Phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet cho sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh hiện nay

Tài liệu Phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet cho sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh hiện nay: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 69 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN DIỆN, PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRÊN MẠNG INTERNET CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Developing the capacity to indentify and criticize misconceptions about policical thought on the internet for Vietnamese university students in the current context TS. Đàm Thế Vinh(1), TS. Trần Thị Lan(2), PGS.TS. Vũ Công Thương(3) (1)Học viện Kỹ thuật Quân sự (2)Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên (3)Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Phát triển năng lực cho sinh viên trong nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet là đòi hỏi cấp thiết ở các trường đại học. Điều này không chỉ được đặt ra từ nhiệm vụ của cuộc đấu tranh tư tưởng mà còn xu...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet cho sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 69 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN DIỆN, PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRÊN MẠNG INTERNET CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Developing the capacity to indentify and criticize misconceptions about policical thought on the internet for Vietnamese university students in the current context TS. Đàm Thế Vinh(1), TS. Trần Thị Lan(2), PGS.TS. Vũ Công Thương(3) (1)Học viện Kỹ thuật Quân sự (2)Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên (3)Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Phát triển năng lực cho sinh viên trong nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet là đòi hỏi cấp thiết ở các trường đại học. Điều này không chỉ được đặt ra từ nhiệm vụ của cuộc đấu tranh tư tưởng mà còn xuất phát từ yêu cầu nội tại của chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ nội dung, mục tiêu của các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet; tính tất yếu, yêu cầu và giải pháp cơ bản để phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet ở Việt Nam cho sinh viên các trường đại học. Từ khóa: đại học, năng lực, nhận diện, phát triển, phê phán, quan điểm sai trái, sinh viên, tư tưởng chính trị. Abstract Developing students’ capacity to identify and criticize misconceptions about political thought on the internet is an urgent need in universities. This arises not only from the task of ideological struggle, but also from the internal requirements of a radical, comprehensive educational innovation strategy in the present context.The paper focuses on the content and purpose of wrong views on political ideology on the internet, the necessity, the basic requirements and solutions for developing university students’ capacity to identify and criticize the misconceptions about the political ideology on the internet in Vietnam. Keywords: university, capacity, identify, develop, criticize, misconception, student, political thought. Đặt vấn đề Bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay đang có những diễn biến phức tạp, khó lường. Xu thế toàn cầu hóa, gia tăng cạnh tranh và hội nhập cùng với âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực phản động đã khách quan hóa tính tất yếu phải đổi mới giáo dục. Đối với các trường đại học ở Việt Nam, tính hướng đích của đổi mới giáo dục cần tiếp cận cách làm tiến bộ của Email: vcthuongctbp@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019) 70 các nước, đó là đào tạo và phát triển năng lực, chủ yếu là năng lực nhận diện, đánh giá, phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trên ý nghĩa đó, việc tìm kiếm những giải pháp để phát triển ở sinh viên năng lực nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet đã trở thành vấn đề thiết yếu của quá trình giáo dục và đào tạo ở các trường đại học trước sự tấn công chống phá ngày càng tinh vi của các thế lực phản động. Nội dung 1. Quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet và nhiệm vụ đặt ra đối với việc phát triển năng lực nhận diện, phê phán cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị là những quan điểm đối lập hoặc thù địch với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại mục tiêu, lợi ích của dân tộc Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất sự của nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị là việc chỉ ra tính chất sai trái và bác bỏ các quan điểm thù địch nhằm giữ vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chống phá cách mạng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua “diễn biến hòa bình” là âm mưu mà các thế lực phản động, thù địch đang thực hiện với nhiều thủ đoạn khác nhau. Một trong những phương thức hoạt động “diễn biến hòa bình” được các thế lực phản động, thù địch tiến hành hiện nay là tận dụng công cụ thông tin hiện đại – mạng Internet để tiến hành chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trọng điểm là tập trung xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kích động đòi đa nguyên, đa đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời tạo dựng khuynh hướng dân chủ tư sản để thực hiện mục tiêu “lái” Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thủ đoạn của các thế lực thù địch là một mặt, thông qua việc truyền bá, phát tán và gieo rắc rộng rãi thông tin sai trái trên mạng Internet để chống phá chế độ chính trị ở Việt Nam, mặt khác tạo khuynh hướng “tự chuyển hóa”, thực hiện đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, khiến một bộ phận nhân dân và nhất là lực lượng thanh niên, sinh viên – đối tượng thường xuyên tiếp cận với mạng Internet phai nhạt lý tưởng, mơ hồ lập trường giai cấp, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó cũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nội dung chính của những quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet là “bác bỏ những nguyên lý cơ bản hoặc toàn bộ nền tảng tư tưởng của Đảng; bác bỏ lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xuyên tạc chủ nghĩa xã hội cả về lý luận và thực tiễn với mục đích cuối cùng là chuyển đổi thể chế chính trị ở Việt Nam”[3, tr.31]. Bối cảnh trên đang khách quan hóa vai trò của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, trong đó việc nhận diện và đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái có ý nghĩa chính trị quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ tính khoa học, cách mạng của học thuyết Mác – ĐÀM THẾ VINH và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 71 Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn góp phần thiết thực vào việc bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Sinh viên các trường đại học là bộ phận quan trọng chủ nhân tương lai của đất nước nhưng cũng là đối tượng thường xuyên tiếp cận mạng Internet, do đó họ cần được trang bị, rèn luyện và phát triển năng lực nhận diện, phê phán những quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị để một mặt tạo nên “tính đề kháng” trước âm mưu của các thế lực thù địch, mặt khác giữ vững niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đây là năng lực quan trọng mà mỗi sinh viên khi ra trường cần có để có thể từng bước đảm trách vai trò “người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng” trong tương lai. 2. Yêu cầu phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet cho sinh viên Việt Nam hiện nay Bernd Meier chỉ ra rằng “mục đích của giáo dục định hướng năng lực là nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống cuộc sống và nghề nghiệp. Giáo dục định hướng năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức” [1, tr. 64]. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định quan điểm định hướng: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn” [2]. Một trong những chuẩn đầu ra của sinh viên được nhiều trường đại học quan tâm trong giai đoạn hiện nay là năng lực phản biện xã hội, năng lực vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, những năng lực ấy đang có sự thiếu hụt đáng kể trong chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Chính sự bất cập, hạn chế này đã tất yếu đặt ra yêu cầu phải chú trọng phát triển năng lực và tư duy phản biện xã hội cho sinh viên, nhất là năng lực nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng giáo dục kỹ năng nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet cho sinh viên ở các trường đại học Việt Nam hiện nay Thực tiễn đang đòi hỏi công tác giáo dục năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet cho sinh viên ở các trường đại học Việt Nam hiện nay cần gắn việc giảng dạy các học phần lý luận chính trị với việc tích cực hóa vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên. Quá trình giáo dục và đào tạo ở các trường đại học hiện nay mặc dù bước đầu đã chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng báo cáo, thuyết trình, làm việc nhóm cho sinh viên nhưng chưa thật chú trọng đến những năng lực đặc thù mang tính nền tảng của sinh viên với tư cách công dân là chủ nhân tương lai của đất nước như năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về chế độ chính trị - SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019) 72 xã hội nói chung, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nói riêng. Hiện nay, vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong giáo dục năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet cho sinh viên còn mờ nhạt, chủ yếu dừng lại ở việc giáo dục ý thức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, thiếu những hoạt động trực tiếp rèn luyện kỹ năng phản biện về các vấn đề chính trị - xã hội cho sinh viên. Lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên được thể hiện thông qua các học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo năng lực cho người học đã có ý nghĩa định hướng công tác đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học thực hành ở từng môn học cụ thể. Theo xu hướng đó, các trường đại học đã chủ động phân bổ xây dựng chương trình các môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc tăng thời lượng cho thực hành, thảo luận. Điều này biểu hiện sự thay đổi bước đầu tư duy giáo dục coi trọng rèn luyện và phát triển năng lực của sinh viên. Hiện nay, đang tồn tại một thực trạng là nhiều sinh viên chưa nhận diện được bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch, thậm chí đôi khi còn hùa theo các quan điểm sai trái một cách thiếu ý thức do chưa nhận thức được tính chất, mức độ và hậu quả của chúng. Điều này lý giải tình trạng thiếu kỹ năng phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị trên mạng internet của sinh viên Việt Nam hiện nay. Không ít sinh viên e ngại, lúng túng thậm chí chưa biết cách dùng lý luận khoa học và minh chứng thực tiễn để phản bác những quan điểm sai trái để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Thực trạng đó là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Có thể nói, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả các tiết học thực hành, thảo luận, bài tập đối với các học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ góp phần hiện thực hóa quan điểm giáo dục “chuyển từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang rèn luyện và phát triển kỹ năng cho người học”. Theo đó, sự liên hệ, vận dụng tri thức lý luận vào điều kiện thực tiễn đất nước được gia tăng; sự sáng tạo trong tư duy, kỹ năng phản biện xã hội của sinh viên được hình thành, phát huy; lập trường chính trị, tư tưởng của sinh viên vì thế cũng được trang bị và không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai nội dung, hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành, thảo luận, bài tập đối với các học phần vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần được nghiêm túc khắc phục. Đáng chú ý là nội dung thực hành, thảo luận của các học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam còn đơn điệu và mang tính hình thức. Về thực chất vẫn là những vấn đề được đặt ra dưới dạng bài tập cá ĐÀM THẾ VINH và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 73 nhân hay các bài tập nhóm, chưa chú trọng kiểm tra, đánh giá kỹ năng của người học. Đặc biệt, năng lực nhận diện và phê phán các quan điểm sai trái của sinh viên chưa trở thành mục tiêu trong các giờ thực hành, thảo luận môn học. Do đó, một bộ phận sinh viên chưa thay đổi được thói quen ngại tư duy, ngại tìm tòi và theo đó năng lực sáng tạo cũng bị hạn chế. Hình thức tổ chức dạy học thực hành, thảo luận các học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Thời gian dành cho các tiết thực hành, thảo luận có hạn, hơn nữa số lượng sinh viên trong mỗi lớp học thường khá đông. Đây là một khó khăn, thách thức đối với việc phát triển năng lực phản biện của sinh viên đối với những quan điểm sai trái trên mạng internet hiện nay. Mặc dù số tiết thực hành Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tăng lên đáng kể, nhưng hình thức tổ chức dạy các tiết học thực hành chưa được giảng viên quan tâm đúng mức. Tiết thực hành của các môn học này ở các trường đại học hiện nay thường diễn ra trên lớp theo một hình thức chung: phân chia nhóm, giao chủ đề: sau đó các nhóm tự nghiên cứu, trao đổi, hoàn thành báo cáo và cử đại diện thuyết trình trước lớp. Hình thức tổ chức dạy học như vậy làm cho các tiết thực hành trở nên đơn điệu, như vậy đã dẫn đến hệ quả khó tránh khỏi là sự nhàm chán, chưa thu hút và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong giờ học. 4. Một số biện pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet cho sinh viên Việt Nam hiện nay Những hạn chế về năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam cần được khắc phục bằng nhiều giải pháp khác nhau, từ việc nâng cao nhận thức đến việc củng cố niềm tin, giáo dục bản lĩnh chính trị, theo đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản lý của Nhà nước về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về tính khoa học, cách mạng và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng. Giải pháp có ý nghĩa thiết thực để nâng cao nhận thức cho sinh viên là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lập trường, chính trị, tư tưởng cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa. Trong đó, việc kết hợp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên có vai trò quan trọng trong việc hình thành lập trường chính tri, tư tưởng cho sinh viên theo lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên ở các trường đại học cần tổ chức các diễn đàn hoặc các cuộc thi có nhiều nội dung gắn với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hình thức tổ chức diễn đàn để sinh viên nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019) 74 Hồ Chí Minh, giúp họ hình thành thế giới quan khoa học và lý tưởng cách mạng cao đẹp; qua đó có điều kiện trực tiếp luận bàn, trao đổi, nhận diện quan điểm sai trái, thù địch, đối lập với lợi ích của dân tộc, đối lập với con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Thứ hai, Phòng Công tác Sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần phát huy tốt vai trò trong tuyên truyền, định hướng cách tiếp cận thông tin trên mạng internet. Trong đó, phương thức giáo dục, tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động phong trào Đoàn, Hội và những hoạt động ngoại khóa cần được chú trọng để thu hút sinh viên tham gia một cách tích cực. Những hoạt động này sẽ giúp cho đoàn viên, thanh niên hình thành và củng cố lập trường tư tưởng, chính trị, có kỹ năng bảo vệ chính kiến, kỹ năng phản biện trước những thông tin sai trái, thù địch trên mạng Internet đang thâm nhập ngày càng nhiều vào học đường hiện nay. Thứ ba, giáo dục cho sinh viên năng lực nhận diện và phê phán đối với những quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet, một mặt đòi hỏi sinh viên phải tiếp nhận tri thức khoa học một cách tự giác, mặt khác giảng viên cần hình thành ở người học niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để làm được như vậy cần sự nỗ lực không những của người học mà còn là sự đồng thuận trong nhận thức cũng như sự quyết tâm đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục của đội ngũ giảng viên. Ở đó, giảng viên cần có biện pháp khích lệ sinh viên chủ động, mạnh dạn trao đổi, thảo luận về các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet. Giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học cần đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tăng cường khả năng thuyết trình, lập luận, phân tích, chứng minh, tăng cường tư duy phản biện của sinh viên. Thứ tư, cần đa dạng hóa nội dung thực hành, thảo luận các học phần lý luận chính trị. Chủ đề, nội dung thực hành cần đòi hỏi sinh viên vận dụng được kiến thức đã học để nhận diện những quan điểm sai trái về vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của Đảng Cộng sản, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về thực tiễn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, về giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nước ta hiện nay. Cùng với đó, sinh viên phải nhận diện được mục tiêu, thủ đoạn truyền bá quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về chính trị - xã hội ở Việt Nam. Ở bình diện cao hơn, sinh viên cần được thực hành việc nhận diện và phê phán tính phản khoa học, tính phi thực tiễn của những quan điểm sai trái về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thứ năm, cần khắc phục sự đơn điệu trong hình thức tổ chức tiết học thực hành, thảo luận các học phần lý luận chính trị. Trong đó, có thể vận dụng đa dạng nhiều hình thức dạy học nhằm từng bước khắc phục sự nhàm chán và phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên. Giảng viên có thể kết hợp các hình thức như nêu vấn đề và tình huống trước lớp, thực hành, thảo luận theo nhóm, hoặc giao bài tập cá nhân. Sử dụng hợp lý những hình thức này, năng lực phản biện của mỗi sinh viên sẽ được phát huy, qua đó khắc phục hạn chế của một bộ phận sinh viên với thói quen ngại tư duy, ngại tìm tòi, khảo nghiệm. Thứ sáu, cần khắc phục khó khăn đang đặt ra từ thực tế, đó là thời gian thực hành, thảo luận môn học có hạn, trong khi số ĐÀM THẾ VINH và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 75 lượng sinh viên đông bằng cách chia nhóm sinh viên, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm gắn với đổi mới khâu kiểm tra theo hướng đánh giá mức độ tích cực, sáng tạo và năng lực phản biện xã hội, nhất là năng nhận diện và phê phán của sinh viên đối với những quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet. Thứ bảy, để phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng, chính trị trên mạng Internet, mỗi sinh viên cần chủ động, tích cực tu dưỡng đạo đức, giữ vững lập trường, chính trị, tư tưởng và rèn luyện kỹ năng, tư duy phản biện xã hội. Đây là yêu cầu mới mà mỗi sinh viên cần tích cực rèn luyện trong bối cảnh hiện nay. Kết luận Phát triển năng lực nhận diện, phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet cho sinh viên cần thiết trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Thực hiện có hiệu quả yêu cầu này sẽ góp phần thiết thực vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, của sinh viên vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, của giảng viên, sinh viên mà còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, tr.64. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 - QĐ/ TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Vũ Văn Hiền (2014), Các dạng quan điểm sai trái, thù địch, (Trích Luận cứ phê phán các quan điểm, sai trái, thù địch, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.31). Ngày nhận bài: 26/07/2018 Biên tập xong: 15/12/2018 Duyệt đăng: 20/01/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf78_8362_2214983.pdf
Tài liệu liên quan