Tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường Mầm non - Bùi Thị Lâm: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0161
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 157-162
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Khám phá khoa học là một hoạt động đầy thú vị đối với trẻ khiếm thính ở trường
mầm non và cũng là hoạt động học ngôn ngữ của trẻ. Bài viết trình bày những cách thức
hỗ trợ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa học
ở trường mầm non gồm: giới thiệu cho trẻ từ ngữ sử dụng trong hoạt động khám phá khoa
học; lôi cuốn trẻ khiếm thính nói chuyện trong hoạt động khám phá; sử dụng sách khoa
học để củng cố, mở rộng ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động khám phá.
Bài báo đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở
tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp p...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường Mầm non - Bùi Thị Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0161
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 157-162
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Khám phá khoa học là một hoạt động đầy thú vị đối với trẻ khiếm thính ở trường
mầm non và cũng là hoạt động học ngôn ngữ của trẻ. Bài viết trình bày những cách thức
hỗ trợ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa học
ở trường mầm non gồm: giới thiệu cho trẻ từ ngữ sử dụng trong hoạt động khám phá khoa
học; lôi cuốn trẻ khiếm thính nói chuyện trong hoạt động khám phá; sử dụng sách khoa
học để củng cố, mở rộng ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động khám phá.
Bài báo đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở
tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của
học sinh tiểu học.
Từ khóa: Khám phá khoa học, phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trường mầm non.
1. Mở đầu
Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính
ở trường mầm non. Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua
các hoạt động khác nhau ở trường mầm non luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về giáo dục trẻ khiếm thính.
Nghiên cứu về đặc điểm hoạt động khám phá khoa học ở trẻ khiếm thính đã được các tác
giả Bybee, R.W, Hendricks, P.A [1], Lindsey Jones [5], Sungmin ML and Okja Kim [11] quan tâm
nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng khám phá khoa học là một hoạt động đầy thú vị đối
với trẻ khiếm thính ở trường mầm non. Hoạt động này hình thành ở trẻ sự thích thú, đam mê khám
phá, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ. Thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ
giúp trẻ khiếm thính phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái
quát và những đam mê tìm hiểu khoa học. Bên cạnh đó, hoạt động khám phá khoa học cũng là
hoạt động học ngôn ngữ ở trẻ khiếm thính. Thật thú vị là, hoạt động khám phá khoa học phù hợp
với cách học tập thông qua thị giác và các hoạt động thực hành - hai nhân tố phù hợp với các nhu
cầu học tập của nhiều trẻ khiếm thính [1, 5].
Giá trị của những hoạt động khám phá khoa học là học tập xảy ra trong quá trình chơi, có
sự gắn bó chặt chẽ giữa trải nghiệm và ngôn ngữ [8, 10]. Giáo viên có thể hỗ trợ phát triển ngôn
Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày nhận đăng: 21/9/2017
Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt75@yahoo.com
157
Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc
ngữ cho trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa học bằng cách khuyến khích trẻ sử dụng
từ vựng liên quan đến những sự vật, hiện tượng trẻ đang quan tâm, nói lại ý tưởng của người khác
và hiểu được kết luận từ những quan sát cụ thể.
Lợi ích của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em nói
chung, trẻ khiếm thính nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập [1, 2, 8, 10]..., song tổ chức các hoạt
động khám phá khoa học như thế nào để hỗ trợ quá trình học ngôn ngữ của trẻ khiếm thính thì
chưa được quan tâm nghiên cứu xứng đáng với vị trí của nó. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã
được công bố, bài viết này sẽ tìm hiểu và đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm
thính thông qua hoạt động khám phá khoa học nhằm chỉ dẫn cho giáo viên tổ chức tốt hơn hoạt
động khám phá khoa học và đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mối quan hệ giữa hoạt động khám phá khoa học và ngôn ngữ
Các nhà nghiên cứu về giáo dục mầm non đều nhận định rằng hoạt động khám phá khoa
học và phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau [3, 9, 12]. Quá trình tiếp thu ngôn
ngữ về cơ bản là giống với quá trình tiếp thu các thông tin khoa học: cả hai cùng cần phải tìm kiếm
những đặc điểm về những khía cạnh khác nhau của thông tin và thông báo cho người khác biết khi
phát triển ý tưởng. Khi ngôn ngữ nói được sử dụng trong những tình huống cụ thể để tìm ra những
mối liên hệ, nó hỗ trợ việc học khoa học đối với cả người nói và người nghe [11].
Một sự tương đồng nữa giữa ngôn ngữ và khoa học là khi trẻ học sử dụng từ mới thì bản
thân từ vựng cũng trở thành công cụ để học khoa học trong tương lai [1]. Khi trẻ nói lại quan sát
của mình, trẻ đã sử dụng những từ như là công cụ để diễn tả những hình ảnh thị giác về các đồ vật
gần gũi. Chẳng hạn, một trẻ chơi trên sân gọi các bạn lại để nói rằng: “Hãy đến xem dấu giầy của
bạn A”. Trẻ tham gia vào thảo luận về dấu giầy đều hiểu được ý nghĩa của câu nói. Từ vựng là một
phương tiện để giúp trẻ tạo ra những so sánh mà không cần phải có ngay dấu giầy và đế giầy cùng
lúc trước mắt trẻ.
Các hoạt động khám phá khoa học không thể thiếu được những trao đổi, thảo luận giữa trẻ
với giáo viên và giữa các trẻ với nhau. Vì vậy, đây là môi trường tốt cho trẻ lắng nghe, hiểu, diễn
đạt bằng các từ ngữ trong tình huống thực và có ý nghĩa.
2.2. Những thách thức đối với trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa
học
Sự hạn chế những trải nghiệm học tập thực tế [1, 5]. Trẻ em hình thành các khái niệm khoa
học thông qua các hoạt động khám phá, trải nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản. Trẻ càng có kinh
nghiệm, kiến thức, hiểu biết phong phú, thì chúng càng hiểu nhiều hơn trong các hoạt động khám
phá. Tất cả trẻ em đều tiếp thu những kinh nghiệm bằng việc đi nhiều nơi với cha mẹ và những
người khác và nói chuyện về những thứ đó. Trẻ khiếm thính có thể cũng đi đến những địa điểm
giống như mọi trẻ em khác nhưng những kinh nghiệm mà trẻ khiếm thính nhận được từ những
chuyến đi này có thể lại rất khác bởi trẻ không có được khả năng giao tiếp một cách hiệu quả với
những người xung quanh. Mặt khác, một số cha mẹ muốn che giấu khuyết tật của con mình mà
hạn chế các cơ hội tiếp xúc thực tiễn và tham gia vào các hoạt động xã hội của trẻ khiếm thính.
Điều này, làm hạn chế đáng kể các cơ hội học ngẫu nhiên của trẻ khiếm thính.
Trẻ khiếm thính cần có vốn từ vựng để tiếp thu những khái niệm khoa học. Chúng ta sử
dụng ngôn ngữ để tiếp thu những kinh nghiệm. Ngôn ngữ cho phép chúng ta chia sẻ ý nghĩ, đặt
158
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
câu hỏi, bày tỏ ý tưởng và tham gia tranh luận cùng người khác. Càng biết nhiều về ngôn ngữ và
vốn từ vựng càng rộng thì trẻ càng linh hoạt và càng có nhiều khả năng để tạo lập và tái tạo các
nội dung học tập [2], [6]. Nói một cách khác, ngôn ngữ tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình học
tập của trẻ.
Chẳng hạn, khi trẻ khiếm thính khám phá về loài bướm, trẻ sẽ học về tên gọi các giai đoạn
phát triển của bướm như trứng, sâu, kén, các từ mô tả đặc điểm như sặc sỡ, to, nhỏ... Học những từ
vựng này và những khái niệm có liên quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc học và đánh giá
về khoa học của trẻ. Giáo viên không thể vì mức độ ngôn ngữ thấp của trẻ khiếm thính mà không
dạy cho trẻ những thuật ngữ khoa học cần thiết.
Trẻ khiếm thính cần có các cơ hội để trao đổi, nói chuyện về những vấn đề có liên quan
đến khoa học với những người khác. Các hoạt động khám phá khoa học không thể thiếu các cuộc
trò chuyện, trao đổi kĩ lưỡng về một vấn đề gì đó mà trẻ quan tâm ở một thời điểm thích hợp [4,
8]. Các cuộc trao đổi, tương tác với người lớn và với bạn cùng lứa tuổi là rất quan trọng đối với
việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội của trẻ khiếm thính. Trong suốt quá trình tham gia vào
các hoạt động khám phá khoa học, trẻ nên được khuyến khích phát biểu để giúp các em có thể tạo
lập, xây dựng suy nghĩ về một khái niệm khoa học nào đó. Trẻ em nghe được bình thường thực
hiện hoạt động này khá tự nhiên, một phần do trẻ có khả năng nghe nên trẻ vừa có thể nói chuyện
với người khác khi quan sát sự vật. Còn đối với trẻ khiếm thính thì tương tác bằng mắt là rất quan
trọng, do vậy trẻ khiếm thính thường phải dành thời gian cho việc nói chuyện và quan sát hoặc làm
thí nghiệm.
Song song với nhu cầu nói chuyện về khoa học khi đang khám phá, quan sát là nhu cầu để
kích thích trí tuệ và khuyến khích suy nghĩ của trẻ về một vấn đề cụ thể. Việc tạo ra các cơ hội để
nói chuyện sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ, và đến lượt nó, vốn từ này sẽ giúp mở rộng các cơ hội nói
chuyện về khoa học của trẻ khiếm thính.
2.3. Vài nét thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt
động khám phá khoa học ở trường mầm non
Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá
khoa học được tiến hành trên 24 giáo viên và 10 trẻ mẫu giáo khiếm thính tại trường phổ thông cơ
sở Xã Đàn và trường mầm non Lâm Nhi, thành phố Hà Nội.
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, ngôn ngữ của trẻ khiếm thính còn nhiều hạn chế. Cụ
thể, vốn từ cơ bản của trẻ rất ít về cả số lượng từ trẻ chỉ hiểu và số lượng từ trẻ hiểu và nói được.
Số lượng từ trẻ chỉ hiểu dao động từ 37 – 49 từ; số lượng từ trẻ hiểu và nói được dao động từ 23-
34 từ. Phần lớn trẻ hiểu và nói được các từ về đơn giản về các sự vật như chó, mèo, gà, cá, màu
cam, màu xanh, màu đen,... Về khả năng phát âm, phần lớn các từ trẻ phát âm chưa đúng, chỉ hiểu
được trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Lỗi phát âm thường gặp nhất ở trẻ khiếm thính làm cho
người giao tiếp khó hiểu là các phát âm của trẻ thường bị mất hoặc sai phụ âm đầu. Ví dụ như bé
N.Đ.T nói thường mất phụ âm đầu như: “màu xanh” thành “àu anh”, “chào cô” thành “ào ô”,. . .
hoặc bé P.V.H thì sai phụ âm đầu như: “bố Thi” thành “bố si”, “gấu bông” thành “gấu nhông”. . .
Về khả năng hiểu nghĩa từ, trẻ khiếm thính gặp khó khăn và lúng túng khi hiểu từ và thường phải
gắn từ vào các tình huống cụ thể. Về khả năng sử dụng đúng từ đã học vào trong lời nói, trong
100 câu nói của trẻ được ghi chép lại thì số lượng từ được sử dụng phù hợp với bối cảnh chỉ chiếm
61,5%. Trẻ hay nhầm lẫn các từ, đặc biệt là tính từ như nhầm giữa “dài” và “xa”...
Kết quả khảo sát thực trạng biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua
hoạt động khám phá khoa học cho thấy, các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của
159
Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính qua hoạt động khám phá khoa học. Biện pháp được
giáo viên sử dụng nhiều nhất là sử dụng các trò chơi thí nghiệm đơn giản trong quá trình tổ chức
hoạt động khám phá khoa học (chiếm 37,5%); sử dụng đồ dùng trực quan để khuyến khích trẻ trò
chuyện, trao đổi (chiếm 33,3%). Các biện pháp khác được đề cập đến song tỉ lệ sử dụng rất ít như
kết hợp trò chơi, bài hát trong hoạt động khám phá khoa học vào các giờ chơi; viết từ cùng với
tranh ảnh của chủ đề khám phá... Giáo viên cũng gặp một số khó khăn khi phát triển ngôn ngữ cho
trẻ khiếm thính qua hoạt động khám phá khoa học như thiếu kĩ năng, thiếu biện pháp phù hợp để
tổ chức hoạt động khám phá khoa học, thiếu tài liệu hướng dẫn cụ thể. Điều này đòi hỏi cần nghiên
cứu, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp cụ thể giúp giáo viên tổ chức hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ tốt hơn và tận dụng hoạt động này để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính.
2.4. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính qua hoạt động khám
phá khoa học ở trường mầm non
Bản thân hoạt động khám phá khoa học có thể thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ khiếm
thính, tuy nhiên, để phát huy hết lợi ích của hoạt động này, giáo viên cần chú ý hỗ trợ cho trẻ
khiếm thính trong suốt quá trình trình tổ chức hoạt động khám phá. Sau đây là một số biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non.
• Giới thiệu cho trẻ khiếm thính từ ngữ sử dụng trong hoạt động khám phá khoa học.
Do những hạn chế về vốn từ mà trẻ khiếm thính có thể gặp nhiều từ mới hơn trong các hoạt
động khám phá. Trước khi tổ chức hoạt động khám phá, giáo viên nên xây dựng bảng từ vựng có
liên quan đến chủ đề của các hoạt động khám phá và giới thiệu cho trẻ. Bảng từ này là những từ
vựng cơ bản do giáo viên đưa ra phù hợp với khả năng của trẻ. Các từ này nên là những từ chính
trong hoạt động khám phá khoa học của chủ đề và cũng là những từ mà trẻ có thể có cơ hội sử
dụng trong quá trình khám phá cũng như các hoạt động củng cố sau đó.
Giáo viên hãy dự đoán những từ mà trẻ khiếm thính có thể hiểu. Nếu đó là những từ quan
trọng đối với hoạt động thì hãy liệt kê chúng vào bảng từ vựng. Nếu trẻ sử dụng các kí hiệu, thì hãy
rà soát lại bảng từ và đánh một dấu vào bên cạnh những từ giáo viên biết kí hiệu. Đối với những
từ giáo viên không biết thì hãy dùng sách tham khảo để tra cứu hoặc gặp ai đó để yêu cầu giúp đỡ
nếu có quá nhiều từ giáo viên không biết kí hiệu.
Có rất nhiều cách để giới thiệu từ vựng cho trẻ khiếm thính, một cách phổ biến là bảng từ
gồm cả từ và hình ảnh và được treo trong lớp học hoặc góc hoạt động trong suốt thời gian thực
hiện chủ đề. Bảng từ được xem như là nguồn chất liệu để định hướng cho trẻ học về các nội dung
khác nhau liên quan đến chủ đề/hoạt động khám phá.
Giáo viên cũng cần suy nghĩ xem sẽ sử dụng những từ này vào các hoạt động của trẻ như
thế nào. Giáo viên cũng cần chú ý rằng làm quen với từ mới là một hoạt động cần nhiều công sức,
sự tập trung đối với một số trẻ khiếm thính và có thể là không có hiệu quả nếu không có sự củng
cố thông qua các hoạt động khác. Vì vậy, giáo viên cũng hãy nghĩ về cách làm thế nào để trẻ có
thể sử dụng ngẫu nhiên các từ này trong suốt các hoạt động trong ngày. Việc sử dụng lặp đi lặp lại
một từ trong những ngữ cảnh khác nhau là rất quan trọng và hoạt động này nên được lập kế hoạch.
Hãy nghĩ đến điều này bằng cách kết nối các hoạt động khám phá khoa học với các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày như ăn uống, dạo chơi, trò chơi, kể chuyện...
Nếu giáo viên thường xuyên thực hiện các hoạt động này thì dần dần nó sẽ trở thành thói
quen, và giúp trẻ khiếm thính tiếp thu từ mới nhanh hơn.
• Lôi cuốn trẻ khiếm thính nói chuyện trong hoạt động khám phá khoa học
Tất cả trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng đều có tính tò mò, và hoạt động khám
160
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
phá khoa học là hoạt động thúc đẩy điều này ở trẻ. Một phần trong quá trình này bao gồm việc
trình bày cho trẻ các từ ngữ khoa học như đã được đề cập đến ở phần trên. Một phần nữa là giúp
trẻ phát triển tính tò mò qua những câu hỏi. Và từ những câu hỏi này, hãy giúp trẻ phát triển nhận
thức về cách trả lời những câu hỏi đó theo cách mà người khác có thể hiểu được. Để thực hiện được
các hoạt động này thì giáo viên nên làm mẫu các câu hỏi được hỏi và được trả lời như thế nào.
Hãy phát triển một bảng các câu hỏi cho các phần khác nhau trong các hoạt động khám phá
khoa học, hãy cân nhắc những câu hỏi nào giáo viên có thể hỏi khi chuẩn bị cho hoạt động (như
giới thiệu hoạt động, vật liệu); để rút ra những kinh nghiệm sau khi quan sát, trao đổi; để làm thoả
mãn tính tò mò vốn có của trẻ như “tại sao lại vậy?”,...
Bên cạnh đặt câu hỏi thì giáo viên cũng đóng vai trò của một nhà khoa học và trả lời các
câu hỏi của trẻ khiếm thính có liên quan đến hoạt động khám phá. Cách này cho phép giáo viên
cung cấp mẫu ngôn ngữ liên quan đến việc trả lời các câu hỏi.
Nói chuyện về khoa học nên được khuyến khích trong suốt quá trình thực hiện hoạt động
khám phá bởi vì nó giúp trẻ cấu trúc suy nghĩ của chúng về một khái niệm khoa học. Trong quá
trình tiến hành một hoạt động khám phá, giáo viên có thể yêu cầu trẻ khiếm thính miêu tả những
việc chúng đang làm hoặc đang quan sát song song với việc giúp chúng gắn các tranh vẽ và các kí
hiệu với những miêu tả đó. Giáo viên cũng có thể yêu cầu trẻ khiếm thính lần lượt thực hiện một
hoạt động hoặc thí nghiệm khi một trẻ khác miêu tả lại những gì đang xảy ra. Mục đích của hoạt
động này là lôi cuốn trẻ thường xuyên nói chuyện về khoa học.
Tăng cường quan sát và suy nghĩ cũng là cách để khuyến khích trẻ khiếm thính nói về khoa
học. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên cần tạo ra tình huống bằng cách: Hỏi câu hỏi mở và
chấp nhận những câu trả lời khác nhau; khuyến khích trẻ nói lại những ý tưởng một cách cụ thể,
rõ ràng; hỏi lại trẻ những kết luận về những gì trẻ quan sát thấy; hỗ trợ trẻ khi diễn đạt ý nghĩ của
mình.
• Sử dụng sách khoa học để củng cố, mở rộng ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động
khám phá
Phần lớn các lớp học mầm non đều có góc thư viện, góc này cần có sách liên quan đến chủ
đề khoa học trẻ đang được khám phá. Giáo viên có thể biến góc này thành một nơi mà trẻ khiếm
thính muốn đến bằng cách cho phép trẻ được tham gia vào quá trình sắp xếp và phát triển góc. Góc
thư viện nên có các bức tranh về chủ đề khám phá khoa học, các truyện khoa học có tranh vẽ, ít
chữ, phù hợp với chủ đề để trẻ xem và cùng nhau trò chuyện.
Bên cạnh các sách khoa học có sẵn, góc thư viện cũng cần được phát triển thêm bằng những
cuốn sách được trẻ tự làm theo chủ đề. Nội dung quyển sách dựa vào một hoạt động, một kinh
nghiệm hay từ thực tế mà trẻ đã quan sát, khám phá trong chủ đề. Phần minh hoạ có thể dùng một
loại tranh ảnh do các em vẽ. Phần lời cần đơn giản và liên hệ trực tiếp với phần minh hoạ. Viết
phần lời cho các em rất quan trọng vì nó cung cấp hình thức viết mẫu cũng như củng cố lại từ mới.
Giáo viên vừa viết câu vừa nói từ, thu hút sự chú ý của các em tập trung vào các từ, các con chữ,
âm thanh và cấu trúc câu. Quá trình làm ra quyển sách cùng trẻ cũng quan trọng như khi hoàn tất
quyển sách. Sách về hoạt động khám phá khoa học có thể được sử dụng để khuyến khích trẻ củng
cố lại các khái niệm, hình ảnh, ngôn ngữ về hoạt động khám phá.
3. Kết luận
Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng trong học tập, song nó cũng được phát triển, mở
rộng thông qua quá trình học tập, khám phá của trẻ khiếm thính. Sự phát triển ngôn ngữ và nhận
thức luôn song hành cùng nhau. Việc lồng ghép các mục tiêu phát triển ngôn ngữ vào các hoạt
161
Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc
động khám phá khoa học của trẻ khiếm thính ở trường mầm non là cần thiết để giúp trẻ học ngôn
ngữ một cách tự nhiên, trong accs tình huống thực và có ý nghĩa. Bài viết này đề cập đến các biện
pháp khác nhau mà giáo viên có thể áp dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính khi tổ
chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ ở trường mầm non. Chắc chắn khi giáo viên tạo ra môi
trường giàu có với những cơ hội trò chuyện trong hoạt động khám phá khoa học như chơi với nước,
nghệ thuật, trò chơi ngoài trời, xây dựng... thì trẻ khiếm thính sẽ có nhiều cơ hội để học và sử dụng
ngôn ngữ một cách phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bybee, R.W and Hendricks, P.A, 2000. Teaching science concepts to preschool deaf children
to aid language development. Education Science Journal, 5, pp. 135- 144.
[2] Jenny AitKen et al., 2012. A Sense of wonder: Science in Early Childhood Education. Teaching
Solutions.
[3] Hồ Lam Hồng, 2011. Trẻ mầm non khám phá khoa học. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[4] Karen Kearns, 2010. Birth to big School, Pearson Publisher. Australia.
[5] Lindsey Jones, 2014. Developing Deaf Children’s Conceptual Understanding and Scientific
Argumentation Skills: A Literature Review. Deafness & Education International Journal, 16,
pp. 146-160.
[6] Mayberry R.I, 2002. Cognitive development in deaf children: The interface of language and
perception in neuropsychology. Elsevier Science, 8(2), pp.198- 2011.
[7] Maria Hamling and Debora B.Wisneski, 2012. Supporting the scientific thinking and inquiry
of toddlers and preschoolers through play. Young Children Jounal, 5, pp. 82-88.
[8] McLean, J.K., & McLean, L.S., 1999. How children learn language. London: Singular
Publishing.
[9] Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga, 2013. Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm
non. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[10] Shayne B.Piasta, Christina Yaeger Pelatti and Heather Lynnine Miller, 2014. Mathematics
and science learning opportunities in preschool classrooms. Jounal of Early Education
Development, 25(4), pp. 445-468.
[11] Sungmin ML and Okja Kim, 2014. An approach to teach science to students with limited
language proficiency: in the case of students with hearing impairment. International Journal of
Science and Mathematics Education, 12(6), pp.1393-1406.
[12] Ying Guo, Shayne B.Piasta, Ryan P.Bowles, 2015. Exploring preschool children’s science
content knowledge. Jounal of Early Education Development, 26(1), pp.125-146.
ABSTRACT
Developing language for children with hearing impairment
through science experiment activities in preschool
Bui Thi Lam and Bui Anh Ngoc
Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education
Science experiment is an exciting activity for preschoolers with hearing impairments and
as well as their language development activities. This article presents the way to support language
development for prechoolers with hearing impairments in science activities include: introducing
children to language of science activities; engaging children in science talk; using science books
to expand the language-related to science activities.
Keywords: Science expriment, children with hearing impairments, language development,
preschool.
162
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4936_btlam_bangoc_8727_2127493.pdf