Phát triển năng lực viết văn thuyết minh của học sinh Trung học Cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm - Lê Thị Minh Nguyệt

Tài liệu Phát triển năng lực viết văn thuyết minh của học sinh Trung học Cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm - Lê Thị Minh Nguyệt: 20 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0145 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 20-27 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT VĂN THUYẾT MINH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Lê Thị Minh Nguyệt và Đỗ Thu Hà Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Để tạo lập văn bản thuyết minh, yêu cầu đầu tiên và có tính chất quyết định là người viết phải có tri thức về đối tượng thuyết minh. Vì vậy, giáo viên nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho học sinh huy động tối đa vốn kinh nghiệm của mình; quan sát, suy ngẫm, tìm hiểu thấu đáo về đối tượng thuyết minh. Ngoài ra, HS cũng cần được trải nghiệm tìm kiếm, khai thác, nghiên cứu các nguồn tư liệu tin cậy để có được chất liệu cho bài văn. Từ đó, năng lực viết văn thuyết minh của học sinh trong nhà trường phổ thông mới được phát triển.. Từ khóa: ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực viết văn thuyết minh của học sinh Trung học Cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm - Lê Thị Minh Nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0145 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 20-27 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT VĂN THUYẾT MINH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Lê Thị Minh Nguyệt và Đỗ Thu Hà Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Để tạo lập văn bản thuyết minh, yêu cầu đầu tiên và có tính chất quyết định là người viết phải có tri thức về đối tượng thuyết minh. Vì vậy, giáo viên nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho học sinh huy động tối đa vốn kinh nghiệm của mình; quan sát, suy ngẫm, tìm hiểu thấu đáo về đối tượng thuyết minh. Ngoài ra, HS cũng cần được trải nghiệm tìm kiếm, khai thác, nghiên cứu các nguồn tư liệu tin cậy để có được chất liệu cho bài văn. Từ đó, năng lực viết văn thuyết minh của học sinh trong nhà trường phổ thông mới được phát triển.. Từ khóa: Năng lực viết, văn thuyết minh, hoạt động trải nghiệm. 1. Mở đầu Theo Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn (2018), mục tiêu, nội dung chương trình Ngữ văn được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Vì thế, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi cho phù hợp: phát huy tính tích cực, dạy cho học sinh (HS) tự kiến tạo tri thức cho bản thân. Thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội. Có thể nói, không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh. Vì vậy, để phát triển năng lực viết văn thuyết minh cho học sinh THCS, giáo viên (GV) nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) để HS hiểu thấu đáo về đối tượng thuyết minh, có tư liệu để làm bài văn thuyết minh. Trên thế giới, theo hướng tiếp cận mới, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng dạy học tạo lập văn bản là một tiến trình tư duy phức tạp. Don Muray (1972) đã quan niệm dạy học viết là một tiến trình, chứ không phải là sản phẩm trong bài viết Teach writing as a process not product [10]. Quan điểm này cũng được thể hiện ở các nhà nghiên cứu khác như Nunan (1991), Stanley (1993), Hyland (2003) [Theo 7]. Trong một số sách giáo khoa của Hoa Kì, HS cũng được dạy viết theo các bước: trước khi viết, viết, biên tập, công bố. Hiện nay, ở Việt Nam, mới có rất ít các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực viết cho HS. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo (2017) trong bài Dạy học tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam [7] đã đề xuất việc dạy học viết cho HS ở Việt Nam theo quy trình các bước. Nguyễn Thị Xuân Mai (2017) đã nghiên cứu việc phát triển năng lực viết của HS tích hợp trong hoạt động dạy học đọc hiểu ở nhà trường phổ thông trong bài viết Phát triển năng lực viết văn nghị luận cho học sinh qua sử dụng một số hình thức ghi chép trong dạy đọc hiểu văn bản nghị luận [6]. Phan Thị Hồng Xuân (2017) ở bài nghiên cứu Ngày nhận bài: 19/5/2018. Ngày sửa bài: 19/6/2018. Ngày nhận đăng: 2/7/2018. Tác giả liên hệ: Lê Thị Minh Nguyệt. Địa chỉ e-mail: nguyetltm@hnue.edu.vn Phát triển năng lực viết văn thuyết minh của học sinh trung học cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm 21 Một hướng thiết kế bài học Ngữ văn trong sách giáo khoa nhằm phát triển năng lực viết của họcsinh trung học cơ sở [8] đã đưa ra cách thiết kế bài học tập làm văn tự sự theo một quy trình cụ thể. Về tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung trong giáo dục, có nhiều công trình đã nghiên cứu khá kĩ lưỡng ở cả phương diện lí thuyết lẫn thực hành dạy học. Tuy thế, nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông chỉ mới được bắt đầu. Cuốn giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông [5] có riêng một mô-đun về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn. Nhưng trong mô-đun này, tác giả Trần Hoài Phương mới chỉ đưa ra đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ lên lớp ở môn Ngữ văn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm trong dạy học và vị trí của tập làm văn thuyết minh ở chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Có thể nói tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm đã manh nha xuất hiện từ thời cổ đại, được phát triển thành lí thuyết bởi các nhà giáo dục trên thế giới và được nhiều nước coi như triết lý giáo dục của quốc gia. Có nhiều quan điểm khác nhau về HĐTN trong giáo dục nhưng các quan điểm đều gặp nhau ở chỗ: HĐTN là HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong một môi trường phù hợp, từ đó người học phát huy năng lực và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2017), HĐTN là một nội dung học tập mới, bắt buộc, được học độc lập từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, ở bài viết này, chúng tôi quan niệm HĐTN trong dạy học theo nghĩa rộng. HĐTN là hoạt động giáo dục mà HS được huy động vốn kinh nghiệm sẵn có, trực tiếp tham gia vào các hoạt động; từ đó kinh nghiệm được tích lũy dần thêm để chuyển hóa thành năng lực, phẩm chất. Ngoài các HĐTN được tổ chức trong các giờ ngoại khóa, HĐTN có thể được tổ chức gắn với liền đặc trưng của môn học và một nhóm bài học. Thuyết minh là một kiểu văn bản thông tin. Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay thì văn bản thông tin được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn các văn bản chúng ta đọc và viết trong cuộc sống và công việc là văn bản thông tin. Ở bậc THCS, ngoài các tiết viết và trả bài, tập làm văn thuyết minh được dạy học ở lớp 8, 9 với các bài học: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, Thuyết minh về thể loại văn học, Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, Thuyết minh về một phương pháp (cách làm), Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, Ôn tập về văn bản thuyết minh (lớp 8); Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (lớp 9). Như vậy, xét về nội dung bài học và số lượng tiết học, tập làm văn thuyết minh có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS. Mục đích của nhóm bài này là giúp HS hoàn thiện kiến thức về văn thuyết minh; biết cách viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các phương thức biểu đạt. Tuy nhiên, năng lực viết văn thuyết minh của HS hiện nay còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là HS chưa biết cách tìm kiếm, huy động tri thức về đối tượng thuyết minh, chưa được thực sự tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để tạo lập văn bản thuyết minh. 2.2. Tổ chức cho HS viết văn thuyết minh qua các hoạt động trải nghiệm 2.2.1. Hướng dẫn HS tìm nguồn tham khảo cho bài văn thuyết minh bằng kĩ thuật KWS Văn thuyết minh có mục đích cung cấp những thông tin xác thực về sự vật, hiện tượng, giúp người đọc, người nghe nắm được đặc trưng, bản chất, cấu tạo, tác dụng của sự vật. Vì thế, để tạo lập được văn bản thuyết minh, cần phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn tư liệu tin cậy để có được tri thức về đối tượng được thuyết minh. Ví dụ, với loại bài thuyết minh một danh lam thắng cảnh, HS phải có tri thức lịch sử, địa lí, văn hóa về danh lam thắng cảnh đó. Những hiểu biết này đôi khi không thể quan sát trực tiếp được mà chỉ có thể tích lũy bằng học tập, Lê Thị Minh Nguyệt và Đỗ Thu Hà 22 nghiên cứu, đọc tài liệu. Vì vậy, khi dạy HS viết văn thuyết minh, GV cũng cần hướng dẫn các em cách tra cứu, tìm tư liệu từ các nguồn tham khảo. Vào thời điểm HS đang bị rối bời vì sự tràn ngập thông tin, các em cần một chiến lược có hệ thống để khai thác, tổng hợp tài liệu. Lúc này, GV có thể tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm tìm tư liệu cho bài viết. Hoạt động trải nghiệm này có mục đích chính là kích hoạt những tri thức đã có, giúp HS huy động tối đa vốn kinh nghiệm của mình vào các hoạt động học tập. KWS là một kĩ thuật dạy học giúp HS kết nối những thông tin đã có và cần có để tạo lập văn bản. Kĩ thuật dạy học KWS là một biến thể của kĩ thuật KWL. KWL do tác giả Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một kĩ thuật tổ chức dạy học đọc hiểu. HS bắt đầu học bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi vào cột K (What I know) của biểu đồ. Sau đó, HS nêu các câu hỏi và những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này vào cột W (What I want to know) của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột L (What I learned). So với KWL, kĩ thuật KWS có điểm khác biệt ở cột S (Possible sources - các nguồn có thể tìm kiếm). KWS là một chiến lược hữu ích mà học sinh có thể sử dụng để tổ chức thông tin trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. Bài văn thuyết minh muốn thuyết phục cần có các dẫn chứng cụ thể. Dẫn chứng có thể là: số liệu, lời trích dẫn, ví dụ GV nên hướng dẫn HS sử dụng một vài nguồn tham khảo tin cậy để tìm dẫn chứng cho bài viết: - Sử dụng một vài trang web nhưng phải chắc chắn là những trang web tin cậy như trang web của các trường đại học, các tờ báo và tạp chí uy tín hoặc tài liệu tham khảo khác trên mạng. - Tìm kiếm sách, báo, tạp chí và từ điển để tìm số liệu và các ví dụ. - Liên hệ với các chuyên gia để phỏng vấn, xin tài liệu và góp ý Ví dụ: Trong dạy học bài “Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh” (Ngữ văn 8, tập 2) cho HS Hà Nội, GV có thể sử dụng kĩ thuật KWS trong phần khởi động của bài học: - GV dẫn dắt: Trên khắp dải đất hình chữ S, ta đều bắt gặp những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Là người Hà Nội, chắc hẳn trong các em, ai cũng biết và tự hào về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ở ngay trung tâm thành phố. Đây không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô mà còn là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Các em hãy làm việc theo cặp để hoàn thành phiếu học tập KWS. Ở cột thứ nhất, các em hãy điền những điều em đã biết về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Ở cột thứ 2, em hãy viết lại những điều theo em cần tìm hiểu thêm về nơi này. Ở cột thứ 3, hãy dự đoán về những nguồn tư liệu em sẽ đọc thêm hay nghiên cứu để viết được một bài văn về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Phiếu học tập KWS Họ và tên: Chủ đề: Thuyết minh về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn K (Những điều tôi đã biết) W (Những điều tôi cần tìm hiểu thêm) S (Nguồn tư liệu cần tìm hiểu) Sau khi HS đã hoàn thành phiếu học tập, GV sẽ tổ chức cho HS thảo luận về văn bản thuyết minh “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” trong sách giáo khoa. Phát triển năng lực viết văn thuyết minh của học sinh trung học cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm 23 Kĩ thuật KWS cũng có thể được vận dụng trong hoạt động thực hành, luyện tập của bài học. Trong dạy học bài “Luyện nói - Thuyết minh về một thứ đồ dùng” (Ngữ văn 8, tập 1), GV tổ chức cho HS chuẩn bị bài, tìm nguồn tài liệu tham khảo bằng kĩ thuật KWS. Sau đây là một phiếu học tập sử dụng kĩ thuật KWS đã hoàn thành của HS: Phiếu học tập KWS Họ và tên:Lớp: Chủ đề: Thuyết minh về một nhạc cụ: đàn bầu K (Những điều tôi đã biết) W (Những điều tôi cần tìm hiểu thêm) S (Nguồn tư liệu có thể tìm hiểu) - Tên gọi khác: độc huyền cầm. - Nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam. - Cấu tạo: thân đàn và một sợi dây. - Thường dùng đệm cho người hát xẩm. - Đàn bầu xuất hiện từ khi nào? - Cấu tạo chi tiết của đàn bầu (thân đàn, vòi đàn, bầu đàn, que gẩy đàn) - Sự phát triển của đàn bầu trong đời sống âm nhạc dân tộc. -Từ điển bách khoa Việt Nam. -Trang web: - Trang web của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: - Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đàn bầu và vai trò của nó trong nền văn hóa Việt Nam (Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam). - Hỏi, phỏng vấn các chuyên gia âm nhạc truyền thống. 2.2.2. Hướng dẫn HS tìm tư liệu cho bài văn thuyết minh bằng hoạt động tham quan, dã ngoại Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính công vụ, văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Đặc trưng của văn bản thuyết minh là chứa đựng tri thức của các lĩnh vực khác nhau. Đã là tri thức thì người viết không thể hư cấu, tưởng tượng hay suy luận mà có được. Nói cách khác, không thể viết bài văn thuyết minh chỉ bằng tưởng tượng và suy luận. Vì vậy, để tạo lập văn bản thuyết minh, người học phải có cơ hội quan sát, học tập, tích lũy tri thức, điều tra, nghiên cứu về đối tượng thuyết minh. Vì thế, các hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại sẽ vô cùng hữu ích giúp HS có được tư liệu để viết bài văn thuyết minh. Tham quan, dã ngoại là một hình thức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS. Mục đích của tham quan, dã ngoại là tạo cơ hội cho HS được trực tiếp đi thăm, quan sát, tìm hiểu, học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc địa danh nổi tiếng ở nơi HS sinh sống hoặc những nơi khác để các em có được những kinh nghiệm từ thực tế; từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính mình. Tham quan, dã ngoại là nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn cũng như kĩ năng sống cần thiết cho HS. Trong dạy học Tập làm văn thuyết minh ở THCS, GV có thể tổ chức cho HS tham quan để các em có tư liệu cho bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một cách làm. Muốn viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy. Quan sát không đơn thuần là nhìn, xem mà còn phải phân tích để phát hiện ra đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Ví dụ, khi dạy học cho HS viết bài văn thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh ở Hà Nội, GV có thể tổ chức cho các em tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hoạt động này có mục đích: HS quan sát, nghiên cứu ghi chép để có hiểu biết về khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám; HS biết huy động các tư liệu có được nhờ quan sát, ghi chép để tạo lập văn bản thuyết minh; HS được tham gia các hoạt động tập thể, giải trí; Rèn cho HS các năng lực: giao tiếp, làm việc theo nhóm, tự quản, giải quyết vấn đề; Biết trân trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. GV có thể thiết kế phiếu học tập để định hướng sự quan sát và trọng tâm ghi chép của HS trong hoạt động tham quan. Ví dụ như sau: Lê Thị Minh Nguyệt và Đỗ Thu Hà 24 Phiếu học tập Họ và tên:Lớp: Câu 1: Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào thời gian nào? Ở đâu? Câu 2: Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng nhằm mục đích gì? Câu 3: Quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm những bộ phận nào? Câu 4: Văn Miếu thờ những ai? Câu 5: Khuê Văn Các có đặc điểm kiến trúc và ý nghĩa như thế nào? Câu 6: Ngày nay, những sự kiện nào thường được tổ chức ở Văn Miếu Quốc Tử Giám? . Câu 7: Vị trí của Văn Miếu Quốc Tử Giám trong đời sống văn hóa của dân tộc như thế nào? Câu 8: Cảm xúc, ấn tượng của em khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám như thế nào? . 2.2.3. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chức cho HS tạo lập văn bản thuyết minh Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án (DHDA- Project-based Learning). Tuy nhiên, các định nghĩa này đều cho rằng DHDA là một phương pháp hoặc hình thức dạy học, trong đó GV hướng dẫn HS giải quyết một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được. Hoạt động nhóm là hình thức làm việc cơ bản của phương pháp DHDA. DHDA có ưu điểm nổi bật khi kết nối bài học với những tình huống của thực tiễn đời sống, tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực tư duy và các kĩ năng mềm như giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo, sử dụng công nghệ thông tin DHDA thường được tổ chức theo các bước: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề; Xây dựng kế hoạch dự án; Thực hiện dự án; Giới thiệu sản phẩm dự án; Đánh giá và tổng kết dự án. DHDA tỏ ra phù hợp và hiệu quả trong dạy học nhóm bài tập làm văn thuyết minh. GV có thể xây dựng những dự án có quy mô khác nhau phù hợp với mục tiêu bài học và hứng thú của HS. Ví dụ: Trong dạy học bài “Thuyết minh về một cách làm” (Ngữ văn 8, tập 2) cho HS lớp 8 trường THCS Trưng Nhị (Hà Nội), chúng tôi đã tổ chức dự án: Làng gốm Bát Tràng xưa và nay. Sau đây là nội dung chính của dự án: Ý tưởng dự án: Giả sử có một đoàn khách du lịch đến thăm làng Bát Tràng. Là một người thợ gốm lành nghề nơi đây, em hãy giới thiệu về cách làm gốm Bát Tràng truyền thống của quê hương. Mục tiêu dự án: - HS nêu được đặc điểm và cách làm bài tập làm văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). - HS biết cách quan sát, ghi chép, phỏng vấn, trải nghiệm thực hành để thu thập thông tin cho bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). - HS tạo lập được một đoạn hay một văn bản thuyết minh về một phương pháp (cách làm) theo yêu cầu. Phát triển năng lực viết văn thuyết minh của học sinh trung học cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm 25 - Yêu mến, tự hào về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. - Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, Sản phẩm dự án: GV cho HS các nhóm đóng vai để thực hiện các sản phẩm: - 01 bài thuyết trình bằng power point về các bước để tạo ra sản phẩm gốm Bát Tràng. - 01 tờ rơi (brochure) quảng bá về làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng. - Một vài sản phẩm gốm (tạo dáng gốm, trang trí đồ gốm). Lĩnh vực bài dự án: - Phần tập làm văn tập trung vào kiểu bài thuyết minh về một cách làm, thuyết minh về một làng nghề truyền thống. - Liên môn: Môn Lịch sử, môn Địa lí. Thời gian thực hiện dự án: Thời gian tổng cộng: 4 tuần, từ 1/3 – 29/3/2018, chia làm các giai đoạn lớn: - Giai đoạn chuẩn bị: + Đưa ra ý tưởng, xây dựng mục tiêu và dự kiến nội dung của dự án. + Lên danh sách các nhóm và chia nhóm để thực hiện dự án. + Thiết kế chương trình cụ thể của dự án. + Thiết kế các biểu mẫu: tiêu chí chấm điểm, mẫu biên bản nhóm, rubric đánh giá sản phẩm của HS. - Giai đoạn học bài theo chương trình: + Học bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm). + Ôn tập về tập làm văn thuyết minh. - Giai đoạn “Trải nghiệm”: + Các nhóm trải nghiệm thực tế, quay phim, chụp hình, phỏng vấn các nhân vật, trải nghiệm một công đoạn làm gốm ở Bát Tràng. + Các nhóm đăng kí ngày trải nghiệm thực tế của nhóm để GV kiểm soát, hỗ trợ, hoặc có các tình nguyện viên trợ giúp. - Giai đoạn “Làm sản phẩm” và tổng kết dự án: + Các nhóm hoàn thiện sản phẩm. + Trình chiếu, đánh giá sản phẩm, tổng kết dự án. Kế hoạch đánh giá: - Trong quá trình tiến hành dự án: GV đánh giá quá trình làm việc và ý thức hợp tác của các thành viên trong nhóm. - Sau khi hoàn thành dự án: GV đánh giá qua sản phẩm gắn liền với các tiêu chí đã công bố. - Các nhóm đánh giá chéo sản phẩm của nhau theo tiêu chí GV đã đưa ra. Tương tự như vậy, khi dạy học bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”, GV có thể tổ chức dự án: Em là hướng dẫn viên du lịch. Ý tưởng dự án như sau: Nếu em là một cán bộ của Sở văn hóa thông tin Hà Nội được cấp trên giao nhiệm vụ: chọn giới thiệu một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của địa phương để làm hồ sơ xét danh hiệu di sản văn hóa cấp quốc gia. Em sẽ giới thiệu di tích nào để thuyết phục mọi người? 2.2.4. Hướng dẫn HS tạo lập văn bản thuyết minh qua hình thức hội thi Cuộc thi/ hội thi là một hình thức tổ chức hấp dẫn, lôi cuốn, có hiệu quả cao trong việc phát triển các năng lực và định hướng giá trị cho HS. Hội thi có thể là thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể. Hội thi là nơi để tìm kiếm tài năng HS và HS có thể phát huy khả năng sáng tạo. Lê Thị Minh Nguyệt và Đỗ Thu Hà 26 Thông thường, một hội thi được tổ chức theo quy trình: Xác định chủ đề, mục tiêu, quy mô, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi; Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi; Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền cho hội thi; Thiết kế nội dung chương trình hội thi; Dự trù các điều kiện vật chất cho hội thi; Tổ chức hội thi; Kết thúc hội thi. Trong nhà trường phổ thông, hội thi được tổ chức với quy mô khác nhau: toàn trường, một khối lớp và trong một lớp Trong dạy học Tập làm văn thuyết minh ở THCS, GV có thể tổ chức cho HS được tham gia trải nghiệm các cuộc thi gắn với việc tạo lập văn bản thuyết minh. Ví dụ, với bài thuyết minh luyện nói về một cách làm, GV có thể tổ chức hội thi ẩm thực truyền thống, cắm hoa nghệ thuật Với những cuộc thi này, kết quả được đánh giá là những sản phẩm HS tự làm (như món ăn truyền thống hay lẵng hoa) cùng với bài thuyết minh về sản phẩm được trình bày miệng nhằm thuyết phục ban giám khảo. Với bài thuyết minh về một đồ dùng, GV có thể tổ chức cho HS cuộc thi biểu diễn thời trang áo dài Việt Nam qua các thời kì, cuộc thi sáng tạo dụng cụ học tập Những cuộc thi này đã đặt bài văn thuyết minh vào tình huống cụ thể của cuộc sống. Khi viết bài, HS sẽ xác định rõ được mục đích, nhiệm vụ, đối tượng hướng tới của bài viết: bài văn thuyết minh viết để làm gì? Viết cái gì? Viết cho ai nghe (đọc)? Chính những trải nghiệm thực tế của HS đã tạo thành cảm hứng, động lực cho HS tạo lập văn bản và những trải nghiệm đó đã mang lại chất liệu sinh động cho bài văn. Ví dụ, để dạy học bài “Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng” và “Ôn tập về văn bản thuyết minh” (Ngữ văn 8), chúng tôi đã tổ chức cho HS khối 8 trường THCS Trưng Nhị (Hà Nội) tham gia cuộc thi: Biểu diễn thời trang áo dài Việt Nam qua các thời kì. Kế hoạch chính của cuộc thi như sau: Mục tiêu cuộc thi biểu diễn thời trang áo dài Việt Nam qua các thời kì: - HS biết cách lên ý tưởng, lập kế hoạch, biểu diễn thời trang. - HS viết được đoạn văn thuyết minh ngắn về một đồ dùng: tà áo dài Việt Nam Đối tượng: HS khối 8 trường THCS Trưng Nhị Thời gian: Tổ chức trong buổi ngoại khóa Địa điểm: Sân khấu nhà trường Chuẩn bị: - Đối với HS: + Mỗi lớp chia thành 3 nhóm HS chuẩn bị áo dài, lựa chọn người mẫu trình diễn trong hội thi. + HS làm việc theo nhóm chuẩn bị, hoàn thiện bài văn thuyết minh ngắn về chiếc áo dài. Bài văn cần thuyết minh về nguồn gốc, quá trình phát triển, những đặc điểm của áo dài và ý nghĩa của áo dài trong đời sống sinh hoạt và tinh thần của người Việt Nam. - Đối với GV: + GV chia lớp thành các nhóm, hỗ trợ HS trong khâu chuẩn bị. + GV xây dựng tiêu chí đánh giá của hội thi: điểm của nhóm là điểm của chiếc áo dài mà nhóm lựa chọn + nghệ thuật trình diễn của các người mẫu + bài thuyết trình một đồ vật của HS. + Giải thưởng do HS trong khối bình chọn. Các bước tiến hành: - GV công bố yêu cầu và nội dung của hội thi trước 3 tuần để HS có thời gian chuẩn bị. - Hoạt động ngoại khóa: Các nhóm lần lượt biểu diễn thời trang áo dài trên nền nhạc và lời đọc thuyết minh về sản phẩm (thời gian trình diễn của mỗi nhóm là 7 phút) - HS bình chọn giải thưởng cho phần trình diễn của các nhóm - Tập trung tổng kết, công bố giải thưởng và trao giải. Phát triển năng lực viết văn thuyết minh của học sinh trung học cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm 27 3. Kết luận Trong dạy học Ngữ văn ở THCS, tập làm văn thuyết minh được đánh giá là một nội dung dạy học vừa kém hấp dẫn vừa đầy thách thức đối với cả GV và HS. Năng lực viết văn thuyết minh của HS ở nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế. Tổ chức dạy học tạo lập văn bản thuyết minh qua các HĐTN là một hướng có thể khắc phục được tình trạng trên. Các HĐTN giúp HS được huy động kinh nghiệm, tri thức đã có của mình về đối tượng thuyết minh, được trải nghiệm khai thác tài liệu, được trực tiếp quan sát, nghiên cứu để tìm tư liệu cho bài văn. HĐTN sẽ đặt bài văn thuyết minh của HS vào những tình huống cụ thể của đời sống, đưa HS vào những vấn đề thực tế phải giải quyết. Như vậy, dạy học tạo lập văn bản thuyết minh cho HS qua các HĐTN sẽ có hiệu quả tạo động lực, kích thích hứng thú ở HS; không chỉ hình thành, phát triển cho HS năng lực viết mà còn góp phần phát triển những năng lực khác ở các em như: năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo, tính toán TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Dự thảo ngày 5 tháng 8 năm 2018). [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Ngữ văn 8 (Tập 1, 2). Nxb Giáo dục. [4] Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2015. Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Tài liệu tập huấn. [5] Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), 2016. Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường Phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Nguyễn Thị Xuân Mai, 2017. Phát triển năng lực viết văn nghị luận cho học sinh qua sử dụng một số hình thức ghi chép trong dạy đọc hiểu văn bản nghị luận. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang, Vol. 13 (1), trang 39 - 53. [7] Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo, 2017. Dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tập 14, số 4b, trang 137-145. [8] Phan Thị Hồng Xuân, 2017. Một hướng thiết kế bài học Ngữ văn trong sách giáo khoa nhằm phát triển năng lực viết của học sinh trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, trang 207 - 209,231. [9] Catherine S. McKnight, 2010. Big Book of Graphic Organizers, BJossey – Bass. [10] Thomas Newkirk, Lisa C. Miller (2009). The essential Don Muray: lessons from America’s greatest writing teacher. Boynton/Cook Publishers. ABSTRACT Developing the competence in writing informative texts of junior high school students through experiential activities Le Thi Minh Nguyet and Do Thu Ha Faculty of Philology, Hanoi National University of Education Informative text is one of the most popular texts which is used in many fields of daily life. In order to create an informative text, the first as well as the most important requirement is that writers have knowledge about the subject. Thus, teachers should organize experiential activities to provide opportunities to students to maximize their experience; observe, think and learn thoroughly about the object. In addition, students also need to have the experience of searching, exploiting, and researching reliable sources to obtain material for the text. Consequently, the capacity of writing informative texts of high school students will be developed. Keywords: Writing ability, experiential activity, informative text.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5383_3_le_thi_minh_nguyet_3235_2122865.pdf
Tài liệu liên quan