Tài liệu Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong đào tạo ở trường Sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0177
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 161-168
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM
1Trịnh Thanh Hải và 2Trần Việt Cường
1Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
2Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động con đường hình thành năng lực sư
phạm của người giáo viên ở cả ba giai đoạn: Trong quá trình học THPT (Tiền sư phạm);
Trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm; Trong môi trường dạy học ở trường phổ thông
đến việc phát triển năng lực sư phạm, bài báo đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển
năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm.
Từ khóa: Năng lực sư phạm; Phát triển năng lực sư phạm; Đào tạo nghề trong trường Sư
phạm.
1. Mở đầu
Cách dạy học trước đây là chú trọng truyền thụ cho người học hệ thống các tri thức khoa
học đã được quy định trong ch...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong đào tạo ở trường Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0177
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 161-168
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM
1Trịnh Thanh Hải và 2Trần Việt Cường
1Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
2Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động con đường hình thành năng lực sư
phạm của người giáo viên ở cả ba giai đoạn: Trong quá trình học THPT (Tiền sư phạm);
Trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm; Trong môi trường dạy học ở trường phổ thông
đến việc phát triển năng lực sư phạm, bài báo đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển
năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm.
Từ khóa: Năng lực sư phạm; Phát triển năng lực sư phạm; Đào tạo nghề trong trường Sư
phạm.
1. Mở đầu
Cách dạy học trước đây là chú trọng truyền thụ cho người học hệ thống các tri thức khoa
học đã được quy định trong chương trình dạy học mà chưa chú ý một cách đầy đủ đến chủ thể
người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Do
đó, cách dạy học này đã không còn phù hợp với thực tiễn dạy học ngày nay. Để nâng cao chất
lượng đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng được các yêu cầu mới, phù hợp với xu hướng giáo dục
quốc tế thì cách thức tổ chức dạy học của người giáo viên cần theo định hướng phát triển năng lực
cho người học, nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức [2].
Hiện nay, vấn đề phát triển năng lực sư phạm (NLSP) cho sinh viên (SV) là một trong những
nội dung quan trọng trong đào tạo giáo viên (GV) và được các trường Sư phạm đặc biệt trú trọng
hiện nay. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc hình thành và phát triển năng
lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm [3, 5, 6, 8]. Tuy nhiên
các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm hình thành và
phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm mà chưa
đề cập rõ các năng lực cốt lõi của NLSP; đánh giá mức độ tích lũy, phát triển NLSP của mỗi SV;
Quá trình hình thành, phát triển NLSP của người GV...
Thực tế cho thấy, việc xác định các năng lực thành tố của NLSP, các biện pháp nhằm phát
triển NLSP cho SV trong đó có việc đánh giá mức độ tích lũy, phát triển NLSP của mỗi SV đang
là vấn đề mở. Việc nghiên cứu đưa ra một cách tường minh các biểu hiện, thang đo cho từng năng
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 01/9/2015
Liên hệ: Trịnh Thanh Hải, e-mail: trinhhai2086@gmail.com/ tranvietcuong2006@gmail.com
161
Trịnh Thanh Hải và Trần Việt Cường
lực thành tố của NLSP làm cơ sở khoa học để đánh giá một cách khoa học mức độ tích lũy, phát
triển NLSP của SV có ý nghĩa lí luận và thực tiễn trong đào tạo nghề trong các trường Sư phạm và
được đề cập một phần trong nội dung bài báo.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở hình thành, phát triển năng lực sư phạm
NLSP là một vấn đề trừu tượng của Tâm lí học, là hệ thống những thuộc tính của cá nhân
con người, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm và làm cho hoạt động sư phạm đó đạt kết
quả cao [7]. NLSP được hình thành và phát triển dựa trên một số cơ sở như:
2.1.1. Theo góc độ tâm lí học
Quá trình hình thành và phát triển năng lực là một quá trình phức tạp. Nguồn gốc phát sinh
và quá trình phát triển năng lực tuân theo các quy luật chung của sự phát triển nhân cách và chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố [4, 8]:
- Yếu tố tự nhiên - sinh học: Là sự di truyền lại của cha mẹ đến con cái những đặc điểm
và những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen. Tuy nhiên, điều đó chỉ tạo nên
tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển năng lực. Sự thành công trong một lĩnh vực nào đó
phần lớn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn, vào quá trình lao động, học tập, rèn luyện cũng như
việc tích luỹ kinh nghiệm của cá nhân.
- Yếu tố môi trường xã hội: Mỗi người đều hoạt động trong một môi trường xã hội nhất
định. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, phương tiện hành động... Đặc biệt là qua
các hoạt động giao lưu của mỗi cá nhân với xã hội, mỗi cá nhân thu được những kinh nghiệm của
xã hội loài người để biến nó thành của cá nhân. Nhờ sự giao lưu với môi trường xã hội, con người
biết được hoạt động của mình có ý nghĩa như thế nào, có lợi ích ra sao, có phù hợp với thực tế hay
không..., từ đó điều chỉnh hoạt động của mình để mang lại hiệu quả cao. Qua đó, năng lực của con
người ngày càng phát triển.
- Yếu tố hoạt động của chủ thể: Hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đến
sự hình thành và phát triển năng lực. Để hình thành và phát triển năng lực trong một lĩnh vực hoạt
động nào đó, cá nhân phải tham gia trực tiếp vào hoạt động, học hỏi kinh nghiệm của loài người,
lĩnh hội tiếp thu nền văn hoá xã hội một cách tích cực, khắc phục mọi khó khăn, kiên trì đi tới đích
mới đạt được kết quả tốt. Điều đó khẳng định năng lực của mỗi con người chỉ có thể được hình
thành trong hoạt động, thông qua hoạt động và bằng hoạt động của cá nhân.
Nhìn chung, mọi người đều có khả năng tiếp thu được một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
nhất định để vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên, trong điều kiện như nhau thì những người khác nhau
có thể tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đó với nhịp độ khác nhau; một người có thể tiếp thu
nhanh chóng, người khác lại phải mất rất nhiều thời gian và sức lực. Một người có thể đạt trình
độ điêu luyện, còn người khác dù có cố gắng hết mức vẫn chỉ đạt ở mức độ trung bình. Năng lực
của con người không bất biến trong suốt cuộc đời mà có sự thay đổi không những về cường độ (số
lượng) mà còn thay đổi cả về chất.
2.1.2. Theo góc độ giáo dục học
Sự hình thành và phát triển năng lực của người học phải thông qua chính hoạt động của họ
trong mối quan hệ với cộng đồng. Bởi vậy, nhà trường hiện đại phải là nhà trường hoạt động, lấy
162
Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong đào tạo ở trường sư phạm
hoạt động của người học làm động lực chính để đạt mục đích đào tạo. Chỉ có dạy học trong nhà
trường mới có khả năng tạo ra được những hoạt động đa dạng, phong phú cần thiết, tạo điểu kiện
để phát triển những năng lực khác nhau ở người học, phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của họ và
yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân giao lưu với các thành viên
khác trong nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trong khi dạy học có khả năng định hướng,
thúc đẩy phát triển năng lực của người học thì cũng có khả năng gò ép người học theo một khuôn
mẫu cứng nhắc, do đó hạn chế sự phát triển đa dạng ở họ. Tổ chức cho người học hoạt động tích
cực, tự lực để chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực là phương pháp hữu hiệu để khắc phục xu
hướng xấu đó.
2.2. Quá trình hình thành, phát triển năng lực sư phạm của người giáo viên
Có nhiều cách xem xét quá trình phát triển NLSP, theo chúng tôi có thể xem quá trình hình
thành và phát triển NLSP của người GV gồm ba giai đoạn chính sau [1]:
Sơ đồ 1. Quá trình hình thành và phát triển NLSP của người GV
- Giai đoạn 1 (Giai đoạn tiền sư phạm): Đây là giai đoạn còn học ở trường phổ thông. Trong
thời gian này, ngoài việc tiếp thu các kiến thức cần thiết, các em học sinh cũng bước đầu hình thành
cho bản thân những kĩ năng, NLSP nhất định. Chẳng hạn: Việc lên bảng chữa bài tập sẽ giúp hình
thành khả năng viết bảng; việc tham gia các hoạt động học tập theo nhóm phần nào giúp làm quen
với kĩ năng làm việc nhóm...
- Giai đoạn 2 (Giai đoạn học tập ở trường sư phạm): SV không những được lĩnh hội các
kiến thức chuyên ngành cần thiết về lĩnh vực học tập, được cung cấp các kiến thức cơ bản về tâm
lí học, giáo dục học và lí luận và phương pháp dạy học bộ môn mà còn hình thành và rèn luyện
những kĩ năng sư phạm cần thiết cho bản thân thông qua các giờ học trên lớp, thông qua các hoạt
động ngoại khóa... Theo chúng tôi, đây là giai đoạn hình thành các NLSP cốt yếu cho người GV
tương lai.
- Giải đoạn 3 (Giai đoạn giảng dạy ở trường phổ thông): Đây là giai đoạn, người GV học
tập, tham gia các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng
để người GV trải nghiệm, bổ sung các năng lực dạy học để từng bước tích lũy, phát triển dẫn đến
hoàn thiện hệ thống các năng lực sư phạm cho bản thân.
2.3. Các con đường hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên sư phạm
- Thông qua hoạt động dạy học: Các môn học trong nhà trường (đặc biệt là các môn học
Tâm lí học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm...) đều
có khả năng phát triển NLSP cho SV. Những môn học này không chỉ giúp cho SV có được những
tri thức cơ bản mà còn làm cơ sở cho việc hình thành các kĩ năng dạy học và giáo dục. Trong quá
trình học tập ở trường sư phạm, SV không chỉ tiếp thu các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà
còn trực tiếp quan sát các thao tác, các kĩ năng sư phạm chuẩn mực của GV để học hỏi, bắt chước
và làm theo (đó cũng là điều kiện ban đầu giúp SV hình thành NLSP của mình). Do quá trình học
tập ở trường sư phạm và trường phổ thông có những điểm khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương
163
Trịnh Thanh Hải và Trần Việt Cường
pháp và hình thức tổ chức nên trong quá trình giảng dạy, GV phải hướng dẫn để SV biết chắt lọc
và vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tế chuyên môn và cấp học ở trường phổ thông sau này [3].
- Thông qua hoạt động giáo dục khác: Trong quá trình học tập ở trường sư phạm, ngoài việc
học tập, SV còn được tham gia nhiều hoạt động khác. Những hoạt động này có vai trò hỗ trợ cho
hoạt động học và sự phát triển nhân cách của SV, trong đó có kĩ năng nghề. Đó là các hoạt động:
lao động, học tập và sinh hoạt tập thể, thảo luận nhóm, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, hội
thảo khoa học, hội thi nghiệp vụ sư phạm. . . Những hoạt động này là điều kiện để SV vận dụng
kiến thức vào thực tế, mặt khác giúp rèn luyện cho SV những kĩ năng cơ sở như giao tiếp, tổ chức,
ngôn ngữ. Vì vậy, những hoạt động giáo dục, rèn luyện này có vai trò quan trọng trong việc phát
triển NLSP cho SV. Tổ chức cho các hoạt động giáo dục cho SV, tạo điều kiện cho SV có thể biến
những tri thức đã được học thành kĩ năng sư phạm.
Ví dụ: Hội thi Nghiệp vụ sư phạm có tác dụng lớn tới việc phát triển NLSP của SV. Để
được dự thi, SV phải cố gắng luyện tập, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về giáo dục;
Tập viết bảng cho đúng, đẹp và nhanh; Tập xử lí các tình huống sư phạm; Tập diễn thuyết... Thông
qua hội thi, SV có được những kinh nghiệm quý báu trong cách xử lí tình huống sư phạm; được
quan sát cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội
dung kiến thức, với trình độ của HS... Thông qua hội thi, trường sư phạm còn có cơ hội kiểm tra
chất lượng đào tạo của mình trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm, cải tiến kế hoạch và cách thức tổ
chức hoạt động rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thông qua hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm: Thực hành sư phạm là hoạt động trực
tiếp hình thành các kĩ năng nghề cần thiết cho SV, là quá trình SV dưới sự tổ chức hướng dẫn của
giảng viên, GV phổ thông, thực hiện những hành động cơ bản của hoạt động sư phạm. Để thực
hiện được những hoạt động đó, SV phải vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng đã có để
giải quyết những tình huống sư phạm, thông qua đó SV nắm được những thủ thuật, biện pháp, kĩ
thuật nghề nghiệp. Bằng hoạt động thực hành thường xuyên, trường sư phạm có thể kiểm nghiệm
kịp thời chất lượng đào tạo của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm, cải tiến kế hoạch và chương trình
đào tạo. Tổ chức tốt các nhiệm vụ rèn luyện thường xuyên có nghĩa là nhà trường đã thực hiện tốt
học đi đôi với hành, kết hợp lí luận với thực tiễn gắn liền nhà trường với xã hội trong quá trình giáo
dục.
Ví dụ: Ở trường Sư phạm có thể tổ chức cho SV thực hành thường xuyên dưới nhiều hình
thức: Tập viết bảng, tập soạn giáo án, tập giảng, dự giờ của GV ở trường thực hành, tập nhận xét
giờ dự đó, tham gia sinh hoạt lớp với HS ở trường phổ thông, tập thiết kế hoạt động giáo dục. . .
- Thông qua thực tập sư phạm: Trong quá trình hình thành các kĩ năng, NLSP của người
GV, giữa giai đoạn 2 (ở trường sư phạm) và giai đoạn 3 (ở trường phổ thông) có một khoảng giao
thoa, đây chính là khoảng thời gian các SV thực hiện các hoạt động như: thực tế chuyên môn, thực
tập sư phạm tại các trường phổ thông. Trong thời gian này, các SV được làm quen với môi trường
giáo dục phổ thông, được dự giờ của GV phổ thông, được tham dự các buổi họp tổ chuyên môn,
các buổi sinh hoạt lớp, đặc biệt SV được trực tiếp giảng dạy cho HS phổ thông. Thông quá các
hoạt động đó, SV có điều kiện được học hỏi, được trải nghiệm quá trình học tập ở trường sư phạm
trong môi trường phổ thông để có thể hình thành và rèn luyện cho bản thân những kĩ năng, NLSP
cần thiết. Do đó, khoảng giao thoa giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 càng lớn thì cơ hội SV được
làm quen với môi trường giáo dục phổ thông càng nhiều. Vì vậy, để giúp cho SV có điều kiện sớm
được rèn luyện các kĩ năng, NLSP cho bản thân, các trường sư phạm cần sớm cho SV được tiếp
xúc, làm quen với môi trường giáo dục phổ thông. Các trường sư phạm có thể cho SV tiếp xúc với
164
Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong đào tạo ở trường sư phạm
môi trường giáo dục phổ thông từ năm thứ 2.
Thực tập sư phạm thường chia làm hai đợt ngắn hạn và dài hạn. Thực tập ngắn hạn dành
cho SV năm thứ ba (03 tuần) nhằm giúp cho SV làm quen với những công việc của GV trong các
khâu dạy học và giáo dục để giúp cho SV có được những hiểu biết thực tế ở trường phổ thông.
Thực tập dài hạn dành cho SV năm thứ 4 (07 tuần) là thực tập cuối khóa có tính chất toàn diện,
tổng hợp, là quá trình người SV thực sự vận động, thực sự làm việc độc lập, đòi hỏi người SV phải
vận dụng tổng hợp những hiểu biết nói chung, cũng như những biện pháp, phương pháp cụ thể để
giải quyết những công việc thực tập của mình. Hoạt động thực tập sư phạm ở trường phổ thông là
con đường gần gũi với hoạt động thực tiễn của người GV tương lai, chính vì vậy hoạt động này có
tác dụng tạo ra nguồn hứng thú trực tiếp cho SV với nghề nghiệp, làm hình thành và phát triển xu
hướng nghề đúng đắn cho các nhà giáo tương lai. Do vậy, giai đoạn này cần phát triển hứng thú,
lòng yêu nghề và năng lực nghề nghiệp, rèn luyện năng lực chuyên môn và tay nghề cho giáo sinh,
trên cơ sở đó hình thành lí tưởng và lương tâm nghề nghiệp của GV. Đây chính là cơ hội để SV thể
hiện toàn bộ năng lực và các phẩm chất nghề nghiệp của mình một cách rõ ràng, chính xác.
2.4. Một số biện pháp nhằm phát triển nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong
đào tạo ở trường sư phạm
2.4.1. Xác định tường minh các nghiệp vụ sư phạm cốt yếu
Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, ta xác các NLSP
cốt yếu cần bồi dưỡng cho SV trong quá trình đào tạo. Với mỗi năng lực, xác định các biểu hiện
đặc trưng của nó và phân chia thành các mức độ khác nhau. Chẳng hạn, với năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học, chúng ta phải có thể chia thành các mức độ sau:
+ Mức độ 1 (Tiền năng lực): SV đã biết sử dụng máy tính, hệ điều hành và các phần mềm
phổ thông như soạn thảo văn bản bằng, tạo các trình diễn, truy cập Internet. . . (Đây là những năng
lực SV đã tích lũy được trong giai đoạn ở trường phổ thông và trong học phần Tin học đại cương
ở năm thứ nhất.
+ Mức độ 2 (Cơ bản): SV biết khai thác các thông tin trên mạng Internet liên quan đến bài
dạy, biết sử dụng các phần mềm phổ thông để soạn và giảng bài với sự hỗ trợ của máy tính và máy
chiếu đa năng.
+ Mức độ 3 (Hoàn thiện): SV biết khai thác công nghệ thông tin, đặc biệt là biết sử dụng
các phần mềm dạy học một cách linh hoạt để thiết kế và trình bày bài giảng, bước đầu tạo thành
những tiết học có tính tương tác cao, có nhiều tình huống thu hút sự chú ý và tham gia xây dựng
bài của học sinh.
+ Mức độ 4 (Mức độ cao): Ngoài các nội dung như mức 3, SV còn biết khai thác công nghệ
thông tin để mở rộng phạm vi, không gian, thời gian các hoạt động dạy học. Bên cạnh các hình thức
dạy học truyền thống, SV còn được tham gia vào các lớp học ảo mọi lúc, mọi nơi (E-Learning).
2.4.2. Xác định các yếu tố tác động đến quá trình phát triển NLSP
Việc hình thành, phát triển các NLSP của SV không thể không tính đến tác động của các
yếu tố bên ngoài. Với mỗi NLSP cụ thể, sẽ có nhiều yếu tố liên quan, tác động một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành và phát triển NLSP của SV. Như vậy, cần phải xác định rõ
các yếu tố tác động đến việc hình thành, phát triển của từng năng lực thành tố để tạo ra một môi
trường thuận lợi cho SV tự bồi dưỡng NLSP.
165
Trịnh Thanh Hải và Trần Việt Cường
Ví dụ: Năng lực khai thác sử dụng phần mềm trong giải toán hình học sẽ liên quan trực tiếp
đến các năng lực như: năng lực giải toán (cụ thể khả năng xác định bài toán, khả năng thực hiện
các thao tác tư duy. . . ); Năng lực mô hình hóa toán học. . . Như vậy, việc bồi dưỡng năng lực khai
thác sử dụng phần mềm trong giải toán hình học cho SV cần phải song hành với việc khai thác các
năng lực liên quan kể trên của SV. . .
2.4.3. Thực hiện phân hóa đối tượng
Do xuất phát điểm và các yếu tố liên quan đến quá trình hình thành, phát triển NLSP của
các SV là khác nhau, do vậy cần phải vận dụng tư tưởng phân hóa trong việc phát triển NLSP. GV
thực hiện thăm dò, test. . . để phân loại SV, sau đó vận dụng tư tưởng dạy học phân hóa để triển
khai các hoạt động nhằm bồi dưỡng, nâng cao NLSP cho SV.
Ví dụ: Với năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ta có thể phân SV thành
các nhóm tương ứng với các mức độ như đã nêu trong mục 2.4.1. Với mỗi nhóm, GV sẽ xây dựng
kế hoạch, triển khai các hoạt động nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho SV bằng cách giảng
viên giao các nhiệm vụ học tập vừa sức nhưng đồng thời lại tạo được động cơ, khuyến khích SV
huy động vốn kiến thức, kĩ năng của bản thân vào quá trình tích lũy, phát triển NLSP.
2.4.4. Xây dựng lược đồ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) phù hợp với mỗi SV
Do yếu tố bẩm sinh, tiến trình tích lũy lũy, phát triển NVSP của các SV là không đồng nhất,
vận dụng tư tưởng phân hóa, ta có thể triển khai các nội dung sau:
- Xác định quy trình rèn luyện năng lực cho SV. Chẳng hạn, để rèn luyện khả năng vẽ hình
cho SV, GV có thể cho SV tiến hành rèn luyện theo các bước sau:
+ Bước 1: GV đưa ra đầu bài và thực hiện việc vẽ hình.
+ Bước 2: Thực hiện theo các bước để vẽ hình (bắt chước).
+ Bước 3: GV đưa đầu bài và hình vẽ hoàn chỉnh; SV vẽ theo hình mẫu (SV bắt đầu phải
phân tích vẽ gì trước, vẽ gì sau...).
+ Bước 4: GV đưa đầu bài, SV vẽ hình.
+ Bước 5: GV đưa đầu bài, yêu cầu HS vẽ hình ở nhiều góc độ khác nhau để chọn lựa ra
góc độ hình vẽ trực quan nhất.
Tuy nhiên không phải đối với SV nào GV cũng thực hiện đẩy đủ 5 bước trên, cụ thể: Đối
với những SV chưa hoặc đã manh nha có khả năng vẽ hình thì GV có thể triển khai từ bước 1; Đối
với những SV đã nắm được các bước cơ bản thì GV có thể triển khai từ bước 4.
- Nghiên cứu để xác định điểm rơi trong công tác rèn luyện NLSP cho SV: Quan sát quá
trình SV tập viết bảng chúng ta nhận thấy: Nếu để SV viết bảng trong khoảng từ phút 1 đến phút
10 thì việc viết bảng của SV là chưa ổn định. Nếu để SV tiếp tục viết bảng từ phút 20 đến phút 30
thì thấy SV viết bảng rất tốt. Nhưng nếu để SV liên tục viết bảng từ phút 30 trở đi thì SV viết bảng
lại xấu và chậm. Từ việc xác định được điểm rơi trong việc viết bảng của SV, GV có những biện
pháp phù hợp trong việc rèn khả năng viết bảng cho mỗi SV.
2.4.5. Đánh giá năng lực sư phạm theo tiếp cận quá trình
Việc làm rõ các biểu hiện, cấp độ của từng NLSP như đã thể hiện trong mục 2.4.1 cho phép
chúng ta đánh giá NLSP của SV theo định hướng tiếp cận quá trình, cụ thể:
- Đánh giá tại thời điểm năm thứ nhất: Nhằm mục tiêu kép:
166
Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong đào tạo ở trường sư phạm
i) Phát hiện ra các yếu tố tiềm năng hoặc các NLSP mà SV đã tích lũy được khi còn học
trong trường phổ thông để có biện phát khuyến khích SV thể hiện và tiếp tục nâng cao các năng
lực cho bản thân.
ii) Phân hóa SV thành các nhóm (một cách tương đối) để có quy trình, biện pháp phù hợp.
- Đánh giá theo định kì: Việc đánh giá theo định kì nên thực hiện sau mỗi học phần nghiệp
vụ, sau mỗi đợt trải nghiệm ở trường phổ thông... Kết quả thu được cho phép GV nắm được mức
độ phát triển năng lực sư phạm, phát hiện được những “lỗ hổng” về NLSP của mỗi SV.
- Phân tích kết quả đánh giá: Thông qua kết quả đánh giá, bên cạnh việc khẳng định hiệu
quả của các biện pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đã triển khai, người GV sẽ tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến quá trình tích lũy, phát triển nghiệp vụ sư phạm của SV còn hạn chế là do liều lượng,
nội dung, hình thức tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV chưa phù hợp (Do việc phân loại
chưa chính xác) hoặc do tác động của môi trường chẳng hạn: Điều kiện tập giảng chưa tốt; Thời
điểm đi thực tế ở trường phổ thông không phù hợp; Nội dung các học phần PPDH, nghiệp vụ sư
phạm còn mang nặng tính hàn lâm... để có những điều chỉnh hợp lí.
3. Kết luận
Để việc bồi dưỡng, phát triển NLSP cho SV trong các trường sư phạm đạt hiệu quả cần đặc
biệt lưu ý:
- Nắm được con đường hình thành, phát triển năng lực theo các góc độ Tâm lí học, Giáo
dục học và kinh nghiệm đúc rút được từ thực tiễn để có đầy đủ cơ sở khoa học cho việc bồi dưỡng,
phát triển năng lực sư phạm cho SV.
- Xác định rõ các biểu hiện, cấp độ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát
triển của từng năng lực sư phạm.
- Vận dụng sáng tạo tư tưởng phân hóa trong quá trình bồi dưỡng trong đó trú trọng đến
việc tạo ra một môi trường thuận lợi trong quá trình phát triển NLSP cho SV và khuyến khích sinh
viên bộc lộ và tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện các NLSP của mình.
- Triển khai đánh giá NLSP của SVmột cách thường xuyên và sử dụng kết quả đánh giá như
một thông tin quan trọng để điều chỉnh kế hoạch, nội dung, biện pháp bồi dưỡng NVSP của mỗi
giảng viên cũng như của trường Sư phạm nhằm nâng cao hơn nữa NLSP cho mỗi SV nói riêng,
nâng cao chất lượng đào tạo GV nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Thanh Hải, Trần Việt Cương, Đỗ Thị Trinh, 2015. Một số biện pháp nhằm bồi dưỡng
năng lực sư phạm trong đào tạo ở các trường sư phạm. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển
năng lực nghề nghiệp giáo viên toán phổ thông Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm, tr.254-263.
[2] Trịnh Thanh Hải, Trần Trung Tình, 2015. Hình thành, bồi dưỡng năng lực dạy học cho SV
sư phạm ngành Toán học. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60, tập 1,
tr.30-37.
[3] Nguyễn Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm đề tài), 2013. Hình thành kĩ năng sư phạm theo chuẩn
nghề nghiệp cho SV người dân tộc thiểu số. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
[4] Phạm Thành Nghị, 2013. Tâm lí học Giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.255-268.
[5] Bùi Văn Nghị, Đỗ Thị Trinh, Nguyễn Tiến Trung, 2015. Phát triển năng lực dạy học cho sinh
viên sư phạm toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên toán
167
Trịnh Thanh Hải và Trần Việt Cường
phổ thông Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm, tr.246-253.
[6] Đỗ Thị Trinh, 2013. Phát triển năng lực dạy học Toán cho SV các trường Sư phạm. Luận án
Tiến sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Trần Trung, Trần Việt Cường, 2013. Tiếp cận hiện đại trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho
sinh viên ngành Toán ở trường Đại học. Nxb Đại học Sư phạm.
[8] Thái Duy Tuyên, 2012. Những vấn đề chung của giáo dục học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,
tr.117-124.
ABSTRACT
Developing students’ pedagogical competence in pedagogical university training
Research shows that teachers’ pedagogical competence is developed in three stages: high
school study, teacher training at university and teaching at school. This paper proposes ways to
develop students’ teaching capacity in their training at a pedagogical university.
Keywords: Teaching capacity/pedagogical competence, development of pedagogical
competence, professional training in pedagogical university.
168
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3804_tthai_018_2178356.pdf