Tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương thông qua dạy học tích hợp: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0080
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 151-162
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG
THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP
Lê Thị Thu Hà1, Nguyễn Tuấn Anh1, Nguyễn Thị Ngân1,
Phạm Thị Thơm1, Trần Trung Ninh2
1Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
2Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hóa học là môn khoa học mang tính lí thuyết và thực nghiệm. Trong dạy học hóa
học ngoài kiến thức lí thuyết thì việc việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn là rất cần thiết. Yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
bức thiết hơn đối với học sinh người dân tộc nhất là với các em đến từ những vùng miền xa
xôi và khó khăn. Bài báo này giới thiệu vấn đề phát triển năng lực vận dụng kiến thức của
học sinh được trường Dự bị Đại học Dân tộc trung ương thông qua dạy học tích hợp.
Từ khóa: Năng lự...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương thông qua dạy học tích hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0080
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 151-162
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG
THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP
Lê Thị Thu Hà1, Nguyễn Tuấn Anh1, Nguyễn Thị Ngân1,
Phạm Thị Thơm1, Trần Trung Ninh2
1Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
2Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hóa học là môn khoa học mang tính lí thuyết và thực nghiệm. Trong dạy học hóa
học ngoài kiến thức lí thuyết thì việc việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn là rất cần thiết. Yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
bức thiết hơn đối với học sinh người dân tộc nhất là với các em đến từ những vùng miền xa
xôi và khó khăn. Bài báo này giới thiệu vấn đề phát triển năng lực vận dụng kiến thức của
học sinh được trường Dự bị Đại học Dân tộc trung ương thông qua dạy học tích hợp.
Từ khóa: Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Trường dự bị đại học; Dạy học
tích hợp.
1. Mở đầu
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã chỉ rõ giải pháp cụ thể cho giáo dục phổ
thông: “ Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh. Chương trình phải hướng tới phát triển các năng lực chung mà mọi
học sinh đều cần có trong cuộc sống như: năng lực quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,
năng lực tự học,... đồng thời hướng tới phát triển các năng lực đặc thù liên quan tới môn học, từng
lĩnh vực hoạt động giáo dục”. Đã có một số công trình đề cập đến vấn đề dạy học theo hướng phát
triển năng lực học sinh. Đỗ Hương Trà [1] và các cộng sự đã công bố cuốn sách “Dạy học tích hợp
phát triển năng lực học sinh, quyển 1 Khoa học tự nhiên”. Một số tài liệu nghiên cứu liên quan tới
dạy học tích hợp tiêu biểu như các tài liệu và bài báo của GS.TS. Đinh Quang Báo [2], GS.TS Trần
Bá Hoành [3], PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng [4]. Tuy nhiên chưa có bài báo nào bàn về dạy học tích
hợp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trường dự bị đại học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức
Năng lực:
Khái niệm năng lực có nguồn gốc Latinh: “competentia” nghĩa là “gặp gỡ”. Ngày nay khái
niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Ngày nhận bài: 9/3/2016. Ngày nhận đăng: 12/7/2016.
Liên hệ: Trần Trung Ninh, e-mail: trantrungninh@gmail.com
151
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh
F.E.Weinert (2001) cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có của
cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội. . . và khả
năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình
huống linh hoạt” [5].
Năng lực vận dụng kiến thức
Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, sử
dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để
giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách
hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách
của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức.
Các biểu hiện/tiêu chí của năng lực vận dụng kiến thức [6]
NL hệ thống hóa kiến thức: phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc
tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một
cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn: Định hướng
được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng
về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống,
tự nhiên và xã hội.
NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực
khác nhau: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh
hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường.
NL phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích: Tìm
mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong
cuộc sống và trong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức liên
môn khác..
NL độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn: Chủ động sáng tạo lựa chọn
phương pháp, cách thức GQVĐ. Có NL hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên
quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn
đề đó.
2.2. Tích hợp và dạy học tích hợp
Tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các
thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp,
sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng
dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa
là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành
phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ
thống ấy.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học,
giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống
hiện đại.
152
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương...
Dạy học tích hợp
Theo Xaviers Roegiers “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong
đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự
tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc
hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý
nghĩa”
Từ đó có thể thấy được dạy học tích hợp là phương thức trong giáo dục để truyền thụ kiến
thức một cách đầy đủ, toàn diện qua đó hình thành và phát triển năng lực cho học sinh; đặc biệt là
năng lực vận dụng kiến thức hóa học giúp các em biến kiến thức trong sách vở trở thành kĩ năng
sống, giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Đặc điểm của học sinh trường dự bị đại học
* Về học vấn: Các em học sinh trường dự bị đại học là những học sinh đã tốt nghiệp THPT,
nhưng chưa đủ điểm vào học ở các trường đại học.
* Về văn hóa: Các em học sinh trường dự bị đại học là con em các dân tộc ít người có nền
văn hóa phong phú, đa dạng. Lối sống hồn nhiên, giản dị, chất phác, thật thà, có lòng tự trọng
cao, có trách nhiệm với công việc, vì vậy trong một số công việc các em sẽ làm rất tốt và rất tự
tin. Nhược điểm của các em là đôi khi còn tự ti, khó khăn khi thích nghi với hoàn cảnh mới, môi
trường mới.
* Về khả năng ngôn ngữ: Tiếng Việt đối với các em là ngôn ngữ thứ hai nên các em còn gặp
nhiều khó khăn khi sử dụng. Chính vì vậy mà ngôn ngữ khoa học nói chung và ngôn ngữ hoá học
nói riêng còn nhiều khó khăn đối với các em.
2.3. Mục đích và yêu cầu môn Hoá học Hệ Dự bị đại học [7]
Mục đích
Giúp học sinh hệ Dự bị đại học củng cố và hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương
trình Hóa học phổ thông, có tiếp cận với chương trình năm học đầu bậc đại học.
Yêu cầu
Nắm vững những khái niệm cơ bản, một số định luật về hóa học, tính chất và điều chế một
số đơn chất và hợp chất, đồng thời nắm được một số kĩ năng tính toán thực hành cơ bản trong hóa
học.
2.4. Đề xuất dự án học tập tích hợp: Quy trình sản xuất xút – clo với vấn đề bảo
vệ môi trường
Tên dự án: Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của dây chuyền
sản xuất Xút - Clo tại Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì. (Công đoạn xử lí clo dư thừa so với nhu
cầu thực tế).
I. Mục tiêu
1.1.Kiến thức
a. Biết:
- Nêu được nguyên liệu chính được sử dụng và các sản phẩm sản xuất thu được trong dây
chuyền sản xuất xút- clo
- Gọi tên phương pháp sản xuất xút trong công nghiệp (lí thuyết)
- Liệt kê được các dây chuyền sản xuất xút – clo đã và đang được sử dụng trên thế giới, ở
Việt Nam và Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì.
153
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh
- Nhớ lại và chỉ ra được các công đoạn trong dây chuyền sản xuất xút hiện nay tại Công ti.
b. Hiểu:
- Giải thích được nguyên tắc sản xuất các hợp chất trong dây chuyền
- Mô phỏng lại quá trình điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân khi sử dụng các
loại màng ngăn khác nhau.
- So sánh được điểm giống và khác nhau trong từng công đoạn của 2 loại dây chuyền
công nghệ.
- Trình bày được nguyên nhân dư thừa clo trong quá trình sản xuất xút – clo, các biện pháp
xử lí clo dư thừa hiện đang được áp dụng tại Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì.
c. Vận dụng:
- Đề xuất được giải pháp hóa học xử lí clo dư thừa có tính khả thi vừa mang lại hiệu quả
kinh tế vừa thân thiện với môi trường.
- Dự đoán và tính toán được hiệu quả kinh tế khi xử lí clo dư thừa.
1.2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về phương pháp sản xuất xút trong công nghiệp. Viết
các phương trình hoá học minh hoạ.
- Tính toán được lượng chất sinh ra trong quá trình điện phân
- Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng của nhóm và trình bày báo
cáo; sáng tạo ra một mô hình học tập (mô phỏng các tháp sử dụng trong quy trình sản xuất xút –
clo), biết sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh. . . tạo nên sản phẩm báo cáo kết
quả dự án học tập.
- Thu thập, lưu giữ và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo, phỏng
vấn,. . . ) và rút ra kết luận.
- Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ của nhóm
- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.
- Bước đầu hình thành được tư duy phản biện
1.3. Thái độ, tình cảm
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
- Có thái độ tích cực bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khác
tham gia bảo vệ môi trường. Tôn trọng, tin tưởng ủng hộ chính sách bảo vệ môi trường của nhà
nước. Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho môi trường.
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với môn
Hoá học. Bước đầu hình thành và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Bồi dưỡng khả
năng tự học và tự học suốt đời cho học sinh.
- Định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
154
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương...
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
1.1. Phân công công việc
STT Nội dung công việc Thời gian Phụ trách
1 Thống nhất ý tưởng Cả nhóm
2 Xây dựng kế hoạch thực hiện; Trao đổiphân công nhiệm vụ cụ thể Cả nhóm
3 Xây dựng mục tiêu; phương pháp dạy
học
4
Chọn và tập hợp HS tham gia dự án:
Nhóm 1
Nhóm 2
- Đ/c Ngân; đ/c Hà
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Thơm
5
Chuẩn bị tài liệu liên quan đến nội dung
dự án
- Đ/c Ngân; đ/c Thơm
6
Báo cáo BGH tạo điều kiện phương
tiện cho HS đi tham qua thực tế - Đ/c Tuấn Anh
7
Liên hệ Công ti cổ phần Hóa chất Việt
Trì ở địa phương của Trường để HS
tham quan thực tế
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Hà
8 Đưa HS đi tham quan thực tế Cả nhóm
9 Chuẩn bị cơ sở vật chất: phòng học,
máy tính, phòng thí nghiệm. . .
- Đ/c Thơm; đ/c Hà
10
Hướng dẫn HS thực hiện dự án của
nhóm mình
Nhóm 1
Nhóm 2
- Đ/c Ngân; đ/c Hà
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Thơm
11
Tư vấn, góp ý và giúp đỡ HS hoàn thiện
sản phẩm dự án
- Đ/c Ngân; đ/c Thơm
12 Hỗ trợ và chỉnh sửa cho HS trong quá
trình tập báo cáo dự án
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Hà
13
- Tổ chức dạy minh họa
- Nghiệm thu sản phẩm của HS
- Đ/c Tuấn Anh
- Cả nhóm
1.2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án là chính.
- Kĩ thuật dạy học
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi
+ Kĩ thuật giao nhiệm vụ
+ Sử dụng bản đồ tư duy
IV. Tiến trình dạy học chủ đề tích hợp
Hoạt động 1: Triển khai dự án học tập tích hợp
155
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh
Nội
dung PP/KT
Mô tả hoạt động của thầy và trò Sản
phẩmHoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trình
bày ý
tưởng,
thống
nhất
thành
lập dự
án
- Dạy
học dự
án
- Kĩ
thuật
đóng
vai
- Đại diện nhóm GV nêu vấn đề hình
thành ý tưởng Học sinh trường Dự bị Đại
học Dân tộc Trung ương Việt trì đóng
vai kĩ sư thực tập tại phòng Kĩ thuật của
Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì, các em
hãy đề xuất một dự án để đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững nhà máy.
- Chia HS thành các nhóm thảo luận
thống nhất dự án của mỗi nhóm
- Bầu nhóm trưởng và thư kí
của mỗi nhóm
- Các thành viên trong nhóm
thảo luận, tìm hiểu về nội
dung dự án. Từ đó thống nhất
đưa ra dự án cụ thể của mỗi
nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu thực
trạng và đề xuất giải pháp để
nâng cao hiệu quả của dây
chuyền sản xuất Xút – Clo
(Sản xuất PVC).
Nhóm 2: Tìm hiểu thực
trạng và đề xuất giải pháp để
nâng cao hiệu quả của dây
chuyền sản xuất Xút – Clo
(Sản xuất clorua vôi).
- Các
đề tài
nhỏ
của
HS
Xác
định
mục
tiêu
- Thuyết
trình
- Nhóm GV đề xuất và thống nhất mục
tiêu dạy học (mục tiêu GV mong muốn
HS đạt được sau khi thực hiện dự án)
- Dựa trên mục tiêu của GV và HS đưa
ra, thống nhất thành mục tiêu chung của
dự án
- HS đưa ra mục tiêu bản
thân mong muốn đạt được
sau khi kết thức dự án.
Lập kế
hoạch
- Dạy
học
nhóm
- Giải
quyết
vấn đề
- GV đưa ra bộ câu hỏi định hướng
* Câu hỏi khái quát: Điều gì là quan trọng
để một nhà máy phát triển bền vững?
* Câu hỏi bài học: Tại Công ti cổ phần
Hóa chất Việt Trì, làm thế nào để khi tăng
sản lượng xút vẫn có thể xử lí clo dư thừa
vừa an toàn với môi trường vừa mang lại
hiệu quả kinh tế.
* Câu hỏi nội dung:
Câu 1: Nêu lịch sử hình thành và phát
triển của Công ti cổ phần Hóa chất Việt
Trì?
Câu 2. Các dây chuyền công nghệ sản
xuất xút – clo mà Công ti đã và đang sử
dụng?
Câu 3. So sánh được ưu điểm của công
nghệ mới (menbrance) và công nghệ sử
dụng trước đây (diaphram)?
Câu 4. Tại sao phải xử lí clo trong dây
chuyền công nghệ sản xuất xút?
Câu 5. Hiện tại Công ti đang xử lí clo dư
thừa bằng cách nào?
Câu 6. Phương hướng phát triển của nhà
máy trong giai đoạn tới?
- Dựa trên yêu cầu của
GV lập kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ của nhóm (có kế
hoạch kèm theo)
- Kế
hoạch
thực
hiện
dự án
của
HS
156
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương...
Kiểm
tra,
đánh
giá kế
hoạch
- Nhóm GV thảo luận và đánh giá kế
hoạch của HS
+ HS hướng đến các mục tiêu học tập như
thế nào? Có phù hợp với mục tiêu mong
muốn của GV không?
+ Kế hoạch thực hiện dự án HS đưa ra đã
phù hợp, khoa học và đầy đủ chưa?
- Căn cứ vào kế hoạch của mỗi nhóm,
GV phụ trách nhóm theo dõi và hỗ trợ
HS thực hiện nhiệm vụ (khi cần thiết)
PP/KT: Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Kế hoạch thực hiện các công việc của nhóm HS và sự hỗ trợ của GV
Công
việc
Tuần 1 Tuần 2
Học sinh Giáo viênThứ
2-5
Thứ
6-CN
Thứ
2-5
Thứ
6-CN
Tìm kiếm
và thu
thập tài
liệu
X
- Tìm hiểu nguồn thông
tin thông qua internet;
sách báo; tham khảo
thông tin từ các nguồn
thầy cô hướng dẫn cung
cấp
- Cung cấp cho HS một
số địa chỉ web của Công
ti; tài liệu kĩ thuật về dây
chuyền của Công ti; tài
liệu của kĩ sư Công ti cung
cấp
Tổng hợp
kết quả
thu thập
X
- Nhóm trưởng thu thập ý
kiến , tài liệu của thành
viên sau đó thống nhất tập
hợp thành bản đề cương
báo cáo dự án của nhóm
Phân tích
và xử lí
thông tin
X
- Phân tích thông tin thu
thập được, lựa chọn nhũng
nội dung phù hợp với dự
án
- Phần nội dung còn chưa
rõ hoặc có sự tranh luận
thì tham khảo ý kiến của
GV hướng dẫn hoặc kĩ sư
Công ti
- Theo dõi, hướng dẫn, hỗ
trợ HS xử lí thông tin một
chác chính xác khoa học.
Có thể mời kĩ sư của Công
ti giải đáp thắc mắc về
chuyên môn.
Vẽ bản
đồ tư
duy, làm
mô hình
X
- Lên ý tưởng về hình thức
báo cáo.
- Chuẩn bị sơ đồ tư duy,
video, mô hình (nếu có).
- Tư vấn cho HS trong qua
trình chuẩn bị các dụng cụ
trực quan khi báo cáo.
Viết báo
cáo
X
- Nhóm trưởng phân công
thành viên trong nhóm
viết báo cáo và các tài liệu
cần thiết liên quan
- Theo dõi, chỉnh sửa kịp
thời cho HS
157
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh
Thảo
luận hoàn
chỉnh báo
cáo
X
- Thống nhất ý kiến của cả
nhóm qua báo cáo và các
tài liệu khác, hoàn thiện
các slide minh họa.
- Hỗ trợ chỉnh sửa cho
HS trong quá trình viết và
thuyết trình báo cáo
Trình bày
sản phẩm
X
- Hoàn thiện nội dung báo
cáo và nhóm trưởng phân
công nhiệm vụ của các
thành viên trong buổi báo
cáo.
Hoạt động 2: Trải nghiệm thực tiễn
Nội dung Phươngpháp
Mô tả hoạt động của thầy và trò Sản
phẩmHoạt động của thầy Hoạt động của trò
Lên kế
hoạch và
chuẩn bị đi
trải nghiệm
thực tiễn tại
Công ti cổ
phần hóa
chất Việt
Trì
- Dạy học
nhóm
- Báo cáo BGH tạo điều kiện
cho HS đi trải nghiệm thực tế.
- Liên hệ với Công ti cổ phần
hóa chất Việt Trì – nơi HS trải
nghiệm
- Nhắc nhở HS chuẩn bị tài liệu
học tập và trang phục phù hợp
khi đi thực tế ở Công ti.
- Dựa trên bộ câu hỏi định
hướng, chuẩn bị nội dung
của mỗi nhóm khi đi thực tế
- Mỗi nhóm chuẩn bị một số
câu hỏi liên quan đến dự án
của nhómmình cần sự tư vấn
của các kĩ sư
Trải nghiệm
thức tiến tại
Công ti cổ
phần hóa
chất Việt
Trì
- Dạy học
dự án
- GV phụ trách mỗi nhóm kiểm
tra, theo dõi và đôn đốc HS
trong nhóm thực hiện đúng quy
định an toàn lao động
- Tham quan và được các kĩ sư
của Công ti giới thiệu, thuyết
minh về các công đoạn trong các
dây chuyền hiện đang sử dụng
để sản xuất xút ở Công ti.
- Trao đổi với kĩ sư của Công ti
một số vấn đề còn băn khoăn.
- Thực hiện đầy đủ các yêu
cầu về an toàn lao động
Trong quá trình tham quan,
ghi chép (vở, chụp ảnh)
những thông tin về công ti,
dây chuyền công nghệ và
hướng phát triển trong tương
lai của Công ti.
- Trình bày các vấn đề còn
chưa rõ với GV và các kĩ sư
của Công ti.
- Vở
ghi,
bút,
máy
ảnh
Viết thu
hoạch
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân,
trình bày những điều đã thu
được sau buổi trải nghiệm tại
Công ti dựa trên bộ câu hỏi định
hướng và thống nhất thành báo
cáo chung của nhóm
- Viết thu hoạch sau buổi trải
nghiệm ở công ti.
- Tập trung các ý kiến, xử lí
thông tin và thống nhất trình
bày báo cáo của nhóm
- Trả
lời bộ
câu
hỏi
định
hướng
Kiểm tra,
đánh giá
- GV quan sát HS trong quá
trình trải nghiệm thực tiễn để có
thể đánh giá quá trình học tập tại
Công ti.
- Phóng vấn các kĩ sư của Công
ti đánh giá thái độ, ý thức của
HS trong hoạt động trải nghiệm
- Quan sát các bạn khác để
từ đó dánh giá bạn (đánh giá
đồng đẳng) và tự đánh giá
quá trình học tập tại Công
ti của bản thân. Từ đó rút ra
kinh nghiệm cho mình
158
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương...
Hoạt động 3: Thực hiện dự án
Nội
dung
Phương
pháp
Mô tả hoạt động của thầy và trò Sản
phẩmHoạt động của thầy Hoạt động của trò
Chuẩn
bị báo
cáo, bản
đồ tư
duy, mô
hình và
dụng
cụ thí
nghiệm
Dạy học
dự án kết
hợp:
- Thuyết
trình
- Đóng
vai
- Dạy
học
nhóm
- Hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
của HS trong quá trình thực
hiện dự án và viết báo cáo
- Mời kĩ sư của Công ti giải
thích thêm cho HS một số
vấn đề liên quan đến dây
chuyền công nghệ sản xuất
và tư vấn tính khả thi của các
biện pháp xử lí clo mà mỗi
nhóm đề xuất
- Cùng HS kiểm tra bộ dụng
cụ thí nghiệm, tìm ra nguyên
nhân chưa thành công và
cách khắc phục
- Giúp HS chỉnh sửa bản đồ
tư duy một cách khoa học và
có tính thẩm mĩ
- GV tư vấn cho HS nội dung
và hình thức báo cáo đầy đủ,
súc tích, sinh động
- Các thành viên trong nhóm
thống nhất nội dung báo cáo và
hình thức trình bày
- Phân công các thành viên
chuẩn bị báo cáo, mô hình, thiết
kế bản đồ tư duy
- Tham khảo ý kiến của GV và
chuyên gia về các vấn đề liên
quan đến kĩ thuật trong sản xuất
xút. Thử nghiệm bộ dụng cụ
điện phân dung dịch muối ăn
(thành phần chính là NaCl)
- Tận dụng các nguyên liệu sẵn
có sáng tạo mô hình mô phỏng
dây chuyền sản xuất xút – clo
của Công ti Hóa chất Việt Trì.
- Thiết kế báo cáo có nội dung
phù hợp với dự án của nhóm để
trình bày bài báo cáo (dạng văn
bản, Mindmap và powerpoint).
- 1 bản đồ
tư duy, 3
hình vẽ, 1
bộ dụng
cụ thí
nghiệm
điện phân,
1 mô hình
mô phỏng
công
nghệ dây
chuyền
sản xuất
của nhà
máy hóa
chất Việt
Trì.
Thảo
luận và
hoàn
thiện
báo cáo
- Cung cấp cho HS các tài
liệu liên quan chuẩn bị cho
buổi báo cáo và nghiệm thu
1 vấn đề khoa học
- Nghiên cứu nội dung báo
cáo của mỗi nhóm, chuẩn bị
các câu hỏi phản biện.
- Hỗ trợ HS trong quá trình
viết và hoàn thiện các tài liệu
liên quan báo cáo dự án -
Theo dõi và chỉnh sửa cho
HS khi thuyết trình, báo cáo
dự án và nghiệm thu dự án
- Dựa vào tài liệu GV cung
cấp và tìm hiểu của nhóm, hoàn
thiện báo cáo của nhóm theo
trình tự của 1 sản phẩm nghiên
cứu khoa học. - Tự đặt các câu
hỏi phản biện của nhóm mình -
Phân công các thành viên trong
nhóm đóng vai Hội đồng khoa
học nghiệm thu đề tài của nhóm
còn lại
- Nghiên cứu thảo luận hoàn
thiện chương trình điều hành
buổi nghiệm thu đề tài, nội dung
phản biện, câu hỏi phản biện của
nhóm còn lại
- Đóng vai trò người báo cáo
và nghiệm thu đề tài của chính
nhóm mình, từ đó rút kinh
nghiệm và hoàn thiện sản phẩm
học tập của nhóm
- Báo cáo
dự án của
mỗi nhóm
( bản word
và bản
powerpoint),
Bản phản
biện dự án
của nhóm
còn lại,
câu hỏi
phản biện
159
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh
Kiểm
tra, đánh
giá
- GV thường xuyên kiểm tra
quá trình thực hiện dự án của
HS, từ đó có ý kiến tư vấn
phù hợp, đúng thời điểm
- Trong quá trình thực hiện, HS
chủ động đánh giá việc thực
hiện nhiệm vụ và kết quả đạt
được của bản thân và các thành
viên khác trong nhóm. Từ đó
đưa ra ý kiến về sự đóng góp của
mỗi cá nhân với dự án của nhóm
Hoạt động 4: Tổ chức nghiệm thu (Nhóm GV cử 1 GV dạy minh họa)
Nội
dung Phương
pháp
Mô tả hoạt động của thầy và trò Sản
phẩmHoạt động của thầy Hoạt động của trò
Báo cáo
kết quả
thực
hiện dự
án
Dạy
học dự
án kết
hợp:
-
Thuyết
trình
- Đóng
vai
- Dạy
học
nhóm
- Căn cứ vào ý tưởng và yêu
cầu của dự án, cho HS chia
nhóm và tiến hành nghiệm
thu sản phẩm dự án dưới
hình thức 1 buổi nghiệm thu
đề tài khoa học.
- GV dạy minh họa đóng vai
1 thành viên BGĐ Công ti
trong Hội đồng nghiệm thu,
phản biện đề tài của HS.
- Nhóm 1: Trình bày báo cáo
dựa vào bản đồ tư duy (3 HS
lần lượt trình bày các phần
khác nhau). Nhóm 2: Đóng
vai Hội đồng nghiệm thu, điều
hành nghiệm thu sản phẩm của
nhóm 1. Đưa ra câu hỏi phản
biện nhóm 1
- Nhóm 2: Trình bày báo cáo
dựa vào mô hình và thí nghiệm
mô phỏng (3 HS lần lượt
trình bày các phần khác nhau).
Nhóm 1: Đóng vai Hội đồng
nghiệm thu, điều hành nghiệm
thu sản phẩm của nhóm 2. Đưa
ra câu hỏi phản biện nhóm 2.
Kết
luận
-
Thuyết
trình
- GV tổng kết lại 1 số ưu,
nhược điểm của mỗi báo
cáo dự án mà HS trình bày.
- Tổng quát lại vấn đề trọng
tâm của dự án
Đánh
giá
- Đánh giá HS trong quá
trình báo cáo và thực hiện
nhiệm vụ trong Hội đồng
khoa học (giả định) (Phiếu
3)
- Tổng hợp phiếu đánh giá
báo cáo của HS. Từ đó đưa
ra đánh giá chung cho quá
trình học tập của mỗi thành
viên trong dự án
- Đánh giá chéo dự án của
nhóm kia căn cứ vào tiêu chí
đánh giá báo cáo dự án GV đưa
ra (Phiếu 4)
160
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương...
Hình ảnh hoạt động báo cáo và sản phẩm của 2 nhóm học sinh
Nhóm 1: Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản
xuất Xút - Clo tại Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì (sản xuất PVC để cân bằng lượng xút – clo
sinh ra).
Câu hỏi: Trong quy trình sản xuất xút – clo của Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì có cô đặc
xút để được nồng độ cao hơn 32 – 35% hay không? Nếu có thì cô dặc tới bao nhiêu %, nếu không
thì tại sao? Có nên đề xuất dây chuyền cô đặc xút hay không? Tại sao?
Học sinh báo cáo bằng bản đồ tư duy Học sinh trình bày lí thuyết qua hình vẽ
Nhóm 2: Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản
xuất Xút - Clo tại Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì. (sản xuất clorua vôi để cân bằng lượng xút –
clo sinh ra).
Mô phỏng dây chuyền sản xuất xút – clo Đề xuất giải pháp xử lí clo dư thừa của nhóm 2
Câu hỏi: Theo nhóm tác giả, việc sản xuất thêm clorua vôi rất cần thiết, vậy khi sản xuất
nguồn nguyên liệu vôi sữa ở nước ta có thuận lợi không?
* Củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm sơ bộ
Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, và đưa ra nhận xét đánh giá. Giáo viên dựa trên các
phiếu đánh giá để cho điểm dự án học tập của từng nhóm và từng học sinh. Giáo viên yêu cầu các
nhóm chỉnh sửa và chuyển lại sản phẩm hoàn chỉnh làm tư liệu dạy học và làm tài liệu học tập cho
các nhóm học sinh khác cùng học tập.
3. Kết luận
Thông qua việc tổ chức dạy học tích hợp chủ đề sản xuất xút – clo đã đạt được những kết
quả chính sau: Thứ nhất là giáo viên hóa học của Trường dự bị đại học dân tộc trung ương lần đầu
triển khai một cách dạy học mới mẻ, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, giảm lí thuyết hàn lâm. Thứ
hai là học sinh được trải nghiệm thực tế, học qua dự án dạy học tích hợp đã góp phần phát triển
161
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực hợp tác. Học sinh rất thích cách tổ chức dạy
học mới và đã tạo ra những sản phẩm dạy học dự án rất sinh động, hiệu quả. Thông qua quá trình
dạy học chủ đề tích hợp, với thời gian 2 tuần là chưa nhiều, song thái độ học tập của học sinh đối
với môn Hóa học đã trở nên tích cực, học sinh tự tin trong báo cáo thuyết trình, trong đặt câu hỏi
và trả lời phản biện. Sắp tới, trường dự bị đại học dân tộc trung ương sẽ triển khai thêm các chủ
đề dạy học tích hợp khác. Qua dự án này, chúng tôi đề nghị nhà nước nên khuyến khích triển khai
rộng rãi dạy học chủ đề tích hợp ở các trường dự bị đại học trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị
Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015. Dạy học tích hợp phát triển
năng lực học sinh - Quyển 1 Khoa học tự nhiên. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Đinh Quang Báo, 2014. Tiếp cận năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông. Kỉ yếu
hội thảo: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông
mới. Thành phố Huế.
[3] Trần Bá Hoành, 2013. Dạy học tích hợp. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[4] Nguyễn Kim Hồng,
[5] Dạy tích hợp trong trường phổ thông Australia. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, Số 42, năm 2013.
[6] Weiner, F.E, 2001. Comparative performance measurement in schools. Weinheim and Basejl:
Beltz Verlag, pp. 17-31, Bản dịch tiếng Anh.
[7] Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh, 2014. Phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào việc
dạy học Hóa học. Tạp chí Giáo dục, Số 342, năm 2014.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Thông tư số: 48 /2012/TT-BGDĐT, ngày 11 tháng 12 năm
2012
ABSTRACT
Development the ability to apply knowledge among students
of the ethnic university-preparatory school through the use of intergrated teaching
Chemistry is both a scientific theory and empirical. Whenteaching chemistry, in addition to
theoretical knowledge the ability to apply knowledge to solve practical problems is essential. The
need to apply knowledge to solve practical problems is particularly great among ethnic students
from remote areas and places of difficult terrain. This paper introduces the need to develop the
ability to use knowledge among students of the ethnic University-preparatory school.
Keywords: The ability to apply knowledge; ethnic University preparatory school; Integrated
Teaching
162
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4300_lttha_6415_2132645.pdf