Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học hóa học chương hiđro - Nước ở trường Trung học Cơ sở - Nguyễn Hữu Chung

Tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học hóa học chương hiđro - Nước ở trường Trung học Cơ sở - Nguyễn Hữu Chung: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0009JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 85-95 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG HIĐRO - NƯỚC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Hữu Chung1, Nguyễn Thị Phương2 1Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường Trung học cơ sở Phúc Yên, Vĩnh Phúc Tóm tắt. Phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường trung học cơ sở thông qua thiết kế môđun tự học có hướng dẫn giúp cho học sinh chủ động trong học tập, xác định đúng nhiệm vụ, và mục tiêu học tập, tự đánh giá quá trình học tập để từ đó lập ra kế hoạch học tập, điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp với năng lực riêng của bản thân. Học sinh có ý thức tự học để hiểu và nắm chắc kiến thức, chứ không phải học để đối phó với các kì thi hoặc kiểm tra, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng phát triể...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học hóa học chương hiđro - Nước ở trường Trung học Cơ sở - Nguyễn Hữu Chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0009JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 85-95 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG HIĐRO - NƯỚC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Hữu Chung1, Nguyễn Thị Phương2 1Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường Trung học cơ sở Phúc Yên, Vĩnh Phúc Tóm tắt. Phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường trung học cơ sở thông qua thiết kế môđun tự học có hướng dẫn giúp cho học sinh chủ động trong học tập, xác định đúng nhiệm vụ, và mục tiêu học tập, tự đánh giá quá trình học tập để từ đó lập ra kế hoạch học tập, điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp với năng lực riêng của bản thân. Học sinh có ý thức tự học để hiểu và nắm chắc kiến thức, chứ không phải học để đối phó với các kì thi hoặc kiểm tra, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường phổ thông hiện nay. Tính khả thi của phương pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS được khẳng định qua thực nghiệm áp dụng dạy học môđun tự học có hướng dẫn Chương Hiđro - Nước (Hóa học 8) tại trường THCS Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Từ khóa: Năng lực, năng lực tự học, tự học có hướng dẫn, tiếp cận môđun, Hiđro, Nước. 1. Mở đầu Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng nhiều phương pháp, kĩ thuật và đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn- một biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa phổ thông; Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông [1, 2]. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu phát triển năng lực tự học cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, nơi còn nhiều học sinh không biết dùng thời gian ở nhà cho cách học thế nào để có kết quả tốt, phù hợp với năng lực của bản thân mỗi học sinh. Với ưu điểm của phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun giúp học sinh có khả năng học tập tại nhà hiệu quả, thuận lợi trong việc bổ sung nội dung và tài liệu dạy học nhờ các môđun phụ đạo, nâng cao được chất lượng dạy học. Sau khi học xong môđun nhỏ này học sinh sẽ học sang môđun nhỏ tiếp theo và cứ như thế học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập và chiếm lĩnh được tri thức. Do tính độc lập tương đối về nội dung dạy học, giáo viên có thể lắp ráp hoặc tháo gỡ các môđun tùy theo mục đích sử dụng để xây dựng những chương trình dạy học đa dạng, phong phú, gắn bó chặt chẽ với nhau, tránh được tình trạng bỏ trống hoặc trùng lặp nội dung dạy học [3, 4]. Ngày nhận bài: 17/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/2/2017. Liên hệ: Nguyễn Hữu Chung, e-mail: chungnh@vnu.edu.vn 85 Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thị Phương Trên cở sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học hóa học Chương Hiđro - Nước ở trường trung học cơ sở thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực tự học cho học sinh Năng lực tự học của học sinh có thể hiểu là khả năng tự thu nhận tri thức và vận dụng nó một cách hiệu quả trong hoạt động học tập. Học sinh thể hiện khả năng làm chủ quá trình học tập, nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực và kết nối chúng một cách hợp lí trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức để giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra. Một số biểu hiện năng lực tự học của học sinh như [4, 5]: Có khả năng nhận thức và tư duy trong học tập; Có khả năng thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, xử lí đánh giá, trình bày theo cách hiểu biết riêng của bản thân; Có khả năng ghi nhớ các kiến thức và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập mới; Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm, lắng nghe và giải quyết mọi xung đột, thể hiện trách nhiệm của bản thân trong giải quyết vấn đề học tập; Tự đánh giá những mặt mạnh và yếu và xây dựng kế hoặc học tập phù hợp với từng bài học, từng giai đoạn học tập. 2.2. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun Tự học có hướng dẫn là cách học mà người học có thể tự lĩnh hội kiến thức trên cơ sở tài liệu tự học có hướng dẫn được biên soạn. Tài liệu gồm cả nội dung, cách xây dựng kiến thức và kiểm tra kết quả, giúp cho học sinh tự lĩnh hội được kiến thức. Tài liệu tự học có hướng dẫn sẽ làm thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh, giáo viên định hướng tổ chức, học sinh chủ động nắm bắt kiến thức phương pháp đi tới kiến thức đó. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun tuân theo một số nguyên tắc cơ bản là cá nhân hóa trong học tập, giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh sau quá trình tự học và đảm bảo hình thành kĩ năng tự học từ thấp đến cao. Các hoạt động của GV và HS liên hệ với nhau sao cho giáo viên kịp thời sửa chữa sai sót, động viên học sinh tự lực hoàn toàn làm được [5]. 2.3. Thiết kế tài liệu tự học môn hóa có hướng dẫn theo môđun Việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun cần đảm bảo nguyên tắc sau [6]: Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với nội dung kiến thức với đối tượng học sinh sử dụng tài liệu; Đảm bảo tính logic, tính hệ thống của kiến thức; Đảm bảo tăng cương vai trò chủ đạo của lí thuyết; Đảm bảo được tính hệ thống của các dạng bài; Trình bày tinh gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, thể hiện rõ nội dung kiến thức trong tâm, gây hứng thú cho học sinh. Cấu trúc của mô đun dạy học gồm ba hợp phần: Hệ vào của môđun gồm: Tên hoặc tiêu đề của môđun; giới thiệu vị trí tầm quan trọng và lợi ích của môđun; nêu rõ các kiến thức kĩ năng cần có trước; hệ thống mục tiêu của môđun; kiểm tra đầu vào của môđun. Thân của môđun gồm: Những tiểu môđun tương ứng vơi mục tiêu chung hoặc một loạt những mục tiêu muốn lĩnh hội. Chứa đầy đủ nội dung dạy học được trình bày theo cấu trúc rõ ràng kèm theo những chỉ dẫn cần thiết về cách học, giúp học sinh chiếm lĩnh được nội dung và hình thành được phương pháp tự học. Mỗi tiểu môđun gồm bốn phần: Mở đầu giúp học sinh tiếp cận với mục tiêu cụ thể; các tình huống, qua đó người học sẽ được dẫn tới nắm vững mục tiêu; 86 Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn... tổng hợp nội dung; test trung gian cho phép người học đánh giá được những mục tiêu nào của tiểu môđun đã đạt và khi cần thiết có thể dẫn học sinh đến những mô đun phụ đạo giúp học sinh bổ sung những kiến thức còn thiếu, sửa chữa sai sót, ôn tập và hệ thống hoá kiến thức. Hệ ra của môđun gồm: Một bản tổng kết chung; một test kết thúc nhằm kiểm tra mục tiêu toàn bộ của môđun; hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tùy theo kết quả tự học của học sinh. Nếu đạt tất cả mục tiêu của môđun, học sinh sẽ được hướng dẫn sang môđun tiếp theo, nếu không qua được phần lớn các test kết thúc thì học sinh sẽ được yêu cầu học lại môđun. Chúng tôi đã tiến hành thiết kế môđun tự học có hướng dẫn tương ứng với các tiểu môđun tự học có hướng dẫn kèm theo thuộc Chương 5 và 6 Chương trình hóa học lớp 8 trung học cơ sở. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học cho một tiểu môđun gồm: Tên tiểu môđun; mục tiêu của tiểu môđun; tài liệu tham khảo; hướng dẫn học sinh tự học; bài tập tự kiểm tra kiến thức của học sinh; nội dung lí thuyết cần nghiên cứu; bài tập tự kiểm tra đánh giá sau khi đã nghiên cứu thông tin; bài tập áp dụng. Ví dụ thiết kế xây dựng môđun Bài Hiđro - Nước như sau: MÔĐUN 1: HIĐRO - NƯỚC I. Mục tiêu 1. Kiến thức Trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản ban đầu về một số khái niệm và tính chất như: phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử, kim loại, phi kim, điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Giải thích được cơ bản kiến thức liên quan đến ứng dụng của hiđro trong cuộc sống. 2. Kĩ năng Hình thành kĩ năng thao tác một số thiết bị thí nghiệm hóa học đơn giảm, quan sát hình ảnh, hiện tượng thí nghiệm xảy ra, từ đó có thể vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống. Viết được phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của hiđro và của nước. Vận dụng lí thuyết vào giải một số bài toán hóa học theo công thức hóa học và phương trình hóa học. II. Tài liệu tham khảo 1. Hóa học 8 – Nxb Giáo dục – 2007. 2. Sách bài tập nâng cao hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2012 (tác giả Nguyễn Xuân Trường). 3. Bài tập chọn lọc hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2011 (tác giả Huỳnh Văn Út). III. Hệ thống các tiểu môđun TIỂU MÔĐUN 1: HIĐRO A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Giải thích được một số biến đổi tính chất vật lí và hóa học của hiđro như: trạng thái, màu sắc, tính tan, nhẹ hơn không khí, chứng minh tính khử của hiđro qua phản ứng hóa học, hỗn hợp khí hiđro và oxi có thể gây nổ. Nắm được hiđro có nhiều ứng dụng trong đời sống như: trong công nghiệp hóa học, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp luyện kim và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. 2. Kĩ năng Sử dụng thành thạo các thao tác thí nghiệm chứng minh tính chất vật lí và tính chất hóa học 87 Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thị Phương của của hiđro; Hình thành kĩ năng viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của hiđro; Có kĩ năng tính toán thể tích khí hiđro khi tham gia hay tạo thành sau phản ứng. 3. Năng lực Làm việc nhóm, tự học có hướng dẫn; Hình thành năng lực tự nghiên cứu, tự tìm tòi kiến thức lí thuyết từ nguồn tài liệu giáo viên cung cấp. 4. Phương pháp dạy học Hướng dẫn tự học ở nhà: HS tự trả lời những câu hỏi định hướng kiến thức cần nắm vững (mục C) thông qua nghiên cứu tài liệu ở các trang giáo viên đánh dấu. Sau khi nghiên cứu tài liệu và trả lời xong các câu hỏi đó thì học sinh tự làm bài kiểm tra lần 1 (mục D) trong thời gian 15 phút và nộp bài kiểm tra vào ngày hôm sau cho giáo viên. Sau khi kết thúc mỗi môđun đều có bài tập vận dụng. HS sẽ về nhà tự nghiên cứu bài tập có hướng dẫn và bài tập có đáp án. Trên lớp: Học sinh sẽ nghiên cứu phần kiến thức phản hồi của giáo viên cung cấp (mục E) khoảng 30 phút. Sau đó HS làm bài kiểm tra lần 2 (mục F) và nộp cho giáo viên. Sau đó giáo viên sẽ cung cấp đáp án và chữa cả 2 bài kiểm tra để HS tự đánh giá được kiến thức của mình. B. Tài liệu tham khảo 1. Hóa học 8 – Nxb Giáo dục – 2007. 2. Sách bài tập nâng cao hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2012 (tác giả Nguyễn Xuân Trường). 3. Bài tập chọn lọc hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2011 (tác giả Huỳnh Văn Út). C. Hướng dẫn học sinh tự học. Học sinh đọc tài liệu ở các trang đã hướng dẫn và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Em hãy cho biết hiđro có những tính chất vật lí nào? Ứng dụng tính chất vật lí của hiđro? (SGK Hóa học 8 Tr 105) Câu 2: Em hãy trình bày tính chất hóa học của hiđro? (SGK Hóa học 8 Tr 105 - 107) - Hiđro tác dụng với oxi tạo ra sản phẩm gì? Gọi tên sản phẩm. Viết phương trình hóa học. - Khi nào phản ứng giữa hiđro và oxi gây ra tiếng nổ mạnh nhất? Nguyên nhân do đâu? - Hiđro tác dụng với oxit kim loại. Viết phương trình hóa học Câu 3: Hiđro có những ứng dụng gì trong đời sống? (SGK Hóa học 8 Tr 107) Câu 4: Người ta điều chế hiđro bằng những phương pháp nào? (SGK Hóa học 8 Tr -114 - 115) - Người ta thu khí hiđro bằng cách nào? Và nhận biết hiđro như thế nào? Câu 5: Nêu khái niệm phản ứng thế. Cho ví dụ. (SGK Hóa học 8 Tr 115) D. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của học sinh (bài kiểm tra lần 1). Câu 1: Công thức phân tử của hiđro là A. H. B. H2. C. h. D. H2O Câu 2: Khí hiđro có màu gì? A. Xanh. B. Hồng. C. Vàng. D. Không màu Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hiđro có thể tác dụng với các nguyên tử oxi trong một số oxit kim loại. B. Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao. 88 Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn... C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. B. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất. C. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. D. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh. Câu 5: Trong các dịp lễ hội em thường thấy người ta thả những quả bóng bay. Những quả bóng bay đó có thể được bơm bởi khí gì? A. Oxi. B. Nitơ . C. Hiđro. D. Clo. Câu 6: Ứng dụng của hiđro trong đời sống là: A. Làm nhiên liệu đốt và nguyên liệu sản xuất nhiều hóa chất. B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng. C. Bơm vào khinh khí cầu hoặc bóng thám không. D. Cả ba phương án trên. Câu 7: Phản ứng thế là A. Phản ứng giữa 2 đơn chất. B. Phản ứng giữa 2 hợp chất trong đó có sự thay thế nguyên tử giữa hai hợp chất. C. Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. D. Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử trong hợp chất. Câu 8: Phản ứng hóa học nào dưới đây được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? A. Zn + 2HCl→ ZnCl2 + H2. B. Cu + 2HCl→ CuCl2 + H2. C. 2H2O điện phân −−−−−→ 2H2 + O2. D. 2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2. Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế? A. 2KClO3 → 2KCl + O2. B. SO3 +H2O→ H2SO4. C. Fe2O3 + 6HCl→ -2FeCl3 +3 H2O. D. Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O. Câu 10: Cho 2,24 lít hiđro (đktc) tác dụng vừa đủ với m gam CuO. Giá trị của m là: A. 0,1. B. 0,8. C. 8,0. D. 80,0. E. Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu (Thông tin phản hồi) Vấn đề Nội dung Câu 1: Hãy cho biết hiđro có những tính chất vật lí cơ bản nào? Ứng dụng tính chất vật lí của hiđro? 1. Tính chất vật lí của hiđro - Chất khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong các chất khí, ít tan trong nước. Thường được bơm vào khinh khí cầu, bóng bay hoặc bóng thám. 89 Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thị Phương Câu 2: Trình bày tính chất hóa học của hiđro? Hiđro tác dụng với oxi tạo ra sản phẩm gì? Gọi tên sản phẩm. Viết phương trình hóa học. - Khi nào phản ứng giữa hiđro và oxi gây ra tiếng nổ mạnh nhất? Nguyên nhân do đâu? - Hiđro tác dụng với oxit kim loại. Viết phương trình hóa học. 2. Tính chất hóa học của hiđro a, Tác dụng với oxi: Hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, cháy trong oxi mãnh liệt hơn. 2 H2 + O2 t0 −→ 2 H2O - Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. - Nguyên nhân tiếng nổ là thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột. b. Tác dụng với CuO H2 + CuO t0 −→ Cu + H2O Câu 3: Hiđro có những ứng dụng gì trong đời sống? Cho ví dụ cụ thể. 3. Ứng dụng. Nhiên liệu cho các động cơ thay cho xăng, dùng trong đèn xì oxi, sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ. Chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng. Hiđro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không, bóng bay. Câu 4: Người ta điều chế hiđro bằng những phương pháp nào? Viết phương trình hóa học. - Người ta thu khí hiđro bằng cách nào? Nhận biết hiđro như thế nào? 4. Điều chế hiđro Khí hiđro được điều chế bằng cách cho dung dịch axit (HCl, H2SO4) tác dụng với kim loại (Mg, Zn, Fe. . . ) Zn + 2HCl→ ZnCl2 + H2 ( 1) (kẽm clorua) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2) (Sắt II sunfat) - Thu khí hiđro bằng cách dời chỗ của nước. Nhận ra hiđro bằng cách dẫn luồng khí hiđro đi qua CuO mầu đen được đung nóng, hợp chất thu được chuyển sang màu đỏ. Câu 5: Nêu khái niệm phản ứng thế. Cho ví dụ. 5. Phản ứng thế. Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố khác trong hợp chất. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu (Sắt II clorua) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (Nhôm sunfat) G. Bài tập tự kiểm tra đánh giá sau khi đã nghiên cứu thông tin phản hồi (Bài KT lần 2) Câu 1: Tính chất vật lí của hiđro là: A. Chất khí nặng hơn không khí. B. Chất khí tan nhiều trong nước. C. Chất khí không màu, có mùi hắc. D. Chất khí nhẹ nhất trong các chất khí. Câu 2: Dẫn một luồng khí hiđro dư qua ống nghiệm có chứa CuO đun nóng ở nhiệt độ cao. 90 Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn... Sau phản ứng thu được chất rắn màu đỏ. Chất rắn đó là A. CuO. B. Cu. C. Cu2O. D. Cu2O2. Câu 3: Vì sao hỗn hợp khí hiđro và khí oxi khi cháy lại gây ra tiếng nổ? A. Vì hỗn hợp khí khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt. B. Vì hỗn hợp khí khi cháy làm giãn nở không khí đột ngột. C. Vì hỗn hợp khí khi cháy tỏa nhiều nhiệt làm thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, gây ra sự chấn động mạnh không khí. D. Vì hỗn hợp khí khi cháy làm tăng thể tích lên nhiều lần. Câu 4: Phương trình hóa học nào sau đây được viết đúng? A. 3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O. B. H2 + Fe2O3 → 2FeO + H2O. C. H2 + Fe2O3 → 2FeO2 + H2O. D. H2 + Fe2O3 → Fe2O + H2O. Câu 5: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế? A. CuO + H2 → Cu + H2O. B. Mg +2HCl→MgCl2 +H2. C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 +H2O . D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 +Cu. Câu 6: Trong quá trình điều chế hiđro người ta thu hiđro bằng phương pháp nào? A. Đẩy nước. B. Đẩy không khí và đẩy nước. C. Đẩy oxi. D. Đẩy không khí. Câu 7: Có 2 bình đựng riêng các khí sau: khí oxi và khí khí hiđro. Người ta dùng cách nào sau đây để phân biệt các khí trên? A. Que đóm đang cháy. B. Tàn đóm đỏ. C. Quỳ tím. D. Dung dịch HCl. Câu 8: Dẫn từ từ V lít khí H2(đktc) qua 34,8 g Fe3O4, sau phản ứng thu được 25,2 g chất rắn. Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của V là: A. 6,720. B.1,344. C. 3,360. D. 2,240. Câu 9: Khử hoàn toàn 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng V (lít) khí hiđro. Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36. Câu 10: Cho 13 gam kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl. Khối lượng muối ZnCl2 được tạo thành là A. 20,4 g. B. 10,2 g. C. 30,6 g. D. 40 g. Đáp án bài kiểm tra lần 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B D D C C D C A D C Đáp án bài kiểm tra lần 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D B C A C B B A A A 91 Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thị Phương 2.4. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ năng lực tự học của học sinh TT Tiêu chí biểu hiện nănglực tự học của học sinh Mức độ đánh giá năng lực tự học của học sinh (%) Mức 1: Chưa đạt (0 – 50%) Mức 2: Đạt (50 – 70%) Mức 3: Khá, giỏi (70 – 100%) 1 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập trên cơ sở kết quả học tập Không xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập Xác định được đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ học tập 2 Đọc hiểu tài liệu, ghi chépthông tin phù hợp Đọc không hiểu tài liệu, chưa biết tóm tắt thông tin cần thiết Biết ghi chép thông tin, bổ sung tinh học tập nhưng chưa đầy đủ Tài liệu đọc hiểu ghi chép rõ ràng, bổ sung thông tin chính xác phù hợp 3 Tóm tắt nội dung chính của bài và tự đặt ra được các vấn đề học tập Chưa tóm tắt nội dung chính của bài và không hiểu cách đặt vấn đề học tập Tóm tắt được nội dung chính của bài, tự đặt được các vấn đề học tập còn có chỗ chưa phù hợp Tóm tắt nội dung chính của bài và tự đặt được các vấn đề học tập có khoa học và phù hợp 4 Vận dụng kiến thức giải bài tập, chọn tài liệu để giải các dạng bài tập Không biết vận dụng kiến thức để giải bài tập Biết vận dụng kiến thức giải bài tập, chọn tài liệu phù hợp để giải các bài tập Vận dụng thành thạo kiến thức giải bài tập, lựa chọn tài liệu rất phù phù hợp để giải các bài tập 5 Tổng hợp kiến thức, chọn cách học riêng cho bản thân Không biết tổng hợp kiến thức, phương pháp học tập không có khoa học Biết tổng hợp kiến thức, lựa chọn cách học cho riêng mình Tổng hợp kiến thức có khoa học, hình thành cho mình cách học hiệu quả cao 6 Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tiễn cuộc sống Không biết giải thích hiện tượng thực tiễn liên hệ với kiến thức Biết vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tiễn cuộc sống Biết vận dụng tích hợp nội dung kiến thức ngoài Hóa học giải thích thực tiễn Bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS cần đảm bảo đánh giá được các tiêu chí, biểu hiện của năng lực tự học. Ngoài các hình thức kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS, cần sử dụng thêm các công cụ đánh giá năng lực như bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá của HS hoặc phiếu hỏi, phỏng vấn GV, HS trong những tình huống cảnh cụ thể. Để thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS, cần dựa vào các thành tố cấu trúc của năng lực tự 92 Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn... học và mức độ đạt được theo các tiêu chí đó. Từ các thành tố và tiêu chí biểu hiện của năng lực tự học, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá và mức độ thể hiện các tiêu chí của năng lực này và trình bày trong Bảng 1. 2.5. Thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường THCS Phúc Yên và Ngọc Thanh A thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc trong năm học 2014-2015. Thiết kế giáo án sử dụng môđun tự học có hướng dẫn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá phát triển năng lực tự học cho học sinh. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua bảng kiểm quan sát do giáo viên đánh giá và học sinh tự đánh giá, và cùng với kết quả của bài kiểm tra được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Bảng 2. Kết quả giáo viên đánh giá năng lực tự học sinh thông qua bảng kiểm quan sát TT Tiêu chí đánh giá năng lực tự họccủa học sinh Giáo viên đánh giá mức độ (%) Yếu TB Khá - giỏi TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập, chú trọng vấn đề còn hạn chế, nhận ra hạn chế của bản thân để khắc phục 13,1 18,8 51,2 55,3 35,7 25,9 2 Đọc hiểu tài liệu, ghi chép thông tin phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ 7,1 10,6 53,6 56,5 39,3 32,9 3 Tóm tắt nội dung chính của bài và tự đặt được các vấn đề HT 11,9 15,3 54,8 56,5 33,3 28,2 4 Vận dụng kiến thức giải bài tập, chọn tài liệu phù hợp giải các bài tập dạng khác nhau 8,3 11,8 55,9 58,8 35,8 29,4 5 Tổng hợp kiến thức, suy nghĩ cách học, hình thành bản thân cách học riêng 10,7 15,3 57,1 58,8 32,2 25,9 6 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đờisống 16,7 20 58,3 61,2 25 18,8 Với kết quả hai bài kiểm tra chúng tôi đã lập bảng phân phối tần suất lũy tích điểm số ở lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC), vẽ đồ thị đường lũy tích và tính các tham số đặc trưng. Phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng minh họa qua: - Điểm trung bình cộng đạt được ở các biểu hiện đánh giá năng lực tự học của học sinh thuộc các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng qua hai bài kiểm tra (ví dụ trường THCS Ngọc Thanh A: 6,2 so với 5,6 và 6,0 so với 5,3). - Độ lệch chuẩn ở các lớp thực nghiệm đều nhỏ hơn ở các lớp đối chứng (Ví dụ trường THCS Ngọc Thanh A: 1,43 so với 1,51 và 1,54 so với 1,57) chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn. - Kết quả các giá trị p < 0,05 thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị trung bình bài kiểm tra của hai nhóm là có ý nghĩa và kết quả không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. 93 Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thị Phương - Các đường luỹ tích các lớp thực nghiệm đều nằm ở bên phải và ở phía dưới các đường luỹ tích của các lớp đối chứng điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm là tốt hơn các lớp đối chứng. Bảng 3. Tóm tắt các tham số đặc trưng Bài KT Trường THCS Lớp X S p Môđun 1 Phúc Yên TN 6,43 1,31 0,01134 ĐC 5,93 1,29 Ngọc Thanh A TN 6,57 1,40 0,00416 ĐC 5,60 1,56 Môđun 2 Phúc Yên TN 6,45 1,31 0,04969 ĐC 5,84 1,45 Ngọc Thanh A TN 6,50 1,40 0,00126 ĐC 5,50 1,55 Tiểu môđun 7 Phúc Yên TN 6,2 1,43 0,042737 ĐC 5,6 1,51 Ngọc Thanh A TN 6,0 1,54 0,01491 ĐC 5,3 1,57 3. Kết luận Từ cơ sở lí luận của năng lực tự học và môđun tự học có hướng dẫn, chúng tôi đã thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun trong dạy học hóa học chương Hiđro - Nước ở trường trung học cơ sở. Chúng tôi cũng đã thiết kế bộ công cụ đánh giá phát triển năng lực tự học của học sinh và áp dụng dạy học chương hiđro - nước tại trường THCS Phúc Yên và Ngọc Thanh A thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun là khả thi trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngà, Đặng Thị Oanh, 2007. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn - một biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 52(6), trang 118-126. [2] Nguyễn Ngọc Duy, 2014. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(6), trang 132-142. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới), tháng 11 năm 2015. [4] Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án Việt - Bỉ, 2010. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến, 2001. Để tự học đạt được hiệu quả. Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội. [6] Dương Huy Cẩn, 2009. Tăng cường năng lực tự học cho sinh viên hóa học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 94 Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn... ABSTRACT Development of Self - Study Competence For Students Through Module Directed Self - Learning in Teaching Chemistry of the Case of Hydro - Water Chapter Nguyen Huu Chung1, Nguyen Thi Phuong1 1University of Education, VNU, 144 Xuan Thuy Street- Cau Giay District- Ha Noi 2Phuc Yen Junior High School, Phuc Yen District -Vinh Phuc Province Development of self - study skill is achieved via self-learning module with instruction. The task airms for helping students to be independent, active, goal-oriented learning. This task further develops student ability to plan and adjust their study to be align with their own capacity. The task meet the demand for innovation of teaching chemistry at secondary school towards developing student competence. New approach to teaching aims at developing students’ comprehensive understanding of knowledge and avoids shallow learning for examination purpose. Therefore, the method meets the requirement for teaching method renewal aiming students’ ability development. Viability of the self-study method is validated through teaching experiment of Hydro - Water chapter (Chemistry - Grade 8) at Phuc Yen Secondary School, Vinh Phuc Province. Keywords: Compentency, self-study compentency, assistedself learning, modular approach, hydrogen, oxygen. 95

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4659_nhchung_3971_2130309.pdf
Tài liệu liên quan