Tài liệu Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh theo hướng tích hợp trong dạy đọc hiểu - Võ Văn Thắng: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 31-36
31
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG DẠY ĐỌC HIỂU
Võ Văn Thắng - Nguyễn Thị Xuân Mai
Trường Đại học An Giang
Ngày nhận bài: 13/03/2018; ngày sửa chữa: 15/03/2018; ngày duyệt đăng: 03/04/2018.
Abstract: Integrated teaching is a global trend and an innovation in Vietnamese education in
present days. This article introduces the integrated method between Literature and Writing in the
process of teaching modern argumentative essay of grade 11. In other words, students are
instructed to read argumentative essays to get familiar with this type of writing. This integrated
approach develops both student’s skill in writing argumentative essays and reading
comprehension.
Keywords: Reading comprehension, integration, writing, argumentative essay.
1. Mở đầu
Môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là một trong
những môn học có khả năng tích hợp (TH) cao vì các
phân ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh theo hướng tích hợp trong dạy đọc hiểu - Võ Văn Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 31-36
31
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG DẠY ĐỌC HIỂU
Võ Văn Thắng - Nguyễn Thị Xuân Mai
Trường Đại học An Giang
Ngày nhận bài: 13/03/2018; ngày sửa chữa: 15/03/2018; ngày duyệt đăng: 03/04/2018.
Abstract: Integrated teaching is a global trend and an innovation in Vietnamese education in
present days. This article introduces the integrated method between Literature and Writing in the
process of teaching modern argumentative essay of grade 11. In other words, students are
instructed to read argumentative essays to get familiar with this type of writing. This integrated
approach develops both student’s skill in writing argumentative essays and reading
comprehension.
Keywords: Reading comprehension, integration, writing, argumentative essay.
1. Mở đầu
Môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là một trong
những môn học có khả năng tích hợp (TH) cao vì các
phân môn văn đều hướng tới mục tiêu chung là hình
thành, rèn luyện những kĩ năng giao tiếp quan trọng cho
người học như nghe, nói, đọc, viết. Trong những loại văn
bản được giảng dạy ở nhà trường phổ thông hiện nay,
văn bản nghị luận (VBNL) là một trong những loại văn
bản khó tiếp nhận đối với học sinh (HS). Việc dạy đọc
hiểu VBNL có tác dụng rất lớn trong việc rèn cho HS tư
duy logic, kĩ năng lập luận sắc bén, năng lực biểu đạt tư
tưởng, quan điểm một cách rõ ràng và thuyết phục. Vì
thế, chúng tôi đề xuất biện pháp hướng dẫn HS đọc hiểu
theo đặc trưng loại VBNL có TH liên hệ tri thức làm văn
trong quá trình dạy đọc hiểu VBNL nhằm mục tiêu phát
triển năng lực đọc và tạo lập VBNL cho HS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Văn nghị luận và đặc trưng của văn nghị luận
Văn nghị luận (VNL) là kiểu văn bản được dùng để
trực tiếp trình bày, bàn bạc ý kiến của mình về những vấn
đề có ý nghĩa xã hội, có tính bức thiết đặt ra trong đời
sống bằng một hệ thống lập luận chặt chẽ nhằm phát biểu
các tư tưởng, quan điểm về vấn đề đặt ra từ đó thuyết
phục người đọc, người nghe đồng tình, tin theo tư tưởng,
quan điểm đó, hoặc hướng tới giải quyết những vấn đề
đặt ra trong đời sống. VNL có những đặc trưng cơ bản
như: vấn đề nghị luận là vấn đề có ý nghĩa xã hội; tính
thuyết lí trực tiếp; tính lập luận chặt chẽ, tư duy logic;
tính biện luận, thuyết phục cao.
2.2. Tích hợp và các hướng tích hợp chính trong dạy
học Ngữ văn
Kế thừa nghiên cứu về dạy học TH của các tác giả đi
trước, chúng tôi đưa ra khái niệm “tích hợp” như sau:
1) TH trong dạy học là phương hướng kết hợp, phối hợp
tối ưu các quá trình học tập một cách riêng rẽ của các
môn học khác nhau (hay các phân môn khác nhau của
một môn) nhưng có điểm tương đồng vào một lĩnh vực
chung (xoay quanh một chủ đề kiến thức nguồn)
nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực của HS
một cách toàn diện; 2) TH trong môn Ngữ văn là sự kết
nối tri thức và kĩ năng giữa ba phân môn Văn - Tiếng
Việt - Làm văn và trong từng phân môn, từng vấn đề cụ
thể nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển các
năng lực giao tiếp cơ bản cho HS đó là các năng lực nghe
- nói - đọc - viết.
Các hướng TH chính trong dạy học Ngữ văn: TH
ngang (là TH liên môn, liên phân môn); TH dọc (là TH
đồng tâm, TH theo từng vấn đề, trong từng phân môn);
TH mở rộng (là sự liên hệ, mở rộng giữa kiến thức trong
bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn khác,
các ngành khoa học, nghệ thuật khác và với kiến thức
đời sống).
Tiến hành một giờ dạy TH ngang giữa đọc hiểu
VBNL với tập làm văn về VNL, chúng tôi xác định mối
liên hệ TH ngang giữa hai đối tượng này là mối quan hệ
hai chiều, tác động qua lại và bổ trợ cho nhau. Trước hết,
để đọc hiểu VBNL, HS cần vận dụng tất cả những tri
thức đã học về kiểu VNL đã học ở phần làm văn trước
đó (có thể ở lớp trước hoặc ở cấp học trước). Ngược lại,
đến vai trò của mình, văn bản đọc hiểu lại trở thành mẫu
đại diện để HS tìm hiểu, học tập và rèn luyện các kĩ năng
làm văn. Như vậy, bài văn (tác phẩm văn học) lúc này
trở thành ngữ liệu để khai thác theo những yêu cầu của
việc rèn luyện kĩ năng làm văn.
2.3. Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
Chúng tôi quan niệm, tạo lập văn bản (VB) là một
tiến trình gồm nhiều giai đoạn; bài viết chỉ là sản phẩm
cuối cùng của tiến trình ấy.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 31-36
32
Trong Mô hình tiến trình viết của nhóm tác giả KC
Lee, Happy Goh, Janet Chan, Ying Yang [1], người viết
phải trải qua các giai đoạn: Động não, lập kế hoạch/ cấu
trúc, viết nháp và xem xét/ chỉnh sửa. Các giai đoạn này
tác động qua lại với nhau trong tiến trình viết được phản
ánh ở sơ đồ 1.
Bên cạnh đó, tác giả Ron Oosterdam [2] cũng đã xác
định các giai đoạn viết VNL gồm các giai đoạn sau: - Xác
định chủ đề, mục đích, thể loại và đối tượng; - Tìm ý và
chọn ý (vẽ sơ đồ ý); - Phác thảo dàn ý; - Quá trình viết
VNL.
Việc phân tích quá trình viết văn như trên giúp cho
chúng tôi nắm bắt được bản chất, mục đích của quá trình
viết. Từ đó, chúng tôi xác định năng lực tạo lập VBNL
gồm những năng lực sau:
- Năng lực phân tích đề, lập ý, HS phải đạt những yêu
cầu sau: biết phân tích đề và xác định được vấn đề cần
nghị luận; xác định được mục đích, chủ đề của VB sắp
tạo lập; biết lựa chọn các luận điểm chính phù hợp nhằm
triển khai được chủ đề của VB; biết sắp xếp các luận
điểm chính theo một trật tự thích hợp nhất để làm sáng
rõ chủ đề.
- Năng lực tạo lập nội dung của VBNL, HS cần phải đạt
được những yêu cầu sau: VB triển khai được vấn đề nghị
luận; bài viết có luận điểm rõ ràng; các luận điểm chính
xoay quanh chủ đề, phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề
nghị luận; dẫn chứng phong phú, thuyết phục; biết kết hợp
các thao tác nghị luận (bình luận, chứng minh, so sánh...);
biết kết hợp linh hoạt yếu tố nghị luận với biểu cảm, tự
sự,...; bài viết thể hiện được quan điểm của bản thân và bảo
vệ được quan điểm đó; bài viết thể hiện được giọng điệu và
thái độ riêng của người viết đối với vấn đề bàn luận; giữa
các đoạn có sự thống nhất và phát triển về nội dung; có sự
liên kết chặt chẽ giữa các câu, đoạn trong VB.
- Năng lực trình bày hình
thức của một VBNL, HS phải đạt
được những yêu cầu sau: chữ
viết rõ ràng, dễ đọc, đúng chính
tả; sử dụng từ ngữ đúng và hay;
viết câu đúng ngữ pháp; diễn đạt
lưu loát, mạch lạc, ngắn gọn; bố
cục đủ ba phần; biết phân đoạn
theo luận điểm, có câu chủ đoạn.
Những xác định nêu trên sẽ
là căn cứ để chúng tôi xây dựng
mục tiêu, nội dung, phương pháp
cũng như đề xuất những biện
pháp dạy đọc hiểu VBNL theo
hướng tích hợp nhằm phát triển
các năng lực tạo lập VBNL cho
người học.
2.4. Biện pháp phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị
luận qua dạy đọc hiểu văn bản nghị luận
2.4.1. Hướng dẫn đọc hiểu theo đặc trưng văn bản nghị luận
Đọc hiểu văn bản là tên gọi mới của phân môn Văn
trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành,
chú trọng nhiều hơn đến hoạt động đọc của người học,
một hoạt động quan trọng trong quá trình tiếp nhận bất
kì một văn bản nào. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
quan niệm đọc hiểu với nội hàm nghĩa rộng, bao gồm
toàn bộ hoạt động đọc cảm thụ và tiếp nhận tác phẩm của
người học. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn HS
từng bước khám phá đặc trưng của loại văn bản này bằng
các biện pháp cụ thể sau:
- Đọc hiểu từ khó: Do thể tài nghị luận ngày càng đa
dạng, bàn luận về mọi mặt của cuộc sống hiện đại nên
các VBNL thường xuất hiện những thuật ngữ chuyên
ngành tương đối khó hiểu với HS. Đó có thể là những
thuật ngữ chính trị, xã hội trong các văn bản chính luận
hay cũng có thể là các thuật ngữ khoa học chuyên ngành
trong các bài nghị luận thuộc các lĩnh vực chuyên biệt
như nghị luận văn học, nghị luận một vấn đề khoa học,
văn hóa...Đó cũng là một trong những lí do khiến cho
VBNL trở nên khô khan và khó tiếp nhận đối với HS. Vì
những lẽ đó, việc dạy đọc hiểu VBNL cần thiết phải
hướng dẫn HS tìm hiểu những từ khó, những khái niệm
mới. Hoạt động này có thể được tiến hành bằng “Sơ đồ
giải thích khái niệm mới”. Ví dụ như sơ đồ giải thích khái
niệm “Luân lí xã hội” (xem sơ đồ 2 trang bên).
Giáo viên (GV) có thể sử dụng sơ đồ này với câu hỏi
gợi ý đầu giờ học: “Thảo luận và trình bày hiểu biết của
các em về khái niệm “luân lí xã hội”?” Cuối giờ học,
GV hỏi lại: “Sau khi tìm hiểu VB, các em hãy chia sẻ cách
hiểu của các em về “luân lí xã hội”? So sánh xem có gì
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 31-36
33
khác so với cách hiểu ban đầu?” Việc sử dụng sơ đồ
và cách làm như trên sẽ giúp phát triển được năng lực tư
duy của HS, khơi gợi kiến thức nền của các em để hiểu
văn bản.
- Đọc hiểu luận đề hay vấn đề nghị luận: Luận đề tức
là vấn đề bàn luận của toàn văn bản, cũng tức là đối tượng
nghị luận mà tác giả đã chọn để bày tỏ quan điểm, thái
độ của mình. Đối với VBNL, vấn đề nghị luận thường có
ý nghĩa xã hội rộng lớn và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến
mọi người. Trong VBNL hiện đại, vấn đề nghị luận lại
càng đa dạng, gần gũi và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Hướng
dẫn HS đọc hiểu VBNL cần chú ý trước hết đến việc
hướng dẫn HS phát hiện luận đề của văn bản bởi vì “Xác
định luận đề trước khi đi vào đọc - hiểu chi tiết là để việc
phân tích luận điểm, luận cứ, lập luận không tản mạn,
vụn vặt” [3; tr 33].
Cũng như bất kì một văn bản văn chương nào, luận
đề, đề tài hay chủ đề của văn bản cũng thường thể hiện
tập trung ở nhan đề tác phẩm, tên văn bản, đoạn trích.
Đối với những VBNL hiện đại, điều đó càng thể hiện rõ.
Chẳng hạn, nhan đề đoạn trích của các VBNL hiện đại
trong chương trình Ngữ văn 11 như Về luân lí xã hội ở
nước ta, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị
áp bức, Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác hay Một thời
đại trong thi ca đã thể hiện khá rõ vấn đề nghị luận cả
đoạn trích hay văn bản. Vì thế, để hướng dẫn HS đọc hiểu
luận đề của văn bản, chúng ta có thể đặt những câu hỏi
gợi tìm như sau: Sau khi đọc văn bản (chú ý nhan đề),
em hãy cho biết vấn đề nghị luận của đoạn trích là gì?
Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh lúc bấy
giờ? Mục đích văn bản hướng tới là gì? Tại sao tác giả
lại bàn về vấn đề đó?
Tóm lại, xác định được luận đề cũng đồng nghĩa với
việc xác định được chủ đề của văn bản; từ đó sẽ định
hướng cho HS xác định hệ thống luận điểm chính của
văn bản bởi vì những luận điểm chính luôn được triển
khai từ luận đề.
- Đọc hiểu kết cấu: Kết cấu hay bố cục của văn bản
là cách thức tổ chức, sắp xếp các
chi tiết, sự kiện, hình tượng...để
tạo thành một chỉnh thể nghệ
thuật và phục vụ cho việc thể hiện
ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Kết
cấu trong các VBNL được yêu
cầu trước hết ở tính chặt chẽ,
logic, triển khai nội dung theo
trình tự luận điểm, hay trình tự lập
luận nhất định nhằm từng bước
giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề
nghị luận. Thông thường, kết cấu
của VBNL gồm ba phần: Phần
mở đầu nêu vấn đề nghị luận;
phần triển khai vấn đề nghị luận;
phần kết luận đề ra chủ trương,
giải pháp.
Các VBNL hiện đại cũng có kết cấu đa dạng, có khi
có đủ ba phần như đã trình bày trên như các bài Về luân
lí xã hội ở nước ta, Một thời đại trong thi ca. Nhưng cũng
có văn bản chỉ có phần thân bài - đi thẳng vào phân tích
hiện trạng, làm rõ vấn đề và phần kết bài - nêu giải pháp,
khẳng định vấn đề như bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp bức. Và cho dù sáng tạo như thế
nào đi chăng nữa, các VBNL vẫn có kết cấu đặc trưng là
kết cấu theo luận điểm chính. Như vậy, hướng dẫn HS
đọc hiểu kết cấu của VBNL là vừa hướng dẫn HS đọc và
tìm ra hệ thống luận điểm chính của toàn văn bản vừa
phát hiện ra sự sáng tạo riêng của tác giả trong việc trình
bày các luận điểm ấy. Để hướng dẫn HS từng bước nhận
ra kết cấu của VBNL, trước hết chúng ta cần cho HS
tham khảo bảng hướng dẫn tìm luận điểm chính của văn
bản (bảng 1). Trong bảng hướng dẫn, HS sẽ được gợi ý,
hướng dẫn những dấu hiệu để nhận diện luận điểm chính
trong văn bản như “dấu hiệu nội dung, dấu hiệu hình
thức, vị trí câu luận điểm”... GV sẽ phát bảng này cho
HS trước khi vào học tiết đầu tiên về VBNL nhằm hướng
dẫn HS cách tìm luận điểm chính của văn bản, phục vụ
cho việc khái quát bố cục của văn bản khi đọc và soạn
bài ở nhà.
Bảng 1. Bảng hướng dẫn tìm luận điểm chính của VB
Về
nội dung
- Câu luận điểm phải thể hiện rõ quan
điểm, tư tưởng, chủ trương, lập trường,
thái độ của tác giả về một vấn đề nào
đó.
- Câu luận điểm vừa có nội dung rộng
nhất, khái quát nhất của đoạn vừa thể
...
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 31-36
34
hiện ý nghĩa một cách cụ thể nhất, rõ
ràng nhất.
Về
hình thức
- Câu luận điểm thường là câu khẳng
định; câu có chứa các từ là, có, đã.
- Câu luận điểm thường là câu đơn ngắn
gọn, có đủ hai thành phần nòng cốt (chủ
ngữ và vị ngữ) nhằm nêu bật được quan
điểm và vấn đề bàn luận một cách ngắn
gọn, rõ ràng và súc tích nhất.
Về vị trí
Câu luận điểm thường nằm ở đầu đoạn
đối với đoạn triển khai theo hướng diễn
dịch và nằm ở cuối đoạn đối với đoạn
triển khai theo hướng quy nạp.
Sau khi HS đã soạn và khái quát luận điểm chính ở
nhà theo phiếu hướng dẫn tìm luận điểm, lên lớp, GV sẽ
hướng dẫn HS tìm kết cấu của văn bản bằng sơ đồ khái
quát luận điểm chính của toàn văn bản .
Ví dụ sơ đồ trong bài Về luân lí xã hội ở nước ta (sơ
đồ 3).
Sơ đồ này vừa có tác dụng gợi ý, định hướng cho HS
xác định bố cục luận điểm chính của toàn văn bản, vừa
có tác dụng khơi gợi hứng thú, phát triển năng lực tư duy
ở các em. Sơ đồ sau khi hoàn thành sẽ giúp HS có cái
nhìn hệ thống về kết cấu của toàn văn bản. Từ đó, các em
sẽ đi vào phần phân tích từng luận điểm chính một cách
dễ dàng hơn.
- Đọc hiểu luận điểm chính: Luận điểm là linh hồn
của bài VNL, trọng tâm của việc dạy đọc hiểu VBNL là
phân tích từng luận điểm chính của văn bản. Trong
VBNL, luận điểm ẩn sau lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
Như vậy hướng dẫn HS phân tích luận điểm chính tức là
hướng dẫn HS làm rõ hệ thống luận cứ (những căn cứ, lí
lẽ được đưa ra để làm rõ hoặc bảo vệ luận điểm), luận
chứng (những bằng chứng, ví dụ cụ thể làm tăng sức
thuyết phục, độ tin cậy của lí lẽ), và lập luận (cách trình
bày lí lẽ, cách đưa ra dẫn chứng hay nói cách khác đó là
nghệ thuật nghị luận của tác giả).
Để hướng dẫn HS đi vào phân tích từng luận điểm
chính, GV có thể gợi ý HS phân tích bằng câu hỏi như sau:
- Câu hỏi phân tích luận cứ, luận chứng: Tác giả
khẳng định vấn đề này bằng cách nào? Tác giả đã làm
sáng tỏ ý kiến (quan điểm) này bằng những lí lẽ, dẫn
chứng nào? Hãy tìm những luận chứng, luận cứ bảo vệ
cho quan điểm...?
- Câu hỏi phân tích lập luận: Trong VBNL, phân tích
lập luận trong VBNL thiên về cách trình bày lí lẽ, dẫn
chứng của tác giả, cũng tức là thiên về phân tích nghệ
thuật của văn bản. Vì vậy, GV Có thể sử dụng những câu
hỏi sau để phân tích lập luận: Em có nhận xét gì về hệ
thống luận điểm của văn bản? (Gợi ý: liên hệ với nhau
như thế nào? Mạch logic lập luận đi từ vấn đề gì đến vấn
đề gì, từ vấn đề chung đến cụ thể hay từ cụ thể, chi tiết đi
đến khái quát?). Em có nhận xét gì về cách nêu và phân
tích luận điểm của tác giả? Tìm các biện pháp nghệ thuật
và thao tác lập luận mà tác giả sử dụng trong luận điểm
này? Phân tích tác dụng của chúng trong việc thể hiện
luận điểm? (có thể gợi ý cụ thể: Cái hay trong luận điểm
này là tác giả đã làm rõ luận điểm bằng những câu, cụm
từ, hình ảnh... Hãy cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật hay thao tác lập luận gì ở đây và tác dụng của
biện pháp hay
thao tác lập
luận ấy?).
- Đọc hiểu
lời văn: Đặc
trưng cơ bản
của lời văn
trong VBNL là
tính “chính xác
nghiệt ngã” [3; tr 15]. Mục đích của VBNL không chỉ
thuyết phục người khác tin vào những lí lẽ người nói đưa
ra mà còn nhằm mục đích tác động, kêu gọi hành động.
Nói đến lời văn trong VBNL, chúng tôi muốn nói đến
tất cả những yếu tố như từ ngữ, câu văn, hình ảnh, giọng
điệu có giá trị biểu đạt, góp phần thể hiện được tư tưởng,
tình cảm, thái độ của tác giả trong VBNL. Như vậy,
hướng dẫn HS đọc hiểu lời văn trong VBNL là hướng
dẫn HS phân tích, thấy được cái hay của tác giả trong
việc sử dụng ngôn từ. Điều đó sẽ định hướng cho HS
nắm bắt được giọng điệu, thái độ của tác giả trong bài
VNL. Như vậy, hướng dẫn đọc hiểu lời văn cũng có thể
được tiến hành bằng câu hỏi gợi mở như sau: Tìm từ ngữ,
hình ảnh, thể hiện cảm xúc, thái độ của tác giả? Qua đó
hãy cho biết giọng điệu chính của tác giả khi trình bày
luận điểm này? Hãy nhận xét về những từ ngữ...., câu....,
hình ảnh.....và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể
hiện cảm xúc, thái độ, giọng điệu của tác giả? Hãy xác
định những từ ngữ, hình ảnh có tác dụng trong việc thể
hiện cảm xúc của tác giả? Qua đó, cho biết giọng điệu
của tác giả trong luận điểm này?
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 31-36
35
- Đọc hiểu mục đích biểu đạt: Giống như việc dạy
đọc hiểu các loại văn bản văn chương hình tượng, dạy
đọc hiểu VBNL cũng hướng đến mục đích cuối cùng là
hiểu được mục đích biểu đạt hay nội dung tư tưởng mà
người viết gửi gắm. Trong VBNL, người viết đã phát
biểu quan điểm, tư tưởng của mình trực tiếp nhưng nó
vẫn hàm chứa trong luận đề, luận điểm chính, trong lí lẽ
hay hệ thống lập luận của toàn văn bản. Như vậy, trong
VBNL mục đích biểu đạt của văn bản sẽ được khái quát
qua việc phân tích luận đề, luận điểm chính, lập
luận...Tóm lại, việc đọc hiểu mục đích biểu đạt sẽ được
tiến hành cuối cùng của phần đọc hiểu, hoặc có thể đặt ở
phần tổng kết ý nghĩa của văn bản. Để hướng dẫn HS đọc
hiểu mục đích biểu đạt của VB, chúng ta có thể dùng
những câu hỏi sau: Qua phần đọc hiểu luận đề, luận
điểm, lập luận của văn bản, em hãy rút ra ý nghĩa của
văn bản hay nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm? Xem
lại luận đề, hệ thống luận điểm chính, cho biết văn bản
này hướng đến mục đích gì? Cho biết ý nghĩa của vấn đề
tác giả đề cập đối với bản thân và cuộc sống hiện nay?
Xác định mục đích tác động của văn bản qua luận đề,
luận điểm chính? Cho biết ý nghĩa thời sự của vấn đề tác
giả đề cập?
Như vậy, việc hướng dẫn đọc hiểu theo đặc trưng của
loại VBNL cần thiết phải hướng dẫn HS đọc hiểu tất cả
các phương diện đặc thù của VBNL như: đọc hiểu từ
khó, đọc hiểu luận đề, đọc hiểu kết cấu, đọc hiểu luận
điểm chính, đọc hiểu lời văn, đọc hiểu mục đích biểu đạt.
Biện pháp này vừa giúp HS chiếm lĩnh, cảm nhận được
cái hay, cái đẹp riêng của VBNL vừa giúp các em học
hỏi được những cái hay, cái đẹp ấy từ văn bản “mẫu” đã
học để vận dụng vào việc tạo lập VBNL.
2.4.2. Tích hợp liên hệ tri thức làm văn
Việc TH ngang với Tập làm văn trong giờ đọc hiểu
VBNL sẽ được tiến hành dựa trên mối quan hệ hai chiều,
tác động qua lại, bổ trợ cho nhau giữa hai đối tượng này.
Trước hết sự tác động của Tập làm văn về VNL đối với
dạy đọc hiểu VBNL biểu hiện ở việc để đọc hiểu VBNL,
các em cần vận dụng tất cả những tri thức đã học về kiểu
VNL đã học ở phần làm văn trước đó (có thể ở lớp trước
hoặc ở cấp học trước). Ngược lại, sự tác động của việc
dạy đọc hiểu VBNL đối với việc dạy học Tập làm văn về
VNL biểu hiện ở việc thông qua hoạt động phân tích,
hướng dẫn đọc hiểu theo đặc trưng VBNL, HS sẽ nắm
bắt cũng như học hỏi được những cái hay của văn bản
được học. Mối quan hệ này yêu cầu GV khai thác văn
bản đọc hiểu như là “mẫu” đại diện để HS tìm hiểu, học
tập và rèn luyện các kĩ năng làm văn.
Về cách thức TH, sách Dạy học Ngữ văn 6 theo
hướng TH (do Lê A chủ biên) đã đưa ra những cách TH
sau: “TH thông qua câu hỏi chứa nội dung TH, TH thông
qua lời bình của GV, TH thông qua lời chốt của GV, TH
thông qua các phương tiện đồ dùng dạy học, TH bằng
trò chơi học tập, TH bằng phiếu học tập, TH bằng bài
tập” [4; tr 16-18]. Vận dụng vào các VBNL hiện đại,
chúng tôi tiến hành như sau:
- TH thông qua câu hỏi chứa nội dung TH: Là những
câu hỏi mà GV nêu ra để định hướng cho HS huy động
kiến thức vốn có của mình để TH. Ví dụ, khi dạy bài Về
luân lí xã hội ở nước ta, GV có thể định hướng cho HS
TH bằng những câu hỏi sau:
+ Câu hỏi nhận xét hệ thống luận điểm chính của VB:
Đọc kĩ văn bản, em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm
chính của đoạn trích? Các luận điểm liên hệ với nhau
như thế nào? Mạch logic lập luận đi từ vấn đề gì đến vấn
đề gì? Cách lập luận này thường gặp trong thể tài nghị
luận nào?
+ Câu hỏi khái quát nghệ thuật của VB: Hãy phân
tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? Các thao tác lập
luận nào được sử dụng? Hiệu quả của các thao tác ấy?
Ngoài yếu tố nghị luận là chính, tác giả còn sử dụng các
yếu tố nào trong văn bản? Việc kết hợp các yếu tố nghị
luận ấy mang lại hiệu quả biểu đạt như thế nào? Các
biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của những
biện pháp ấy?
- TH qua lời bình của GV: Trong quá trình hướng dẫn
HS đọc hiểu VB, GV cần có những lúc phân tích, bình
luận để làm rõ một nội dung, chi tiết nào đó của văn bản
để HS hiểu rõ. Vì vậy, việc TH sẽ được lồng ghép dễ
dàng qua những lời bình của GV. Chẳng hạn, bình về
việc kết hợp yếu tố nghị luận và biểu cảm trong bài Về
luân lí xã hội ở nước ta, GV có thể bình và TH như sau:
“Những lời nghị luận sắc sảo, đanh thép được kết hợp
với những câu hỏi tu từ, những câu cảm thán đã tạo nên
một nghệ thuật nghị luận đặc sắc cho văn bản. Cách kết
hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong bài diễn
thuyết là một đặc điểm nổi bật cho thấy tác giả không chỉ
phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái
tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau
về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội. Chính cách lập
luận ấy đã thuyết phục người nghe về cả lí và tình. Đây
là một nghệ thuật nghị luận đặc sắc mà các em cần chú ý
học hỏi, vận dụng khi viết VNL”.
- TH thông qua lời chốt của GV: Trong quá trình
hướng dẫn HS đọc hiểu, GV cần phải chốt lại một đơn vị
kiến thức hoặc tiểu kết một ý, một phần nào đó. Chẳng
hạn, khi kết thúc phần hướng dẫn HS đọc hiểu từng luận
điểm chính của văn bản, GV cần chốt lại đặc sắc trong
việc trình bày luận điểm của tác giả. Ở bài Ba cống hiến
vĩ đại của Các-Mác, GV có thể chốt: “Để làm nổi bật các
luận điểm cũng như giúp người đọc thấy được sự vĩ đại
trong các cống hiến của Mác, Ăng-ghen đã dùng lối so
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 31-36
36
sánh tầng bậc. Bên cạnh đó, ông còn dùng những cụm từ
vừa có tác dụng nối vừa có tác dụng chuyển ý giữa các
đoạn, các câu trong văn bản. Như vậy, trong VBNL, các
từ nối có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự mạch
lạc cho văn bản cũng như thể hiện quan điểm của người
nói. Các em cần học hỏi cách sử dụng từ nối của tác giả
trong văn bản này cũng như chú ý đến việc sử dụng các
từ nối khi tạo lập VBNL”.
- TH thông qua các phương tiện, đồ dùng dạy học:
Trong dạy đọc hiểu VBNL, GV có thể thiết kế Sơ đồ
khái quát hệ thống luận điểm chính của văn bản trên
máy chiếu hoặc bảng phụ để hình thành tri thức mới
hoặc để khái quát nội dung bài học. Những sơ đồ luận
điểm như trên vừa giúp cho HS phát triển năng lực đọc
hiểu luận điểm chính hay bố cục của VBNL vừa giúp
HS học hỏi được cách kết cấu một VBNL theo luận
điểm chính. Từ đó, các em sẽ biết tạo lập VBNL theo
luận điểm, tránh được lỗi viết xa rời chủ đề hay viết
không có câu chủ đoạn, kết cấu bài văn lỏng lẻo mà các
em thường mắc phải.
- TH bằng bài tập, trò chơi học tập: Những bài tập
hay trò chơi học tập là những hình thức học tập có khả
năng phát huy năng lực tư duy và hứng thú học tập của
người học. Vì thế, thiết kế bài tập hay trò chơi học tập
trong giờ học là cần thiết. Tùy theo từng bài đọc hiểu mà
GV sẽ lựa chọn và thiết kế nội dung bài tập cho HS
hướng vào mục tiêu vừa giúp HS bày tỏ những cảm nhận
về văn bản vừa phát triển năng lực tạo lập VBNL cho các
em. Ví dụ như một số bài tập TH sau:
+ Bài tập viết đoạn văn ngắn: GV sẽ cho HS viết đoạn
văn ngắn trình bày suy nghĩ về văn bản đã học hoặc liên
hệ từ văn bản đến thực tiễn. Chẳng hạn một số bài tập sau:
Bài Về luân lí xã hội ở nước ta: Viết một đoạn văn
ngắn (10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa thời
sự của chủ trương xây dựng nền luân lí xã hội của Phan
Châu Trinh .
Bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp
bức: Viết nhanh và viết đúng một đoạn VNL (khoảng 7
câu) theo câu chủ đề: Ngày nay, tình trạng sử dụng ngôn
ngữ của tuổi teen cũng đang làm giảm giá trị của tiếng
mẹ đẻ và khiến cho nó mất dần sự trong sáng.
+ Bài tập viết đoạn vừa có tác dụng giúp HS bày tỏ
những cảm nhận về văn bản sau khi học vừa giúp các em
rèn luyện khả năng viết VNL của mình.
3. Kết luận
Đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay là
hướng vào phát triển năng lực của người học, nghiên cứu
của chúng tôi đã xác định hai mục tiêu chính là phát triển
năng lực đọc hiểu và tạo lập VBNL cho HS - hai trong
bốn năng lực giao tiếp cơ bản và quan trọng mà dạy học
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông có nhiệm vụ phải hình
thành và phát triển cho người học. Qua quá trình nghiên
cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc TH trong dạy đọc hiểu
VBNL có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Trong đó,
biện pháp hướng dẫn HS đọc hiểu theo đặc trưng loại
VBNL kết hợp với những hình thức TH cụ thể đã nêu
nếu được lồng ghép và kết hợp một cách linh hoạt, đảm
bảo đặc trưng của giờ đọc hiểu thì sẽ phát triển được năng
lực đọc hiểu và tạo lập VBNL cho HS. Bên cạnh đó, để
đạt được hiệu quả cao khi dạy đọc hiểu VBNL, GV phải
nắm vững đặc trưng loại VBNL, chú ý khơi gợi kiến thức
nền của người học, tổ chức cho HS tương tác với nhau
cũng như kích thích HS bày tỏ cách hiểu của mình về văn
bản. Điều đó không chỉ giúp HS hứng thú hơn, dễ tiếp
cận hơn đối với loại văn bản này mà còn góp phần phát
triển năng lực tư duy cho các em.
Tài liệu tham khảo
[1] KC Lee - Happy Goh - Janet Chan - Ying Yang
(2007). Effective College Writing: A Process Genre
Approach. Mc Graw Hill, Singapore.
[2] Ron Oocsterdam (2005). Đánh giá trong dạy viết
văn nghị luận. Nguồn: Gert Rijlaarsdam, Huub van
den Bergh, Michel Couzjin (Eds), Effective
Learning and Teaching of Writing A Handbook of
Writing in Education, 2nd Edition, Kluwer
Academic Publishers.
[3] Hoàng Thị Mai (chủ biên) - Kiều Thọ Long (2009).
Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường
phổ thông. NXB Giáo dục.
[4] Lê A (chủ biên, 2007). Dạy học Ngữ văn 6 theo
hướng tích hợp. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Nguyễn Trọng Hoàn (2002). Tích hợp và liên hội
hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí
Giáo dục, số 22, tr 21-22; 29.
[6] Nguyễn Thanh Hùng (2007). Giáo trình phương
pháp dạy học Ngữ văn trung học cơ sở. NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[7] Nguyễn Viết Chữ (2010). Phương pháp dạy học tác
phẩm văn chương (theo loại thể). NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[8] Nguyễn Quốc Siêu (2001). Kĩ năng làm văn nghị
luận phổ thông. NXB Giáo dục.
[9] Đỗ Ngọc Thống (1997). Làm văn - Từ lí thuyết đến
thực hành. NXB Giáo dục.
[10] Trần Đình Chung (2007). Mấy vấn đề giảng dạy
môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong chương
trình Cao đẳng sư phạm mới (Dự án Đào tạo giáo
viên trung học cơ sở). NXB Đại học Sư phạm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07vo_van_thang_nguyen_thi_xuan_mai_7179_2120117.pdf