Tài liệu Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh khiếm thính học hòa nhập ở lớp 1 trong môn Tiếng Việt: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0111
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 151-157
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGHE – NÓI CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH
HỌC HÒA NHẬP Ở LỚP 1 TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
Nguyễn Minh Phượng
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Kĩ năng nghe - nói là kĩ năng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập
của HS lớp 1 nói chung và đặc biệt là HS khiếm thính lớp 1 nói riêng. Nghe - nói tốt sẽ
giúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong
học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để HS tư duy và nhận thức về thế
giới xung quanh một cách tích cực. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt
là kĩ năng nghe - nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội, hiệu quả giao tiếp
và hòa nhập xã hội của các em. Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề lí luận về phát triển
kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh khiếm thính học hòa nhập ở lớp 1 trong môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0111
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 151-157
This paper is available online at
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGHE – NÓI CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH
HỌC HÒA NHẬP Ở LỚP 1 TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
Nguyễn Minh Phượng
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Kĩ năng nghe - nói là kĩ năng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập
của HS lớp 1 nói chung và đặc biệt là HS khiếm thính lớp 1 nói riêng. Nghe - nói tốt sẽ
giúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong
học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để HS tư duy và nhận thức về thế
giới xung quanh một cách tích cực. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt
là kĩ năng nghe - nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội, hiệu quả giao tiếp
và hòa nhập xã hội của các em. Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề lí luận về phát triển
kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính lớp 1 hòa nhập, phân tích nội dung phát triển
kĩ năng nghe – nói trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, gợi ý cho GV một số cách
thức phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh khiếm thính trong chương trình môn Tiếng
Việt lớp 1 hòa nhập.
Từ khóa: Kĩ năng nghe – nói, học sinh khiếm thính, chương trình Tiếng Việt, lớp 1 hòa
nhập.
1. Mở đầu
Hình thành và phát triển toàn diện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe - nói - đọc - viết
là một trong những mục tiêu quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Cả bốn kĩ năng trên đều có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người. Trong đó, kĩ năng nghe – nói là kĩ năng được hình
thành ngay từ ban đầu, làm cơ sở để HS hình thành và phát triển tốt các kĩ năng còn lại. Học sinh
khiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậy
mà khả năng tư duy của các em bị hạn chế, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội tri
thức. Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục
học sinh khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương tiện
giao tiếp, học tập chủ yếu của học sinh khiếm thính trong môi trường giáo dục hòa nhập.
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS nói chung và rèn kĩ năng nghe - nói
nói riêng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các
tác giả Nguyễn Trí [5], Đào Ngọc và Nguyễn Quang Ninh [3]. . . Đối với vấn đề phát triển kĩ năng
nghe – nói cho học sinh khiếm thính, đã có một số nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này như: Luận
án Tiến sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (2001) nghiên cứu về các biện
pháp tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào lớp 1 [8]; Luận án tiến sĩ
Ngày nhận bài: 15/4/2016. Ngày nhận đăng: 10/8/2016.
Liên hệ: Nguyễn Minh Phượng, e-mail: minhphuong.dhsp@gmail.com
151
Nguyễn Minh Phượng
khoa học giáo dục của tác giả Bùi Thị Lâm (2011) đã nghiên cứu về việc tổ chức trò chơi nhằm
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 – 4 tuổi ở trường mầm non [2]. . .
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã bàn đến mục tiêu, nội
dung, biện pháp phát triển kĩ năng nghe nói cho HS nói chung và HS khiếm thính nói riêng. Tuy
nhiên, các vấn đề trên mới chỉ được đề cập một cách tổng quát mà chưa được nghiên cứu sâu, cụ
thể. Các phương pháp tăng cường hiệu quả rèn kĩ năng nghe nói cho HS tiểu học nói chung và
HS khiếm thính nói riêng, gắn với chương trình và sách giáo khoa hiện nay vẫn chưa được khai
thác sâu sắc và triệt để. Bài viết này phân tích một số vấn đề lí luận về phát triển kĩ năng nghe nói
cho học sinh khiếm thính lớp 1 hòa nhập, phân tích nội dung phát triển kĩ năng nghe – nói trong
chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, gợi ý cho GV một số cách thức phát triển kĩ năng nghe nói
cho học sinh khiếm thính trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 hòa nhập.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề chung về việc phát triển kĩ năng nghe – nói cho HS khiếm
thính lớp 1 hòa nhập
2.1.1. Thế nào là kĩ năng nghe – nói?
Thuật ngữ “kĩ năng” hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Khi muốn diễn đạt tình trạng cá
nhân biết cách thực hiện có kết quả một hành động, hoạt động, thậm chí một lĩnh vực hoạt động
xã hội, người ta dùng thuật ngữ “kĩ năng”. Song, bản chất kĩ năng là gì đã được các nhà khoa học
nghiên cứu và đê cập ở các góc độ khác nhau: Nó có thể xem như khía cạnh kĩ thuật của hành động
(đại diện quan điểm này là các tác giả V. A. Crucheski, A. G. Goovaliov, Trần Trọng Thủy. . . ).
Theo V. A. Crucheski “kĩ năng là phương thức thực hiện hoạt động – những cái mà con người nắm
vững” [10] hay biểu hiện của năng lực cá nhân hoặc là tổng hòa của các kiến thức, giá trị (thái
độ, niềm tin) được thể hiện trong hoạt động cụ thể (tiêu biểu là các tác giả N. D. Levitov, K. K.
Platonov, G. G. Gô Lubep, Trần Quốc Thành) [4]. Tổng hợp các cách tiếp cận về kĩ năng ở trên
cho thấy, kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó trên cơ sở vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm, thái độ liên quan vào hành động thực tiễn trong điều kiện cụ thể.
Để sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, cần phải có 4 loại kĩ năng căn bản nghe – nói – đọc – viết.
Trong thực tiễn, nghe - nói là cặp kĩ năng tương tác lẫn nhau. Hai kĩ năng này có vai trò ngang
nhau và có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho nhau.Trong đó:
Kĩ năng nghe là sự thực hiện có kết quả các hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thông tin, xử lí
âm thanh tác động đến thính giác của con người thông qua các thao tác phân tích, tổng hợp và hệ
thống hóa, giúp người nghe có thể hiểu được thông tin, lí giải, luận giải được lời nói [6].
Kĩ năng nói cũng là sự thực hiện có kết quả một loại hoạt động diễn ra thường xuyên của
con người - hoạt động chuyển nội dung suy nghĩ, nội dung thông báo của người nói vốn thuộc lĩnh
vực tinh thần sang dạng vật chất, dạng mã hóa ngôn ngữ [6].
2.1.2. Vai trò của kĩ năng nghe – nói
Thứ nhất, nghe - nói là cặp hoạt động ngôn ngữ nói - dạng giao tiếp trực tiếp bằng âm thanh
trong hoạt động ngôn ngữ. Kĩ năng nghe - nói giúp con người giải quyết trực tiếp một vấn đề hay
một tình huống nào đó xảy ra trong môi trường giao tiếp của mình. Nghe - nói tốt sẽ giúp các em
giao tiếp có hiệu quả. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là kĩ năng nghe -
nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả trong
giao tiếp của các em.
152
Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh khiếm thính học hòa nhập ở lớp 1 trong môn...
Thứ hai, kĩ năng nghe - nói là một công cụ để HS tư duy và nhận thức về thế giới xung
quanh một cách tích cực. Kĩ năng nghe – nói giúp con người không chỉ thực hiện việc trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm, mà còn tiếp nhận và tích lũy được kinh nghiệm, tri thức, văn hóa,
những thành tựu khoa học và tiến bộ loài người.
Thứ ba, kĩ năng nghe - nói là kĩ năng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của
HS nói chung và HS khiếm thính nói riêng, là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong học tập.
Khi tới trường, môi trường giao tiếp của trẻ được mở rộng, nhu cầu giao lưu, tiếp nhận thông tin
của trẻ ngày càng cao hơn.Vì vậy, trẻ không chỉ nghe hiểu mà trẻ phải học cách nghe để phát triển
tư duy, để tạo ra cơ sở cho việc học tập rèn luyện và trưởng thành. Nếu có kĩ năng nghe - nói tốt,
HS sẽ tiếp thu tốt kiến thức của các môn học và phát triển tư duy tốt hơn.
2.1.3. Các giai đoạn phát triển kĩ năng nghe – nói của học sinh khiếm thính học lớp 1
hòa nhập
Quá trình phát triển của một con người đều trải qua các giai đoạn, giai đoạn trước làm tiền
đề cho giai đoạn sau và tuân theo quy luật. Để có được kĩ năng nghe hoàn chỉnh thì phải trải qua
các giai đoạn phát triển. Với trẻ nghe bình thường, trình tự phát triển các kĩ năng nghe đều trải qua
4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghe phát hiện ra âm thanh: Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên trong kĩ
năng nghe của trẻ. Trẻ có thể phát hiện ra các âm thanh trong môi trường xung quanh như tiếng
trống, tiếng chuông, tiếng vỗ tay, âm thanh lời nói khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.
- Giai đoạn 2: Phân biệt các âm thanh: Ở giai đoạn này, trẻ có thể phân biệt được các âm
thanh nghe thấy là giống nhau hay khác nhau, bắt đầu bằng các âm thanh dễ phân biệt, dần dần
đến các âm thanh khó hơn. Phân biệt được các âm thanh có sự khác biệt rõ ràng như những âm
thanh lời nói kéo dài và âm ngắn, âm thanh to và âm thanh nhỏ. Phân biệt được các âm thanh gần
giống nhau: tiếng chuông cửa và tiếng chuông điện thoại, tiếng gọi tên trẻ và tiếng gọi tên người
khác, . . . Phân biệt những âm thanh gần giống nhau bao gồm phân biệt các âm thanh khác nhau
của lời nói. Kĩ năng này của trẻ tiếp tục phát triển trong suốt cả độ tuổi mẫu giáo.
- Giai đoạn 3: Nhận diện âm thanh: Đây là giai đoạn trẻ nhận biết được âm thanh đó là âm
thanh gì. Hay chính là giai đoạn trẻ biết nguồn gốc âm thanh phát ra từ cái gì.
- Giai đoạn 4: Nhận biết và hiểu âm thanh lời nói: Với trẻ nghe bình thường, trẻ có thể đạt
đến giai đoạn phát triển cuối cùng vào khoảng 9-12 tháng tuổi.
Đối với kĩ năng nói, trình tự phát triển kĩ năng nói đều trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: chưa có ý thức về kĩ năng, chúng thường hướng về phía phát ra tiếng nói,
lắng nghe ngôn ngữ nói (bắt đầu chú ý đến âm thanh lời nói).
- Giai đoạn 2: trẻ bắt đầu học các kĩ năng nói theo nhu cầu của trẻ bằng ba cách là: bắt
chước, đóng vai, độc thoại. Trẻ biết quan sát sự liên kết giữa âm thanh của lời nói với sự vật, màu
sắc (bắt đầu hiểu nghĩa của từ).
- Giai đoạn 3: Trẻ hình thành kĩ năng một cách có ý thức. Trẻ lắng nghe và ghi nhớ tất cả
các từ ngữ, câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần hằng ngày (bắt đầu nhập tâm, thu nạp vốn từ).
- Giai đoạn 4: Là thời kì kĩ năng thuần thục trở thành kĩ xảo. Trẻ thực hành nói bằng mô
phỏng âm thanh lời nói nghe thấy (bắt đầu nói thụ động, nói bắt chước).
- Giai đoạn 5: Là giai đoạn giao tiếp bằng tiếng nói trong cộng đồng ngôn ngữ (nói chủ
động).
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh
153
Nguyễn Minh Phượng
nhất trong 3 năm đầu tiên của cuộc sống, đó là thời gian bộ não của trẻ phát triển mạnh nhất và
đầy đủ nhất. Ngay từ một tuổi rưỡi đến hai tuổi trẻ em đã bắt đầu tập nói. Ngôn ngữ của trẻ phát
triển dần theo thời gian. Đến 5 tuổi, hầu hết trẻ em biết vài nghìn từ và nắm được hầu hết toàn bộ
các quy tắc ngữ pháp. Trẻ em phát triển ngôn ngữ theo tốc độ khác nhau, và theo những cách khác
nhau. Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ còn là một trong những dự báo tốt nhất về sự thể hiện sau
này của đứa trẻ ở trường. Khi 6 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ vựng và
ngữ pháp. Ở giai đoạn này, ngôn ngữ của các em tăng lên nhanh, cú pháp được phát triển, trình
bày ngắn gọn, rõ ràng vấn đề do tiếp xúc với các khái niệm mang tính khoa học và yêu cầu của
hoạt động học tập, của hoạt động trí tuệ. Nhờ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi và giao tiếp
với những người xung quanh, được tiếp thu các tri thức qua các môn học mà vốn từ ngữ của các
em dần phong phú và giàu hình ảnh hơn.
Đối với trẻ khiếm thính, mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tất cả các
lĩnh vực từ nhận thức, hành vi, ngôn ngữ. . . đặc biệt là lĩnh vực giao tiếp trong đó có kĩ năng nghe
và kĩ năng nói. Nhưng mức độ ảnh hưởng của mỗi trẻ là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
mức độ điếc; thời điểm trẻ bị điếc; thời điểm phát hiện và chẩn đoán trẻ bị điếc; thời điểm can
thiệp sớm; chất lượng dịch vụ can thiệp sớm; việc sử dụng máy trợ thính. . .
Tuy nhiên, sự phát triển kĩ năng nghe – nói ở trẻ khiếm thính cũng tuân theo các giai đoạn
phát triển kĩ năng nghe - nói như trẻ bình thường nhưng sẽ cần thời gian dài hơn với sự hỗ trợ đặc
biệt để có thể phát triển theo trình tự đó. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật,
con người phát minh ra các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Sự ra đời của máy trợ thính, điện cực ốc
tai có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ khiếm thính, giúp trẻ có thể nghe được âm thanh của môi trường
xung quanh và âm thanh tiếng nói. Tuy nhiên, những thiết bị trợ thính chỉ có tác dụng khuếch đại
âm thanh chứ không thể chữa được tật điếc. Việc nghe qua máy trợ thính hoặc nghe qua điện cực
ốc tai có nhiều điểm khác biệt với âm thanh nghe được qua tai bình thường. Nếu không được tập
luyện, phục hồi khả năng nghe phù hợp thì trẻ vẫn không thể nghe và nói được. Chính vì vậy, trẻ
khiếm thính cần được luyện tập để phát triển kĩ năng nghe và kĩ năng nói.
Nhà giáo dục cần phát hiện trẻ đang phát triển kĩ năng nghe - nói đến giai đoạn nào nhờ
việc quan sát, trò chuyện với trẻ, trao đổi với cán bộ trị liệu ngôn ngữ và cha mẹ trẻ. Khi đã biết
được giai đoạn phát triển kĩ năng nghe - nói của trẻ thì cần củng cố giai đoạn này và khuyến khích
trẻ tiến đến giai đoạn phát triển tiếp theo.
2.1.4. Nội dung phát triển kĩ năng nghe – nói trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 1
Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp TH, môn TV rất được coi trọng. Bản chương
trình được ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGD ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã khẳng định môn TV cấp TH nhằm mục tiêu:
- Luyện cho HS các KN sử dụng TV (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các
môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thông qua việc dạy học TV, góp phần luyện các thao tác tư duy, cung cấp cho HS những
kiến thức sơ giản về TV, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá - văn học của Việt Nam và
nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu TV và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của TV,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho HS.
Xem xét mục tiêu trên ta thấy: TV đối với giáo dục TH không chỉ là môn học mà còn là
một môn công cụ. HSTH chiếm lĩnh các tri thức của môn học TV và sử dụng những tri thức đó
154
Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh khiếm thính học hòa nhập ở lớp 1 trong môn...
như một công cụ để học tập các môn học khác đồng thời để giao tiếp với bạn bè, thầy cô và những
người thân xung quanh các em.
Dựa vào mục tiêu chung của môn TV, chương trình TV cấp TH xác định chuẩn KNNN cần
đạt cho từng khối lớp cụ thể. Sau đây là những yêu cầu về chuẩn KNNN cho HS lớp 1.
Kĩ năng nghe Kĩ năng nói
1. Nghe - hiểu
- Nghe - hiểu đúng câu hỏi đơn giản, lời kể, lời
hướng dẫn, lời yêu cầu của người đối thoại.
- Nghe - hiểu nội dung và kể lại những mẩu
chuyện có nội dung đơn giản có kèm tranh
minh họa và lời gợi ý dưới tranh.
2. Nghe - viết chính tả
- Nghe - viết đúng bài chính tả có độ dài
khoảng 30 chữ trong 15 phút.
1. Phát âm
- Nói rõ ràng, đủ nghe. Nói liền mạch cả câu.
- Bước đầu có ý thức khắc phục lỗi phát âm.
2. Sử dụng nghi thức lời nói
- Có thái độ lịch sự tự nhiên khi nói.
- Biết nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình,
trường học.
3. Đặt và trả lời câu hỏi
- Biết trả lời đúng vào nội dung câu hỏi. Nói
thành câu.
- Bước đầu biết đặt câu hỏi đơn giản
4. Thuật việc, kể chuyện
- Kể lại một đoạn hoặc cả mẩu chuyện có nội
dung đơn giản được nghe thầy, cô kể trên lớp
(kết hợp với nhìn tranh minh họa, đọc lời gợi
ý dưới tranh)
5. Phát biểu thuyết trình
- Biết giới thiệu một vài câu về mình, về người
thân hoặc về một vài đồ vật quen thuộc, . . .
Định hướng này dẫn đến sự thay đổi về nội dung cũng như phương pháp dạy học môn TV
hiện nay. Nội dung các tri thức cần đạt ở mỗi giai đoạn tương ứng với những yêu cầu KN nhất định
nhằm đảm bảo tính kế thừa, phát triển, tránh sự trùng lặp và mâu thuẫn. Từ việc phân tích nội dung
phát triển kĩ năng nghe – nói trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt cho thấy:
- Sách giáo khoa môn Tiếng Việt đang áp dụng đại trà hiện nay tạo ra nhiều cơ hội cho HS
luyện nghe - nói. Ngay từ những bài học đầu tiên của lớp 1, HS đã được luyện nghe - nói theo chủ
đề. Những chủ đề này tương đối gần gũi,phù hợp với tâm lí HS lớp 1 nói chung và HS khiếm thính
lớp 1 nói riêng. Mức độ yêu cầu và hình thức thể hiện của hệ thống bài tập (HTBT) đi từ đơn giản
đến phức tạp. Nếu như trong phần luyện âm vần chỉ yêu cầu HS nói một câu hay nhiều câu gắn với
âm vần mới học thì trong phần Luyện tập tổng hợp lại yêu cầu HS có KN nói ở mức độ cao hơn
như nói trong hội thoại, nói độc thoại, nói các câu liên kết với nhau tạo thành ý. Nội dung các bài
tập thể hiện thông qua các hình thức khác nhau: hình thức sử dụng nghi thức lời nói, hình thức đặt
câu hỏi và trả lời câu hỏi, hình thức thuật việc và kể chuyện, hình thức nhận xét, đánh giá.
- Tuy nhiên, chương trình hiện tại chưa chú trọng vào phần luyện ngữ âm, đặc biệt là phần
luyện KN phát âm phân biệt các âm - vần khó. Thực chất đây là nội dung rất cần thiết đối với HS
khiếm thính. Hình thức rèn KN nghe - nói còn đơn điệu, chủ yếu thông qua hình thức quan sát
tranh, nói từ, câu chứa âm - vần được học. Nội dung rèn kĩ năng thông qua giao tiếp còn hạn chế.
Các biện pháp rèn KN nghe - nói chưa phong phú và đa dạng nên chưa thực sự hấp dẫn đối với HS
lớp 1.
155
Nguyễn Minh Phượng
2.2. Cách thức phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh khiếm thính ở lớp 1
hòa nhập trong chương trình môn Tiếng Việt
- Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng nghe – nói cho
học sinh lớp 1 nói chung và đặc biệt là học sinh khiếm thính nói riêng, từ đó khai thác triệt để các
nội dung rèn kĩ năng nghe – nói trong chương trình môn Tiếng Việt để luyện tập cho học sinh.
- Để việc phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh khiếm thính đạt hiệu quả, điều kiện
tiên quyết là học sinh phải được trang bị thiết bị hỗ trợ thính học phù hợp, trước mỗi giờ học, giáo
viên cần kiểm tra thiết bị trợ thính của học sinh để đảm bảo thiết bị trợ thính hoạt động tốt. Đồng
thời, cần tạo môi trường nghe tốt nhất cho học sinh khiếm thính bằng cách tạo môi trường lớp học
yên tĩnh, sắp xếp chỗ ngồi cho HS khiếm thính gần với GV, sử dụng lời nói vừa phải, ngắn gọn, rõ
ràng. . .
- Giáo viên cần đánh giá sự phát triển kĩ năng nghe – nói của học sinh khiếm thính trong
lớp hòa nhập, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh bằng việc củng
cố giai đoạn phát triển hiện tại và hướng đến giai đoạn phát triển tiếp theo.
- Xem xét, đối chiếu nội dung phát triển kĩ năng nghe – nói trong chương trình SGK với
khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính. Với những nội dung không phù hợp với khả năng,
nhu cầu của học sinh khiếm thính trong lớp hòa nhập, giáo viên cần mạnh dạn điều chỉnh cho phù
hợp để các em có thể tiếp thu một cách dễ dàng, hiệu quả.
- Cần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát huy năng lực của học
sinh, phối hợp nhịp nhàng hoạt động phát triển kĩ năng nghe – nói trong môn Tiếng Việt với các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động hỗ trợ cá nhân để phát triển kĩ năng nghe - nói
cho HS.
3. Kết luận
Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo
dục học sinh khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương
tiện giao tiếp, học tập chủ yếu của học sinh khiếm thính trong môi trường giáo dục hòa nhập. Sự
phát triển kĩ năng nghe – nói ở trẻ khiếm thính cũng tuân theo các giai đoạn phát triển kĩ năng
nghe - nói như trẻ bình thường nhưng sẽ cần thời gian dài hơn với sự hỗ trợ đặc biệt để có thể phát
triển theo trình tự đó.
Phân tích nội dung chương trình SGK môn Tiếng Việt đang áp dụng đại trà hiện nay cho
thấy: Mục tiêu, nội dung phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh đã được xác định khá rõ ràng,
tạo ra nhiều cơ hội cho HS luyện nghe - nói. Điều này sẽ rất hữu ích đối với học sinh khiếm thính,
giúp HS được rèn luyện kĩ năng nghe – nói tốt để học tập, giao tiếp như các học sinh bình thường.
Tuy nhiên, chương trình hiện tại vẫn còn một số hạn chế như: nội dung, hình thức phát triển kĩ
năng nghe – nói còn đơn điệu, chưa chú trọng vào phần luyện ngữ âm. . . Để phát triển kĩ năng
nghe – nói cho HS khiếm thính trong chương trình môn học này, GV cần khai thác triệt để nội
dung phát triển kĩ năng nghe – nói cho HS trong môn học, xác định được sự phát triển kĩ năng
nghe – nói của HS khiếm thính và có sự điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với khả
năng của HS, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh,
đồng thời cần tạo được môi trường nghe tốt cho HS khiếm thính.
156
Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh khiếm thính học hòa nhập ở lớp 1 trong môn...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Tiếng Việt 1, Tập 1-2, tái bản lần năm. Nxb Giáo dục.
[2] Bùi Thị Lâm, 2011. Tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính
3-4 tuổi ở trường mầm non. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh, 1996. Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Nxb Giáo dục.
[4] Trần Quốc Thành, 1992. Kĩ năng tổ chức trò chơi của chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[5] Nguyễn Trí, 2007. Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học. Nxb Giáo dục.
[6] Ngô Hiền Tuyên, 2013. Rèn kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 1 trong dạy học Tiếng Việt.
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2005. Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[8] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2001. Các biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho
trẻ khuyết tật thính giác chuẩn bị vào lớp 1. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội.
[9] Cole E., 1992. Listening and Talking: A guide to Promoting Spoken language in young
Hearing impaired Children, Washington, AG Bell Association.
[10] Crucheski V.A, 1981. Những cơ sở của tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục.
ABSTRACT
Improving the listening and speaking skills
of hearing impaired first grade students in Vietnam
Nguyen Minh Phuong
Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education
Listening and speaking skills determine the quality of learning of first grade students and
this is particularly true for students who have a hearing impairment. Listening and speaking well
allows students to communicate effectively and it will lead to greater success in learning. In
addition, listening and speaking are tools that will improve students’ ability to think and perceive
the world realistically. Childrens’ ability to use language, especially listening and speaking skills,
strongly affectsthe quality of social interaction, communication efficiency, as well as their social
inclusion. This article analyzed some theoretical issues in developing listening and speaking skills
for hearing impaired students in a first grade inclusive setting, it analyzed the need to develop
listening and speaking skills in a Vietnamese program, and it suggested ways that teachers could
improve the listening and speaking skills of hearing impaired students in Vietnam.
Keywords: Listening and speaking skills, students with a hearing impairment, Vietnamese
program, first grade inclusive setting.
157
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4371_nmphuong_4505_2132393.pdf