Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi - Chu Thu Hoàn

Tài liệu Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi - Chu Thu Hoàn: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0173 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 129-136 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN THÔNG QUA KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI Chu Thu Hoàn Trường Phổ thông Chuyên ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Căn cứ Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng Anh (DTBTA) cho giáo viên là một nhiệm vụ cần thiết. Tuy nhiên việc DTBTA còn nhiều bất cập, trong đó có việc đặt và sử dụng câu hỏi (CH) trong quá trình dạy học. Bài viết này trình bày một số vấn đề xung quanh việc đặt CH và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đặt CH cho giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh. Từ khóa: Năng lực dạy toán, dạy toán bằng tiếng Anh, câu hỏi, giáo viên, biện pháp. 1. Mở đầu Thí điểm áp dụng việc giảng dạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh tại một số t...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi - Chu Thu Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0173 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 129-136 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN THÔNG QUA KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI Chu Thu Hoàn Trường Phổ thông Chuyên ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Căn cứ Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng Anh (DTBTA) cho giáo viên là một nhiệm vụ cần thiết. Tuy nhiên việc DTBTA còn nhiều bất cập, trong đó có việc đặt và sử dụng câu hỏi (CH) trong quá trình dạy học. Bài viết này trình bày một số vấn đề xung quanh việc đặt CH và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đặt CH cho giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh. Từ khóa: Năng lực dạy toán, dạy toán bằng tiếng Anh, câu hỏi, giáo viên, biện pháp. 1. Mở đầu Thí điểm áp dụng việc giảng dạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh tại một số trường Trung học phổ thông chuyên; tiến tới thực hiện giảng dạy các môn toán, tin học bằng tiếng Anh tại các trường Trung học phổ thông chuyên là một trong những vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện trong "Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"(gọi tắt là đề án 1400) [11]. Một trong những năng lực cần quan tâm phát triển cho giáo viên (GV) dạy học môn Toán bằng tiếng Anh là năng lực đặt và giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học. Đã có một số nghiên cứu về việc làm thế nào để phát huy vai trò của việc đặt câu hỏi trong giảng dạy, từ khởi động suy nghĩ, khuyến khích và dẫn dắt tư duy của học sinh (HS) đến kiểm chứng được sự hiểu bài của HS và tạo ra môi trường giao tiếp Toán. Trong số đó, Lenven và Long (1981), Wilen (1991) đều chỉ ra rằng có đến 80% các câu hỏi mà giáo viên đặt ra đều là các câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp, tức là các câu hỏi chỉ tập trung vào ghi nhớ và nhớ lại thông tin; thiếu nhiều câu hỏi kích thích tư duy, tính sáng tạo của HS và tìm hiểu những kiến thức sâu sắc hơn liên quan đến bài học [5;9]. Ở Việt Nam, việc dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh mới được triển khai thí điểm từ năm 2010, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào liên quan đến phương pháp dạy học môn Toán bằng tiếng Anh. Từ thực tế triển khai thời gian qua cho thấy không ít giáo viên và cơ sở đào tạo giáo viên chưa quan tâm thích đáng đến việc đặt câu hỏi (CH) trong quá trình dạy học. Bởi vậy, việc đặt CH trong việc dạy học môn Toán bằng tiếng Anh (DHMTBTA) còn bộc lộ có nhiều bất cập. Trong bài báo này chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy Toán bằng tiếng Anh cho GV thông qua kĩ năng đặt câu hỏi và cũng đưa ra một số mẫu CH tiếng Anh thường dùng trong dạy học môn Toán để quy ước chung cho cả thầy và trò nhằm phát huy được hết vai trò của việc đặt câu hỏi mà không gặp nhiều khó khăn do việc cản trở về ngôn ngữ mang lại. Ngày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015. Liên hệ: Chu Thu Hoàn, e-mail: chuthuhoan2011@gmail.com 129 Chu Thu Hoàn 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học môn Toán bằng tiếng Anh Theo ACER (The Australian Council for Educational Research), một trong những chiến lược quan trọng để GV đạt mục tiêu dạy học cần phải quan tâm là việc đặt ra hệ thống CH trong quá trình dạy học [6]. Việc đặt CH có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của chu trình 5E (trình tự thông thường của một tiến trình bài học): Engage – Explore – Explain – Elaborate – Evaluate [8]. Cụ thể như sau: Engage (khởi động): dùng CH để kiểm tra lại hay ôn tập bài học trước. Explore (khám phá): dùng CH để cho HS khám phá những kiến thức mới dựa trên những kiến thức có sẵn. Explain (giải thích): dùng CH để giảng giải để HS hiểu sâu sắc bài học. Elaborate (củng cố): dùng CH để củng cố kiến thức và đặt những giả thuyết mới cho HS. Evaluate (đánh giá): dùng CH để đánh giá xem HS có nắm kĩ được bài học hay không. Việc đặt CH trong quá trình dạy Toán bằng tiếng Anh có những ưu, nhược điểm sau đây: Nhược điểm: Dễ gây tốn thời gian nếu GV không khéo léo xử lí hoặc khi HS không tìm được câu trả lời sau khoảng thời gian suy nghĩ cho phép. Ưu điểm: - Phát triển được năng lực sử dụng tiếng Anh của cả thầy và trò. - Trình bày được "lôgic" tự nhiên của vấn đề và truyền đạt được lôgic này cho HS, khuyến khích các em hiểu vấn đề hơn, tránh việc học vẹt vì nhiều khi lời giải được viết ra trong Toán ngược với logic tự nhiên của quá trình suy nghĩ để dẫn đến lời giải bài toán đó (nhất là khi dạy học hình học hoặc chứng minh bất đẳng thức, hay bài toán tìm giá trị lớn nhất giá trị nhỏ nhất). Đây cũng là cách học mà HS có thể vận dụng nhiều trong quá trình tư duy giải toán sau này [2]. - Cung cấp tín hiệu phản hồi tức thì (cho cả GV lẫn HS) cho biết HS có hiểu hay không. - Đảm bảo tốc độ bài giảng phù hợp với trình độ của HS. - Là một hoạt động sôi nổi, thú vị và kích thích sự tò mò của HS. - Cho phép HS thực hành sử dụng những ý tưởng và từ vựng mà GV vừa dạy. - Phát hiện những ý tưởng và giả định sai, tạo điều kiện để GV kiểm tra và sửa lỗi cả Toán và Tiếng Anh cho HS. - Có tính lôi cuốn vì nó tạo cho HS cơ hội chứng tỏ là các em đã học được bài. - Có thể sử dụng để kỉ luật học sinh (nếu học sinh mất tập trung hay mất trật tự thì GV có thể gọi để HS lấy lại sự tập trung và kỉ luật của lớp). - Cho phép GV đánh giá kết quả học tập của HS. - Khuyến khích HS phát triển kĩ năng suy nghĩ ở cấp độ cao. Khi được trả lời CH, HS sẽ thấy bài học thú vị hơn, được chủ động tham gia bài học chứ không thụ động ngồi nghe. Việc đặt CH kích thích sự tò mò và tính ham hiểu biết của HS [3]. Khi dạy học môn Toán bằng tiếng Anh, cả GV và HS đều có điều kiện để phát triển cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh. Đặc biệt là kĩ năng nghe nói – những kĩ năng mà HS và GV của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Việc đặt CH sẽ kích thích HS kĩ năng hiểu vấn đề. Nếu GV chỉ thuyết trình thì thường chỉ làm cho HS biết những kiến thức gì trong bài học chứ không khuyến khích HS hiểu vấn đề, dẫn đến việc HS hay quên các kiến thức đã được dạy [2]. 130 Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi Khi đặt CH cho HS, GV sẽ nhận được những thông tin phản hồi tức thì giúp cho giáo viên biết HS có hiểu vấn đề hay không, hiểu ở mức độ nào trong quá trình giảng bài. Việc đặt CH có thể được sử dụng với mục đích kép để đánh giá mức độ hiểu bài và để phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh của cả thầy và trò. Nhất là khi GV tiếp xúc với một lớp thời gian đầu và muốn nắm bắt năng lực của HS trước khi vào bài học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của năng lực của GV: xác định sự hiểu biết của HS về bài học và xung quanh bài học để lựa chọn những phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính độc lập, tự chủ của HS. 2.2. Một số thực trạng của việc đặt và sử dụng câu hỏi trong dạy Toán bằng tiếng Anh Việc đặt CH đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của phương pháp dạy học “đàm thoại phát hiện” được sử dụng phổ biến trong quá trình dạy học môn Toán ở trường phổ thông [1]. Tuy nhiên, qua quan sát và phỏng vấn dự 30 giờ của 23 giáo viên dạy Toán bằng tiếng Việt và có tham gia dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở một số trường tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: Về ưu điểm: Tần số các CH được đặt ra trong các giờ dạy khá nhiều (trung bình 15 CH trong một tiết dạy). Đây là con số chấp nhận được. Về nhược điểm: - Các dạng CH còn đơn điệu: chỉ có một số dạng CH nhất định và được dùng đi dùng lại nhiều lần, nên gây ra sự nhàm chán, không kích thích dùng được năng lực sử dụng tiếng Anh của cả thầy và trò. Chẳng hạn các GV rất hay sử dụng dạng CH mở đầu bằng chữ “What”. Chẳng hạn: What do we have? (Chúng ta có gì?); What do you think about the problem? (Các em nghĩ gì về bài toán?) - Sử dụng nhiều CH mà HS chỉ cần trả lời YES / NO (Có/ Không). - Phần lớn các CH là những CH đóng (chỉ có một câu trả lời đúng, và thường là câu trả lời ngắn). Ví dụ: What is −−→ AB + −−→ BC ? (Tổng −−→ AB + −−→ BC là vec tơ nào?) Is the graph of the function y = x2 − 2x+ 3 a parabola? (Đồ thị hàm số y = x2 − 2x+ 3 có phải là một parabol không?) Những CH đóng thường dẫn đến tình trạng HS không đưa ra câu trả lời một cách đầy đủ, không giải thích cách làm, có xu hướng trả lời ngắn gọn nhất và chỉ đưa ra đáp số mà không giải thích tường tận được tại sao lại có kết quả như vậy [4]. Chính vì thế việc đưa ra CH đóng của GV chưa thúc đẩy được năng lực sử dụng tiếng Anh của HS cũng như khó kiểm soát được HS có thực sự hiểu bài học hay chưa. - Còn thiếu vắng các dạng CH mà việc trả lời đòi hỏi HS phải sử dụng tiếng Anh nhiều hơn, những CH có kết thúc mở, những CH dạng “Why and How” (tại sao và như thế nào?) và những CH cần phân tích, lập luận lí giải khi trả lời. 2.3. Đề xuất biện pháp Sau quá trình nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi phân tích và đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho GV thông qua kĩ năng đặt CH. - Biện pháp 1 (BP1): Trong một giờ học GV cần sử dụng nhiều dạng CH hơn. GV có thể sử dụng những CH có kết thúc mở và những CH giúp mở rộng tư duy cho HS. CH mở là dạng CH có nhiều một đáp số, có nhiều hơn một phương án trả lời. Dạng CH này đòi hỏi một câu trả lời chi tiết hơn. 131 Chu Thu Hoàn Ví dụ: "What vectors do you made from three points A, B, C ?" (những vec tơ nào được tạo thành từ 3 điểm A, B, C ?) "Give me two functions whose graphs are parabola" (Hãy chỉ ra cho Cô hai hàm số mà đồ thị của nó là parabol). - BP2: Sau dạng CH dạng CH Yes/ No (Có/ Không), GV nên đặt thêm CH dạng “Why and How” (Tại sao và như thế nào?). Với CH dạng Yes/ No (Có/ Không), HS có thể không suy nghĩ nhiều, HS có thể đoán câu trả lời với xác suất đúng là 50% .Nếu thế thì CH sẽ không có giá trị kiểm tra đánh giá HS. Một số HS có thể đoán đúng 100% các CH dạng Yes/ No (Có/ Không) mà không cần biết gì về chủ đề của CH. HS trả lời một cách vô thức rồi làm ra vẻ đăm chiêu sau khi nghe câu hỏi, sau đó lắc đầu qua lại để tạo cảm giác HS sẽ trả lời " No"(Không). Trong khi làm như vậy, HS này sẽ theo dõi chăm chú thái độ của GV. Nếu GV cười và nhướn lông mày thì HS đó sẽ trả lời " No"(Không). Tuy nhiên, nếu GV nhíu lông mày hoặc không tỏ thái độ gì trong khi HS đó lắc đầu, HS đó ngay lập tức đoán ra và đổi câu trả lời thành "Yes" (Có)! Một cách khác của HS là ngay khi trả lời, ví dụ là “No” (Không), sau đó theo dõi phản ứng cử chỉ của GV. Nếu không theo hướng thuận lợi, HS sẽ ngay lập tức lật ngược câu trả lời ngay trước khi GV kịp lên tiếng. Hầu hết HS sử dụng xảo thuật thứ hai này một cách vô thức. Hãy hỏi HS vài CH tương đối khó dạng "có/không". Khi nghe HS trả lời đúng, GV đừng nói gì cả, và đừng biểu lộ gì trên sắc mặt hay cử chỉ, cứ chờ một lúc; nếu HS không nắm rất chắc vấn đề thì chỉ sau 3 giây HS đó sẽ sửa câu trả lời đúng thành sai. Do đó với những CH dạng "Yes or No” (có hoặc không) GV nên hỏi HS “Why and How” (Tại sao và như thế nào?) để có thể kiểm tra được kiến thức và tạo điều kiện để HS nói được tiếng Anh nhiều hơn. - BP3: Trong mỗi bài học cần bổ sung thêm một số CH dẫn dắt HS khám phá Toán. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình dạy và học bằng tiếng Anh, cả HS và GV đều phải tư duy chậm hơn do cản trở về ngôn ngữ; HS dễ hiểu chưa hết ý hoặc hiểu sai CH của GV, còn GV chưa hiểu và đoán hết được ý tưởng trong câu trả lời của HS. Trong lí luận dạy học môn tiếng Anh, trước đây GV và HS phải học cách nói chuẩn mà người bản xứ sử dụng và dạy học tiếng Anh. Từ đó thiên về việc đi bắt lỗi “không chuẩn bản xứ” của HS. Đây cũng là lí do mà hầu hết HS Việt Nam sợ không dám nói tiếng Anh vì sợ nói sai ngữ pháp, không đúng cấu trúc chuẩn (trong khi nói tiếng Việt lưu loát cả ngày nhưng không quan tâm đến ngữ pháp dù có thể gặp rất nhiều lỗi). Ngày nay, khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế (international language), các nhà giáo dục học cho rằng: việc quan trọng nhất là GV và HS có thể giao tiếp (communication) bằng những cách diễn tả khác nhau rồi thỏa thuận (negotiation) để hiểu những nội dung học mà không nhất thiết phải đặt những CH đúng với cấu trúc của người bản xứ nói tiếng Anh sử dụng. Điều đó có nghĩa GV chỉ cần nói tiếng Anh để HS của mình hiểu đúng nội dung Toán mà mình cần truyền đạt và cũng không quá chú trọng đến việc bắt lỗi sai về cấu trúc câu, từ vựng mà HS mắc phải miễn là đảm bảo được rằng HS trả lời CH đó đúng với nội dung môn Toán. Tuy nhiên khi đặt CH bằng tiếng Anh dưới hình thức viết thì không phải dịch từng từ của CH từ tiếng Việt sang tiếng Anh mà cần phải có cấu trúc, mẫu câu mà người bản xứ dùng. Trong DHMTBTA, ta có thể sử dụng một số mẫu CH dẫn dắt HS khám phá Toán như sau: (1) Ask children who are getting started with a piece of work (Hỏi HS khi bắt đầu bài toán) How are you going to tackle this? Em định giải quyết bài toán này như thế nào? What information do you have? What do you need to find out or do? Em đã có những thông tin, dữ liệu gì rồi? Em cần tìm hiểu thêm những gì? What operations are you going to use? Em sẽ sử dụng những phép tính nào? 132 Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi Will you do it mentally, with pencil and paper, using a number line, with a calculator. . . ? Why? Em sẽ giải bài toán bằng cách nào: Tính nhẩm, làm ra nháp, dùng một dãy số, dùng máy tính...? Tại sao? What method are you going to use? Why? Em sẽ dùng phương pháp gì? Tại sao? What equipment will you need? Em cần những dụng cụ gì? What questions will you need to ask? Những câu hỏi em sẽ cần phải hỏi? How are you going to record what you are doing? Em sẽ ghi lại những gì em đang làm bằng cách nào? What do you think the answer or result will be? Em nghĩ câu trả lời hoặc đáp án sẽ là gì? Can you estimate or predict? Em có thể ước tính hoặc đưa ra dự đoán không? (2) Make positive interventions to check progress while children are working, by asking (GV có thể dùng CH để kiểm tra tiến độ của HS) Can you explain what you have done so far? Em có thể trình bày về những gì đã làm được không? What else is there to do? Còn lại những phần công việc nào? Why did you decide to use this method or do it this way? Tại sao em lại chọn cách làm như vậy? Can you think of another method that might have worked? Em có nghĩ đến một phương pháp khả thi khác không? Could there be a quicker way of doing this? Có cách nào nhanh hơn không? What do you mean by. . . ? Ý của em là gì khi viết...? What did you notice when. . . ? Em có nhận ra điều gì khi làm đến đây không? Why did you decide to organise your results like that? Tại sao em lại chọn cách sắp xếp kết quả như thế này? Are you beginning to see a pattern or a rule? Em đã bắt đầu nhìn ra một trình tự / quy tắc nào chưa? Do you think that this would work with other numbers? Em có nghĩ như thế này có hợp với các dữ liệu khác không? Have you thought of all the possibilities? Em đã nghĩ đến những cách giải khác chưa? How can you be sure? Em có chắc chắn không? (3) Ask children who are stuck (Hỏi khi HS đang gặp khó khăn) Can you describe the problem in your own words? Em có thể diễn đạt lại bài toán theo ý mình không? Can you talk me through what you have done so far? Em có thể trình bày về những gì em đã làm được không? 133 Chu Thu Hoàn What did you do last time? What is different this time? Trước đó em giải theo cách nào? So với cách giải này thì có gì khác nhau? Is there something that you already know that might help? Có dữ liệu nào chưa dùng đến không? Could you try it with simpler numbers. . . fewer numbers. . . using a number line. . . ? Em có thể thử với những số đơn giản hơn...ít số hơn...hoặc sử dụng một dãy số ? What about putting things in order? Em hãy thử xếp những phần này theo thứ tự xem? Would a table help, or a picture/diagram/graph? Nếu vẽ bảng / biểu đồ / đồ thị ra, em có dễ hình dung hơn không? Why not make a guess and check if it works? Tại sao không thử đoán một kết quả nào đó và kiểm tra xem có đúng không nhỉ? Have you compared your work with anyone else’s? Em đã thử trao đổi kết quả với bạn khác chưa? (4) During the plenary session of a lesson ask (Hỏi khi kết thúc bài học) How did you get your answer? Làm thế nào em có câu trả lời đó? Can you describe your method/pattern/rule to us all? Can you explain why it works? Em có thể trình bày cách làm của em cho cả lớp không? Em hãy giải thích tại sao làm cách đó lại có thể giải được bài toán. What could you try next? Tiếp theo đó em sẽ làm như thế nào? Would it work with different numbers? Thay vào những số liệu khác, em có giải được không? What if you had started with. . . rather than. . . ? Em có thể giải bắt đầu từ... thay vì... không? What if you could only use. . . ? Em có thể chỉ sử dụng... không? Is it a reasonable answer/result? What makes you say so? Theo em, câu trả lời / kết quả của em có hợp lí không? Em dựa vào đâu để khẳng định như vậy? How did you check it? Em kiểm tra kết quả của mình như thế nào? What have you learned or found out today? Em đã học được những gì sau bài học hôm nay? If you were doing it again, what would you do differently? Nếu làm lại, em sẽ làm cách khác chứ? Having done this, when could you use this method/information/idea again? Em muốn sử dụng cách này khi nào? Did you use any new words today? What do they mean? How do you spell them? Em có sử dụng từ mới nào hôm nay không? Những từ đó nghĩa là gì, đánh vần như thế nào? Ngoài ra, về cách thức ứng xử GV cần chú ý đến những vấn đề sau: - Đặt CH mà HS có thể trả lời được. Các CH nên ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu. 134 Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi Theo các nhà giáo dục học, HS có quyền khám phá và kiến tạo kiến thức nên cần phải khuyến khích tất cả học sinh trong lớp suy nghĩ bằng cách nâng dần cấp độ khó của CH theo bốn cấp độ CH mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng dành cho kì thi trung học phổ thông quốc gia (CH cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao). Nhất là thời gian đầu khi GV dạy một lớp mới chưa thật sự nắm được trình độ của HS. Khi đặt CH chú ý sử dụng từ vựng và cấu trúc câu tiếng Anh mà HS đã biết, tránh có những từ mới trong CH, nếu có cần giải thích trước khi hỏi. - Cho học sinh có đủ thời gian để suy nghĩ và trả lời CH. Sau khi đặt một CH, GV nên dừng lại một khoảng thời gian dài gấp đôi so với nếu CH đó được hỏi bằng tiếng việt để hầu hết HS cần động não suy nghĩ câu trả lời. Khi HS đã có đủ thời gian suy nghĩ, hãy yêu cầu một HS nêu câu trả lời. Nếu GV chỉ định một HS trả lời trước khi đặt CH, các HS khác sẽ không tích cực suy nghĩ. GV dừng lại càng lâu, HS càng phải suy nghĩ nhiều và câu trả lời của HS sẽ đầy đủ hơn. Tất nhiên GV cần tính được khoảng thời gian dừng cần thiết vì dừng lại lâu quá HS không còn tập trung suy nghĩ sẽ mất trật tự và thời gian ảnh hưởng đến tiến độ bài học. - Nếu không có HS nào trả lời được thì GV có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản hơn nhằm gợi mở cách trả lời cho CH ban đầu. - Không nên chỉ sử dụng các CH ghi nhớ. Các CH ghi nhớ bản thân chúng không giúp HS hiểu bài, và chúng không cho phép HS được áo dụng kiến thức của mình, chưa nói đến là thực hành các "kĩ năng tư duy" bậc cao hơn. - Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, cười, nhướn lông mày, gật đầu) để khuyến khích HS trả lời CH. - Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của HS. Khuyến khích HS trả lời bằng cách bắt đầu từ những CH đơn giản, đặc biệt nếu đây là nhóm học sinh mới. GV hãy tỏ ra hài lòng đối với các câu trả lời của HS, và luôn luôn khen ngợi các câu trả lời đúng. Nếu HS trả lời mà lại nói rất khẽ thì GV nên nhắc lại câu trả lời đó cho cả lớp biết. - Tránh làm cho HS xấu hổ với câu trả lời của mình. GV sẽ làm gì với các câu trả lời không đúng? GV không chê bai câu trả lời không đúng; thay vào đó cố gắng giải thích lí do có thể dẫn đến câu trả lời đúng. Nếu câu trả lời bị sai, GV chỉ nêu ra lí do tại sao lại sai (mà không vứt bỏ câu trả lời này), sau đó đặt câu hỏi khác để đưa HS trở lại đúng hướng. GV cũng sử dụng các câu trả lời sai để uốn nắn những chỗ HS hiểu sai. Khi HS đang trả lời và có lỗi phát âm hoặc ngữ pháp GV không nên ngắt quãng HS để sửa vì sau đó HS ngại nói tiếng Anh ảnh hưởng đến việc khám phá và kiến tạo kiến thức Toán cũng như cản trở năng lực nói tiếng Anh của cả thầy và trò. - Khi đặt câu hỏi cho cả lớp, GV cố gắng phân phối câu hỏi càng rộng càng tốt. GV nên phân phối CH đều khắp cả lớp không nên tập trung nhóm nào để tránh mất trật tự. - Trong khi giảng độc thoại, GV cũng nên đặt CH để kích thích sự tập trung của HS và bài giảng thêm thú vị tránh nhàm chán. - Nên tránh những CH mơ hồ có thể dẫn đến nhiều câu trả lời đúng. - Nếu HS không trả lời được nhiều trong phần hỏi – đáp thì GV nên cho HS thảo luận theo cặp. Nêu CH, sau đó viết CH đó lên bảng, và yêu cầu HS thảo luận câu trả lời theo cặp trong khoảng 2 đến 4 phút. Nếu cần thiết, bạn hãy kiểm tra xem HS có thực sự thảo luận với nhau hay không. Sau đó gọi HS trả lời, và nên khen ngợi những câu trả lời hay. Khi thảo luận theo cặp, HS có đủ thời gian để suy nghĩ, và cho phép các em kiểm tra lại câu trả lời của mình với bạn cùng thảo luận. Điều này giúp các em tự tin hơn và dễ trả lời câu hỏi của GV hơn. - GV nên chuẩn bị những CH cần thiết sẽ sử dụng trong bài giảng, nhất là những CH cần thời gian suy nghĩ. 135 Chu Thu Hoàn 3. Kết luận Đặt CH đóng vai trò quan trọng trong việc DTBTA vì những ưu điểm của phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, để phát huy được vai trò của việc đặt CH, GV cần phải luyện tập nhiều để nâng cao kĩ năng đặt CH tiếng Anh nhằm phát triển được năng lực đặt, giải quyết vấn đề và năng lực sử dụng tiếng Anh của cả thầy và trò. Khi soạn bài, cần chuẩn bị kĩ các CH và phác họa những tình huống trả lời để góp phần tăng hiệu quả của bài giảng. Thời gian đầu nếu GV chuẩn bị chi tiết thì việc đặt CH sẽ càng ngày càng dễ dàng và việc đặt CH trở nên rất tự nhiên và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Văn Nghị, 2014. Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [2] Geoffrey Petty, 1998. Dạy học ngày nay. NXB Stanley Thornes. [3] Groisser, P., 1964. How to Use the Fine Art of Questioning. New York: Teacher’s Practical Press. [4] Kerry, T., 1982. Effective Questioning. London: Macmillan. [5] Leven,T. and Long, R, 1981. Effective instruction. Washington DC: Association for Supervision and Curriculum Development. [6] Sullivan, P., Lilburn, P., 2002. Good Questions for Math Teaching: Why Ask Them and What to Ask [K-6]. Math Solutions Publications, Sausalito, CA. [7] The Australian Coucil for Educational Research, 2009. Taking to learn: Dialogue in the classroom. The Digest, No.2. Teachers Registration Board, Tasmania, NSW Institute of Teachers. [8] Tôn Thân, 1995. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi toán ở trường trung học cơ sở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [9] Wilen, William W., 1991. Questioning Skills for Teachers, third edition. National Education Association, Washington DC. [10] Yalcin, F.A., Bayrakceken, S., 2010. The effect of 5E learning model on pre-service science teachers’ achievement of acids-bases subject. International Online Journal of Educational Sciences, 2, 508-531. [11] Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ. [12] Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. [13] -dien-giao-duc/184826.vgp ABSTRACT Improving the ability of math teachers to teach in English via questioning skills Pursuant to Resolution 29 - NQ / TW on fundamental and comprehensive innovation in education and training, teachers must be able to teach Math in in English. However, most math teachers cannot ask of understand questions in English. In this article, the author suggests ways to improve teachers’ ability to ask and answer questions when teaching Math in English. Keywords: Math competence, Math in English, questions, teachers. 136

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3800_cthoan_0208_2178352.pdf
Tài liệu liên quan