Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-Book hóa học hữu cơ ở trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - Dương Đặng Kim Phượng

Tài liệu Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-Book hóa học hữu cơ ở trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - Dương Đặng Kim Phượng: 109 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0011 Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 109-117 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN BẰNG CÁCH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH Dương Đặng Kim Phượng1, Phạm Thị Huyền1, Lê Ái Xuân2, Trần Trung Ninh3 1Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình 2Trường Sĩ quan lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn) 3Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Electronic book (E-book) là tài liệu số hướng dẫn học một môn học có bài tập, thí nghiệm mô phỏng, tự kiểm tra đánh giá. Tự học qua e-book ra đời trên cơ sở khai thác công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một hình thức học tập mới mẻ, bổ ích, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Trong bài viết này giới thiệu một số kết quả áp dụng việc thiết kế và sử dụng e-book vào quá trình dạy học môn Hóa học Hữu cơ phát triển năng lực tự học cho sinh v...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-Book hóa học hữu cơ ở trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - Dương Đặng Kim Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
109 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0011 Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 109-117 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN BẰNG CÁCH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH Dương Đặng Kim Phượng1, Phạm Thị Huyền1, Lê Ái Xuân2, Trần Trung Ninh3 1Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình 2Trường Sĩ quan lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn) 3Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Electronic book (E-book) là tài liệu số hướng dẫn học một môn học có bài tập, thí nghiệm mô phỏng, tự kiểm tra đánh giá. Tự học qua e-book ra đời trên cơ sở khai thác công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một hình thức học tập mới mẻ, bổ ích, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Trong bài viết này giới thiệu một số kết quả áp dụng việc thiết kế và sử dụng e-book vào quá trình dạy học môn Hóa học Hữu cơ phát triển năng lực tự học cho sinh viên ở trường cao đẳng Y tế Ninh Bình. Từ khóa: E-book, Tự học, Cao đẳng Y tế, Ninh Bình, Hóa học Hữu cơ. 1. Mở đầu Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT), nhân loại đang ở trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. ICT là một trong những thành tựu lớn của cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ hiện nay. Vì thế, ICT là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục liên hợp quốc UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động, đã công bố khung chuẩn năng lực ICT cho giáo viên [1]. Debra Sprague, Christopher Dede, trong bài báo về dạy học kiến tạo trong lớp học với công nghệ đã giới thiệu hoạt động dạy học sinh tự kiến tạo tri thức, rèn kĩ năng trong môi trường ICT [2]. Ở Việt Nam, đẩy mạnh ứng dụng ICT trong giáo dục là chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước ta [3]. Việt Nam là một nước đang phát triển với trên 20 triệu học sinh, sinh viên, đây là đối tượng rất nhạy bén trong việc tiếp cận, sử dụng những ứng dụng mới đặc biệt là ICT. Học tập trực tuyến (e- learning) ra đời trên cơ sở khai thác ICT và internet đã trở thành một hình thức mới mẻ, bổ ích, giúp ích rất nhiều trong việc phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên [4-8]. Sách giáo khoa điện tử (e-book), các chương trình học tập trực tuyến đã và đang thu hút được đông đảo người học và dần trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho quá trình tự học của mỗi người. Ngoài ra e-book còn cung cấp hệ thống kiến thức được trình bày với những hinh ảnh, phim minh họa sinh động, hấp dẫn nhằm phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo, giúp sinh viên sớm làm Ngày nhận bài: 18/10/2017. Ngày chỉnh sửa: 15/12/2017. Ngày nhận đăng: 18/12/2017. Tác giả liên hệ: Dương Đặng Kim Phượng, e-mail: phuongth703@gmail.com Dương Đặng Kim Phượng, Phạm Thị Huyền, Lê Ái Xuân, Trần Trung Ninh 110 quen với những ứng dụng của ICT, hình thành hứng thú học tập và niềm say mê môn học. Đã có một số tác giả nghiên cứu, xây dựng và sử dụng e-book trong dạy học Hóa học và sử dụng e- book để hỗ trợ tự học cho học sinh-sinh viên(HS-SV) như Nguyễn Thị Thủy quan tâm đối tượng là những học sinh chuyên hóa học [3]. E-book của Bùi Thị Hạnh [7] hướng dẫn sinh viên Trường ĐH, CĐ tự học phần cơ sở hóa học hữu cơ, sinh viên không những được đọc thông tin, mà còn xem video thí nghiệm, các mô phỏng cơ chế phản ứng, tự luyện tập bài tập cơ sở hóa học hữu cơ. E-book của Trần Thị Mai hướng dẫn sinh viên CĐSP Hưng Yên nội dung chương trình hóa học vô cơ [4]. Đinh Thị Hồng Nhung đã thiết kế và sử dụng e-book hướng dẫn tự học hóa học 11 với những movie thí nghiệm, câu hỏi hướng dẫn tự học, tự đánh giá [8]. Một số tác giả khác quan tâm đến phát triển năng lực tự học của HS-SV thông qua môi trường ICT, thông qua xây dựng tư liệu điện tử, thông qua bài tập hóa học có sử dụng ICT [9-11]. Những e-book trên qua phần thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi, hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học Hóa học. Tuy nhiên, đến nay các e-book này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học, vì thế rất cần nhiều nghiên cứu khác để các e-book này phát huy hiệu quả hơn nữa.Trong bài này, sẽ đề cập đến tính hiệu quả của việc sử dụng E-book để hỗ trợ hoạt động tự học của việc sử dụng e-book để hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên tự học môn Hóa học Hữu cơ ở Trường Cao Đẳng Y tế Ninh Bình. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá thực tiễn về việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy học môn Hóa học. Đánh giá kết quả định tính theo phiếu đánh giá của giáo viên và học sinh 2.1.1. Kết quả điều tra giáo viên Chúng tôi đã gửi 50 phiếu thăm dò điều tra về tình hình ứng dụng CNTT và TT trong dạy học Hóa học. Các phiếu này được đưa đến GV Hóa học của hai trường CĐ thực nghiệm và các GV hiện đang học cao học Lí luận và phương pháp dạy học môn Hóa học khóa K9 tại Đại học Giáo Dục. Chúng tôi đã thu về 50 phiếu trả lời. 3% 7% 90% Không cần thiết Bình thường Cần thiết và rất cần thiết Biểu đồ 1. Kết quả điều tra: sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-book hóa học hữu cơ 111 Qua thống kê, thấy rằng: Hầu hết các GV đều cho rằng ứng dụng ICT trong dạy học hóa học là cần thiết (90%) và việc ứng dụng ICT góp phần làm cho giờ học sinh động hơn, SV tiếp thu bài nhanh hơn, chất lượng bài dạy nâng cao hơn. Cũng theo những điều tra trên, nhận thấy trình độ tin học của GV hiện nay so với các năm trước có nhiều cải thiện. Số lượng GV sử dụng máy tính và các thiết bị dạy học hiện đại có tăng lên so với các năm trước nhưng chưa nhiều khoảng: 25% sử dụng thường xuyên; 60% sử dụng tần suất ít hơn không thường xuyên như trên (mức độ bình thường) và 10% thì sử dụng 2 đến 4 lần trong một học kỳ (cho những buổi dạy có dự giờ, thao giảng hoặc thi giáo viên giỏi), khoảng 5% còn lại hầu như không bao giờ sử dụng mà thường dạy chay. Các GV cũng cho rằng để triển khai rộng rãi việc ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học thì cần nâng cao trình độ tin học cho GV hơn nữa đồng thời ngành giáo dục cần phải trang bị thêm: máy tính, máy chiếu, mạng internet băng thông rộng 25% 60% 10% 5% Thường xuyên Thỉnh thoảng Từ 2 đến 4 lần/ tháng Không sử dụng Biểu đồ 2. Kết quả điều tra: % số GV ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Hóa học trên lớp 2.1.2. Kết quả điều tra sinh viên Về phía SV, chúng tôi đã thống kê kết quả của 117 phiếu điều tra với 10 câu hỏi trong phiếu điều tra. Trong phạm vi bài viết này chỉ nêu kết quả thống kê ý kiến trả lời cho 5 câu hỏi chính, cụ thể như sau: a. Em có thích sử dụng e-book phục vụ cho tự học hay không? Số HS trả lời rất thích là 79 SV (67,52%), bình thường: 33 SV (28,21%), không thích: 5 SV (4,27%). b. Em nhận xét giao diện e-book thế nào? Số HS trả lời đẹp, tiện lợi là 71 SV (60,68%), bình thường, tiện lợi là 39 SV (33,33%), không tiện lợi: 7 SV (5,98%). c. Theo em, việc sử dụng e- book để tự học dễ hay khó? Số HS trả lời dễ là 60 SV (51,28%), bình thường: 57 SV (48,72%), khó: 0 SV (0,0%) d. Theo em, những nội dung, kiến thức, bài tập, tư liệu được đưa ra trong e - book có phù hợp với mức độ nhận thức của các em không? Số SV trả lời phù hợp là 101 SV (86,32%), bình thường: 16 SV (13,68%), khó 0 SV (0,0%) e. Theo em, để e- book phục vụ hiệu quả cho tự học, các thầy cô giáo nên tổ chức dạy học với e-book như thế nào? Dương Đặng Kim Phượng, Phạm Thị Huyền, Lê Ái Xuân, Trần Trung Ninh 112 - Tổ chức học tập hợp tác nhóm, giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu cho các nhóm sau đó tổ chức các giờ thảo luận trên lớp, có 31 SV (26,50%), - Khuyến khích HS tự học ở nhà và có thể trao đổi bài qua thư điện tử, qua tài liệu mở google documents với GV là 67 SV (57,26%), - Thầy, cô hướng dẫn tự học trên lớp, kết hợp tự học, tự nghiên cứu ở nhà theo e-book, có 19 SV (16,24%). Dựa vào kết quả trên thấy rằng, phần lớn SV rất hứng thú sử dụng e-book hỗ trợ trong quá trình tự học, ôn tập và nghiên cứu bài học. Đa số SV lựa chọn tiếp tục sử dụng E-book và mong muốn có thêm E-book thuộc các phần kiến thức khác để sử dụng đồng bộ và hiệu quả. Tuy kết quả thực nghiệm mới chỉ là bước đầu nhưng cũng cho thấy e-book là công cụ tự học hữu ích, cần thiết đối với hoạt động học tập của SV, phù hợp với nguyện vọng và khả năng học môn Hóa học của SV. 2.2. Thiết kế E-book và sử dụng E-book 2.2.1. Chuẩn bị - Mục đích của việc thiết kế e-book: E-book được thiết kế với mục đích cung cấp một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tự học môn Hoá học của SV ở các trường CĐ Y tế, từ đó nâng cao hiệu quá học tập. E-book được biên soạn chi tiết theo chuẩn kiến thức, có phần mở rộng, đọc thêm, phần minh hoạ được thiết kế sinh động góp phần khơi dậy hứng thú học tập, lòng ham hiểu biết, khám phá tri thức ở SV. E- Book cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo, tra cứu hoặc dùng để phối hợp với PPDH truyền thống làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học. - Lựa chọn phần mềm thiết kế E-book: Hiện có nhiều phần mềm giúp cho việc xây dựng giáo trình, sách điện tử như eXe, Lectora, constructauthor...Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tôi đã chọn phầm mềm eXe làm công cụ để thiết kế bởi đây là phần mềm miễn phí, có mã nguồn mở, có thể đóng gói theo tiêu chuẩn SCORM 1.2 sử dụng cho các LMS hoặc LCMS hoặc xuất thành Web site dạng online hoặc offline đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của một phần mềm xây dựng giáo trình điện tử. 2.2.2. Thiết kế E-book Hóa học hữu cơ cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quy trình thiết kế e-book Bước 1. Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phần mềm thiết kế e-book Đây là bước chuẩn bị đầu tiên trong quá trình thiết kế e-book, giảng viên xác định mục tiêu thiết kế e-book, sau đó lựa chọn các nội dung hóa học cho quá trình thiết kế e-book bao gồm: các bài học, các hình ảnh, các mô phỏng, các video, các bài tập hóa học cần thiết cho nội dung biên soạn. Có nhiều phần mềm để thiết kế e-book, tuy nhiên sau khi xem xét, phần mềm eXe đã được lựa chọn để thiết kế e-book. Bước 2. Thiết kế e-book Khi thiết kế e-book hướng dẫn tự học, đã sử dụng phối hợp nhiều iDevices: Case study, Reading activity, Activity...Tuỳ theo từng nội dung kiến thức và ý đồ thiết kế mà sử dụng các iDevices tương ứng. Khi thiết kế các hoạt động thảo luận, hoặc để SV tư duy (nhớ lại kiến thức cũ) để đi đến kiến thức mới, chúng tôi sử dụng iDevices Case study. Câu hỏi thảo luận được nhập vào ô Activity và phản hồi được nhập vào ô Feedback. Các hình ảnh, video cũng như phần nội dung là khung chứa website bên ngoài và bài tập (có 2 loại bài tập là bài tập tự luận và bài tập Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-book hóa học hữu cơ 113 trắc nghiệm) cũng được đưa vào e-book để tăng tính sinh động của bài học và lượng giá được kiến thức cho SV. Các bài tập có đáp án trong phần feedback để SV tự đánh giá. Bước 3. Thử nghiệm sử dụng e-book: Sau khi đã hoàn thành e-book, đã thiết kế các tiết học có ứng dụng e-book dạy học ở các trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình và Cao Đẳng Y tế Hà Đông và đánh giá hiệu quả dạy học có sử dụng e-book, qua đó phát hiện những điểm thiếu sót của e-book. Bước 4. Hoàn thiện e-book: Thông qua kết quả thử nghiệm e-book sẽ được chỉnh sửa và hoàn thiện sao cho đạt được mục tiêu dạy học trước khi đưa e-book vào dạy học đại trà. Sao in e-book vào các đĩa CD hoặc lưu trữ, đóng gói theo chuẩn SCOM vào USB. Bước 5. Triển khai e-book đại trà: Đây là bước cuối cùng của quy trình thiết kế e-book. E-book được xem là có hiệu quả khi nó được đưa vào áp dụng đại trà và được sự đón nhận của GV, SV. Khi đó e-book trở thành học liệu hỗ trợ dạy học trên lớp, hỗ trợ kiểm tra đánh giá. phát triển năng lực tự học của SV trường Cao đẳng Y tế. 2.2.3. Khai thác và sử dụng e-book hóa học hữu cơ cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - Yêu cầu cấu hình: Để khai thác hiệu quả E-book, máy tính cần phải cài đặt các phần mềm sau: + Trình duyệt Web Internet Explorer (đã được tích hợp cùng Windows), Google Chrome, hoặc Mozilla Firefox. Do eXe chạy trình duyệt Firefox, vì vậy để hiển thị thông tin được thuận tiện, ít bị lỗi nên tải về miễn phí và cài đặt Firefox mới nhất từ địa chỉ ( phiên bản mới nhất cho đến thời điểm hiện tại là Firefox 56.0.1 final + Flash Player + Windows Media Player. - Khởi động đĩa CD - Sử dụng các tính năng cơ bản + Giao diện ban đầu. Hình 1. Hình minh họa E-book 1 Nội dung của mỗi bài được chia thành 4 phần: Phần 1: Mục tiêu bài học Dương Đặng Kim Phượng, Phạm Thị Huyền, Lê Ái Xuân, Trần Trung Ninh 114 Trước khi học bài, SV được biết mục tiêu của bài về kiến thức và kĩ năng, từ đó SV có định hướng cụ thể khi nghiên cứu nội dung từng phần trong bài học. Phần 2: Hướng dẫn tự học Phần nội dung quan trọng nhất củaE-book, nội dung bài học được xây dựng theo đúng thứ tự của Tài liệu giáo khoa hóa học Hữu cơ trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình. Phần này được thiết kế không hoàn toàn là văn bản, mà bao gồm những câu hỏi, tình huống dẫn dắt, hình ảnh, thí nghiệm...để hướng dẫn SV tự học hiệu quả. Tùy vào đặc điểm của từng phần mà tài liệu dẫn dắt SV bằng các câu hỏi dựa trên kiến thức cũ hoặc có các gợi ý cho SV để SV tư duy và tìm ra nội dung của bài học.SV sau khi đã có được câu trả lời hoặc phần kiến thức cần lĩnh hội thì SV có thể kiểm tra ngay tại nút “Feedback” hay “Click here”. Như vậy hoạt động tự học của SV đã có sự phản hồi của tài liệu nhờ hệ thống đáp án được cung cấp ngay sau mỗi câu hỏi. Phương pháp triển khai kiến thức của e-book là tổng hợp các phương pháp dạy học như giải quyết vấn đề, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp trực quan, Để nhấn mạnh cho SV nội dung kiến thức cần ghi nhớ của mỗi bài học, E-book có phần kết luận và trình bày ngắn gọn rõ ràng và súc tích dạng mindmap để SV tự học nhanh nhất, khi cần tra lại kiến thức cơ bản của phần đó thì SV chỉ cần xem phần mindmap là đã có đủ tóm tắt kiến thức. Với các nội dung kiến thức có sử dụng video thí nghiệm thì E-book khai thác theo hướng cho SV quan sát thí nghiệm rồi nhận xét hiện tượng sau đó SV kiểm tra nhận xét của mình và viết phương trình hóa học cho phản ứng của thí nghiệm đó. - Các hướng sử dụng e-book Hóa học hữu cơ trường Cao đẳng Y tế Với cách thức thiết kế như trên, e-book chủ yếu được sử dụng như một công cụ giúp học sinh tự học. Vì vậy chúng tôi đề xuất một số hình thức sử dụng e-book trong dạy học Hóa học hữu cơ của Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình như sau: ❖ Hình thức 1: SV nghiên cứu trước e-book ở nhà, GV sử dụng e-book để dạy học trên lớp ❖ Hình thức 2: SV nghiên cứu trước e-book ở nhà theo nhóm sau đó thuyết trình trên lớp, GV kết luận. ❖ Hình thức 3: Phát đĩa CD cho SV hoặc đưa lên website của nhà trường để học sinh tự học qua mạng internet. ❖ Hình thức 4: SV ôn tập ở nhà bằng e-book sau khi học trên lớp. - Một số lưu ý hướng dẫn SV tự học hiệu quả bằng e-book + Tùy thuộc vào trình độ SV nên kết hợp sử dụng e-book với các phương pháp dạy học khác nhau. + Lựa chọn hình thức sử dụng E-book phải phù hợp với bài học, với khả năng, điều kiện của SV. + Cần có các hình thức kiểm tra để đảm bảo SV có sử dụng E-book để chuẩn bị bài hay ôn tập. + Sau mỗi một chương cần có bài kiểm tra để điều chỉnh và tìm ra cách thức sử dụng E-book phù hợp. 2.3. Thực nghiệm sư phạm và kết quả 2.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-book hóa học hữu cơ 115 Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng e-book Hóa học hữu cơ cho sinh viên ngành cao đẳng điều dưỡng hỗ trợ tự học cho SV để nâng cao hiệu quả dạy học. TNSP được tiến hành vào năm học 2015-2016. Trong bài viết này chúng tôi trình bày kết quả TNSP với 4 lớp SV năm 1 ngành điều dưỡng của trường CĐYT Ninh Bình và CĐYT Hà Đông với số SV của 2 lớp thực nghiệm là 107SV và 2 lớp đối chứng là 108 SV. Tại mỗi trường đều có 01 lớp thực nghiệm (TN) sinh viên được hướng dẫn tự học theo e- book đã thiết kế và 01 lớp đối chứng (ĐC) học theo các bài hiện hành theo chương trình của Trường CĐYT Ninh Bình và CĐYT Hà Đông. Sinh viên lớp TN và lớp ĐC tương đương nhau về số lượng và trình độ nhận thức, thời gian học tương đương nhau. 2.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá Sau khi TNSP đã thu thập và xử lí kết quả bằng phương pháp thống kê toán học và đánh giá kết quả về mặt định tính và định lượng. *Về mặt định tính: - Các GV dạy thực nghiệm đã quan sát và nhận xét: SV rất hứng thú trong quá trình học tập với e-book, tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu, mạnh dạn đề xuất các ý tưởng của mình trong nhóm. - Đối với SV: đã sử dụng phiếu hỏi sau khi học với e-book, được các em đánh giá trả lời một số nội dung như sau: + Về kĩ năng được rèn luyện sau khi học với e-book: Các em cho rằng mình được rèn luyện thêm các kĩ năng tự học như: Xác định được mục tiêu học tập, lập được kế hoạch dạy học, triển khai được kế hoạch tự học, biết tự đánh giá kết quả tự học. Ngoài ra, một số kĩ năng quan trọng khác đã được SV đánh giá tốt như làm việc hợp tác theo nhóm có hiệu quả, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn và kĩ năng tự học một cách khoa học và dễ nhớ; kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề; kĩ năng trình bày vấn đề + Về thái độ học tập: các em tự đánh giá là đã thể hiện được tính tích cực, tự giác hợp tác cùng nhau học tập, cùng nhau thảo luận, làm việc nghiêm túc, đoàn kết, học hỏi nhau trong nhóm; làm việc một cách khoa học và xây dựng cho mình thái độ tích cực trong học tập và nhìn nhận vấn đề trong thực tiễn xã hội. * Về mặt định lượng Đã sử dụng bài kiểm tra 45 phút để đánh giá hiệu quả tự học của SV lớp TN so với lớp ĐC. Kết quả TN được phân tích thống kê SV các lớp TN và ĐC; Tính các tham số thống kê đặc trưng, kiểm chứng chênh lệch giá trị trung bình. Kết quả bài kiểm tra TN (45 phút) được thể hiện như sau: 0 50 100 150 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Bài KT CĐ Y Tế Ninh Bình % S V đ ạ t đ i ể m X i t r ở x u ố n g Hình 2. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra trường CĐ Y Tế Ninh Bình Dương Đặng Kim Phượng, Phạm Thị Huyền, Lê Ái Xuân, Trần Trung Ninh 116 0 20 40 60 80 100 120 Bài KT CĐ Y Tế Hà Đông % S V đ ạ t đ i ể m X i t r ở x u ố n g Hình 3. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra trường CĐ Y Tế Hà Đông Bảng thống kê các tham số đặc trưng Danh mục đánh giá CĐ Y tế Ninh Bình CĐ Y tế Hà Đông CĐK7A1 CĐK7A2 CĐĐD7D CĐĐD7H Mode 8 7 8 7 Median 8 7 8 7 Average X 7.38 6.46 7.39 6.56 Độ lệch chuẩn SD 1.52 1.63 1.48 1.53 p (T-test độc lập) 0,002 0.001 Hệ số ảnh hưởng Es 0,56 0.79 Từ số liệu thống kê thu được, nhận thấy điểm trung bình kết quả học tập của sinh viên ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng, giá trị T-test độc lập < 0,05 chứng tỏ sự khác biệt là có ý nghĩa. Như vậy, sử dụng E-book đã có tác dụng phát triển năng lực tự học của sinh viên, góp phần giảm tỷ lệ sinh viên yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ sinh viên khá, giỏi. - Mức độ ảnh hưởng (ES) ở mức độ trung bình, trong khoảng từ 0,56 đến 0,79, do đó kết quả nghiên cứu này có thể nhân rộng được. Nghĩa là việc áp dụng phương pháp học tập theo hướng sử dụng e-book phát triển năng lực tự học đã có tác động tích cực với việc nâng cao kết quả học tập môn Hóa học Hữu cơ cho sinh viên Cao đẳng Y tế. 3. Kết luận Kết quả TNSP sau khi xử lí thống kê đã khẳng định việc sử dụng e-book kết hợp với hình thức dạy học truyền thống đã phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở các trường Cao đẳng Y tế trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu này theo hướng hoàn thiện và mở rộng nội dung e-book. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] Debra Sprague, Christopher Dede, 1999. Contructivism in the classroom, Learning &Leading with Technology, 27(1), 6-17. Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-book hóa học hữu cơ 117 [3] Chính phủ, 2012. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. [4] Phạm Ngọc Bằng, Trần Trung Ninh, Trang Thị Lân, Hoàng Thị Chiên, Nguyễn Văn Hiếu, Võ văn Duyên Em, Dương Huy Cẩn, Phạm Ngọc Sơn, 2009. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) trong dạy học hóa học tập 2, Nxb Đại học Sư phạm. [5] Bùi Thị Hạnh, 2010. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hóa học Hữu cơ ở Cao đẳng và Đại học, Luận án Tiến sỹ Đại học Sư Phạm Hà Nội. [6] Trần Thị Mai, 2012. Thiết kế E-book học phần hóa vô cơ 2 hỗ trợ tự học cho sinh viên ngành hóa sinh trường cao đẳng sư phạm, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội. [7] Nguyễn Thu Thủy, Trần Trung Ninh, 2014. Thiết kế e-book hóa học hữu cơ 11 nhằm hỗ trợ tự học cho học sinh chuyên hóa học, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 59(2), pp. 75-82. [8] Đinh Thị Hồng Nhung, 2007. Thiết kế E-book hóa học vô cơ 11 bản nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, [9] Võ Thị Thiều, 2017. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, Proceeding Development trends in Education in a globalized world, TP Hồ Chí Minh, tr. 483-488. [10] Hoàng Thái Hậu, 2011. Thiết kế và sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học hóa học 10. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [11] Nguyen Kim Anh, Dang Thi Oanh, Tran Anh Tuan, 2017), Developing the student’s self – study abilities through the exercies in ‘Chapter 6: Alkali metals, alkali earth metals-aluminum’ Advanced Chemistry 12, HNUE Journal of Science, 62(6), pp.45-52. ABSTRACT Develop the student’s ability of self-study by designing and using the organic chemistry e-books at Ninh Binh Medical College Duong Dang Kim Phuong1, Pham Thi Huyen1, Le Ai Xuan2, Tran Trung Ninh3 1Ninh Binh Medical College, 2Tran Quoc Tuan University 3Faculty of Chemistry, Hanoi National University of Education An electronic book (E-book) is a digital guide to learning a subject with exercises, simulation tests and self-evaluation. E-book learning, basing on the exploitation of information technology and communication, has become a useful new form of learning due to developing the ability of self-study of students. This article introduces some results of applying the design and use of e- books in the teaching process of organic chemistry to develop self-study capacity for students of Ninh Binh Medical College. Keywords: E-book, Self-study, Medical College, Ninh Binh, Organic Chemistry.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5086_11_58_duong_dang_kim_phuong_9221_2123633.pdf