy động đầu tư từ người nông dân, doanh nghiệp.
Các ngành hàng chủ lực chuyển đổi theo trục chiến lược mới, tập trung nâng
cao chất lượng, giá trị theo hướng an toàn.
- Thủy sản: Tôm (i) vùng thượng nguồn phát triển lúa xen canh tôm càng
xanh; (ii) vùng nước lợ 6 tháng mặn, 6 tháng ngọt phát triển lúa – tôm nước lợ (tôm
sú, tôm càng xanh hoặc cả tôm thẻ); (iii) vùng mặn quanh năm phát triển nuôi tôm thẻ
chân trắng theo hướng thâm canh; (iv) khu vực có rừng ngập mặn, phát triển nuôi tôm
quảng canh hoặc tôm sú-rừng kết hợp cua, nhuyễn thể theo hướng sinh thái. Cá tra
tiếp tục tập trung ở vùng thượng nguồn. Các khu vực bãi triều ven biển, phát triển nuôi
thủy sản tự nhiên hai mảnh vỏ. Ngoài ra, có thể thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản
trên biển xung quanh các đảo và khai thác hải sản.
Các vùng nuôi trồng thủy sản hướng tới phát triển tập trung, đồng nhất để đầu
tư cơ sở hạ tầng đồng bộ (quản lý nước, năng lượng,), ứng dụng khoa học công
nghệ đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường, liên kết nông dân doanh
nghiệp theo các hình thức hợp đồng nông sản, giao khoán bền vững, minh bạch và
công bằng. Một số vùng nuôi sinh thái gắn với nguồn lợi tự nhiên và rừng, phát triển
các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng.
- Trái cây và cây lâu năm: Căn cứ theo nhu cầu thị trường, phát triển diện
tích trái cây và cây lâu năm, chuyển đổi từ diện tích lúa hiện nay cùng với chuyển đổi
từ vườn tạp sang vườn chuyên và thâm canh hướng tới các thị trường xuất khẩu giá trị
cao. Vùng chuyên canh tập trung chính ở vùng giữa sông Tiền, sông Hậu. Một số
vùng ven biển có thể phát triển một số loại cây đặc sản phù hợp. Vùng chuyên canh
dừa tập trung ở Bến Tre, Trà Vinh.
Các vùng trái cây tổ chức sản xuất theo hướng chuyển dần từ vườn tạp sang
vườn chuyên nhưng theo lộ trình phù hợp. Đối với các khu vực vườn tạp khó chuyển
đổi, phát triển đa dạng các hình thức tổ chức nông dân và ứng dụng cộng nghệ vào
222
quản lý để liên kết tạo quy mô.
- Lúa: Giảm dần diện tích lúa theo hướng chuyển đổi diện tích lúa 3 vụ sang
lúa 2 vụ và luân canh với 1 vụ rau màu hoặc thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn
đồng thời chuyển sang lúa chất lượng cao, đặc sản phục vụ tiêu dùng trong nước và
các thị trường chất lượng cao trong khi vẫn duy trì một phần diện tích lúa chất lượng
trung bình để chế biến xuất khẩu. Có thể phát triển theo 3 vùng: (i) vùng chuyên canh
tập trung ở các khu vực thuận lợi, đất phù sa hoặc đất phèn ít đã được cải tạo và ngọt
quanh năm, chủ yếu ở vùng thượng nguồn. Cơ cấu ba vụ lúa chỉ nên làm ở những nơi
ăn chắc, khi lúa có giá tốt, và luân phiên cắt vụ ba để lấy phù sa tùy chế độ lũ hàng
năm; (ii) vùng lúa đặc sản ở các khu vực ven biển có điều kiện đất phù sa hoặc phèn ít
phù hợp sản xuất lúa nhưng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mặn thấp, tập trung lúa thơm
đặc sản, lúa hữu cơ đi vào phân khúc thị trường đặc sản, giá cao (có thể kết hợp lúa-
tôm); (iii) các vùng khác có thể linh hoạt trồng lúa ở các nơi phù hợp khi có giá hoặc
chuyển sang cây màu ngắn ngày, khi cần thiết có thể chuyển lại lúa.
Các vùng chuyên canh lúa phát triển theo hướng cánh đồng mẫu lớn, đẩy
mạnh cơ giới hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tổ chức nông dân thành Hợp tác
xã liên kết doanh nghiệp lớn, có thể cả doanh nghiệp nước ngoài.
- Chăn nuôi: Tập trung vào các sản phẩm thủy cầm kết hợp quy hoạch ở
quy mô hợp lý chăn nuôi bò thịt và lợn phục vụ thị trường tại chỗ của ĐBSCL và
TP.Hồ Chí Minh.
- Lâm nghiệp: Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn là nhiệm vụ trọng tâm.
Kết hợp hài hòa giữa bảo vệ rừng tràm, rừng ngập mặn với phát triển các sinh kế từ
rừng, đặc biệt là thủy sản sinh thái dưới tán rừng (tôm, cua, cá) và du lịch sinh thái.
- Du lịch sinh thái: Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSCL làm
nền tảng cho phát triển du lịch của vùng. Hướng phát triển chính là du lich sinh thái,
du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa - miệt vườn, gắn phát triển du lịch với bảo vệ và
phát triển rừng ngập mặn ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học.
Đối với các vùng chuyên canh lớn, phát triển các cụm ngành phục vụ cho vùng
chuyên canh từ đầu vào đến vận chuyển ra các đầu mối trung chuyển lớn đề đưa đến
thị trường như cơ sở kho chứa, bảo quản, sơ chế và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho
sản xuất như vật tư đầu vào (giống, phân, thuốc, máy móc thiết bị,), dịch vụ bảo vệ
thực vật, dịch vụ cơ khí
Tại vùng và từng tiểu vùng, phát triển các trung tâm hậu cần: công nghiệp chế
biến, các dịch vụ bảo quản, đóng gói, vận chuyển, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ
tầng đồng bộ về kho tàng, bến bãi, giao thông, đặc biệt là giao thông đường thủy nội
địa và giao thông biển.
Công tác quản lý nước trong vùng phát triển theo hướng đa mục tiêu, hạn chế
dùng nước ngầm, xử lý ô nhiễm nước mặt, hạn chế hóa chất NN, xử lý cấp nước ngọt
cho các vùng ven biển, tăng cường hệ thống dự báo, thông tin và liên kết liên tỉnh
trong điều tiết lũ, điều tiết mặn/ngọt thuận theo tự nhiên. Các giải pháp công trình cần
phải nghiên cứu cơ sở khoa học chặt chẽ.
5. Một số đề xuất giải pháp:
223
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
- Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch vùng ĐBSCL gồm quy hoạch phát
triển các ngành hàng chiến lược; quy hoạch vùng chuyên canh và các cụm
ngành đi kèm; quy hoạch trung tâm chế biến, hậu cần và vận chuyển của vùng;
quy hoạch cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, năng lượng phục vụ cho nông
nghiệp. Có chế tài mạnh để thực hiện nghiêm quy hoạch.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp trong đó đẩy mạnh
cơ chế hợp tác công tư để giải quyết điểm nghẽn chính là giao thông, đặc biệt là
giao thông thủy nội địa và giao thông đường biển; nâng cấp hệ thống điện và hệ
thống cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân ven biển BĐCM,
ven biển phía Đông.
- Đổi mới tổ chức sản xuất, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị phù hợp với
từng ngành hàng, trong đó tổ chức nông dân thành các HTX kiểu mới liên kết
với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra vẫn là hướng đi chính. Hình thành lực
lượng chuyên trách gồm các chuyên gia và cán bộ địa phương hỗ trợ việc thành
lập HTX tại các địa phương có tiềm năng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ HTX:
thông tin, đào tạo, tư vấn quản lý, thủ tục thành lập, Hình thành quỹ bảo lãnh
tín dụng cho các HTX vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển. Đồng thời, xây dựng
các chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất giỏi.
- Đổi mới tổ chức thể chế: Xem xét việc thành lập một tổ chức điều phối vùng,
xây dựng các bộ nguyên tắc ứng xử cấp vùng trong phát triển nông nghiệp. Thành lập
các Ban điều phối ngành hàng với sự tham gia của các bên liên quan, cả công và tư.
Chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của nhà nước cho các Ban điều phối.
Thúc đẩy cơ chế đối tác công – tư linh hoạt.
- Tăng cường quản lý tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường, đặc biệt là
quản lý nước. Hạn chế tối đa sử dụng nước ngầm để xử lý sụt lún đồng bằng, song
song với việc xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt và cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt,
nhất là cho các vùng ven biển. Bảo vệ và phát triển các sinh kế từ rừng trong đó phát
huy vai trò của cộng đồng. Nghiên cứu các giải pháp vật liệu xây dựng cho đồng
bằng để hạn chế khai thác cát gây sạt lở bờ sông.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại. Xây dựng
các chương trình nghiên cứu đánh giá, dự báo phân tích thị trường trong nước và
quốc tế, từng bước giao cho các Ban điều phối ngành hàng đảm nhiệm. Hình thành
các tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về xúc tiến thương mại. Thúc đẩy hợp tác
công – tư để xây dựng và phát triển được 10 thương hiệu nông lâm thủy sản danh
tiếng trên toàn cầu; xây dựng hệ thống truy nguyên nguồn gốc xuất xứ, phân tích và
cảnh báo rủi ro ít nhất đối với chuỗi giá trị tôm, cá tra, trái cây, vịt và lúa gạo. Xây
dựng các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại hỗ trợ phân phối sản phẩm, hình
thành kênh tiêu thụ bền vững cho các hàng nông sản.
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, ưu
tiên cho các nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong các ngành công nghệ mũi nhọn:
phục tráng, tuyển chọn, lai tạo, nhập nội cải tiến hệ thống giống chất lượng cao, thích
nghi tốt; công thức thức ăn phù hợp; kỹ thuật canh tác bền vững. Phải quyết liệt đẩy
mạnh đổi mới công tác quản lý KHCH, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho
các đơn vị nghiên cứu, xã hội hóa các hoạt động khoa học công nghệ nông nghiệp;
phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp; đưa
224
nông dân, doanh nghiệp tham gia đặt hàng, đánh giá, giám sát. Theo đó, phải đổi mới
đồng bộ công tác quản lý tài chính, sản phẩm, con người trong hoạt động KHCN.
- Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ thông quan tăng đầu tư cho giáo dục và thu
hút nhân tài, trí thức trẻ về công tác tại địa bàn, đặc biệt là làm việc cho các HTX và
doanh nghiệp. Thu hút chuyên gia, trí thức từ các Viện nghiên cứu và Trường đại học
hỗ trợ các địa phương. Tổ chức lại hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp, cấp bằng cho
lao động nông nghiệp; xây dựng chương trình khởi nghiệp kinh doanh nông nghiệp.
Hỗ trợ kinh phí khuyến nông cho hội nông dân và các hiệp hội sản xuất để dạy nghề,
tiếp thu KHCN, tiếp cận thông tin. Đồng thời, phát triển chương trình đào tạo nghề và
tổ chức thị trường để rút lao động ra khỏi nông thôn theo từng nhóm đối tượng với sự
tham gia của doanh nghiệp.
- Tiếp tục rà soát để hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật và cơ chế chính sách,
xem xét cho thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù cho vùng ĐBSCL, đặc biệt về
chính sách đất đai (cho thuê, góp vốn, hoán đổi đất,); chính sách thu hút đầu tư;
chính sách thuế, phí; chính sách tín dụng, trong đó đẩy mạnh tín dụng cho vay theo
chuỗi giá trị nông nghiệp, phát triển đồng bộ các sản phẩm dịch vụ tài chính mới
nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng với quy mô lớn và dài hạn hơn cho các bên liên
quan; chính sách quản lý nguyên liệu đầu vào nông sản; tiếp tục triển khai các
chương trình/mô hình bảo hiểm nông nghiệp đối với các nông sản chủ lực, từng bước
gắn bảo hiểm và tín dụng theo chuỗi; chính sách hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị nông
nghiệp.
- Hình thành cơ chế liên kết vùng hiệu quả, đẩy nhanh các Đề án liên kết
vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giá Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau, Cửa sông ven
biển phía Đông. Bên cạnh đó, có thể liên kết 2/3 tỉnh theo các vấn đề quan tâm
chung. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin trực quan, công nghệ cao hỗ
trợ ra quyết định trong các hoạt động liên vùng. /.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GSO (2018), Niên giám thống kê 13 tỉnh ĐBSCL từ 2005-2016
2. Bộ TNMT (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt
Nam
3. ICEM và A.Smajgl (2015). Responding to rising sea levels in the Mê Kông
Delta
4. ICEM (2018), Summary report of environmental conditions, challenges and
strategic options
5. P S J Minderhoud, et al (2017), Impacts of 25 years of groundwater
extraction on subsidence in the Mekong delta, Vietnam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_2389_2207233.pdf